văn 9

T

tieuyeu.tkongay

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

suy nghĩ của em về câu tục ngữ:" gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" ..
nói thì dễ nhưng để làm một bài văn hay thì lại khó.. mong anh(chị ) giúp em viết một bài văn hoàn thiện để tham khảo thêm cách viết hay
 
M

minh_minh1996

suy nghĩ của em về câu tục ngữ:" gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" .
bạn có thể tham khẩo ử đây hoặc các bài này !
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=88131
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=141164
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=199619
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=83565
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=88087
BÀI LÀM

I/ MỞ BÀI:

Từ lâu nhân dân ta đã rút ra kết luận đúng đắn là môi trường xã hội mà mình đang sống, đặc biệt là mối quan hệ bạn bè có một tác dụng quan trọng đối với nhân cách đạo đức của mỗi người. Kết luận ấy được đúc kết lại thành câu tục ngữ:

“ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”

Câu tục ngữ có giúp ích gì cho chúng ta trong cuộc sống hôm nay?

II/ THÂN BÀI:

Để nêu lên một bài học, một kinh nghiệm trong cuộc sống, ông cha ta thường mượn hình ảnh sự vật có liên quan đến con người để thể hiện ý của mình. Mực có màu đen, nếu ta tiếp xúc, sử dụng không khéo léo sẽ dễ dàng bị vấy bẩn. Mực tượng trưng cho những cái xấu xa, những điều không tốt đẹp. Còn đèn là vật phát ra ánh sáng soi tỏ mọi vật xung quanh. Đến gần đèn, ta được soi sáng. Đèn tượng trưng cho những cái tốt đẹp, sáng sủa. Từ hai hình ảnh tương phản nhau “ mực” và “ đèn”, câu tục ngữ nhằm nhắc nhở chúng ta : Nếu giao du với những người xấu ta se tiêm nhiễm thói hư tật xấu; ngược lại nếu ta quan hệ với người tốt ta sẽ được ảnh hưởng tốt, sẽ học tập được những đức tính của bạn.

Câu tục ngữ là bài học kinh nghiệm của người xưa được đúc kết từ cuộc sống. Nó thể hiện rất rõ mối quan hệ giữa môi trường xã hội vơi việc hình thành nhân cách con người.

Ở gia đình, cha mẹ anh chị là tấm gương để cho đứa trẻ bắt chước. Nếu gia đình hòa thuận, cha mẹ là tấm gương sáng về học tập, về đạo đức thì gia đình đó sẽ có những đứa con ngoan. Trong khu xóm cũng vậy, nếu cả tập thể đều biết chấp hành tốt những quy định chung về nếp sống văn minh đô thị , biết giáo dục con cái tốt thì con em trong khu phố đó sẽ có một cuộc sống nền nếp đạo đức tốt. Gần gũi với chúng ta nhất là việc giao du với bạn bè trong trường trong lớp, nếu ta quan hệ được với nhiều bạn tốt, chăm ngoan học giỏi, nói năng lễ độ biết kính trên nhường dưới… thì chúng ta sẽ học tập được những đức tính tốt ấy và trở nên người tốt.

Ngược lại, trong gia đình, nếu cha mẹ chỉ biết lo làm ăn không quan tâm đến con cái, vợ chồng luôn luôn bất hòa thì chắc chắn những đứa trẻ lớn lên trong môi trường đó sẽ nhanh chóng trở thành đứa con hư. Ngoài xã hội, khi tiếp xúc gần gũi với môi trường không tốt đẹp, con người dễ dàng tập nhiễm những thói hư tật xấu và dần dần đánh mất bản chất lương thiện của mình. Cụ thể ở môi trường học tập, quanh ta có biết bao nhiêu bạn xấu thường xuyên trốn học, quậy phá, học yếu làm phiền lòng thầy cô. Nếu ta cứ lân la gắn bó với những bạn ấu ấy thì sớm muộn gì ta cũng bị ảnh hưởng lây. Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, nhân dân ta có nhiều câu ca dao mang nội dung giáo dục về vấn đề này:

“ Thói thường gần mực thì đen

Anh em bạn hữu phải nên chọn người”

Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ dàng bị lôi kéo bởi môi trường xấu xa. Vẫn có những cánh sen vươn lên từ bùn lầy nước đọng, dù xung quanh hôi hám sen vẫn nở đẹp và tỏa ngát hương thơm. Thực tế vẫn có những người sống trong môi trường không tốt đẹp, không thuận lợi mà vẫn giữ mình không sa ngã. Môi trường càng xấu xa thì phẩm chất của con người càng tuyệt vời đáng khâm phục. Anh Nguyễn Văn Trỗi, người thợ điện ở thành phố Sài Gòn hoa lệ, vẫn không chút mảy may xao động bởi cuộc sống hào nhoáng, những thủ đọan lọc lừa xảo trá. Anh chọn cho mình con đường Cách mạng, chấp nhận chiến đấu và hy sinh cho lý tưởng mà mình theo đuổi… Tấm gương của anh và biết bao gương sáng khác đã trở thành bài học cho bao thế hệ cháu con học tập.

Ngày nay, trong xu thế cả nước tiến lên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa, vẫn có những con người không giữ vững bản chất tốt đẹp của mình. Giữa cuộc sống tốt đẹp, giữa môi trường thân thiện, họ vẫn biến chất, thoái hoa, sống ăn chơi sa đọa trên những đồng tiền bất chính, những đồng tiền mồ hôi xương máu của nhân dân đóng góp… Những con người đó chính là những “ con sâu làm rầu nồi canh”, là thứ ung nhọt của xã hội mà chúng ta có nhiệm vụ phải loại trừ.

III/ KẾT BÀI:

Có thể nói, câu tục ngữ trên là một lời khuyên bảo sâu sắc, giúp em bài học bổ ích, một cách nhìn đúng đắn về mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách của bản thân. Câu tục ngữ giúp em có tinh thần cảnh giác trong việc giao du tiếp xúc với bạn bè, đồng thời xác định cho mình một thế đứng vững vàng trước những tác động tiêu cực của môi trường xung quanh để luôn luôn “ gần mực” mà vẫn không “ đen” và “ gần đèn” để luôn tỏa sáng.
 
M

mr_b00m

I/ MỞ BÀI:

Từ lâu nhân dân ta đã rút ra kết luận đúng đắn là môi trường xã hội mà mình đang sống, đặc biệt là mối quan hệ bạn bè có một tác dụng quan trọng đối với nhân cách đạo đức của mỗi người. Kết luận ấy được đúc kết lại thành câu tục ngữ:

“ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”

Câu tục ngữ có giúp ích gì cho chúng ta trong cuộc sống hôm nay?

II/ THÂN BÀI:

Để nêu lên một bài học, một kinh nghiệm trong cuộc sống, ông cha ta thường mượn hình ảnh sự vật có liên quan đến con người để thể hiện ý của mình. Mực có màu đen, nếu ta tiếp xúc, sử dụng không khéo léo sẽ dễ dàng bị vấy bẩn. Mực tượng trưng cho những cái xấu xa, những điều không tốt đẹp. Còn đèn là vật phát ra ánh sáng soi tỏ mọi vật xung quanh. Đến gần đèn, ta được soi sáng. Đèn tượng trưng cho những cái tốt đẹp, sáng sủa. Từ hai hình ảnh tương phản nhau “ mực” và “ đèn”, câu tục ngữ nhằm nhắc nhở chúng ta : Nếu giao du với những người xấu ta se tiêm nhiễm thói hư tật xấu; ngược lại nếu ta quan hệ với người tốt ta sẽ được ảnh hưởng tốt, sẽ học tập được những đức tính của bạn.

Câu tục ngữ là bài học kinh nghiệm của người xưa được đúc kết từ cuộc sống. Nó thể hiện rất rõ mối quan hệ giữa môi trường xã hội vơi việc hình thành nhân cách con người.

Ở gia đình, cha mẹ anh chị là tấm gương để cho đứa trẻ bắt chước. Nếu gia đình hòa thuận, cha mẹ là tấm gương sáng về học tập, về đạo đức thì gia đình đó sẽ có những đứa con ngoan. Trong khu xóm cũng vậy, nếu cả tập thể đều biết chấp hành tốt những quy định chung về nếp sống văn minh đô thị , biết giáo dục con cái tốt thì con em trong khu phố đó sẽ có một cuộc sống nền nếp đạo đức tốt. Gần gũi với chúng ta nhất là việc giao du với bạn bè trong trường trong lớp, nếu ta quan hệ được với nhiều bạn tốt, chăm ngoan học giỏi, nói năng lễ độ biết kính trên nhường dưới… thì chúng ta sẽ học tập được những đức tính tốt ấy và trở nên người tốt.

Ngược lại, trong gia đình, nếu cha mẹ chỉ biết lo làm ăn không quan tâm đến con cái, vợ chồng luôn luôn bất hòa thì chắc chắn những đứa trẻ lớn lên trong môi trường đó sẽ nhanh chóng trở thành đứa con hư. Ngoài xã hội, khi tiếp xúc gần gũi với môi trường không tốt đẹp, con người dễ dàng tập nhiễm những thói hư tật xấu và dần dần đánh mất bản chất lương thiện của mình. Cụ thể ở môi trường học tập, quanh ta có biết bao nhiêu bạn xấu thường xuyên trốn học, quậy phá, học yếu làm phiền lòng thầy cô. Nếu ta cứ lân la gắn bó với những bạn ấu ấy thì sớm muộn gì ta cũng bị ảnh hưởng lây. Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, nhân dân ta có nhiều câu ca dao mang nội dung giáo dục về vấn đề này:

“ Thói thường gần mực thì đen

Anh em bạn hữu phải nên chọn người”

Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ dàng bị lôi kéo bởi môi trường xấu xa. Vẫn có những cánh sen vươn lên từ bùn lầy nước đọng, dù xung quanh hôi hám sen vẫn nở đẹp và tỏa ngát hương thơm. Thực tế vẫn có những người sống trong môi trường không tốt đẹp, không thuận lợi mà vẫn giữ mình không sa ngã. Môi trường càng xấu xa thì phẩm chất của con người càng tuyệt vời đáng khâm phục. Anh Nguyễn Văn Trỗi, người thợ điện ở thành phố Sài Gòn hoa lệ, vẫn không chút mảy may xao động bởi cuộc sống hào nhoáng, những thủ đọan lọc lừa xảo trá. Anh chọn cho mình con đường Cách mạng, chấp nhận chiến đấu và hy sinh cho lý tưởng mà mình theo đuổi… Tấm gương của anh và biết bao gương sáng khác đã trở thành bài học cho bao thế hệ cháu con học tập.

Ngày nay, trong xu thế cả nước tiến lên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa, vẫn có những con người không giữ vững bản chất tốt đẹp của mình. Giữa cuộc sống tốt đẹp, giữa môi trường thân thiện, họ vẫn biến chất, thoái hoa, sống ăn chơi sa đọa trên những đồng tiền bất chính, những đồng tiền mồ hôi xương máu của nhân dân đóng góp… Những con người đó chính là những “ con sâu làm rầu nồi canh”, là thứ ung nhọt của xã hội mà chúng ta có nhiệm vụ phải loại trừ.

III/ KẾT BÀI:

Có thể nói, câu tục ngữ trên là một lời khuyên bảo sâu sắc, giúp em bài học bổ ích, một cách nhìn đúng đắn về mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách của bản thân. Câu tục ngữ giúp em có tinh thần cảnh giác trong việc giao du tiếp xúc với bạn bè, đồng thời xác định cho mình một thế đứng vững vàng trước những tác động tiêu cực của môi trường xung quanh để luôn luôn “ gần mực” mà vẫn không “ đen” và “ gần đèn” để luôn tỏa sáng

Đây là dàn bài nhé em kham khảo đi
 
T

tvxqfighting

Bài viết tham khảo:

Trong dân gian ta có câu tục ngữ : Gần mực thì đen,gần đèn thì rạng. Mình thấy câu tục ngữ này rất hay và đúng

với thực tế , tuy nhiên, có một số bạn trong lớp lại nói: Gần mực chưa chắc đã đen,gần đèn chưa chắc đã rạng , nên nếu

các bạn không chê, mình xin tranh luận đến cùng về vấn đề trên với bạn đó để chúng ta cùng thêm mở mang kiến thức tục

ngữ dân gian rộng mở.

. Trước tiên, mình xin nói rõ về ý nghĩa của câu tục ngữ này. Câu có 2 nghĩa : Nghĩa đen và nghĩa bóng. Nghĩa đen

là nếu ta tiếp xúc với mực, nhất là loại mực dùng để viết chữ Hán thời xưa,thì tay và quần áo ta rất dễ bị dây mực đen ra,

còn nếu ta gần một ngọn đèn sáng thì ta sẽ nhận được một phần ánh sáng tươi đẹp. Nghĩa bóng là: Trong cuộc sống, nếu

ta luôn gần gũi,tiếp xúc với người xấu xa , môi trường hạn hẹp đen tối thì ta cũng rất dễ lây nhiễm một phần thói hư tật

xấu. Và ngược lại, nếu ta thân gần,quan hệ với một người tốt,sống trong môi trường lành mạnh,tốt đẹp thì ta sẽ học tập

được những điều hay lẽ phải..Đó là quy luật của sự vật.Dựa vào thực tế cuộc sống của con người,ta thấy câu tục ngữ hoàn

toàn đúng khi xét trong mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách mỗi người.Vậy là ý nghĩa đã

được diễn giải rõ ràng. Mình cho rằng những bạn còn nghi ngờ vào sự đúng đắn chân thực của câu là do các bạn chưa hiểu

vấn đề thật thấu đáo. Chắc các bạn sẽ nghĩ là : Mình gần người xấu nhưng kiên quyết không học theo thì làm sao mà

"đen" được, trâu không uống nước làm sao đè đươc trâu uống ? Còn cạnh người tốt nhưng mình không thích học theo thì

làm sao mà "rạng" được đây?

và cố gắng tìm một môi trường tốt với mình.​

. Không! Không! Như vậy là các bạn đang suy nghĩ hết sức chủ quan!Các bạn hẳn đang liên tưởng tới câu:

" Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn "​

trong câu ca dao ca ngợi hoa sen phải không? Nhưng thực ra không phải ai cũng cao quý,có phẩm chất danh giá tuyệt vời

như bông hoa sen thanh tao đâu bạn ạ ! Đọc truyện " Chí Phèo " của nhà văn tài hoa Nam Cao, ta biết một anh nông dân

Chí Phèo chất phát, hiền lành, tốt bụng. Nhưng khi bị bắt bỏ tù, sống trong môi trường thù hằn cay nghiệt cùng lũ lưu

manh, anh đã trở thành con quỷ dữ hại bao gia đình lương thiện của làng Vũ Đại, khiến bao máu và nước mắt phải đổ

xuống...Như trong xã hội bây giờ,bao thanh niên tử tế đàng hoàng, bản chất thực sự không xấu,nhưng khi bị bọn hút chích

đe dọa,ép buộc, lừa bẫy vào con đường tội lỗi...

. Còn ở cạnh bên người tốt mà chẳng học thêm được điều gì ư ? Phải chăng là do các bạn đã đặt cái TÔI quá lớn,tự cao

tự đại, không chịu tiếp nhận " ánh sáng " ? Tóm lại,câu tục ngữ là hoàn toàn đúng và ý kiến phản bác nó của các bạn là

hoàn toàn sai lầm!

. Câu tục ngữ này đúng là lời khuyên dạy quý giá và sâu sa. Chúng ta nên nghe theo nó,tránh xa môi trường xấu

 
P

pokemon_011

Con người là tổng hoà những mối quan hệ xã hội. Môi trường, hoàn cảnh xung quanh có ảnh hưởng rất lớn đối với mỗi người. Bàn về vấn đề này, tục ngữ có câu:

“ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”.

Trước tiên, chúng ta hãy tìm hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ. Mực là một chất liệu để viết, có màu đen; đèn là một vật dụng phát ra ánh sáng. Gần ánh đèn mọi vật sẽ được soi sáng. Nhưng mực và đèn còn là hai hình ảnh tượng trưng cho môi trường sống của con người. Khi sống trong một môi trường xấu thì con người cũng sẽ bị ảnh hưởng những cái xấu xa. Nếu sống trong một môi trường tốt thì con người đó cũng sẽ được ảnh hưởng những điều tốt đẹp. Từ đó, ông cha ta muốn khuyên dạy chúng ta phải biết chọn cho mình một môi trường sống thật tốt. Bởi vì môi trường sống có ảnh hưởng lớn tới nhân cách của con người.

Vậy, tại sao ông cha ta lại nói: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” ? Mỗi một người đều sống trong một môi trường khác nhau nhưng phải biết chọn cho mình một môi trường sống tốt. Môi trường sống tốt đó là một môi trường biết đoàn kết yêu thương, biết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ…. Vì vậy nếu chúng ta không biết chọn cho mình một môi trường sống tốt đẹp thì nhân cách của chúng ta cũng sẽ bị ảnh hưởng. Câu tục ngữ đã khuyên dạy chúng ta tránh xa môi trường xấu, bởi vì nếu sống trong môi trường xấu, chúng ta cũng sẽ bị ảnh hưởng những cái xấu xa; còn ở những môi trường tốt chúng ta sẽ đựơc học tập những điều tốt đẹp, mở mang vốn hiểu biết và trở thành con người có ích cho xã hội. Đặc biệt, cuộc sống con người khi gặp phải khó khăn rất dễ bị xa ngã nếu không tỉnh táo sẽ bị cám dỗ làm mất đi nhân cách tốt đẹp của mình. Vì vậy, câu tục ngữ thực sự như là một lời giáo huấn của ông cha ta.

Người học sinh chúng ta trong trắng, rất dễ bị tác động của môi trường sống bên ngoài. Vì vậy để giữ được nhân cách và phẩm chất của mình, chúng ta phải nhận thức được vai trò của môi trường sống vô cùng quan trọng tới việc hình thành nhân cách của con người. Nghĩa là chúng ta phải xa lánh những tệ nạn xã hội, phải biết chọn bạn mà chơi để nhân cách của mình không bị vẩn đục; biết phân tích giảng giải cho bạn bè hiểu được gía trị của phẩm chất đạo đức con người. Chúng ta phải luôn luôn biết được bổn phận của người học sinh, biết gần gũi thân ái với bạn bè để xung quanh chúng ta luôn có môi trường sống tốt đẹp để chúng ta hoàn thiện nhân cách của mình.

Câu tục ngữ với hình ảnh giàu ý nghĩa tượng trưng đã trở thành một bài học có giá trị để giáo dục biết bao thế hệ thấy được vai trò của môi trường sống. Trong xã hội ngày nay, có rất nhiều những tệ nàn xã hội thì việc làm theo lời khuyên của cha ông ta thực sự có giá trị đối với mỗi người.
 
U

uocmovahoaibao

Mở bài:
Trong kho tàng văn học V.N, ông cha ta đúc kết tích lũy kinh nghiệm sống để lưu truyền hậu thế sau này, trong đó nổi bật nhất có câu :"Gần mực thì đen, gần đền thì rạng" (hay sáng cũng được, không sao)
Thân bài:
Phân tích nghĩa đen:
Trả lời câu hỏi "Mực là gì?" tại sao gần nó là ta bị đen?" Đèn là gì?, tại sao nó sáng?

Nêu lên được trọng tâm, cho ví dụ cụ thể, nghe theo bạn bè xấu, tập tành hút chích lêu lõng, dẩn đến sa sút việc học, nguy hiểm hơn lâm vào vòng lao lý...
Đây là ý khuyên ta nên tránh xa cái xấu, không bị lây nhiễm thói hư tật xấu...
Thêm một ý là tại sao ta không cảm hóa màu đen thành trắng, giống như đóa hoa sen
"Trong đầm gì đẹp bằng sen?
......................
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn"
Kết bài:
Lập lại, tóm tắt quan điểm trên, rút ra bài học, đánh giá cao đóa sen trong bùn...
 
Top Bottom