[Văn 9] Mùa xuân nho nhỏ

M

maunguyet.hilton

tớ có 1 đề show lên các bồ kam khảo đậng tki hk2 or lên 10:Bến quê!sự thức tĩnh,trân trọng những vẻ đẹp gần gũi bình dị của gia đình quê hương và những cái chùng chình trong cuộc sống! Đề khá lí thú đòi hỏi cảm nhận cao phải k mấy bồ!
 
K

ku_cau_96

Bến quê” là tình cảm mà Nguyễn Minh Châu đã gởi gắm qua nhân vật Nhĩ, tình yêu. Nhĩ - một người từng đi đến khắp nơi tận cùng của Trái đất nhưng đến cuối đời, căn bệnh hiểm nghèo buột chân anh vào chiếc giường bệnh, không thể nhúc nhích được. Trong hoàn cảnh đặc biệt này, anh mới nhận ra những nét gần gũi, bình dị của quê hương mình.
Vào buổi sáng đầu thu, nằm trên giường bệnh cảnh vật thiên nhiên hiện ra trước mắt anh đẹp biết bao. Nhĩ đưa mắt nhìn từ gần ra xa, từ thấp lên cao qua ô cửa sổ nhà mình. Mấy bông hoa bằng lăng như đậm hơn. Thấp thoáng phía xa là con sông Hồng với những tia nắng chiếu xuống, nước sông có màu vàng thau đẹp lạ thường. Mọi thứ tưởng chừng rất đỗi quen thuộc lại trở nên hết sức lạ lẫm trong mắt Nhĩ- Cảnh vật đẹp quá làm Nhĩ cứ ngắm hoài một cách say mê. Bỗng Nhĩ thấy “vòm trời như cao hơn”, “dòng sông như rộng ra’. Cảnh vật vẫn hiện hữu bao lâu nay như thế đấy chứ? Đó chỉ là cái nhìn của một con người có dự cảm sắp phải đi xa, đến một nơi rất xa, xa lắm…. Phải chăng Nhĩ đã nhận ra bằng trực giác của mình một điều: mình không còn sống được bao lâu nữa? Dự đoán của Nhĩ như thực hơn, rõ hơn sau những câu hỏi anh đã hỏi Liên- vợ mình: “Hôm nay đã là ngày thứ mấy rồi nhỉ?”. Hình như Liên đã hiểu những gì Nhĩ đang nghĩ nên chị không trả lời. Không phải ngẫu nhiên mà những bông hoa bằng lăng trong mắt Nhĩ trở nên đậm sắc hơn, tiếng đất lở ở bãi bồi bên kia sông lại vang đến tại Nhĩ hay Nhĩ hỏi Liên nhưng câu như thế nó dự báo về quãng đời còn lại của Nhĩ một cách thật kín đáo, thầm lặng. Những hình ảnh mang tính biểu tượng được Nguyễn Minh Châu sử dụng khá thành công.
Một con người luôn đi đến những nơi xa lạ như Nhĩ mà lại bị bó chân trên giường bệnh thì không đau khổ nào bằng. Nhưng chính những ngày này Nhĩ mới được sống bởi lẽ anh đã nhìn rõ được hình ảnh của quê hương. Đó là những bông hoa bằng lăng, là con sông, là bãi bồi, là vòm trời quê hương… Lần đầu tiên Nhĩ thấy Liên mặc áo vá. Người vợ mà mà bấy lâu nay anh chưa quan tâm hết mực nay hiện ra trước mắt anh hình ảnh, một dáng dấp tần tảo, chịu đựng, giàu đức hy sinh. Mọi sinh hoạt của Nhĩ đều nhờ vào sự chăm sóc của Liên. Đến lúc này anh mới thấy thương và yêu vợ mình hơn bao giờ hết. Dù bao năm tháng đã qua đi nhưng nét đẹp của Liên không hề thay đổi cũng như quê hương vậy, vẫn chan chứa nghĩa tình.
Quê hương mình sao đẹp thế? Nhĩ càng ngắm càng yêu quê hương, yêu thương những gì gần gũi, bình dị của quê mình. Khát khao cuối cùng của Nhĩ là được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông Hồng nhưng anh biết điều này không thể. Anh đã nhờ con anh- Tuấn thực hiện ước nguyện này giúp anh. Nhưng nghịch lý thay! Con anh cũng không làm được điều mà cha mình mong muốn. Tuấn chưa hiểu được ý muốn của cha và ra đi một cách miễn cưỡng. Và anh sa vào đám phá cờ thế trên đường để thoả mãn nhu cầu ham chơi, thích khám phá của mình. Nhĩ không trách Tuấn bởi lẽ anh cũng từng như thế. Hoạ chăng chỉ có những người từng trải như anh mới hiểu hết được sự đời, mới thấy được những gì mình cần phải làm? Lúc này, Nhĩ mới nhận ra một triết lý. Con người khó tránh khỏi cái “vòng vèo”, “chùng chình” trên đường đời để hướng tới những giá trị đích thực của cuộc sống. Những nghịch lý trong cuộc đời mỗi người không ai có thể lường hết được. Và hai tình huống nghịch lý trong truyện này cũng là một minh chứng để mỗi người biết cách sống tốt hơn, sống đẹp hơn.
Mong ước cuối cùng của Nhĩ không thể thực hiện được. Anh nhìn ra ngoài cửa sổ một cách xa xăm, đầy mê say. Anh mãi mê hướng mắt theo cánh buồm. Hành động cuối cùng của Nhĩ: “đu mình ra ngoài cửa sổ, đưa bàn tay ra ngoài vẫy vẫy như đang ra hiệu cho một ai đó” có vẻ kỳ quặc. Nhưng có thể Nhĩ đang nôn nóng thúc giục con trai mình hãy nhanh chóng để lỡ chuyến đò; hay đó là một sự đánh thức con người hãy sống khẩn trương, sống có ích, đừng sống vô bổ và tránh xa những cái “vòng vèo”, “chùng chình” trong cuộc đời. Nhưng rồi con đò cũng cập bến và Nhĩ cũng ra đi trong nổi niềm tiếc nuối, ân hận.
“Bến quê”- nơi neo đậu cuối cùng của mỗi con người. Nhĩ đã mãi mãi vào cõi vĩnh hằng nhưng trong anh còn chứa bao tiếc nuối. Hoàn cảnh đặc biệt đã đánh thức Nhĩ để anh nhận ra được những giá trị gần gũi, bình dị của quê hương, để anh thêm yêu quê hương mình. Con người ta ai cũng thế, bao lần vấp ngã trên đường đời nhưng chủ yếu là họ có vực dậy mà đi tiếp không. Nhân vật Nhĩ trong truyện đã theo duổi những ước mơ xa vời nơi chân trời tươi đẹp nhưng anh lại đánh mất hình ảnh của quê hương, của người thân. Đến lúc Nhĩ nhận ra mọi sự việc thì đã quá muộn màng. Cuộc sống đối với Nhã chỉ toàn là vô vị chỉ khi cuối đời thì phần người chang chứa thi vị trong anh mới thực sự rõ nét. Dù mãi mãi lìa xa quê hương nhưng anh được nằm dưới khoảng đất yêu thương của quê mình, được đất mẹ che chở đến ngàn thu, đây cũng là một niềm hạnh phúc.
Truyện ngắn “Bến quê” khép lại để cho người đọc cảm thấy ngậm ngùi cho cuộc đời một con người. Nhưng bài học triết lý sâu xa của truyện còn âm ỉ mãi. Trong cuộc sống có bao lần ta mắc phải cái “vòng vèo”, “chùng chình” của đường đời, hãy sống sao cho thật có ích, phải biết trân trọng những giá trị gần gũi, bình dị của quê hương bởi lẽ dù cho ta có đi đến nơi nào thì quê hương vẫn là điểm dừng chân cuối cùng của cuộc đời mỗi con người. Tình yêu quê hương sẽ là nguồn sinh lực thúc đẩy mỗi chúng ta hướng tới những ước mơ, khát vọng đích thực trong hương thơm lộng gió của cuộc đời

@_@ #_# ^_^ $_$
 
V

vuotlensophan

Mùa xuân nho nhỏ

1, Em hiểu ntn về nhan đề bài thơ?
2, Cho biết mạch cảm xúc của bài thơ.

>> Em chú ý viết bài có dấu nhé.
 
Last edited by a moderator:
N

neverquit

1. Mùa xuân nhỏ nhỏ ý nói đến sự khiêm nhường của tác giả khi nói về sự cống hiến của mình cho đất nước
2. Mạch cảm xúc bài thơ đi từ mùa xuân của thiên nhiên rồi đến mùa xuân của đất nước, từ đó nhà thơ cũng muốn cống hiến mùa xuân nhỏ nhỏ của mình vào mùa xuân lớn của đất nước
 
N

nnnnnn3041996

Hay quá!!! Bài này làm tài liệu ôn thi thì ngon!!! Không thì để
gojyzfkqy6vqpqfhdgnw%5B1%5D.gif



:khi (197)::khi (197)::khi (197)::khi (175):
 
Last edited by a moderator:
B

b4db0y96

hjc. hjc ước j mình viết đc như các bạn ây !^^
:khi (122)::khi (122)::khi (122)::khi (122)::khi (122):
 
P

pe_ju_uc

đề tham khảo + giúp pé lun :D:D:D

Trong truyện "LLSP" Nguyễn Thành Long có kể về cuộc gặp gỡ với anh thanh niên làm công tác khí tượng đã khiến cho cô kĩ sư trẻ tuổi cảm thấy như nhận được, cùng với bó hoa tươi anh tặng cô : "một bó hoa khác nữa, bó hoa cũa những háo hức mơ mộng". Hãy phân tích làm rõ : vì sao cô gái trong truyện có thể nhận được sự "háo hức mơ mộng" từ một anh thanh niên rất đỗi bình thường, làm công việc thật đơn điệu giữa chốn núi rừng quanh năm lặng lẽ.
 
D

doigiaythuytinh


Vì sao cô gái trong truyện có thể nhận được sự "háo hức mơ mộng" từ một anh thanh niên rất đỗi bình thường, làm công việc thật đơn điệu giữa chốn núi rừng quanh năm lặng lẽ?

>>> Đây là chi tiết lãng mạn của tác phẩm. Giữa chốn núi rừng hoang sơ, có một căn nhà nhỏ ngăn nắp, một vườn hoa đa sắc, và chàng trai tặng hoa cho cô gái trẻ

Cô gái cảm nhận được những "háo hức, mộng mơ" là cảm nhận được sự nhiệt huyết, sức sống tràn đầy của anh thanh niên:

+ Háo hức: Cô kĩ sư trẻ đang trên đường đến nhận nhiệm vụ ở một vùng núi xa xôi với nhiều khó khăn, gian khổ. Có thể cô chưa định hình được những gì mình sẽ phải đối mặt, nhưng những câu chuyện - sự việc chắp vá từ anh thanh niên đầy ấn tượng giúp cô có thêm niềm tin, thêm phấn khích với công việc của mình

+ Mộng mơ: Đó là một tình cảm đẹp vừa chớm nở. Hãy tưởng tượng nhé: Bạn là một cô gái trẻ, gặp một chàng trai trạc tuổi. Giữa cảnh thiên nhiên thơ mộng này, chàng trai tặng bạn một bó hoa rực rỡ, bạn sẽ cảm thấy như thế nào? :D

 
N

nirvana.shit

mấy Mem phân tích giúp mình 3 khổ đầu trong bài '' Mùa xuân nho nhỏ '' với!!!
mình cần gấp...
 
V

vitconxauxi_vodoi

a,Bức tranh thiên nhiên xứ Huế
''Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng gọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng''
Hai câu thơ đầu tác giả dùng biện pháp đổi trật tự cú phát để miêu tả hình ảnh dòng sông trong xanh phẳng lặng,có lẽ bầu trời cũng trong xanh ,dòng sông yên lặng hiền hòa mang cả sắc trời mùa xuân.Trên nền sông xanh ấy là hình ảnh bông hoa nhỏ bé đang khoe sắc.Không gian có rộng,mênh mông của sông nước có cả hình ảnh nhỏ bé nhưng mang nét đẹp và màu sắc đặc trưng của xứ Huế-''tím biếc''.Đây là hai gam màu trầm có thể lẫn vào nhau ,phải bằng đôi mắt quan sát tinh tế con người mới cảm nhận được hình ảnh bông hoa giữa dòng nước.Qua khỏi dòng sông là hình ảnh khoáng đạt của bầu trời ,âm thanh tưng bừng rộn rã của chim chiền chiện cao hót .Câu thơ thứ 5 lặng về cảm xúc,sự suy tư của con người .tác giả sử dụng biện phát tu từ ẩn dụ ''giọt''và từ láy tượng hình ''lonh lanh'' gợi ra cảnh mùa xuân đang ngập tràn khắp nơi.''Giọt''có thể là giọt hữu tình như giọt mưa,sương cũng có thể là giọt hữa tình như âm thanh ,nắng,thời gian.....tất cả hòa quyện thành giọt mùa xuân tinh túy đang lan tỏa khắp đất trời.Con người có thể xòe tay ra đón lấy.Tác giả sử dụng từ''hứng'' để miêu tả thái độ nâng niu trân trọng của con người trước mùa xuân.Sử dụng đại từ nhân xưng''tôi''để gợi cảm giác về cảm xúc của nhân vật trữ tình,của một con người cụ thể giống như cảm nhận về mùa xuân của riêng tác giả.
b,Mùa xuân của đất nước
''Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao...''
Tác giả sử dụng điệp từ ''mùa xuân để nhấn mạnh mùa xuân đã về trên khắp quê hương.Mùa xuân đem trời non lộc biếc che trở cho người lính nơi biên cương,mùa xuân cũng đem lại những mầm non trải khắp cánh đồng như hứa hẹn mùa màng bội thu.Cả người cầm súng(người bảo vệ đất nước),cả người ra đồng(xây dựng đất nước)đều được mùa xuân đem đến cho lộc .Điệp từ''lộc'' còn gợi ra một trường nghĩa khác,chính con người đã làm cho đất trời bừng sáng sức xuân,chính sự hi sinh cống hiến của mọi người đã đem lại lộc cho mùa xuân,cho mọi người:
''Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước''
Tác giả dùng từ láy tượng thanh''hối hả'',''xôn xao'' để gợi cảm xúc phấn khởi ,vui tươi của con người khi mùa xuân đã về.Khổ thơ thứ 3 tác giả sử dụng biện phát nghệ thuật tự sự kể về lịch sử 4000 năm dựng nước,giữ nước hào hùng trong cả quãng đường dài của lịch sử cũng có rất nhiều biến cố thăng trầm,ở thế kỉ napf quân và dân Việt Nam cũng chiến đấu,chiến thắng kẻ thù xâm lược hùng mạnh,những trang sử chói lọi huy hoàng ngày được ghi thêm.Tuy thế một niềm tin,một niềm tự hào vững chắc về sự trường tồn vĩnh cửu về sự phát triển đi lên bền vững của đât nước non sông qua nghệ thuật so sánh độc đáo:
''Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước''

bạn dựa vào các ý trên để triển khai phân tích thêm chi tiết nhé
 
Top Bottom