Văn Văn 9

otran0123456789@gmail.com

Học sinh
Thành viên
3 Tháng mười hai 2015
18
5
21
20
Nghệ An
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cảm nhận về khổ thơ trong bài thơ " Nhớ con sông quê hương" của Tế Hanh:
Tôi hôm nay sống trong lòng miền Bắc
Sờ lên ngực nghe trái tim thầm nhắc
Hai tiếng thiêng liêng, hai tiếng "miền Nam"
Tôi nhớ không nguôi ánh sáng màu vàng
Tôi quên sao được sắc trời xanh biếc
Tôi nhớ cả những người không quen biết
Những buổi trưa tôi đứng dưới hàng cây
Bỗng nghe dâng một nỗi tràn đầy
Hình ảnh con sông quê mát rượi
Lai láng chảy hồn tôi như suối tưới
Quê hương ơi tình tôi cũng như sông
Tình Bắc nam tuôn chảy một dòng
Không ghềnh thác nào ngăn cản được
Tôi lại trở về nơi tôi hằng mơ ước
Tôi sẽ trở về sông nước của quê hương
Tôi sẽ trở về sông nước của tình thương
Giúp với ạ :(:(:):):):):)
 
  • Like
Reactions: gabay20031

p3nh0ctapy3u

Cựu Trưởng nhóm Văn
Thành viên
22 Tháng ba 2012
1,617
1,048
299
26
Ninh Bình
Em có thể dùng dàn bài chị làm để viết thành bài hoàn chỉnh,đó là những ý cơ bản mà bài viết của em cần đạt được.
_Mở bài: Langston Hughes từng nhận định " Các nhà thơ đặt ngón tay của họ lên mạch xúc cảm của nhân dân, của đất nước họ". Không nằm trong quy luật đó, Tế Hanh -một con người có vị trí vững chắc trong nền thi ca Việt Nam sinh thời đã có những rung cảm mãnh liệt về mảnh đất quê hương xứ sở - mảnh đất ăn sâu vào máu thịt ông là miền Nam thương nhớ. Nhớ về quê hương là nỗi nhớ sâu nặng nhất tâm hồn, ngân vang thành điệu khúc của cảm xúc làm nên tác phẩm Nhớ con sông quê hương
_Thân bài
+ Hoàn cảnh sáng tác: Sáng tác năm 1956 , đất nước tạm chia cắt , hai miền Nam - Bắc chỉ cách nhau bởi con sông Hiền Lương nhỏ hẹp mà như xa cách nghìn trùng.Nỗi đau xót nhìn cảnh nước nhà chia cắt, đứng trời Bắc mà hướng về quê hương miền Nam ,mảnh đất bị giặc chiếm đóng với bao nỗi niềm .Chính vì thế mà Nhớ con sông quê hương ra đời như một âm điệu đậm nồng thứ tình cảm trân quý con dân đất Việt trong một miền nỗi nhớ thương da diết.
+ Tác giả như vén lên một bức màn tâm trạng nhớ thương,xót xa khi đứng giữa trời Bắc mà tưởng niệm tới miền Nam ruột thịt.Đó là nỗi xa quê lâu ngày,nỗi nhớ thiêng liêng về lòng yêu nước bắt nguồn từ yêu quê hương xứ sở khắc sâu trong tim.Bởi lẽ thơ sinh ra từ tình yêu và lòng căm thù, từ nụ cười trong sáng hay những giọt nước mắt cay đắng.Có ngậm ngùi xót xa vì đất nước chia cắt ,buộc phải rời xa nơi chôn nhau cắt rốn nhưng cũng đong đầy yêu thương- tình yêu hóa thiêng liêng cao cả
+ Nỗi nhớ quê hương từ những gì thân thuộc ,gần gũi nhất.Nỗi nhớ khôn nguôi trải dài với những kỉ niệm kỉ vật trong tâm hồn tươi mới, trong lành của một nhà thơ lãng mạn .Bỗng những rung cảm được thăng, hoa khoả đầy
+ Dòng sông quê hương như in sâu vào tâm , dạo dực cả tâm hồn,luồn sâu trong từng ngõ ngách, tế bào làm nên tình yêu quê hương dạt dào
+Con sông tươi mát, tưới vào hồn người những trong lành,yên bình cũng giống như tâm hồn tác giả, lai láng tình quê tình dân tộc thắm thiết
+ Tiếng gọi nghe sao da diết "quê hương ơi" như tạc sâu vào lòng người đọc ,những cung bậc cảm xúc cứ thế tuôn trào theo cấp độ tăng tiến không gì ngăn cản được
+ Xuất phát từ tình yêu mãnh liệt mảnh đất ruột thịt, trong những hoài niệm của Tế Hanh ta nhận thấy sự hứa hẹn,niềm tin hi vọng vào ngày mai đại thắng, vạn vật tươi vui, ánh sáng sẽ lại dâng tràn sau chiến tranh tàn khốc chia cắt đất nước .Mảnh hồn quê đậm tình thương vẫn còn lưu giữ và lan tỏa muôn nơi.Đó cũng là sự quyết tâm,một lời hứa hẹn của người con xa quê có ngày trở về.
_Kết bài: Nhớ con sông quê hương là những dòng tình cảm mãnh liệt,chân thành,trong sáng mà Tế Hanh dành cho mảnh đất quê hương gắn bó với mình, đánh thức lòng yêu nước nồng nàn,quê quê hương xứ sở ở mỗi chúng ta.Đó là thứ tình cảm chân quý nhất ,cao cả nhất ở trong mỗi con người
 
Last edited:

Quang Trungg

Học sinh xuất sắc
Thành viên
14 Tháng mười một 2015
4,677
7,747
879
20
Hà Nội
THCS Mai Dịch
Cảm nhận về khổ thơ trong bài thơ " Nhớ con sông quê hương" của Tế Hanh:
Tôi hôm nay sống trong lòng miền Bắc
Sờ lên ngực nghe trái tim thầm nhắc
Hai tiếng thiêng liêng, hai tiếng "miền Nam"
Tôi nhớ không nguôi ánh sáng màu vàng
Tôi quên sao được sắc trời xanh biếc
Tôi nhớ cả những người không quen biết
Những buổi trưa tôi đứng dưới hàng cây
Bỗng nghe dâng một nỗi tràn đầy
Hình ảnh con sông quê mát rượi
Lai láng chảy hồn tôi như suối tưới
Quê hương ơi tình tôi cũng như sông
Tình Bắc nam tuôn chảy một dòng
Không ghềnh thác nào ngăn cản được
Tôi lại trở về nơi tôi hằng mơ ước
Tôi sẽ trở về sông nước của quê hương
Tôi sẽ trở về sông nước của tình thương
Giúp với ạ :(:(:):):):):)
Quê hương trong xa cách là nguồn đề tài vô tận, là cả một dòng cảm xúc dạt dào, lấp lánh suốt đời thơ Tế Hanh.Cái làng quê nghèo ở một cù lao trên sông Trà Bồng đã nuôi dưỡng tâm hồn Tế Hanh, đã trở thành nguồn cảm xúc vô tận để ông viết nên những vần thơ tha thiết, lai láng như : “Nhớ con sông quê hương”, “Quê hương”, “Trở lại con sông quê hương”. Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất miền Trung – Quãng Ngãi, một vùng đất cằn cỗi, quanh năm chỉ có gió và cát, một vùng quê nghèo. Do hoàn cảnh bắt buộc, ông rời xa quê hương từ thuở thiếu thời. Trong thời gian xa quê ông viết rất nhiều tác phẩm, chủ yếu là về quê hương, bằng tất cả những tình yêu, nỗi nhớ của mình. Một vùng đất đầy thơ mộng và rất đẹp trong thơ Tế Hanh. Trong đó có nói con sông quê mà ông gắn bó :

Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre

Xa quê, xa cả con sông. Có thể nói đó là nỗi đau của ông.

Qua những kỉ niệm, hồi tưởng về con sông trong “nỗi nhớ con sông quê hương”, Tế Hanh đã thể hiện một tình yêu quê hương tha thiết, mãnh liệt, một hình ảnh quê hương thân thiết, ruột rà.

– Làng tôi ở vốn nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông
– Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre


Thế đấy, quê hương trong thơ Tế Hanh hiện lên đẹp và mát dịu như vậy. Còn người dân quê thì mạnh mẽ, tinh tế, sống động :

Dân chài lưới làn da ngăm dám nắng
Có thân hình nồng thở vị xa xăm


Chỉ có ai là con người của sông nước, vạn chài mới có thể tạo được hình ảnh người dân chài giữa đất trời lồng lộng gió với đủ hình khối, màu sắc và hương vị. Chất muối mặn nồng ngấm vào thân hình người dân quê hương cũng như ngấm sâu vào làn da, thớ thịt vào tận tâm hồn thơ Tế Hanh. Bằng giọng thơ giãi bày, phơi trải, ông đã kể về kỉ niệm tuổi thơ tươi đẹp :

Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy
Bạn bè tôi tụm năm tụm bẩy…
Tôi đưa tay ôm nước vào lòng
Sông mở nước ôm tôi vào dạ


Cao hơn, trong xa cách, nhưng với sức mạnh của tình quê, không chỉ có hình ảnh đặc trưng của quê hương “Màu nước xanh, cá bạc cánh buồm vôi / Thoảng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi” hiện ra mà nhà thơ còn cảm nhận được cả mùi vị quê :

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá


Quê hương Tế Hanh là một làng chài nghèo, người dân sống cần cù, khó nhọc, thế nhưng khi nhớ về quê, ông lại chỉ thấy vẻ đẹp tươi sáng. Phải chăng đó là nhờ làng quê ấy có con sông êm đềm, tuơi tắn, lại gần biển tự do, phóng khoáng và nhất là nhờ trái tim tuổi trẻ khoẻ khoắn ? Mặt khác, cùng tình cảm đằm thắm, kỉ niệm sâu lắng, đẹp đẽ, lời kể theo lối giãi bày, thủ thỉ chân thật và khả năng miêu tả những cảm giác bên trong chân thành, mộc mạc, nên ở thơ Tế Hanh, con sông trở thành một hình tượng thẩm mĩ, gợi cảm, đầy chất trữ tình.

Đối với Tế Hanh, quê hương luôn là bông hoa đẹp nhất trong vườn hoa. Ca dao, dân ca dường như cũng đã ngấm sâu vào hồn thơ Tế Hanh. Dù ở phương trời nào lòng ông vẫn nhớ quê hương, nó luôn dạt dào, cháy bỏng trong ông khiến nhà thơ thấy được hình ảnh quê hương liên tục hiện ra. Quê hương chính là sức sống của ông, ở một khía cạnh nào đó, ta lại thấy tình yêu quê hương của Tế Hanh rất đa chiều và phức tạp. Lúc da diết, ngập tràn với “Nhớ con sông quê hương”, nhưng lúc khác lại cho người đọc thấy một hồn thơ trẻ trung phơi phới của “Quê hương”. Nhưng dù ở góc độ, khía cạnh nào thì nó đều ẩn chứa một tình yêu, nỗi khát khao đoàn tụ, bày tỏ khát vọng gặp gỡ cụ thể. Không như thơ Huy Cận, Lưu Trọng Lư đầy chất mộng ảo, không như thơ Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên hun hút sầu thương, thơ Tế Hanh trong sáng, khoẻ mạnh, đắm đuối rất thực. Bởi ông có một vùng quê bằng xương, bằng thịt, mà ông luôn dõi theo bằng đôi mắt rất thực, bằng trái tim có địa chỉ rõ ràng.

Suốt nửa đời người, do thời thế, Tế Hanh phải xa quê, khi trở lại sau mùa hè đại thắng, thống nhất đất nước – 1975, con sông và làng quê đã đổi thay nhiều :

Tôi nhìn sông bên lở bên bồi
Tre thưa thớt ngập tràn lau cỏ
Trong ánh sáng ngả nghiêng theo chiều gió
Thuyền máy dọc ngang tỏ trắng lòng sông
Nhà dân chài giăng những lưới ni lông
Màu xanh đỏ ngời ngời ánh nước
Kìa bãi sú nơi sáu năm về trước
Giặc Mĩ bao vây sát hai mốt trung đội dàn quân
Cây mù u không còn ngả bóng bên cồn
Cây xanh trước đình thân chỉ còn một nửa
Tác giả thật sự ngỡ ngàng :
Tôi đi học bờ sông bỡ ngỡ
Quên cả khúc quanh rẽ lối vào nhà


Quê hương đẹp đẽ thơ mộng trong tâm trí tác giả nay trần trụi những vết thương chiến tranh, vết thương do chia cắt đất nước. Tác giả vừa vui vừa đau buồn một nỗi “hồi hương”.

Trở về, gặp lại, tuổi cũng đã cao, quê hương thì đổi thay như thế, nên sau này, dẫu quê nhà vẫn mến yêu, thổn thức trong trái tim nhà thơ, nhưng thơ về quê hương của Tế Hanh thì đã khác. Không còn cái sức hấp dẫn của vẻ đẹp trai tráng. Cho nên, có thể nói, người ta chỉ còn nhớ đến những bài thơ về quê hương, con sông quê của ông mấy mươi năm về trước. Dù sao thế cũng là quá đủ với một đời thơ.

Có thể nói những bài thơ về quê hương trước và hai mươi năm sau Cách mạng Tháng Tám của Tế Hanh đã cất lên một tiếng ca trong trẻo, nồng nàn, thơ mộng về con sông hiền hòa đã “tắm cả đời tôi”, về cái làng vạn chài từng ôm ấp, ru vỗ tuổi thơ ông. Mỗi chúng ta một lần nữa vui mừng khi được giao tiếp với một hồn thơ khoẻ mạnh, trong sáng song lại rất đỗi bình dị mà sâu sắc. Nó không hề làm nặng đầu ta với những bóng dáng siêu hình hay những vô thức u minh, nó chấp cánh mộng mơ, bồi đắp cho mỗi chúng ta tình yêu quê hương thắm thiết, là điểm trở về bình yên của ta trong cuộc đời nhiều bươn trải, cũng là sự thôi thúc ta vươn lên.
-Sưu tầm-
 
  • Like
Reactions: Moon Crush

p3nh0ctapy3u

Cựu Trưởng nhóm Văn
Thành viên
22 Tháng ba 2012
1,617
1,048
299
26
Ninh Bình
Quê hương trong xa cách là nguồn đề tài vô tận, là cả một dòng cảm xúc dạt dào, lấp lánh suốt đời thơ Tế Hanh.Cái làng quê nghèo ở một cù lao trên sông Trà Bồng đã nuôi dưỡng tâm hồn Tế Hanh, đã trở thành nguồn cảm xúc vô tận để ông viết nên những vần thơ tha thiết, lai láng như : “Nhớ con sông quê hương”, “Quê hương”, “Trở lại con sông quê hương”. Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất miền Trung – Quãng Ngãi, một vùng đất cằn cỗi, quanh năm chỉ có gió và cát, một vùng quê nghèo. Do hoàn cảnh bắt buộc, ông rời xa quê hương từ thuở thiếu thời. Trong thời gian xa quê ông viết rất nhiều tác phẩm, chủ yếu là về quê hương, bằng tất cả những tình yêu, nỗi nhớ của mình. Một vùng đất đầy thơ mộng và rất đẹp trong thơ Tế Hanh. Trong đó có nói con sông quê mà ông gắn bó :

Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Xa quê, xa cả con sông. Có thể nói đó là nỗi đau của ông.

Qua những kỉ niệm, hồi tưởng về con sông trong “nỗi nhớ con sông quê hương”, Tế Hanh đã thể hiện một tình yêu quê hương tha thiết, mãnh liệt, một hình ảnh quê hương thân thiết, ruột rà.

– Làng tôi ở vốn nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông
– Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre


Thế đấy, quê hương trong thơ Tế Hanh hiện lên đẹp và mát dịu như vậy. Còn người dân quê thì mạnh mẽ, tinh tế, sống động :

Dân chài lưới làn da ngăm dám nắng
Có thân hình nồng thở vị xa xăm


Chỉ có ai là con người của sông nước, vạn chài mới có thể tạo được hình ảnh người dân chài giữa đất trời lồng lộng gió với đủ hình khối, màu sắc và hương vị. Chất muối mặn nồng ngấm vào thân hình người dân quê hương cũng như ngấm sâu vào làn da, thớ thịt vào tận tâm hồn thơ Tế Hanh. Bằng giọng thơ giãi bày, phơi trải, ông đã kể về kỉ niệm tuổi thơ tươi đẹp :

Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy
Bạn bè tôi tụm năm tụm bẩy…
Tôi đưa tay ôm nước vào lòng
Sông mở nước ôm tôi vào dạ


Cao hơn, trong xa cách, nhưng với sức mạnh của tình quê, không chỉ có hình ảnh đặc trưng của quê hương “Màu nước xanh, cá bạc cánh buồm vôi / Thoảng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi” hiện ra mà nhà thơ còn cảm nhận được cả mùi vị quê :

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá


Quê hương Tế Hanh là một làng chài nghèo, người dân sống cần cù, khó nhọc, thế nhưng khi nhớ về quê, ông lại chỉ thấy vẻ đẹp tươi sáng. Phải chăng đó là nhờ làng quê ấy có con sông êm đềm, tuơi tắn, lại gần biển tự do, phóng khoáng và nhất là nhờ trái tim tuổi trẻ khoẻ khoắn ? Mặt khác, cùng tình cảm đằm thắm, kỉ niệm sâu lắng, đẹp đẽ, lời kể theo lối giãi bày, thủ thỉ chân thật và khả năng miêu tả những cảm giác bên trong chân thành, mộc mạc, nên ở thơ Tế Hanh, con sông trở thành một hình tượng thẩm mĩ, gợi cảm, đầy chất trữ tình.

Đối với Tế Hanh, quê hương luôn là bông hoa đẹp nhất trong vườn hoa. Ca dao, dân ca dường như cũng đã ngấm sâu vào hồn thơ Tế Hanh. Dù ở phương trời nào lòng ông vẫn nhớ quê hương, nó luôn dạt dào, cháy bỏng trong ông khiến nhà thơ thấy được hình ảnh quê hương liên tục hiện ra. Quê hương chính là sức sống của ông, ở một khía cạnh nào đó, ta lại thấy tình yêu quê hương của Tế Hanh rất đa chiều và phức tạp. Lúc da diết, ngập tràn với “Nhớ con sông quê hương”, nhưng lúc khác lại cho người đọc thấy một hồn thơ trẻ trung phơi phới của “Quê hương”. Nhưng dù ở góc độ, khía cạnh nào thì nó đều ẩn chứa một tình yêu, nỗi khát khao đoàn tụ, bày tỏ khát vọng gặp gỡ cụ thể. Không như thơ Huy Cận, Lưu Trọng Lư đầy chất mộng ảo, không như thơ Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên hun hút sầu thương, thơ Tế Hanh trong sáng, khoẻ mạnh, đắm đuối rất thực. Bởi ông có một vùng quê bằng xương, bằng thịt, mà ông luôn dõi theo bằng đôi mắt rất thực, bằng trái tim có địa chỉ rõ ràng.

Suốt nửa đời người, do thời thế, Tế Hanh phải xa quê, khi trở lại sau mùa hè đại thắng, thống nhất đất nước – 1975, con sông và làng quê đã đổi thay nhiều :

Tôi nhìn sông bên lở bên bồi
Tre thưa thớt ngập tràn lau cỏ
Trong ánh sáng ngả nghiêng theo chiều gió
Thuyền máy dọc ngang tỏ trắng lòng sông
Nhà dân chài giăng những lưới ni lông
Màu xanh đỏ ngời ngời ánh nước
Kìa bãi sú nơi sáu năm về trước
Giặc Mĩ bao vây sát hai mốt trung đội dàn quân
Cây mù u không còn ngả bóng bên cồn
Cây xanh trước đình thân chỉ còn một nửa
Tác giả thật sự ngỡ ngàng :
Tôi đi học bờ sông bỡ ngỡ
Quên cả khúc quanh rẽ lối vào nhà


Quê hương đẹp đẽ thơ mộng trong tâm trí tác giả nay trần trụi những vết thương chiến tranh, vết thương do chia cắt đất nước. Tác giả vừa vui vừa đau buồn một nỗi “hồi hương”.

Trở về, gặp lại, tuổi cũng đã cao, quê hương thì đổi thay như thế, nên sau này, dẫu quê nhà vẫn mến yêu, thổn thức trong trái tim nhà thơ, nhưng thơ về quê hương của Tế Hanh thì đã khác. Không còn cái sức hấp dẫn của vẻ đẹp trai tráng. Cho nên, có thể nói, người ta chỉ còn nhớ đến những bài thơ về quê hương, con sông quê của ông mấy mươi năm về trước. Dù sao thế cũng là quá đủ với một đời thơ.

Có thể nói những bài thơ về quê hương trước và hai mươi năm sau Cách mạng Tháng Tám của Tế Hanh đã cất lên một tiếng ca trong trẻo, nồng nàn, thơ mộng về con sông hiền hòa đã “tắm cả đời tôi”, về cái làng vạn chài từng ôm ấp, ru vỗ tuổi thơ ông. Mỗi chúng ta một lần nữa vui mừng khi được giao tiếp với một hồn thơ khoẻ mạnh, trong sáng song lại rất đỗi bình dị mà sâu sắc. Nó không hề làm nặng đầu ta với những bóng dáng siêu hình hay những vô thức u minh, nó chấp cánh mộng mơ, bồi đắp cho mỗi chúng ta tình yêu quê hương thắm thiết, là điểm trở về bình yên của ta trong cuộc đời nhiều bươn trải, cũng là sự thôi thúc ta vươn lên.
-Sưu tầm-
Đây là bài cảm nhận về Quê hương, không phải bài Nhớ con sông quê hương,bài làm chưa đánh trúng trọng tâm.Bạn chú ý đọc kĩ đề bài
 
Top Bottom