[Văn 9] Mùa xuân nho nhỏ

H

hongtuan96

p/tích khổ 1 mùa xuân nho nhỏ

sao anh em ở N/Văn 9 buồn tẻ thế nhỉ T_T phải sôi nổi như bên T/Anh thì học mới có hứng thú chứ . Mình có đề nghị thế này mong anh em ủng hộ nha ^^!
Cứ 2 ngày bọn mình làm 1 đề văn ( phân tích chừng một khổ thơ hay 1 chủ đề nào đó thôi và tất nhiên ai ra đề cũng đc ) , anh em kg nhất thiết phải làm đc hoàn chỉnh một bài văn vì mọi ng còn học nữa chưa chắc đủ thời gian làm . Nên chỉ cần vào góp ý và đưa ra hướng và ý để cho topic bọn mình thêm sôi nổi đc chứ ^^!
Mình đưa ra đề đầu tiên nhá !.
Phân tích khổ 1 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải....Anh em học buổi chiều cố gắng làm nha ^^! chiều nay mình vào comment chơi :))
 
P

phiphikhanh

* Dàn ý :
MB : Thanh Hải ( 1930 - 1980 ) tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn , ông là một người con xứ Huế . Ông là một cây bút có công trong xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam thời kỳ đầu . Bài Mùa xuân nho nhỏ là một bài thơ thể hiện niềm yêu mến thiết tha cuộc sống , đất nuớc và ước nguyện của ông . Đặc biệt là khổ thơ đầu tiên , miêu tả đặc sắc vẻ đẹp mùa xuân thiên nhiên , đất trời xứ Huế .
TB : * Một bức tranh thiên nhiên xứ Huế - quê hương nhà thơ .
_ Được vẽ lên trong tâm tưởng bằng tình yêu say đắm của nhà thơ
_ Bức tranh đẹp dù ít chi tiết :
+ Dòng sông xanh : sông Hương Giang của Huế
~ Màu xanh dịu êm , hiền hoà
+ Bông hoa tím : hoa lục bình ( hoa bèo )
~ Loài hoa phổ biến
~ Tím biếc
~ Tươi tắn , rực rỡ
~ Mọc giữa tâm điểm bức tranh
=> Sức sống mãnh liệt của bông hoa , ko ngừng vươn lên bất diệt .
+ Chim chiền chiện hót .
~ Quen thuộc vs làng quê VN
=> Thể hiện khát khao giao cảm vs thiên nhiên
_ Đưa tay hứng những giọt tiếng chim để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của mùa xuân
=> Thủ pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác .
_ Vẻ đẹp long lanh đầy màu sắc và ánh sáng .
_ Có kết cấu hợp lý , gợi những xúc cảm bâng khuâng , mơ hồ của chủ thể trữ tình .
KB : Qua khổ đầu của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải , tác giả đã vẽ lên bức tranh rất VN : đằm thắm , cảm xúc trìu mến , chân thành....

Hiểu sao viết vậy>"<
 
Q

quangnhatkut3

[ Văn 9 ] Mùa xuân nho nhỏ

Phân tích giúp mình khổ thơ
''Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến

Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc. ''
Phân tích nội dung lẫn nghệ thuật nhé ;)
Thanks mọi người nhiều ! mình cần gấp ;)
 
P

phiphikhanh

Phân tích giúp mình khổ thơ
''Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến

Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc. ''
Phân tích nội dung lẫn nghệ thuật nhé ;)
Thanks mọi người nhiều ! mình cần gấp ;)
Ước nguyện được cống hiến cho cuộc đời
1 sự hiến dâng đẹp đẽ
Hiến dâng những điều tốt đẹp nhất , tinh tuý nhất của mỗi con người , xin làm :
+ Con chim : Đem lại tiếng hót , niềm vui cho cuộc sống
+ Cành hoa : Nét đẹp tươi thắmcho đời
+ Nốt nhạc trầm : Vang những khúc nhạc sinh động cuộc sống\
=> Sự cống hiến khiêm nhường giản dị , lặng lẽ vào vẻ đẹp mùa xuân cuộc sống ko đòi đền đáp , ghi nhận.
_ Sự hiến dâng trọn vẹn , trọn đời : dù là 20 hay tóc bạc cho đất nước
_ Cá nhân là 1 phần nhỏ bé của cộng đồng , mỗi cá nhân góp vào cuộc đời chung nhưng đầy bản sắc , giá trị => đáng được quý trọng .
_ Thể hiện 1 vấn đề lớn lao : quan niệm sống, mối quan hệ giữ cá nhân và cộng đồng , nhưng là 1 hình thức giản dị , ko cường điệu , ko đại ngôn mà chỉ như 1 lời thủ thỉ tâm tình nhỏ nhẹ , thiết tha về lẽ sống => gây xúc động trong lòng người , thấm thía với mỗi người
_ Sử dụng nhiều chi tiết , tả thực , vừa có nghĩa biểu tượng : nhành hoa , chim , nốt nhạc.
Nếu là con chim , chiếc lá
Thì con chim phải hót , chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà ko có trả
Sống là cho đâu chỉ riêng mình
___Tố Hữu_
 
H

hongtuan96

^^!Mình góp ý phần thân bài thui nha...Mở bài vs Kết bài thì chắc ..dễ rồi nhỉ ...
Điệp từ " ta làm " vang lên ở đầu câu như một sự khẳng định những ước nguyện chính đáng , cao đẹp , thể hiện tâm hồn khát khao làm việc , được cống hiến cho đời . Đồng thời nó cũng rất thiết tha nồng nhiệt, thiết tha như một lời truyền gọi đến tất cả mọi người hãy biết làm đẹp cho đời , cho đất nước bằng những đóng góp hữu ích , thiết thực . Nhà thơ đã cụ thể hóa bằng những hình ảnh : con chim hót , bông hoa , một nốt trầm . Những việ làm tuy nhỏ bé mà ý nghĩa của nó thật lớn lao .
Lời thơ ngân nga thành lời ca : Đoạn đầu xưng " tôi " kín đáo lặng lẽ . Đến đoạn này chuyển giọng xưng " ta " cũng là cái tôi ca hát , vang vọng : " một nốt trầm xao xuyến " - Một nốt trầm . không cao giọng , không ồn ào , to tát , nhưng xao xuyến rung động cả tâm hồn . Vì thế cách bày tỏ của nhà thơ cũng thật khiêm tốn , nhẹ nhàng mà xúc động biết bao . Những câu thơ này của THanh Hải khiến ta thật cảm động và đau xót trong tim . Vì đây là tiếng lòng của một người sắp chết mà không hề chán đời chán sống mà ngc lại luôn phấn đấu đề sống 1 cách ý nghĩa , sống một cách trọn vẹn không phải để cho riêng mình mà cho cả cuộc đời .
Khổ thơ tiếp theo là tiếng lòng cao cả của nhà thơ , của những con người biết hướng tới một mùa xuân đẹp , sống có lý tưởng , mục đích ước mơ :
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
Lời thơ chuyển sang tổng kết cuộc đời : dù ở tuổi hai mươi khi nhà thơ mới tham gia cách mạng , bắt đầu công bố những bài thơ . Dù là khi tóc bạc, trong thời điểm hiện tại đang chống chọi vs bệnh tật vẫn lặng lẽ hiến dâng cho đời . Bài thơ có thể xem là quà tặng cuối cùng của tác giả.
 
F

fallenangel91

Góp ý thêm nhá ^^!!
+"ta làm ....xao xuyến " tứ thơ lặp lại của khổ đầu ..=> bắt gặp những h/ả bông hoa con chim cũa khổ đầu , tín hịu mùa xuân ...
" ta làm con chim hót . Ta làm 1 cành hoa " mong muốn của tác giả mún làm 1 tiếng chim trong muôn ngàn giọng hót , mún làm 1 bông hoa trong muôn triệu đóa hoa để góp phần cho mùa xuân .....
+" một mùa xuân ... tóc bạc ."=> nhà thơ chọn chọn cho mình cách cống hiến ko phô trương , ồn ào . cống hiến 1 cách thầm lặng trong mọi hoàn cảnh , mọi lứa tũi ..
Bik vậy thoy ... có gì sai bỏ qa .
 
H

hongtuan96

Góp ý thân bài chơi thôi ^^!
Mở đầu bài thơ , Thanh Hải đưa ta về với thiên nhiên tạo hóa đất trời . Sau những ngày đông lạnh lẽo , thiên nhiên lại

được khoác một tấm áo tươi non , ấm áp của mùa xuân . Đất trời như rộng thêm ra , cao hơn được Thanh Hải phác họa

bằng ba nét chấm phá :

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Một " dòng sông xanh " , " một bông hoa tím biếc " tiếng chim chiền chiện hót vang trời gợi ra m6ọt không gian cao

rộng từ mặt đất đến bầu sông điểm xuyết nhét chấm phá bông hoa tím biếc giữa dòng sông vươn dậy . Đất trời vào

xuân bừng lên thành hình , tươi tắn và trong trẻo vô ngần . KHông gian càng đậm chất trừ tình hơn nhờ những từ đất

Huế . Một từ ơi đặt ở đầu câu , một từ " chi " đi sau từ " hót " đã đưa thẳng cách nói dịu ngọt , êm ái , thân thương của

người Huế vào nhạc điệu thơ mà gợi thương , gợi nhớ

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng

Tiếng chim hót giữa trời xanh như vô tình nay lại được hình ảnh hóa bằng " từng giọt long lanh rơi " _ một sáng tạo gợi

cảm giác _ đây là chi tiết tạo hình và sự chuyện đổi cảm giác tuyệt vời trong thơ ca .Một động tác " hứng " đủ diễn tả

trân trọng của nhà thơ đối với vẻ đẹp , chất nhạc của trời với sông , chim và hoa . Thanh Hải dang rộng cánh tay , mở

rộng tâm hồn đón nhận hương sắc mùa xuân . Tiếng chim hót không tan loãng mà lắng lại thành từng giọt long lanh ,

đông dấu ấn mùa xuân trong thẳm sâu lòng người
 
H

hongtuan96

Anh em phụ góp ý bài này nha :D
P/tích tác phẩm Nói với con của Y PHương
 
S

socolas2chocolate

phân tích khát vọng được dâng hiến trong bài mùa xuân nho nhỏ

(dàn bài thui nhá)
MB: _giới thiệu tác giả, tác phẩm
_ đánh giá sơ bộ về nội dung
TB: _ từ cảm xúc về mùa xuân của thiên nhiên đất nước, nhà thơ có khát vọng thiết tha làm mùa xuân nho nhỏ dâng hiến cho đời
+ đó là ước nguyện sống đẹp, sống có ích cho đời
" muốn làm con chim hót, cành hoa, nốt trầm xao xuyến trong bản hòa ca( dẫn chứng, phân tích)"
_ ước nguyện ấy được thể hiện một cách chân thành, giản dị, khiêm nhường:
+ nguyện làm những nhân vật bình thường nhưng có ích cho đời
+ ý thức về sự đóng góp của mình: dù nhỏ bé nhưng là cái tinh túy cao đẹp của tâm hồn mình góp cho đất nước
+ hiểu được mối quan hệ riêng chung sâu sắc, chỉ xin làm một nốt trầm khiêm nhường trong bản hòa ca chung.
_ sự thay đổi cách xưng hô từ tôi sang ta mang ý nghĩa rộng lớn là ước nguyện chung của nhiều người
+ " một mùa xuân nho nhỏ
lặng lẽ dâng cho đời
dù là tuổi hai mươi
dù là khi tóc bạc"
hình ảnh mùa xuân nho nhỏ đầy bất ngờ, thú vị, sâu sắc. Đóa là ước nguyện dâng hiến lặng lẽ suốt đời bất kể tuổi tác. Ước nguyện làm một mùa xuân nho nhỏ để góp vào mùa xuân lớn của dân tộc , đất nước
KB: đó là ước nguyện chân thành, cao đẹp nhưng hết sức khiêm nhường...................
 
Last edited by a moderator:
Q

quynhtrang1996

vậy là ở đây phải là phân tích hai khổ thơ nói lên tâm nguyện của nhá thơ đúng ko bạn~
vì bạn phân tích có hai khổ đó thui mà
vậy thỉ giới thiệu ở mở bài phải giới thiệu hai khổ đó luôn chứ sao lại chung chung thế
 
L

lehonghoa24

Mình biết 1 tí về bài Mùa xuân nho nhỏ nek!
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi đôi mươi
Dù là khi tóc bạc
Đoạn này nói sự cống hiến, hiến dâng một cách âm thầm, khiêm nhường, không phô trương của nhà thơ. Ông đã hiến dâng suốt cuộc đời mình, không một lúc ngừng nghỉ. Qua đó, ông muốn gửi gắm đến chúng ta 1 đạo lí:"Sống là cho. là cống hiến, là hiến dâng. Đó mới là lẽ sống."
 
H

haibang_le

1 sự hiến dâng đẹp đẽ
Hiến dâng những điều tốt đẹp nhất , tinh tuý nhất của mỗi con người , xin làm :
+ Con chim : Đem lại tiếng hót , niềm vui cho cuộc sống
+ Cành hoa : Nét đẹp tươi thắmcho đời
+ Nốt nhạc trầm : Vang những khúc nhạc sinh động cuộc sống\
=> Sự cống hiến khiêm nhường giản dị , lặng lẽ vào vẻ đẹp mùa xuân cuộc sống ko đòi đền đáp , ghi nhận.
_ Sự hiến dâng trọn vẹn , trọn đời : dù là 20 hay tóc bạc cho đất nước
_ Cá nhân là 1 phần nhỏ bé của cộng đồng , mỗi cá nhân góp vào cuộc đời chung nhưng đầy bản sắc , giá trị => đáng được quý trọng .
_ Thể hiện 1 vấn đề lớn lao : quan niệm sống, mối quan hệ giữ cá nhân và cộng đồng , nhưng là 1 hình thức giản dị , ko cường điệu , ko đại ngôn mà chỉ như 1 lời thủ thỉ tâm tình nhỏ nhẹ , thiết tha về lẽ sống => gây xúc động trong lòng người , thấm thía với mỗi người
_ Sử dụng nhiều chi tiết , tả thực , vừa có nghĩa biểu tượng : nhành hoa , chim , nốt nhạc.

Nếu là con chim , chiếc lá
Thì con chim phải hót , chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà ko có trả
Sống là cho đâu chỉ riêng mình

___Tố Hữu_

__________________
 
H

hungth9x232

''Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến
Ở đây Thanh Hải k mơ ước kỳ vỹ lớn lao mà ông chỉ có một ước mơ đơn sơ bình dị nhưng cháy bỏng sôi tràn nhiệt huyết.Ước mơ nhỏ nhẹ mà chân thành , đc làm một con chim hót , đc làm một cành hoa để cống hiến âm thanh hương sắc cho đời . Nhà thơ còn muốn làm một nốt nhạc trầm lắng k ồn ão véo von trong bản hòa ca chung của dân tộc.Ước mơ đó thật gần gũi đáng yêu vì đó là lẽ sống đẹp của con người, sống để tô điểm cho mùa xuân mang tài trí của mình cống hiến cho quê hương đấp nước. Cách xưng hô của tác giả có gtri biểu đật rất cao .Từ "tôi" chuyển sang "ta" là 1 dụng ý nghệ thuật."Ta" vừa là số ít vừa là số nhiều vì vậy nó vừa nói đc niêm riêng lại vừa nói đc cái chung , đây là ước nguyện riêng của n` ng`
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
Mùa xuân k còn là của " tôi" hay "ta" nữa mà nó đã trỏe thành mùa xuân của nhân loại."Một mùa xuân nho nhỏ" đây là h.a ẩn dụ đầy sáng tạo đã khắc sâu 1 ý tưởng :"Mỗi cuộc đời đã hoa núi sông ta" Hai từ "nho nhỏ" và "lặng lẽ" là cách nói khiêm tốn chân thành.Nhà thơ muốn dâng hiến cả 1 mùa xuân của mình .Mùa xuân ấy chỉ nho nhơ thôi nhưng nó vô cùng quý giá vì đó là những gì tốt đẹp nhất, tinh túy nhất của cuộc đời mỗi con ng`.từ đó tác giả gửi tới 1 thông diệp nhẹ nhàng kín đáo : mỗi người hãy là 1 mùa xuân nho nhơ góp phần làm nên mùa xuân lớn lao của dân tộc
Điều đáng quý ở đây là ước nguyện của tác giả k khoa trương ầm ỹ mà lặng lữ tình nguyện ."Dù là tuổi hai mươi.Dù là khi tóc bạc"Điệp tuè dù là lặp đi lặp lại như 1 lời tụ nhủ sẽ cống hiến tuè thời trai tre đến khi tóc bạc .Tâm niệm của Thanh Hải hoàn toàn đúng với cuộc đời thực của ông.Những năm tuổi 20 ông đã không quản nguy hiểm mà hoạt động bí mật trong lòng địch để gây dựng phong trào cách mạng.Đến khi tóc bac ông đã để lại cho đời 1 " mùa xuân nho nhỏ "bất tử vs thời gian nay đã đc phổ nhạc trở thành ca khúc của n` ca sĩ.....
----------------------
Mòi tay :(
 
Last edited by a moderator:
P

phuongte123

mở bài giới thiệu khổ đầu bài mùa xuân nho nhỏ

MX là mùa của thi ca nhạc hoạ là mùa gợi thi hứng ko hề vơi cạn của biết bao thi nhân.Thanh Hải trước khi trở về cát bụi đã góp cho vườn thơ xuân 1 bài thơ đặc sắc "MX nho nhỏ" bài thơ được ông viết năm 1980 trong cảnh hoà bình xây dụng đất nước.1 hồn thơ trong trẻo.1 điệu thơ ngân vang.Khổ đầu bài thơ đã ca ngợi mùa xuân thiên nhiên mùa xuân đất nướcvào xuân tươi vui rộn ràng. Goodbey:-SS:-h OA OA (bùn ngủ oá :)|:)|)
 
N

nhocnobita_boyhaudau

[văn 9] Phân tích bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ".

Phân tích bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”

MB:
Bài thơ “mùa xuân nho nhỏ”là bài thơ được Thanh Hải viết khi đang nằm trên giường bệnh và cũng là tác phẩm cuối cùng của Thanh Hải. Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, từ đó ông gửi gắm vào nó những ước nguyện chân thành tha thiết, tuy nhỏ bé nhưng đầy ý nghĩa.
*Hoặc:
Mùa xuân là một đề tài khá quen thuộc trong thơ ca. Và bài thơ “mùa xuân nho nhỏ”là tác phẩm đặc sắc nhất của Thanh Hải khi ông dang nằm trên giường bệnh. Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, từ đó bộc lộ ước nguyện chân thành tha thiết của Thanh Hải.
TB:
Mở đầu bài thơ là vẻ đẹp của bức tranh mùa xuân thien nhiên:
“Mọc giữa dồng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời”
Bức tranh xuân được phát họa lên bởi các chi tiết “dòng sông xanh”, “bông hoa tím biếc”, tiếng hót “con chim chiền chiện”. Trên nền màu xanh của “dòng sông” là sắt tím của “bông hoa”. Màu sắc hài hòa, tạo cảm giác mới mẻ, thoáng đạt. Việc đảo vị ngữ “mọc” lên đầu câu, Thanh Hải muốn nhấn mạnh sức sống mãnh liệt của thiên nhiên khi mùa xuân về. Trên nền bức tranh ấy xuất hiện hình ảnh con chim chiền chiện với tiếng hót vang trời báo hiệu mùa xuân về. Đó là âm thanh vang vọng, vui tươi. Ta dễ dàng bắt gặp bức tranh mang đậm màu sắc xứ Huế bởi sắc tím của bông hoa và tiếng “chi” tha thiết của tác giả. Trước vẻ đẹp đất trời mùa xuân ấy, tác giả đưa tay hứng “từng giọt long lanh rơi”. Hình ảnh “giọt long lanh” là một sáng tạo thú vị của tác giả. Đó có thể là một giọt suong, giọt mưa mùa xuân hay giọt am thanh của tiếng chim chiền chiện. Đó là những gì tinh túy nhất của đất trời mùa xuân được kết tinh thành hình khối, có đường nét, có màu sắc. Động tác đưa tay hứng “từng giọt long lanh rơi” thể hiện thai dộ trân trọng, đắm say, ngất ngay khi mùa xuân về.
Từ mùa xuân của thiên nhiên, đất trời, Thanh Hải đã ngợi ca vẻ đẹp
“Mùa xuân người cầm súng mùa xuân của đất nước:
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao”
Đất nước ta lúc này đã hoàn toàn được độc lập, nhưng để có một mùa xuân bình yên, ấm no, hạnh phúc thì chúng ta không thể nào quên hình ảnh người cầm súng và người ra đồng, đó là những người lính đang làm nhiệm vụ bảo vệ biên cương đất nước. Và đó cũng là những người nông dân đang miệt mài sản xuất để khôi phục kinh tế sau chiến tranh. Họ luôn gắn liền với hình ảnh “lộc”, “lộc”là những vòng lá ngụy trang trên lưng người chiến sĩ. “Lộc” là những chồi nontrai3 dài nương mạ. Hay chính họ là những người đem đến ấm no, hạnh phúc, bình yên và ấm no cho dân tộc Việt Nam. Họ đang sống với nhịp độ sống khẩn trương, xôn xao, sôi nổi, hăng say. Mà diệp từ “tất cả” và tính từ “xôn xao” đã nói lên điều đó.
Là một người con của đất Việt, tác giả không thể nào quên được quá khứ đáng tự hào của dân tộc:
“Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước”
Phép so sánh ”đất nước như vì sao” là một phép so sánh giàu ý nghĩa. Tất cả xuất phát từ lòng tự hào, tin tưởng vào tương lai phía trước của đất nước.
Từ những rung cảm đẹp trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước. Thanh Hải bộc lộ ước nguyện tha thiết của mình:
“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến”
Điệp ngữ “ta làm” với cụm từ “ta nhập” đã thể hiện rõ ước nguyện tha thiết của nhà thơ. “Làm con chim hót”, nhà thơ muốn dâng tiếng thơ góp vào bản hòa ca, âm thanh trong trẻo của đất trời, ngợi ca đất nước. “Làm một cành hoa” trong muôn ngàn đóa hoa tươi sáng để tô điểm thêm hương sắc cho mùa xuân đất nước. Ông mong đem lại vẻ đẹp và hương thơm cho đời.
Trong bản hòa ca rộn rã, tưng bừng ấy, ông còn muốn được làm một nốt trầm, chỉ một nốt trầm mà thôi. Nhưng nốt trầm đó cũng đủ làm xao xuyến lòng người. Nhà thơ muốn đem tài năng, sức lực nho nhỏ của mình để góp phần vào việc xây dựng đất nước. Ông chỉ mong là một mùa xuân nho nhỏ để góp vào mùa xuân lớn của dân tộc:
“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”
Đến khổ thơ chúng ta vô cùng xúc động trước lời nguyện cầu cống hiến của nhà thơ. Khổ thơ giúp ta hiểu hơn ý nghĩa nhan đề của bài thơ. “Mùa xuân” là một ý niệm chỉ thời gian, sao lại thành một vật thể “nho nhỏ”? Phải chăng ước nguyện của nhà thơ thật giản dị, khiêm nhường. Tác muốn mình là “một mùa xuân nho nhỏ”, lặng lẽ, âm thầm dâng cho đời toàn bộ tâm hồn, trí tuệ, sức lực và cả sự sống của mình góp vào sự nghiệp của đất nước. Tác giả nguyện sống một cuộc đời đẹp như mùa xuân, góp vào mùa xuân lớn của đất nước. Đối với Thanh Hải, sự cống hiến này là liên tục không có giới hạn. điệp ngữ “dù là” và hoán dụ “tuổi hai mươi”, “khi tóc bạc” như là sự khẳng định một sự thách thức kiên trì với tuổi tác, bệnh tật. điều này càng mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc hơn khi những dòng thơ ấy được viết lên bởi một con người đang, sắp từ giả cuộc đời này. Ta bắt gặp lẽ sống cao đẹp này trong “một khúc ca xuân” của Tố Hữu:
“…Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, lá phải xanh
Lẽ nào có vay mà không có trả
Sống là cho đâu phải nhận riêng mình…”
Nếu như ở khổ thơ đầu.Tác giả dùng đại từ xưng hô “tôi” để nói lên cảm xúc rất riêng của mình khi đất trời vào xuân, thì khi nói về ước nguyện của mình, nhà thơ dùng đai từ “ta”. Việc chuyển đổi đại từ “tôi” sang “ta” mang một ý nghĩa rộng lớn: khát vọng cống hiến ấy không chi dừng lại ở Thanh Hải mà dường như là của tất cả mọi người. mỗi một người hãy có một cuộc sống đẹp, ý nghĩa như mùa xuân.
Và cuối cùng đoạn kết của bài thơ mang đậm dấu ấn của dân ca xứ Huế:
“Mùa xuân ta xin hát
Câu nam ai, nam bình
Nước non ngàn dặm tình
Nước non ngàn dặm mình
Nhip phách tiền xứ Huế”
Lời thơ như một tiếng tâm tình thủ thỉ của một con đất Huế luôn nặng tình với quê hương . Những khúc hát “Nam ai” “Nam bình” luôn là cho trái tim bao người rung động xao xuyến mỗi khi đươc thưởng thức.
KB: Với thể thơ năm chữ, giọng điệu chân thành, tha thiết này âm hưởng dân ca, đặc biệt xây dựng nhiều hình ảnh thơ đẹp, giản dị, gợi cảm, bài thơ là tiếng lòng thiết của Thanh Hải trước lúc ra đi. Nhưng suy nghĩ đẹp của tác giả về lẽ sống cao đẹp của đời luôn để lại trong lòng người đọc bao thế hệ.
/:)/:)/:)
 
N

nhocnobita_boyhaudau

MB:
Bài thơ “mùa xuân nho nhỏ”là bài thơ được Thanh Hải viết khi đang nằm trên giường bệnh và cũng là tác phẩm cuối cùng của Thanh Hải. Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, từ đó ông gửi gắm vào nó những ước nguyện chân thành tha thiết, tuy nhỏ bé nhưng đầy ý nghĩa.
*Hoặc:
Mùa xuân là một đề tài khá quen thuộc trong thơ ca. Và bài thơ “mùa xuân nho nhỏ”là tác phẩm đặc sắc nhất của Thanh Hải khi ông dang nằm trên giường bệnh. Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, từ đó bộc lộ ước nguyện chân thành tha thiết của Thanh Hải.
TB:
Mở đầu bài thơ là vẻ đẹp của bức tranh mùa xuân thien nhiên:
“Mọc giữa dồng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời”
Bức tranh xuân được phát họa lên bởi các chi tiết “dòng sông xanh”, “bông hoa tím biếc”, tiếng hót “con chim chiền chiện”. Trên nền màu xanh của “dòng sông” là sắt tím của “bông hoa”. Màu sắc hài hòa, tạo cảm giác mới mẻ, thoáng đạt. Việc đảo vị ngữ “mọc” lên đầu câu, Thanh Hải muốn nhấn mạnh sức sống mãnh liệt của thiên nhiên khi mùa xuân về. Trên nền bức tranh ấy xuất hiện hình ảnh con chim chiền chiện với tiếng hót vang trời báo hiệu mùa xuân về. Đó là âm thanh vang vọng, vui tươi. Ta dễ dàng bắt gặp bức tranh mang đậm màu sắc xứ Huế bởi sắc tím của bông hoa và tiếng “chi” tha thiết của tác giả. Trước vẻ đẹp đất trời mùa xuân ấy, tác giả đưa tay hứng “từng giọt long lanh rơi”. Hình ảnh “giọt long lanh” là một sáng tạo thú vị của tác giả. Đó có thể là một giọt suong, giọt mưa mùa xuân hay giọt am thanh của tiếng chim chiền chiện. Đó là những gì tinh túy nhất của đất trời mùa xuân được kết tinh thành hình khối, có đường nét, có màu sắc. Động tác đưa tay hứng “từng giọt long lanh rơi” thể hiện thai dộ trân trọng, đắm say, ngất ngay khi mùa xuân về.
Từ mùa xuân của thiên nhiên, đất trời, Thanh Hải đã ngợi ca vẻ đẹp
“Mùa xuân người cầm súng mùa xuân của đất nước:
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao”
Đất nước ta lúc này đã hoàn toàn được độc lập, nhưng để có một mùa xuân bình yên, ấm no, hạnh phúc thì chúng ta không thể nào quên hình ảnh người cầm súng và người ra đồng, đó là những người lính đang làm nhiệm vụ bảo vệ biên cương đất nước. Và đó cũng là những người nông dân đang miệt mài sản xuất để khôi phục kinh tế sau chiến tranh. Họ luôn gắn liền với hình ảnh “lộc”, “lộc”là những vòng lá ngụy trang trên lưng người chiến sĩ. “Lộc” là những chồi nontrai3 dài nương mạ. Hay chính họ là những người đem đến ấm no, hạnh phúc, bình yên và ấm no cho dân tộc Việt Nam. Họ đang sống với nhịp độ sống khẩn trương, xôn xao, sôi nổi, hăng say. Mà diệp từ “tất cả” và tính từ “xôn xao” đã nói lên điều đó.
Là một người con của đất Việt, tác giả không thể nào quên được quá khứ đáng tự hào của dân tộc:
“Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước”
Phép so sánh ”đất nước như vì sao” là một phép so sánh giàu ý nghĩa. Tất cả xuất phát từ lòng tự hào, tin tưởng vào tương lai phía trước của đất nước.
Từ những rung cảm đẹp trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước. Thanh Hải bộc lộ ước nguyện tha thiết của mình:
“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến”
Điệp ngữ “ta làm” với cụm từ “ta nhập” đã thể hiện rõ ước nguyện tha thiết của nhà thơ. “Làm con chim hót”, nhà thơ muốn dâng tiếng thơ góp vào bản hòa ca, âm thanh trong trẻo của đất trời, ngợi ca đất nước. “Làm một cành hoa” trong muôn ngàn đóa hoa tươi sáng để tô điểm thêm hương sắc cho mùa xuân đất nước. Ông mong đem lại vẻ đẹp và hương thơm cho đời.
Trong bản hòa ca rộn rã, tưng bừng ấy, ông còn muốn được làm một nốt trầm, chỉ một nốt trầm mà thôi. Nhưng nốt trầm đó cũng đủ làm xao xuyến lòng người. Nhà thơ muốn đem tài năng, sức lực nho nhỏ của mình để góp phần vào việc xây dựng đất nước. Ông chỉ mong là một mùa xuân nho nhỏ để góp vào mùa xuân lớn của dân tộc:
“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”
Đến khổ thơ chúng ta vô cùng xúc động trước lời nguyện cầu cống hiến của nhà thơ. Khổ thơ giúp ta hiểu hơn ý nghĩa nhan đề của bài thơ. “Mùa xuân” là một ý niệm chỉ thời gian, sao lại thành một vật thể “nho nhỏ”? Phải chăng ước nguyện của nhà thơ thật giản dị, khiêm nhường. Tác muốn mình là “một mùa xuân nho nhỏ”, lặng lẽ, âm thầm dâng cho đời toàn bộ tâm hồn, trí tuệ, sức lực và cả sự sống của mình góp vào sự nghiệp của đất nước. Tác giả nguyện sống một cuộc đời đẹp như mùa xuân, góp vào mùa xuân lớn của đất nước. Đối với Thanh Hải, sự cống hiến này là liên tục không có giới hạn. điệp ngữ “dù là” và hoán dụ “tuổi hai mươi”, “khi tóc bạc” như là sự khẳng định một sự thách thức kiên trì với tuổi tác, bệnh tật. điều này càng mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc hơn khi những dòng thơ ấy được viết lên bởi một con người đang, sắp từ giả cuộc đời này. Ta bắt gặp lẽ sống cao đẹp này trong “một khúc ca xuân” của Tố Hữu:
“…Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, lá phải xanh
Lẽ nào có vay mà không có trả
Sống là cho đâu phải nhận riêng mình…”
Nếu như ở khổ thơ đầu.Tác giả dùng đại từ xưng hô “tôi” để nói lên cảm xúc rất riêng của mình khi đất trời vào xuân, thì khi nói về ước nguyện của mình, nhà thơ dùng đai từ “ta”. Việc chuyển đổi đại từ “tôi” sang “ta” mang một ý nghĩa rộng lớn: khát vọng cống hiến ấy không chi dừng lại ở Thanh Hải mà dường như là của tất cả mọi người. mỗi một người hãy có một cuộc sống đẹp, ý nghĩa như mùa xuân.
Và cuối cùng đoạn kết của bài thơ mang đậm dấu ấn của dân ca xứ Huế:
“Mùa xuân ta xin hát
Câu nam ai, nam bình
Nước non ngàn dặm tình
Nước non ngàn dặm mình
Nhip phách tiền xứ Huế”
Lời thơ như một tiếng tâm tình thủ thỉ của một con đất Huế luôn nặng tình với quê hương . Những khúc hát “Nam ai” “Nam bình” luôn là cho trái tim bao người rung động xao xuyến mỗi khi đươc thưởng thức.
KB: Với thể thơ năm chữ, giọng điệu chân thành, tha thiết này âm hưởng dân ca, đặc biệt xây dựng nhiều hình ảnh thơ đẹp, giản dị, gợi cảm, bài thơ là tiếng lòng thiết của Thanh Hải trước lúc ra đi. Nhưng suy nghĩ đẹp của tác giả về lẽ sống cao đẹp của đời luôn để lại trong lòng người đọc bao thế hệ.
 
T

the_myth

Phân tích giúp mình khổ thơ
''Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến

Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc. ''
Phân tích nội dung lẫn nghệ thuật nhé ;)
Thanks mọi người nhiều ! mình cần gấp ;)


Mình chỉ góp ý thôi, có gì sai sót bỏ qua cho :D

- Điệp ngữ "ta làm" đó là khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp - dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước.
* Từ những hình ảnh tự nhiên, giản dị và đẹp (con chim, cành hoa, bản hòa ca, nốt trầm) đã nói lên ước nguyện của nhà thơ. Qua đó thể hiện niềm mong muốn được sống có ích, cống hiến cho đời.
- Điệp ngữ "dù là" thể hiện niềm mong ước được cống hiến suốt cả cuộc đời cho đất nước - nhà thơ đã đề cập đến 1 vấn đề lớn của nhân sinh quan (đời sống cá nhân trong mối quan hệ cộng đồng).
 
Last edited by a moderator:
M

meoconnhinhanh97

“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến”
Điệp ngữ “ta làm” với cụm từ “ta nhập” đã thể hiện rõ ước nguyện tha thiết của nhà thơ. “Làm con chim hót”, nhà thơ muốn dâng tiếng thơ góp vào bản hòa ca, âm thanh trong trẻo của đất trời, ngợi ca đất nước. “Làm một cành hoa” trong muôn ngàn đóa hoa tươi sáng để tô điểm thêm hương sắc cho mùa xuân đất nước. Ông mong đem lại vẻ đẹp và hương thơm cho đời.
Trong bản hòa ca rộn rã, tưng bừng ấy, ông còn muốn được làm một nốt trầm, chỉ một nốt trầm mà thôi. Nhưng nốt trầm đó cũng đủ làm xao xuyến lòng người. Nhà thơ muốn đem tài năng, sức lực nho nhỏ của mình để góp phần vào việc xây dựng đất nước. Ông chỉ mong là một mùa xuân nho nhỏ để góp vào mùa xuân lớn của dân tộc:
“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”
Đến khổ thơ chúng ta vô cùng xúc động trước lời nguyện cầu cống hiến của nhà thơ. Khổ thơ giúp ta hiểu hơn ý nghĩa nhan đề của bài thơ. “Mùa xuân” là một ý niệm chỉ thời gian, sao lại thành một vật thể “nho nhỏ”? Phải chăng ước nguyện của nhà thơ thật giản dị, khiêm nhường. Tác muốn mình là “một mùa xuân nho nhỏ”, lặng lẽ, âm thầm dâng cho đời toàn bộ tâm hồn, trí tuệ, sức lực và cả sự sống của mình góp vào sự nghiệp của đất nước. Tác giả nguyện sống một cuộc đời đẹp như mùa xuân, góp vào mùa xuân lớn của đất nước. Đối với Thanh Hải, sự cống hiến này là liên tục không có giới hạn. điệp ngữ “dù là” và hoán dụ “tuổi hai mươi”, “khi tóc bạc” như là sự khẳng định một sự thách thức kiên trì với tuổi tác, bệnh tật. điều này càng mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc hơn khi những dòng thơ ấy được viết lên bởi một con người đang, sắp từ giả cuộc đời này.
 
K

ku_cau_96

Mùa xuân là đề tài bất tận của thơ ca. Song, cái cảm nhận về muà xuân của các nhà thơ theo thời gian có nhiều thay đổi. Đối với Mãn Giác Thiền Sư, một cao tăng nổi tiếng thời Lý, mùa xuân mang một tính chất triết lý sâu sắc:

"Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một nhành mai"
(Mãn Giác Thiền Sư)

Còn đối với những nhà thơ trước cách mạng, mùa xuân gợi lên một nét sầu cảm:

"Tôi có chờ đâu, có đợi đâu,
Mang chi xuân đến gợi thêm sầu"
(Chế Lan Viên)

Nhưng đối với nhà thơ Thanh Hải, mùa xuân mang một nét đẹp đáng yêu, tươi thắm; gợi lên trong lòng người đọc nhiều tình cảm rạo rực, tươi trẻ. Vì thế, mùa xuân trong thơ của Thanh Hải là biểu tượng cho sức sống mạnh mẽ của quê hương, dân tộc. Tất cả đa được thể hiện rõ nét trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ", một bài thơ đặc sắc được nhà thơ viết không lâu trước khi qua đời.

Người xưa có câu :"Thi trung hữu họa". Thơ ca vẽ nên những bức tranh tuyệt đẹp của cuộc sống. Mở đầu bài thơ, Thanh Hải đã phác họã nên một bức tranh xuân giản dị mà tươi đẹp.

"Mọc giữa dòng sông xanh,
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời"

"Dòng sông xanh" gợi nhắc hình ảnh những khúc sông uốn lượn của dải đất miền Trung quanh co, đó có thể là dòng sông Hương thơ mộng, một vẻ đẹp lắng đọng của xứ Huế mộng mơ. Trên gam màu xanh lơ của dòng sông thơ mộng, nổi bật lên hình ảnh một bông hoa tím biếc. Không có màu vàng rực rỡ của hoa mai, cũng không có màu đỏ thắm của hoa đào, muà xuân của Thanh Hải mang một sắc thái bình dị với màu tím biếc của bông hoa lục bình. Đây làmột hình ảnh mang đậm bản sắc của cố đô Huế. Không biết tự bao giờ màu tím đã trở thành màu sắc đặc trưng của con người và đất trời xứ Huế. Màu tím biếc gợi nhắc hình ảnh những nư' sinh xứ Huế trong những bộ áo dài màu tím dịu dàng, thướt tha. Nhà thơ đã sử dụng biện pháp đảo ngữ, đưa động từ mọc lên đầu câu như một cách để nhấn mạnh vẻ đẹp tươi trẻ, đầy sức sống của mùa xuân thiên nhiên. Trong bức tranh xuân của Thanh Hải không chỉ có hình ảnh, mà còn có âm thanh xao xuyến, ngân nga của con chim chiền chiện. Tiếng chim lảnh lót vang lên làm xao động cả đất trời, làm xao xuyến cả tâm hồn thi sĩ nhạy cảm của nhà thơ. Những từ ngữ cảm thán "ơi", "hót chi" đã thể hiện rõ nét cảm xúc của nhà thơ. Mùa xuân của thiên nhiên đã đem đến cho nhà thơ một cảm giác ngây ngất. Mùa xuân ấy không có gì khác lạ, vẫn là một mùa xuân rất giản dị trên quê hương xứ Huế của nhà thơ. Nhưng nhà thơ bỗng nhận ra vẻ đẹp lạ kỳ của mùa xuân, một vẻ đẹp mà bấy lâu nhà thơ không để ý. Phải chăng vì đây là lần cuối cùng được ngắm nhìn muà xuân quê hương nên nhà thơ cảm thấy mùa xuân ấy đẹp hơn, tươi sáng hơn?

Say sưa, ngây ngất trước vẻ đẹp giản dị mà nên thơ của muà xuân, nhà thơ bồi hồi xúc động:

" Từng giọt long lanh rơi,
Tôi đưa tay tôi hứng"

"Giọt long lanh" là giọt mưa xuân, giọt nắng vàng hay giọt sương sớm? Theo mạch cảm xúc của nhà thơ thì có lẽ đây là giọt âm thanh của tiếng chim ngân vang. Bằng một cảm nhận tinh tế, nhà thơ đã hình tượng hóa tiếng chim thành một sự vật có hình dáng, đây là một cách sáng tạo rất mới mẻ chỉ có thể có được nhờ tâm hồnï nhạy cảm của một thi sĩ. Như vậy, chỉ bằng ba nét vẽ: dòng sông xanh, bông hoa tím và tiếng chim chiền chiện ngân vang khắp đất trời; nhà thơ đã phác họa nên một bức tranh xuân tuyệt đẹp trên cố đô Huế .

Từ vẻ đẹp thanh khiết của mùa xuân thiên nhiên, nhà thơ liên hệ đến mùa xuân của đất nước, mùa xuân của cách mạng:

"Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ"

Bốn câu thơ mang cấu trúc song hành thể hiện rõ hai nhiệm vụ của nhân dân: chiến đấu bảo vệ tổ quốc va sản xuấtø làm giàu nước nhà. Hai nhiệm vụ ấy đặt nặng lên vai người chiến sĩ : "người cầm súng" và người nông dân: "người ra đồng". Nét đặc sắc của đoạn thơ là việc sáng tạo hình ảnh "lộc". "Lộc" là chồi non, cành biếc; "lộc" còn tượng trưng cho sự may mắn, niềm an lành trong năm mới. Đối với người chiến sĩ, "lộc" là cành lá ngụy trang che mắt quân thù. Đối với người nông dân, "lộc" là những mầm mạ non trải dài trên đồng ruộng bát ngát, báo hiệu một mùa bội thu. Người chiến sĩ chiến đấu bảo vệ tổ quốc sẽ đem về "lộc" là sự an lành và niềm vui, niềm tự hào chiến thắng cho dân tộc. Người nông dân gieo trồng lúa trên ruộng đồng, sẽ đem về lộc là những hạt gạo trắng ngần, những bát cơm ngon ngọt cho đồng bào cả nước. Cả dân tộc bước vào xuân mới với khí thế khẩn trương và náo nhiệt:

"Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao..."

Bằng cách sử dụng những từ láy "hối hả", "xôn xao" cùng với điệp từ, nhà thơ đã đem đến cho câu thơ một nét rộn ràng, nhộn nhịp. "Hối hả" nghĩa là vội vã, khẩn trương. "Xôn xao" là có nhiều âm thanh trộn lẫn vào nhau, làm cho náo động. Từ những âm thanh xôn xao và sự hối hả của con người, nhà thơ lại suy tư về sự phát triển của đất nước qua bốn ngàn năm lịch sử:

"Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước"

Chặng đường lịch sử của đất nước qua bốn ngàn năm trường tồn đã trải qua biết bao thăng trầm, với biết bao nhiêu là "vất vả và gian lao". So sánh đất nước với vì sao sáng, nhà thơ đã thể hiện niềm tự hào đối với đất nước và dân tộc. Sao là nguồn sáng bất diệt, là vẻ đẹp vĩnh hằng trong không gian và thời gian. Ngôi sao sáng đã trở thành vẻ đẹp lộng lẫy trên lá cờ Việt Nam, trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp ngời sáng của con người và đất nước Việt Nam. Đất nước vẫn không ngừng phát triển, vẫn cứ "đi lên phía trước" để sánh vai với các cường quốc trên thế giới. Đoạn thơ thể hiện ý chí vươn lên không ngừng của con người và đất nước Việt Nam.

Trong khí thế tưng bừng của đất nước vào xuân, nhà thơ cảm nhận được một mùa xuân tươi trẻ, rạo rực trỗi dậy trong tâm hồn. Đó là mùa xuân của lòng người, mùa xuân của sức sống tươi trẻ, mùa xuân của sự cống hiến và hòa nhập.

"Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến"

Nhịp thơ dồn dập và điệp từ "ta làm" diễn tả rõ nét khát vọng cống hiến của nhà thơ. Nhà thơ muốn làm một con chim hót, muốn làm một nhành hoa thắm trong vườn hoa xuân để dâng tiếng hót tha thiết, đê'â tỏa hương tỏa sắc tô điểm cho mùa xuân đất nước. "Nốt trầm" là nốt nhạc tạo nên sự lắng đọng sâu sa trong một bản nhạc . Trong cái không khí tưng bừng của ngày hội mùa xuân, nhà thơ muốn làm một nốt nhạc trầm để góp vào khúc ca xuân của dân tộc một chút vấn vương, xao xuyến. Từ khát vọng hoà nhập, nhà thơ thể hiện rõ hơn khát vọng cống hiến của mình trong những câu thơ kế tiếp:

"Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc"

"Mùa xuân nho nhỏ" là cách nói ẩn dụ đầy sáng tạo của nhà thơ. Mỗi con người đều có thể góp một phần công sức của mình như một "mùa xuân nho nhỏ để tô hương, thắm sắc cho quê hương, đất nước. "Dâng" là hành động cống hiến, cho đi mà không đòi hỏi sự đền đáp. Phép đảo ngữ nhằm nhấn mạnh khát vọng cống hiến chân thành của nhà thơ. Nhà thơ muốn góp công sức của mình trong công cuộc xây dựng đất nước nhưng chỉ với một thái độ hết sức khiêm tốn, không khoa trương mà chỉ là "lặng lẽ", âm thầm nhưng lại là toàn tâm toàn ý, như nhà thơ Tố Hữu đã khẳng định:

"Lẽ nào vay mà không phải trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình"

Điệp từ "dù là" được điệp lại hai lần thể hiện rõ sự tự tin, bất chấp thời gian và tuổi tác của nhà thơ. Qua khổ thơ, nhà thơ đã nhấn mạnh một ý nghĩa hết sức sâu sắc: nhiệm vụ cống hiến xây dựng đất nước là của mọi người, và là mãi mãi. Không ai là không có nghĩa vụ xây dựng đất nước, và nghĩa vụ ấy kéo dài cả một đời người, từ tuổi hai mươi cho đến khi đầu đã điểm bạc theo năm tháng. Đây là lời kêu gọi mọi người cùng chung vai gánh vác công việc xây dựng và phát triển đất nước, để đất nước có thể vững vàng mà tiếp tục "đi lên phía trước".

Khổ thơ cuối là tiếng hát yêu thương nhà thơ ban tặng cho đất nước và dân tộc, như một sự hiến dâng cuối cùng cho quê hương, đất nước:

"Mùa xuân-ta xin hát
Khúc Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế"

Trong những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời, Thanh Hải muốn hát lại hai làn điệu dân ca quen thuộc của quê hương xứ Huế. Có lẽ, trong những ngày tháng nằm trên giường bệnh, khi bị tử thần rình rập, nhà thơ lại thấy quê hương của mình đẹp hơn, và bản sắc của quê hương mình cũng đáng tự hào hơn. Đây cũng là cách để nhà thơ thể hiện tình yêu quê hương, nguồn cội. Đoạn thơ cho thấy rõ nhà thơ rất yêu mến quê hương xứ Huế thơ mộng cuả mình, có lẽ cũng từ đó mà nhà thơ có thể mở rộng tình cảm để yêu mến đất nước, mới có thể cống hiến cả cuộc đời cho nước nhà. Bởi lẽ, chỉ có những người biết yêu mến quê hương, xóm làng thì mới có thể mở rộng lòng mình ra để yêu mến đất nước, dân tộc.

Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" được viết theo thể thơ năm tiếng, với cấu trúc gồm bảy khổ thơ, mỗi khổ từ bốn đến sáu câu. Những hình ảnh ẩn dụ sáng tạo, biện pháp nhân hóa , điệp ngữ và những từ ngữ tượng hình được sử dụng thành công đã tạo nên nét đặc sắc cho bài thơ. Qua đó, ta có thể cảm nhận được cái thi vị trong hồn thơ Thanh Hải.

Tình yêu thiên nhiên, sự xúc động trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân cách mạng và khát vọng cống hiến cho đất nước đã được Thanh Hải gợi lên qua bài thơ "Muà xuân nho nhỏ". Tuy là tác phẩm được viết không lâu trước khi nhà thơ qua đời, nhưng bài thơ vẫn để lại trong lòng bao thế hệ bạn đọc những cảm xúc sâu lắng, khó phai mờ. Và, bài thơ vẫn sẽ tiếp tục trường tồn cùng với những bước đi lên của đất nước, gợi nhắc cho những thế hệ trẻ một cách sống đẹp: góp một "mùa xuân nho nhỏ" của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc, để đất nước ta mãi mãi tươi đẹp như trong tiết xuân. Thế mới biết, cuộc đời của con người thì có hạn, nhưng những giá trị tinh thần mà con người để lại cho đời sau thì có giá trị vĩnh hằng.

_________________________________________________________
@_@
 
Top Bottom