Văn [Văn 9] Nghị luận về hiện tượng vứt rác.

L

lovely00111

Ngày nay, trên thế giới, môi trường là vấn đề được quan tâm hàng đầu . Ở các quốc gia tiên tiến , vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường rất được chú trọng nên việc xả rác và nước thải bừa bãi hầu như không còn nữa. Người dân được giáo dục rất kỹ về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh – sạch – đẹp. Đáng buồn thay, ở nước ta, hiện tượng vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng , không giữ gìn vệ sinh đường phố rất phổ biến. Việc làm này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường mà cụ thể ở đây là gây ô nhiễm môi trường. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về hiện tượng này.
Hiện tượng không giữ gìn vệ sinh đường phố có rất nhiều biểu hiện nhưng phổ biến nhất là vứt rác ra đường hoặc nơi công cộng . Ăn xong một que kem hay một chiếc kẹo , người ta vứt que, vứt giấy xuống đất . Uống xong một lon nước ngọt hay một chai nước suối , vứt lon , vứt chai ngay tại chỗ vừa ngồi mặc dù thùng rác để cách đó rất gần. Thậm chí khi ăn xong một tép kẹo cao su, họ cũng không mang đến thùng rác mà vo tròn rồi trét lên ghế đá và cứ thế bỏ đi chỗ khác. Công viên, nơi được xem là có bầu không khí trong lành, sạch đẹp, giúp con người thư giản, hay chùa chiền, vốn là nơi tôn nghiêm cũng không tránh khỏi hiện tượng này. Bến tàu, nhà ga, kênh rạch đâu đâu cũng có rác. Một biểu hiện phổ biến khác là một số tài xế chở gạch,đá phế thải ở các công trinh xây dựng đem đổ khắp nơi và cả trên dưới phố. Con người ta còn vô ý thức đến mức mang xác súc vật chết như chó, mèo, chuột, gia cầm như gà, vịt ném xuống hồ ,ao, sông rạch và ra đường. Ở một số hàng, quán bán trên vỉa hè người ta đổ tất cả đồ ăn dư thừa, nước rửa chén, bát xuống cống khiến cho nước thải bị ứ đọng ,cống bị tắt nghẽn. Thế nhưng hiện tượng xả rác đó còn lan sâu vào một tầng lớp trí thức trẻ ngày nay. Biểu hiện cụ thể ở một số sinh viên làm gia sư. Họ thường đứng ở các ngã ba, ngã tư đường để phát tờ rơi quảng cáo nhóm gia sư của mình một cách bừa bãi khiến khắp đường phố rải rác đầy những tờ rơi. Trong lớp học, sân học, học sinh cũng ngang nhiên xả rác ở hộc bàn, góc lớp, hành lang,... Nguy hiểm hơn cả là tình trạng bệnh viện chôn rác xuồng lòng đất ngay bên cạnh khu dân cư, hay mới đây là vụ nhà máy bột ngọt Vedan đã thải nước xuống dòng sông Thị Vãi mấy chục năm biến dòng sông thành dòng sông chết.
Vậy do đâu mà hiện tượng xả rác bừa bãi lại tràn làn như vậy? nguyên nhân Đầu tiên là do những thói quen xấu lười biếng và lối sống lạc hậu ích kỷ chĩ nghĩ đến quyền lợi cá nhân của một số người . Họ sống theo kiểu
“Của mình thì giữ bo bo
Của người thì thả cho bò nó ăn ”
Họ nghĩ đơn giản rằng chỉ cần nhà mình sạch thì được còn bẩn thì ai bẩn mặc ai . Những nơi công cộng không phải là của mình , vậy thì việc gì mà phải mất công gìn giữ. Cứ ném rác vội ra là xong, đã có đội vệ sinh lo dọn dẹp. Cách nghĩ như thế thật là thiểu cận và nguy hại làm sao. Nguyên nhân tiếp theo là do thói quen đã có từ lâu, khó sửa đổi, phải có sự nhắc nhở thì người ta mới không xả rác bừa bãi. Ở các lớp học, hằng ngày, các thầy cô và ban cán sự lớp phải thường xuyên nhắc nhở thì mới giữ cho lớp học sạch đẹp. Nhưng xã hội là một phạm vị rộng lớn hơn lớp học rất nhiều. Mọi người đều bận rộn với công việc của mình và không một ai có đủ thời gian để đi nhắc nhở từng người một . Không được nhắc nhở , con người ta lại quay về với thói quen trước kia . Việc giáo dục ý thức giữ gìn , bảo vệ môi trường sống chưa được quan tâm đúng mức , chưa được tổ chức thường xuyên . Mặc dù trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn có những chương trình kêu gọi ý thức bảo vệ môi trường của con người nhưng chúng quá ít ỏi , không đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu và học hòi của người dân . Do đó mà trình độ hiểu biết của người dân còn thấp dẫn đến thái độ tuân thủ nội quy nơi công cộng chưa đi vào nề nếp. Một phần là do sự quản lý, kiểm soát của các cơ quan chức năng chưa chặt chẽ, kém hiệu quả, …chưa có hình thức xử lý nghiêm khắc những cá nhân, đơn vị, công ty vi phạm, hay nói cách khác là biết mà làm ngơ. Cứ thử phạt thật nặng một người nào đó xả rác ra đường phố làm gương, thì còn ai dám xả rác nữa.
Với tình hình vứt rác bừa bãi hiện nay, thì những hậu quả kéo theo nó cũng không phải nhỏ. Trước tiên là gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Rác bị xả bừa bãi liên tục, ngày càng nhiều nếu không được thu dọn sẽ bốc mùi, gây ô nhiễm môi trường không khí. Nguồn nước bị ô nhiễm nặng do dân cư ven các con sông thải chất thải sinh hoạt xuống sông, tệ hại hơn, họ còn ném xác gia cầm bị H5N1 xuống sông. Người dân chẳng may sử dụng phải nguồn nước nay, hay sống gần những bải rác sẽ dễ mắc các bệnh về đường ruột, bệnh ngoài da, ệnh đau mắt hột…Đặc biệt gần đây ở nước ta có nhiều người tử vong vì bị tiêu chảy cấp do nhiễm khuẩn tả từ nước bị ô nhiễm. Về vấn đề kinh tế mà nói, ngành chịu ảnh hưởng nhiều nhất là ngành nuôi trồng thủy sản. Do môi trường sinh thái bị ô nhiễm, cá tôm chết nhiều hoặc bị bệnh tác hại nghiêm trọng đến sản lượng, kinh tế người dân và tốn kém nhiều tiền bạc trong việc cải tạo môi trường. Rác trong lớp học, sân trường, nếu không thu dọn kịp thời sẽ bốc mùi hôi thối khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự tiếp thu bài của học sinh, sự truyền đạt kiến thức của giáo viên và còn làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp của ngôi trường. Và độc hại hơn cả, là rác thải y tế với những mầm bệnh ung thư, nước nhiễm chì, nhiễm bẩn. Rác tồn đọng, ứ lại trên các kênh rạch, cống rãnh gây nên ngập lụt vào mùa mưa gây ảnh hưởng đến đời ống của người dân, nhà nước, địa phương phải tốn thêm một khoản chi phí không nhỏ để thuê nhân công thu dọn, nạo vét, khai thông cống rãnh, ao hồ, kênh rạch. Và một thiệt thòi đối với nước ta nếu hiện tượng xả rác còn tràn lan là sẽ để lại ấn tượng không tốt đẹp cho khách du lịch. Thử hỏi còn ai dám đến tham quan một đất nước đầy rác ngoài phố, mùi hôi khó chịu, mất vệ sinh!!? Lúc ấy, chúng ta sẽ mất một nguồn lợi khá lớn về du lịch.
thẳng tay phạt nặng, rút giấy phép hoạt động cần đưa ra những bộ luật thật cụ thể về vấn đề xâm hại môi trường.Vậy làm thế nào để giảm thiểu được hiện tượng xả rác này. Nhà trường phối hợp với các ban ngành thướng xuyên nhắc nhở, tuyên truyền, kiểm tra ý thức tự giác của mọi người về việc giữ gìn vệ sinh. Nên có những hình thức khiển trách đúng mức đối với những học sinh có thói quen vứt rác bừa bãi. Đối với người dân vi phạm thì họp tổ dân phố kiểm điểm. Còn công ty nào vi phạm thì . Tốt nhất là các cơ quan nhà nước
hại cảu nó đối với XH, vậy mỗi người chúng ta cần có ý thức, góp phần chung tay xây dựng một môi trường xanh-sạch-đẹpHànhvi xả rác nơi công cộng đang là vấn đề đau đầu của các cơ quan chức năng bởi mức hiệt . Bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống của mọi người
 
H

hermes1471998

Xả rác- hành vi hủy hoại cuộc sống

Cuộc sống hiện nay đang tồn tại nhiều vấn đề cấp bách cần được xử lí triệt để. Trong số đó, vấn đề về môi trường đang là mối quan tâm hàng đầu của thế giới và hiện tượng xả rác chính là vấn đề bức bách nhất.

Biểu hiện của hiện tượng xả rác rất đa dạng. Ăn xong một que kem hay thanh kẹo, xé xong một bao nilông hay gói bánh, người ta không ngần ngại mà vứt xuống đất. Uống xong một lon nước ngọt hay chai nước suối, người ta lại tiện tay quăng ngay xuống sông. Ngồi trên ghế đá công viên ăn một ly mì nóng, người ta thậm chí còn để luôn cả ly mì trên ghế, chẳng buồn vứt đi dù thùng rác cách họ chỉ vài bước chân. Bản thân những người lưu thông trên đường vẫn có thói quen vứt rác xuống lòng đường. nào có ai trong số họ thấy hổ thẹn với hành vi của mình. Có một số người nhai xong một tép kẹo cao su thì tiện tay dính nó lên ghế bản thân đang ngồi rồi bỏ đi. Một biểu hiện phổ biến khác là các tài xế chở gạch đá thừa từ các công trình thường đổ chúng ra đường vắng hay bờ sông. Một số hàng quán bên đường sẵng tay đổ các loại nước rửa, thức ăn dư thừa xuống cống gây tắc nghẽn và mùi khó chịu. Một số hộ gia đình vì lo sợ tốn tiền xử lí rác mà vứt các bao rác sinh hoạt xuống con sông gần nhà, gây ô nhiễm nguồn nước. Giờ đây, dù đường lớn hay hẻm nhỏ, từ nơi công cộng đến chỗ riêng tư, ta đều có thể bắt gặp rác.

Tất cả các nguyên nhân đều bắt đầu từ thói chay lười và sự thiếu ý thức của người dân hiện nay. Ai ai cũng cho rằng vứt một bao thuốc lá hay một chai nước rỗng cũng chẳng gây hại gì. Con người ta vì lười biếng làm cho mờ mắt, chỉ biết thấy cái lợi trước mắt mà quên đi cái lợi cho tập thể hay lợi ích trong tương lai xa. Đừng nghĩ rằng hành vi này chỉ tồn tại ở những người vô học mà kể cả học sinh, sinh viên, công nhân viên- những con người có học thức- đều là thủ phạm của hành vi giết hại môi trường này. Nhìn đâu cho xa, cứ quan sát sân trường trước và sau giờ chơi sẽ thấy. Sân trường trước giờ chơi khang trang sạch sẽ bao nhiêu thì sau giờ chơi lại nhơ nhuốc bẩn thiểu bấy nhiêu. Các gói bánh kẹo rải rác khắp nơi, ly mì thì nằm ngổn ngang trên các ghế đá, thậm chí có ly đỗ cả phần mì chưa ăn hết ra bàn trông thận dơ bẩn. Điều này thật khiến cho các giáo viên cũng như các cô vệ sinh đau đầu. Hay như trường hợp các sinh viên, họ phát tờ rơi quảng cáo khiến khắp các đoạn đường rải rác giấy, làm công việc dọn đường của nhiều người vốn đã khó nhọc nay còn cơ cực hơn. Phải chăng việc dọn dẹp sạch sẽ ngăn nắp nhà cửa thì không sao còn ra đường thì cứ việc bạ đâu quăng đấy. Nhiều người trông thấy những chiếc xe hơi đầy sang trọng đắt tiền mở vẫn thản nhiên mở cửa sổ xe và xả rác xuống lòng đường liền tỏ ra chê bai nhưng suy xét lại thì chẳng ai hơn ai cả. Một lí do khác chính là nhà nước vẫ chưa mạnh tay xửa lí vấn đề này. Ở một số nước trên thế giới, người ta rất xem trọng việc giữ vệ sinh môi trường và sẵng sàng phạt tiền những người có hành vi gây ô nhiễm. Bên cạnh đó, công dân các quốc gia này cũng được giáo dục rất kĩ về việc giữ vệ sinh. Đang buồn thay, tại Việt Nam, tất cả cũng chỉ dừng lại ở việc kêu gọi, không hề có hình phạt hay bất kì sự răn đe nào. Hãy nhìn nước ta vài năm trước, có mấy ai đội nón bảo hiểm như hiện nay. Nhưng từ khi nhà nước đưa ra luật và xử phạt về việc đội nón bảo hiểm khi lưu thông cho người điều khiển xe gắn máy thì đội nón khi ra đường đã trở thành một nếp sống của người dân Việt Nam. Ngoài ra, việc xử lí rác chưa được thực hiện tốt , người phụ trách việc xử lí thiếu trách nhiệm cũng như những con người làm nghề dọn dẹp vệ sinh vẫn còn thiếu sự thiếu tôn trọng cũng là các lí do gây ra hiện tường xả rác.

Về tác hại, chỉ cần chú ý đôi chút thì ai cũng có thể nhận ra hành vi tưởng chừng như nhỏ nhặt ấy đã ảnh hưởng đến cuộc sống như thế nào. Đầu tiên, xả rác ảnh hưởng trực tiếp đến mĩ quan đô thị. Có những nơi để bảng khu phố văn hóa nhưng vẫn có cỏ dại um tùm, rác rến ngổn ngang. Các công viên, bờ sông vốn là nơi thư giản, tập thể dục của nhiều ông bà cô bác nay đầy rác thải, dòng sông đen ngòm với hình ảnh rác trôi lềnh bềnh cùng mùi hôi thối bốc lên nồng nặc khiến chẳng ai muốn đến. Nước ta đang trên đà phát triển và được nhiều quốc gia biết đến. Điều đó giúp nước ta hằng năm đón một lượng du khách khổng lồ đến tham quan giải trí, biến ngàng du lịch trở thành một trong các ngành kinh tế không thể thiếu trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Có lần, một du khách đã tỏ ra ngạc nhiên và hỏi tôi tại sao người Việt Nam có thể vô tư quăng rác xuống đường dù thùng rác nằm ngay bên cạnh khiến tôi chỉ cười mà chẳng biết phải giải thích như thế nào. Thật đáng xấu hổ! Thử hỏi có ai dám đến Việt Nam để vui chơi trên một bãi biển đầy rác, hay đến một nơi như thế này để hợp tác đầu tư phát triển. Nếu tình trạng này cứ tiếp diễn, các ngành kinh tế nước ta rồi sẽ đi về đâu. Đâu chỉ vậy, việc xả rác còn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người. Môi trường hôi thối và ô nhiễm nguồn nước đã góp phần gây ra các bệnh về đường ruột. Những hàng quán ven đường cạnh những bãi rác chính là điều kiện thuận lợi cho giun sán phát triển. Các bãi rác chính là nơi lí tưởng cho ruồi muỗi phát triển, gây ra các bệnh như sốt xuất huyết, sốt rét. Có một thời kì, do gà vịt chết mà người ta ngại gọi cơ quan pháp y xử lí mà tiện tay quăng xác xuống sông, khiến đại dịch H5N1 bùng nổ tràn lan. Một số người tìm cách xử lí rác nhưng không đúng cách, đốt các loại rác khiến khói độc lan tràn gây ôn nhiễm không khí và các bệnh đường hô hấp. Tệ hơn, một số gia đình sinh sống trên các con sông thường đổ các loại nước thải, rác thải sinh hoạt và cả việc tiểu tiện xuống dòng sông phía dưới nơi mình sống, rồi lại lấy chính nguồn nước đó để sinh hoạt, tắm rửa giặt giũ và cả nấu ăn. Hành vi xả rác còn làm tiêu hao rất nhiều tiền của cũng như thời gian quí báu. Xả thì dễ, gom thì khó. Hãy tưởng tượng một nhóm trực lớp đã phải mất đến mười lăm phút chỉ để quét rác khỏi lớp học chứ chưa kể đến việc lau bảng thay vì khoảng thời gian dư ấy đủ để cho các học sinh ôn lại bài. Tuy nhiên, một số học sinh khác lại cho rằng những người này thật rãnh vì quét rồi thì lại có người xả thôi nên tốt nhất là không cần quét. Điều này khiến cho lớp học ngày càng dơ bẩn và thật khó khăn cho cả thầy cô và học sinh để có thể học tập trong một môi trường như thế. Việc xả rác bừa bãi cũng khiến việc phân loại và xửa lí rác trở nên khó khăn hơn. Các túi nilông được làm từ nhựa đầy độc hại không bao giờ phân hủy gây tắc nghẽn các cống nước, tiêu tốn thời gian và tiền của sửa chữa.

Nếu có ai xem bộ phim Wall-E sẽ thấy hãi hùng trước giả thuyết của bộ phim này. Tuy là phim hoạt hình nhưng bộ phim cũng đã phần nào truyền tải thông điệp về môi trường cho người xem, khiến người lớn giật mình và trẻ nhỏ có ý thức hơn trước viễn cảnh trái đất bảy trăm năm sau chỉ còn là một bãi rác khổng lồ, mất đi sự sống. Xin đừng để trái đất một ngày kia trở nên như thế. Người ta vẫn hay đổ lỗi cho người khác, nhưng hãy nhìn lại chính mình xem, bạn đúng bao nhiêu phần trăm trong những hành vi trên. Nếu hỏi thì ai ai cũng cho rằng đây là việc xấu, nhưng có mấy ai làm tốt đâu. Người lớn làm gương, trẻ nhỏ bắt chước, hành vi xả rác đã trở thành một thói quen khó bỏ của người Việt. Thay vì xả rác, hãy bỏ rác vào thùng để góp phần làm xanh thế giới. Những túi nilông còn xài được thì cứ giữ lại, đừng vứt lung tung. Nếu thấy không cần thiết, hãy mang túi xách của bản thân và từ chối nhận túi nilông khi đi mua sắm. Tái sử dụng, tái chế những thứ bỏ đi để hạn chế lượng rác thải. Hãy làm gương cho trẻ nhỏ để thế hệ sau ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường. Tổ chức và tham gia các câu lạc bộ vì môi trường xanh, đi dọn dẹp các bờ sông, công viên hay đơn giản là khu phố mình ở và kêu gọi mọi người cùng chung tay thực hiện. Tuyên truyền, vận động và nâng cao ý thức người dân về tác hại của việc xả rác và và tầm quan trọng của môi trường xanh. Ngoài ra, cơ quan nhà nước cần mạnh tay hơn và có giải pháp trong việc xử lí triệt để hiện tượng xả rác. Đây chỉ là một số ít giải pháp để giúp đỡ phần nào thực trạng hiện nay.

Hiện tượng xả rác hiện nay vẫn đang là đề tài nóng hổi của toàn thế giới. Một quốc gia, một con người muốn phát triển thì điều kiện tiên quyết chính là môi trường. Hãy bảo vệ môi trường, loại bỏ hiện tượng xả rác, tự nghĩ ra các giải pháp và hành động ngay để bảo vệ màu xanh của trái đất, để sống an toàn và chất lượng cuộc sống của mọi người cũng như chính bạn được nâng cao. Nhặt rác bỏ vào thùng rác chính là hành động của một người có văn hóa.

đây là bài làm của em, mọi người đọc thử xem có đc j không​
 
B

boylondon

mình là thành viên mới mong các bạn giúp đỡ nhiều. Các bạn có thể dăng nhiều bài hơn không vì mình thấy các bạn viết hay quá
 

Tiểu Hàn Phong

Học sinh mới
Thành viên
10 Tháng tư 2017
9
10
6
22
Chân trời
trai nghiem cuoc doi

ÑEÀ: Phaân tích taùc phaåm “ Beán Queâ” cuûa Nguyeãn Minh Chaâu

Baøi Laøm


Nguyeãn Minh Chaâu laø moät trong nhöõng caây buùt vaên xuoâi tieâu bieåu cuûa neàn vaên hoïc thôøi kì khaùng chieán choáng Myõ. Saùng taùc cuûa oâng – ñaëc bieät laø truyeän ngaén – ñaõ theå hieän nhöõng tìm toøi quan troïng veà tö töôûng vaø ngheä thuaät, goùp phaàn ñoåi môùi neàn vaên hoïc nöôùc nhaø töø nhöõng naêm 80 cuûa theá kæ XX ñeán nay. Tieâu bieåu nhaát laø truyeän ngaén “ Beán Queâ”, chöùa ñöïng nhöõng suy ngaãm traûi nghieäm saâu saéc cuûa nhaø vaên veà con ngöôøi vaø cuoäc ñôøi. “ Beán Queâ” hay chính laø beán ñôïi, beán loøng cuûa moät con ngöôøi bò beänh, aån chöùa bao noãi nieàm vónh bieät trong trang vaên Nguyeãn Minh Chaâu.
Caâu chuyeän xoay quanh veà cuoäc ñôøi vaø soá phaän cuûa Nhó – nhaân vaät chính trong taùc phaåm. Nhó laø moät con ngöôøi töøng traûi, ñi nhieàu, bieát nhieàu nhöng cuoái ñôøi laïi laâm troïng beänh. Taùc giaû xaây döïng tình huoáng nhö vaäy ñeå giuùp Nhó cuõng nhö ngöôøi ñoïc chuùng ta phaûi suy ngaãm veà nhöõng ñieàu quaù khöù vaø hieän taïi trong cuoäc soáng ñeå roài phaûi traên trôû, baâng khuaâng vaø noái tieác veà nhöõng ñieàu maø mình khoâng heà caûm nhaän ñöôïc.
Khoâng chæ vaäy, maø truyeän coøn thaám ñöôïm noãi buoàn vaø tình thöông khi ta baét gaëp nhaân vaät Nhó. Moät con ngöôøi oám ñau beän taät phaûi naèm lieät giöôøng, anh muoán ñi laïi nhöng cuõng khoâng theå laøm ñöôïc, muoán ngoài daäy thì phaûi coù ngöôøi naâng ñôõ. Toaøn boä cô theå anh ñaõ bò taøn phaù naëng neà, ôû löng coù nhieàu maûng da thòt chai cöùng vaø lôõ loeùt. Ñoàng thôøi, truyeän coøn ghi laïi nhöõng gì nhìn, nghe thaáy khi anh bò beänh, nhöõng quan heä cuûa Nhó khi naèm treân giöôøng beänh ñöôïc khaéc hoïa qua boán khung caûnh khaùc nhau.
Tröôùc heát, ñoù laø hình aûnh ngöôøi vôï hieàn, thuûy chung, saét son vôùi choàng. Khi naèm treân giöôøng beänh ñöôïc Lieân – vôï anh chaêm soùc taän tình thì luùc naøy ñaây Nhó môùi caûm nhaän ñöôïc tình caûm ñaèm thaám saâu naëng cuûa anh daønh cho vôï. Laàn ñaàu tieân, anh nhìn thaáy vôï baän taám aùo vaù, hình aûnh ngöôøi vôï taàn taûo vaø giaøu ñöùc hi sinh, chaêm soùc côm chaùo taän tình cho Nhó laøm anh caûm ñoäng vaø aân haän veà söï voâ tình cuûa mình:” suoát cuoäc ñôøi anh chæ laøm em khoå taâm…, maø em vaãn nín thinh”. Qua khung caûnh treân, cho ta thaáy ñöôïc Lieân laø ngöôøi vôï ñaùng ñeå moïi ngöôøi phaûi yeâu thöông vaø bieát vun ñaép cho gia ñình haïnh phuùc, sum vaày. Ñoàng thôøi, nhaø vaên coøn ñeå laïi trong loøng ngöôøi ñoïc bao noãi nieàm. Haïnh phuùc laø gì? Ñoù laø khi ta bieát vun ñaép, naâng niu vaø giöõ gìn, neáu ai khoâng bieát vun ñaép ñeå roài ta phaûi daây döùt, aân haän.
Beân caïnh ngöôøi vôï hieàn taàn taûo, giaøu ñöùc hi sinh ñoù laø hình aûnh ñöùa con trai thöù hai cuûa vôï choàng. Trong moät naêm qua Tuaán ñi hoïc xa nhaø, vöøa môùi veà ñeâm qua. Tuaán veà nôi ñaây ñeå thaêm boá, thaêm meï vaø thaêm caû queâ höông yeâu daáu, ruoät thòt cuûa mình. Trong luùc ñoù Nhó ñaõ sai con trai ñi sang beân kia soâng chæ ñi loanh quanh ngaém nhìn ngaém nhìn caûnh vaät moät laùt roài quay veà. Vôùi Tuaán ñoù laø vieäc gì laï theá noù chöa hieåu heát ñöôïc caùi ñieàu ham muoán cuoái cuøng cuûa ñôøi boá. Anh chæ muoán ñöùa con trai thaân thöông cuûa mình thay maët mình ngaém nhöõng caûnh vaät thaân thöông vaø bình dò maø gaàn nhö suoát caû cuoäc ñôøi anh ñaõ laõng queân. Theá roài, trong luùc chôø ñôïi, anh doõi maét vaø nhìn ra cöûa soå theo boùng hình ñöùa con, nhöng khoâng thaáy Tuaán sang beân kia soâng chaéc coù leõ noù ñaõ maûi chôi phaù côø theá treân dæa heø. Noù saø vaøo baøn côø hoài naøo khoâng hay, khoâng theå naøo döùt ra ñöôïc. Anh laïi nghó khoâng kheùo thaèng con trai treã maát chuyeán ñoø cuoái ngaøy. Chuyeán ñoø ôû ñaây khoâng chæ laø chuyeán ñoù sang soâng bình thöôøng maø ñaây chính laø chuyeán ñoø cuoái cuøng cuûa cuoäc ñôøi anh.
Nhöõng troø chôi phaù côø theá, nhöõng vieäc laøm voâ vò nhaït nheõo phaûi toán hao bieát bao taâm trí söùc löïc, vieäc laøm aáy ñaõ ñeå cho tuoåi treû nhieàu ngöôøi treã maát chuyeán ñoø trong ngaøy, seõ laøm chaäm böôùc, lôõ nhòp moät thôøi trai treû. Anh buoàn baõ, suy nghó con ngöôøi ta treân ñöôøng ñôøi khoù traùnh ñöôïc nhöõng ñieàu voøng veøo hoaëc chuøng chình, vì nhieàu ngöôøi ñaõ bò laïc ñöôøng, laïc loái, khoâng beàn trí hay naûn loøng soáng thieáu lí töôûng khoâng coù muïc ñích hoï seõ khoâng nhìn thaáy caùi haáp daãn ôù phía tröôùc treân ñöôøng ñôøi.
Cuoäc soáng xung quanh chuùng ta, caûnh vaät raát ñaùng yeâu ñoù laø söï giaøu ñeïp thaäm trí keå caû nhöõng neùt tieâu sô, nhöng phaûi traûi nghieäm, phaûi khaùm pha môùi thaáy heát ñieàu ñoù, coù theå noùi, bao caûnh ñeïp, nhöõng nôi phoàn hoa, doâ thò gaàn xa, nhöõng mieáng ngon nôi ñaát khaùch queâ ngöôøi, anh ñeàu ñöôïc thöôûng thöùc vaø höôûng thuï, nhöng nhöõng caûnh ñeïp gaàn guõi, nhöõng con ngöôøi thaân thuoäc, nôi queâ höông cho ñeán nhöõng ngaøy thaùng oám ñau naèm treân giöôøng, khi saép phaûi töø giaõ coõi ñôøi, ñöôïc söï giuùp ñôõ cuûa haøng xoùm vaø ngöôøi vôï hieàn, taàn taûo anh môùi caûm nhaän moät caùch thaám thía vaø saâu saéc. Hao baèng laêng coù gì laø ñeïp? Luùc môùi nôû maøu saéc nhôït nhaït, voøm trôøi, doøng soâng Hoàng, baõi boài, beán ñoø,… coù gì laø xanh ñaâu, nhöng anh ôû gaàn doøng soâng aáy theá maø khoâng nhaän ra nhöõng maøu saéc thaân thuoäc nhö da thòt, nhö hôi thôû ñeå roài anh phaûi noái tieác, aân haän. Ngoài nhìn qua oâ cöûa soå, anh xuùc ñoäng tröôùc bao veû ñeïp bình dò. Anh laïi töï ñaët caâu hoûi? Taïi sao tröôùc ñaây mình khoâng nhìn thaáy, khoâng heà caûm nhaän ñöôïc? Phaûi chaêng vì cuoäc soáng boän beà, taát baät ngöôïc xuoâi, hay vì voâ tình. Qua ñaây nhaø vaên nhö muoán kheõ nhaéc nhôû moïi ngöôøi, ñöøng soáng voâ tình maø haõy bieát traân troïng quyù giaù vaø gaén boù vôùi caûnh vaät queâ höông xöù sôû vì ñoù laø maùu thòt laø taâm hoàn cuûa moãi chuùng ta.
Cuoäc ñôøi coù nhieàu ngöôøi do taøi trí, thôøi cô vaän may maø thaønh ñaït, coù ngöôøi sôùm phaùt hieän ra söï laïc höôùng, laïc ñöôøng maø ñieàu chænh khaéc phuïc. Nhöng cuõng khoâng ít ngöôøi ñi suoát haønh trình cuoäc ñôøi môùi chôït nhaän ra ñieàu voøng veøo, chuøng chình nhö quyõ thôøi gian quaù ít ñaõ phun phí heát roài. Giôø ñaây gaàn ñaát xa trôøi môùi caûm nhaän ñöôïc ñieàu ñoù. Cuoäc ñôøi laø moät aàn soá, ñöôøng ñôøi laø moät baøi toaùn khoù khoâng bao giôø giaûi thích heát. Vì theá treân haønh trình cuûa cuoäc ñôøi phaøi coù trí tueä, yù chí vaø loøng kieân nhaãn môùi traùnh ñöôïc nhöõng ñieàu voøng veøo vaø chuøng chình. Caû cuoäc ñôøi Nhó boân taåu tìm kieám, neám traûi bao ngoït buøi cay ñaéng theá roài cuoái cuøng anh laïi tìm thaáy ñöôïc nôi nöông töïa cuoái cuøng laø gia ñình, laø vôï con. Gia ñình chính laø beán ñaäu, beán thöông vaø beán haïnh phuùc.
Hình aûnh nhöõng ñöùa treû haøng xoùm vui veû, thô daïi, laøm thöùc tænh ôû Nhó cuõng nhö ôû moãi chuùng ta. Haïnh phuùc laø ôû ñaâu? Haïnh phuùc ñaâu phaûi caùi gì cao sieâu maø noù raát bình dò, coù khi chæ laø moät aùnh maét, moät baøn tay nhoû beù dính ñaày caùt buïi. Hình aûnh cuï giaùo Khuyeán aân tình, aân nghóa ñaùng quyù, ñaùng yeâu coøn gì cao quyù baèng. Ñöôïc soáng trong tình yeâu thöông cuûa ñoàng loaïi ñoù laø saéc maøu trong cuoäc soáng chuùng ta. “ Beán Queâ” chính laø taâm hoàn cuûa moãi chuùng ta.
Kheùp laïi caâu chyeän, nhöng “ Beán queâ” döôøng nhö seõ neo ñaäu laâu beàn trong loøng ñoäc giaû chuùng ta. Bôûi tình trieát lí saâu saéc trong taùc phaåm vôùi coát truyeän khaù ñôn giaûn. Ñoàng thôøi, truyeän coøn neâu ñöôïc giaù trò ñích thöïc cuûa haïnh phuùc. Ñoù cuõng laø baûi hoïc cho chuùng ta sau naøy, haõy luoân traân troïng nhöõng gì xung quanh mình. Ñeå roài khi nhaän ra laø quaù muoän maøng.

THE END

Traàn Thò Phöôùc Haäu – lôùp 9a1 – Tröôøng: THCS Loäc Höng – 2010_2011
Chuùc taát caû caùc baïn thaønh coâng treân con ñöôøng hoïc vaán. Chuùc moïi ngöôøi haïnh phuùc vaø thaønh ñaït!!!(^_^)
Làm ơn chỉnh lại phông chữ trước khi đăng !
 
Top Bottom