CLB lịch sử VẤN ĐỀ KỴ HÚY VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÔN NGỮ 2 MIỀN

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Có nhiều bạn thắc mắc rằng tại sao có một số từ ngữ miền Nam lại đọc khác miền Bắc. Chẳng hạn như chữ 'kính' ở miền Bắc thì miền Nam lại là chữ 'kiếng', 'nói thật' ở miền Bắc thì vào miền Nam lại là từ 'nói thiệt', 'cây cảnh' thì chuyển thành 'cây kiểng' v.v...
Thật sự không phải do vấn đề phát âm của miền Nam bị sai đâu. Mà là do miền Nam tuân thủ chữ 'húy' nhiều hơn miền Bắc (hoặc cũng có thể do người miền Bắc 'lén' xài chữ húy đó, cái này chưa chứng minh được).
Vậy tên 'húy' là gì? Tại sao ngày xưa đi thi lại phải 'kỵ húy'?
Theo Wikipedia, Kị húy hay kiêng húy là cách viết hay đọc trại một từ nào đó do bị kiêng kỵ trong ngôn ngữ văn tự xã hội tại các nước quân chủ chuyên chế trong khu vực văn hóa chữ Hán.
Theo luật, trong phạm vi quốc gia, mọi thần dân kiêng kỵ tên húy của vua, không được phép dùng để đặt tên cho con cái trong gia đình, cũng như không được phép dùng trong văn tự hay trong lời nói hàng ngày.
Trong phạm vi gia đình, do truyền thống văn hóa, con cái có thể kiêng gọi tên thật ông bà tổ tiên. Trong đời sống xã hội, có thể do mê tín dị đoan mà người dân tránh dùng một chữ nào đó.
Thông thường một vị vua sẽ có 5 tên:
(1) Danh tự: tên tự tục danh tên do cha mẹ đặt khi sinh ra
(2) Ngự danh: tên chính thức khi lên làm vua lấy trong Kim sách
(3) Niên hiệu: tên của triều đại
(3) Thuỵ hiệu: tên đặt sau khi chết dùng để khấn vái khi cúng tế
(5) Miếu hiệu: danh hiệu để thờ trong miếu và gọi trong sử.
Trong đó, danh tự và ngự danh chính là húy danh của nhà vua và tuyệt đối không được sử dụng. Khi vua mới lên ngôi, Bộ Lễ phải rà soát tất cả các địa danh trong nước, nơi nào trùng với danh tự và ngự danh phải lập tức xin đổi ngay.
Dưới thời nhà Nguyễn, việc quản lý húy danh chặt chẽ hơn rất nhiều so với các triều đại trước. Trong lịch sử trung đại Việt Nam ghi được 40 lần ra lệnh kiêng kỵ, riêng triều đình Huế của mấy vua Nguyễn đã chiếm tới 22 lệnh. Ông vua ra lệnh nhiều nhất và nhanh nhất là Thiệu Trị, trong 5 năm cầm quyền mà hạ đến 8 lệnh kiêng húy. Còn trong 22 lệnh này thì lệnh thứ tư của Tự Đức ban năm 1861 là nặng nhất, đạt tới mức kỉ lục khi phải kiêng tới 47 chữ.
Chẳng hạn, vua Thiệu Trị có danh tự là Nguyễn Phúc Miên Tông. Đó đó toàn bộ tên vua đều phải là húy tự. Tức ai có tên Tông thì phải đổi thành Tôn (Lê Thánh Tông phải ghi trong sử là Lê Thánh Tôn - cái này hơi kỳ cục với các bậc tiên đế), Phúc thì phải đổi thành Phước.
Hoặc trường hợp của Chúa Nguyễn Hoàng thì cũng được liệt kê vào húy tự. Từ nào có chữ Hoàng thì phải đổi thành chữ Huỳnh (họ Hoàng phải đổi thành họ Huỳnh, cua hoàng đế phải chuyển thành cua huỳnh đế).v.v...
Từ đó có rất nhiều từ kỵ húy được ban hành dẫn đến việc người dân phải thay đổi cách phát âm: 'thời giờ' chuyển thành 'thì giờ', 'Ngô Thì Nhậm' chuyển thành 'Ngô Thời Nhiệm', 'lên đường' chuyển thành 'lên đàng', 'tài chính' chuyển thành 'tài chánh'...
Có thể do người miền Nam vốn dành sự yêu mến triều đình nhà Nguyễn hơn người miền Bắc nên điều này vô tình trở thành đặc trưng sử dụng từ ngữ trong tiếng miền Nam. Còn về lý do thật sự tại sao người miền Bắc không thay đổi từ ngữ thì điều này mình chưa có điều kiện tìm hiểu sâu hơn.
Dù sao thì cách biến âm này cũng là một kiến thức khá thú vị mà mình muốn chia sẻ với mọi người. Nó cũng phản ánh sự vận động liên tục của ngôn ngữ.
Nói chung là tiếng Việt rất thú vị (và rất khó!)

65460995_10157335334711866_3003318815883788288_n.jpg
 

Sơn Nguyên 05

Banned
Banned
Thành viên
26 Tháng hai 2018
4,478
4,360
596
Hà Tĩnh
MT
Có nhiều bạn thắc mắc rằng tại sao có một số từ ngữ miền Nam lại đọc khác miền Bắc. Chẳng hạn như chữ 'kính' ở miền Bắc thì miền Nam lại là chữ 'kiếng', 'nói thật' ở miền Bắc thì vào miền Nam lại là từ 'nói thiệt', 'cây cảnh' thì chuyển thành 'cây kiểng' v.v...
Thật sự không phải do vấn đề phát âm của miền Nam bị sai đâu. Mà là do miền Nam tuân thủ chữ 'húy' nhiều hơn miền Bắc (hoặc cũng có thể do người miền Bắc 'lén' xài chữ húy đó, cái này chưa chứng minh được).
Vậy tên 'húy' là gì? Tại sao ngày xưa đi thi lại phải 'kỵ húy'?
Theo Wikipedia, Kị húy hay kiêng húy là cách viết hay đọc trại một từ nào đó do bị kiêng kỵ trong ngôn ngữ văn tự xã hội tại các nước quân chủ chuyên chế trong khu vực văn hóa chữ Hán.
Theo luật, trong phạm vi quốc gia, mọi thần dân kiêng kỵ tên húy của vua, không được phép dùng để đặt tên cho con cái trong gia đình, cũng như không được phép dùng trong văn tự hay trong lời nói hàng ngày.
Trong phạm vi gia đình, do truyền thống văn hóa, con cái có thể kiêng gọi tên thật ông bà tổ tiên. Trong đời sống xã hội, có thể do mê tín dị đoan mà người dân tránh dùng một chữ nào đó.
Thông thường một vị vua sẽ có 5 tên:
(1) Danh tự: tên tự tục danh tên do cha mẹ đặt khi sinh ra
(2) Ngự danh: tên chính thức khi lên làm vua lấy trong Kim sách
(3) Niên hiệu: tên của triều đại
(3) Thuỵ hiệu: tên đặt sau khi chết dùng để khấn vái khi cúng tế
(5) Miếu hiệu: danh hiệu để thờ trong miếu và gọi trong sử.
Trong đó, danh tự và ngự danh chính là húy danh của nhà vua và tuyệt đối không được sử dụng. Khi vua mới lên ngôi, Bộ Lễ phải rà soát tất cả các địa danh trong nước, nơi nào trùng với danh tự và ngự danh phải lập tức xin đổi ngay.
Dưới thời nhà Nguyễn, việc quản lý húy danh chặt chẽ hơn rất nhiều so với các triều đại trước. Trong lịch sử trung đại Việt Nam ghi được 40 lần ra lệnh kiêng kỵ, riêng triều đình Huế của mấy vua Nguyễn đã chiếm tới 22 lệnh. Ông vua ra lệnh nhiều nhất và nhanh nhất là Thiệu Trị, trong 5 năm cầm quyền mà hạ đến 8 lệnh kiêng húy. Còn trong 22 lệnh này thì lệnh thứ tư của Tự Đức ban năm 1861 là nặng nhất, đạt tới mức kỉ lục khi phải kiêng tới 47 chữ.
Chẳng hạn, vua Thiệu Trị có danh tự là Nguyễn Phúc Miên Tông. Đó đó toàn bộ tên vua đều phải là húy tự. Tức ai có tên Tông thì phải đổi thành Tôn (Lê Thánh Tông phải ghi trong sử là Lê Thánh Tôn - cái này hơi kỳ cục với các bậc tiên đế), Phúc thì phải đổi thành Phước.
Hoặc trường hợp của Chúa Nguyễn Hoàng thì cũng được liệt kê vào húy tự. Từ nào có chữ Hoàng thì phải đổi thành chữ Huỳnh (họ Hoàng phải đổi thành họ Huỳnh, cua hoàng đế phải chuyển thành cua huỳnh đế).v.v...
Từ đó có rất nhiều từ kỵ húy được ban hành dẫn đến việc người dân phải thay đổi cách phát âm: 'thời giờ' chuyển thành 'thì giờ', 'Ngô Thì Nhậm' chuyển thành 'Ngô Thời Nhiệm', 'lên đường' chuyển thành 'lên đàng', 'tài chính' chuyển thành 'tài chánh'...
Có thể do người miền Nam vốn dành sự yêu mến triều đình nhà Nguyễn hơn người miền Bắc nên điều này vô tình trở thành đặc trưng sử dụng từ ngữ trong tiếng miền Nam. Còn về lý do thật sự tại sao người miền Bắc không thay đổi từ ngữ thì điều này mình chưa có điều kiện tìm hiểu sâu hơn.
Dù sao thì cách biến âm này cũng là một kiến thức khá thú vị mà mình muốn chia sẻ với mọi người. Nó cũng phản ánh sự vận động liên tục của ngôn ngữ.
Nói chung là tiếng Việt rất thú vị (và rất khó!)

65460995_10157335334711866_3003318815883788288_n.jpg
Thầy sub dùm tôi câu: Ngái ngôi chi mà nỏ chộ đi
 
  • Like
Reactions: Yu Hana

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
Haha! Quê choa mà!
Thầy đã từng nghe bài vè Thần sấm ngã chưa?
Ngái ngôi mô mà nỏ chộ,
Bựa hăm sáu tháng ba
Dân quân xạ Thach Hoà,
Khẩu súng trường mang ra ...
Cảm ơn bạn về bài thơ nhé. Bài nói về thời chiến ác liệt, nhưng đâu đó cũng chất chứa hy vọng hoà bình nhỉ?
 
  • Like
Reactions: Lê Uyên Nhii

Sơn Nguyên 05

Banned
Banned
Thành viên
26 Tháng hai 2018
4,478
4,360
596
Hà Tĩnh
MT
Cảm ơn bạn về bài thơ nhé. Bài nói về thời chiến ác liệt, nhưng đâu đó cũng chất chứa hy vọng hoà bình nhỉ?
U cha, lịch sử mà!
Bài vè (Thể loại vè nhé!) được sáng tác khi quân và dân mình bắn rơi B52 của Mỹ bằng súng trường!
Thầy dạy lịch sử chắc biết rõ!
 
  • Like
Reactions: Thái Minh Quân

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
U cha, lịch sử mà!
Bài vè (Thể loại vè nhé!) được sáng tác khi quân và dân mình bắn rơi B52 của Mỹ bằng súng trường!
Thầy dạy lịch sử chắc biết rõ!
Chính xác, bắn bằng súng cao xạ
 

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
Tiếp nhé!
Khẩu súng trường mang ra.
Bắn phát một, phát ba.
Thần đít đuôi, gạy cánh!
Cũng khó ha! Minhko biết nhiều, đủ để xài hoai. Nhớ lúc đọc tài liệu là súng cao xạ dùng phổ biến, bắn rơi B52. Súng trường và ak47 khá phổ biến, nhưng chưa rộng rãi vì ít tài liệu nói đến
 

Sơn Nguyên 05

Banned
Banned
Thành viên
26 Tháng hai 2018
4,478
4,360
596
Hà Tĩnh
MT
Cũng khó ha! Minhko biết nhiều, đủ để xài hoai. Nhớ lúc đọc tài liệu là súng cao xạ dùng phổ biến, bắn rơi B52. Súng trường và ak47 khá phổ biến, nhưng chưa rộng rãi vì ít tài liệu nói đến
Hehe!
Thầy vào google gõ từ khoá “Thần sấm ngã” đi. Niềm tự hào của quân, dân Hà Tĩnh thời kháng chiến chống Mỹ. Nó cũng như “O du kích nhỏ” đấy!
 
  • Like
Reactions: Thái Minh Quân

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
Hehe!
Thầy vào google gõ từ khoá “Thần sấm ngã” đi. Niềm tự hào của quân, dân Hà Tĩnh thời kháng chiến chống Mỹ. Nó cũng như “O du kích nhỏ” đấy!
Cảm ơn bạn nha! Chiếc máy bay thần sấm có từ khi có cầu hiền lương này, quân Mỹ dùng rất hiệu quả, nhưng ta đã phá sự hiệu quả của nó bằng vũ khí thô sơ và ý chí chiến đấu kiên cường nhất có thể
 
  • Like
Reactions: Sơn Nguyên 05
Top Bottom