[Văn 9]_Một số đề văn cần giúp đỡ

P

p3nghoknghek

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1/Nêu tác dụng của phép ẩn dụ trong 2 câu thơ sau:
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ,em nằm trên lưng
2/"Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân ko giay2
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay"
Cac từ:tay,chân,vai,miệng,ở đoạn thơ trên, từ nào dùng theo nghĩa chuyển,từ nào dùng theo nghĩa gốc.Nghĩa chuyển đc hình thành theo hình thức nào?
3/Viết 1 văn bản nghị luận trình bày những suy nghĩ cua em về 1 thói wen xấu cần đc chấn chỉnh của học sinh hiện nay.
 
Last edited by a moderator:
S

seagirl_41119

1/Nêu tác dụng của phép ẩn dụ trong 2 câu thơ sau:
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ,em nằm trên lưng

Mặt trời không gợi ra cảm giác về độ nóng, độ chói mà trở thành hình tượng biểu trưng cho nguồn sống mạnh mẽ. Mặt trời của bắp đem lại hạt mẩy hạt chắc. Mặt trời của mẹ – em cu Tai là hạnh phúc, nguồn sống của mẹ. Những chú bé Tà-ôi được tắm trong ánh sáng sẽ trở nên vạm vỡ săn chắc, ánh mặt trời hào phóng ban tặng cho mẹ những đứa con khoẻ mạnh của núi rừng. Hình tượng sáng tạo của Nguyễn Khoa Điềm đã đem lại những rung cảm thẩm mĩ đặc biệt.
 
B

boycuchuoi

cám nhận của em về chi tiết "cái bóng" trong "Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyến Dữ (viết đoạn văn thui mọi người ơi . Giúp em nhanh nha em đang cần gấp nè
 
M

marble_mercury

hình ảnh "cái bóng" là một hình ảnh phụ nhưng cần thiết để tạo nên tình tiết trg câu chuyện. "Cái bóng" là nguyên nhân gây ra nỗi oan của Vũ Nương (đứa con nhầm đó là cha) nhưng cũng chính "cái bóng" là nguyên nhân giúp Trương Sinh nhận ra nỗi oan của vợ.
Cứ theo đó mà triển khai ý.
 
B

boycuchuoi

bạn có thể viết dùm mình thành 1 đoạn văn( hay bài văn thì càng tốt) được không vì mình không có nhiều ý về chi tiết này nên khó viết lắm , mong bạn giúp mình sớm nha cảm ơn bạn nhiều
 
T

thuyan9i

Nghĩ chuyện trên đời kì lạ thật. Chuyện tình duyên, sống ****, số phận của con người lại được định đoạt tù một câu chuyện đùa về một cái bóng. Ngày xưa, thân mẫu của Trịnh Trang Công trong Ðông Chu liệt quốc đã gây ra bao chuyện phiền phức dẫn đến cảnh đầu rơi máu chảy chỉ vì bà ghét Trịnh Trang Công khi xưa sinh ngược khiến bà phải đau đớn.

Chuyện đời vẫn thế, đó là chỗ éo le phức tạp trong đời sống tâm hồn con người. Chỗ kì bút của Nguyễn Dữ là đã bắt nắm được một tình huống éo le như vậy. Trong văn chương nước ta cũng như thế giới không hiếm những câu chuyện xen những yếu tố truyền kì. Nét riêng của Chuyện người con gái Nam Xương là hai yếu tố thực và truyền kì không đan xen vào nhau mà kết cấu thành hai phần. Phần truyền kì vùa làm cho câu chuyện thêm lung linh hư ảo, vùa góp phần làm rõ những yếu tố ở phần thực. Phần thực là cơ sở để xây dựng phần truyền kì (phần thực, tôi muốn nói thực của văn học). Bằng mối liên hệ giữa hai phần, nhà văn làm nổi bật tính cách nhân vật và thể hiện chủ đề của tác phẩm.

Người con gái Nam Xương Vũ Thị Thiết là nhân vật chính xuyên suốt hai phần của tác phẩm. Nguyễn Dữ không chú trọng việc miêu tả hình thức, chúng ta chỉ biết Vũ nương là người “có tư dung tốt đẹp”. Tính cách nhân vật được thể hiện qua hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ với chồng và ** chồng. Mối quan hệ đó diễn ra ở những thời điểm khác nhau. Ở tùng thời điểm ấy, nhân vật bộc lộ cá tính của mình. Mối quan hệ với Trương Sinh diễn ra trên bốn thời điểm: khi chồng ở nhà, khi chia tay, khi xa chồng và khi chồng trở về. Khi chung sống với nhau, biết Trương Sinh là người có tính đa nghi, hay ghen nên “nàng giữ gìn khuôn phép” cho gia đình hoà thuận. Khi tiễn chồng đi tòng quân, tính cách của Vũ nương được thể hiện ở lời đưa tiễn. Nàng nói với chồng: “Lang quân đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn hầu trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên”. Nàng nghĩ đến những khó nhọc, gian nguy của người chồng trước rồi mới nhận ra sự lẻ loi của mình. Tù cách nói đến nội dung của những câu nói hiện lên một Vũ nương dịu dàng, thiết tha với hạnh phúc, không hư danh, thương chồng và giàu lòng vị tha, một tâm hồn có văn hoá. Trong những ngày xa chồng, nàng nuôi con thơ, chăm sóc ** chồng như ** đẻ của mình. Ngòi bút Nguyễn Dữ tỏ ra già dặn, nhà văn đã để cho chính người ** chồng ấy nhận xét về tấm lòng hiếu thảo của nàng trước khi bà cụ qua đời: “Sau này trời giúp người lành ban cho phúc trạch, giống giòng tươi tốt… xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng nỡ phụ **”. Trong con mắt của người ** chồng ấy, nàng là “người lành”. Ðến khi người chồng đi chinh chiến trở về nghi oan cho nàng, Vũ nương tỏ bày không được thì tự vẫn, chứ không sống “**** tiếng nhuốc nhơ”.

Khi thì cách xủ thế, khi thông qua lời nói, khi hành động, khi thái độ hình ảnh Vũ nương hiện lên là một người trong trắng thuỷ chung, giàu lòng vị tha, hiếu thảo nhưng cũng là một người phụ nữ khí khái, tự trọng. Ðó là một tâm hồn đẹp, đẹp một cách có văn hoá. Dường như Nguyễn Dữ đã tập trung những nét đẹp điển hình của người phụ nữ Việt Nam vào hình tượng Vũ nương. Con người đẹp, thiết tha với hạnh phúc này phải **** - Ðó chính là bi kịch về số phận con người. Vấn đề này biết bao nhà văn xưa nay tùng trăn trở. Có lẽ đó cũng là bi kịch của muôn đời. Bởi vậy, vấn đề mà Chuyện người con gái Nam Xương đặt ra là vấn đề có tính khái, quát giàu ý nghĩa nhân văn. Phía sau tấn bi kịch của Vũ nương có một cuộc sống chinh chiến, loạn li, gây cách biệt, nhưng căn bản là người chồng mù quáng đa nghi, thiếu sáng suốt. Những kẻ như thế xưa nay tùng gây ra bao nỗi oan trái, đổ vỡ trong đời. Ðó cũng là một thứ sản phẩm hằng có trong xã hội con người. Cho nên vấn đề tưởng chùng rất riêng ấy lại là vấn đề điển hình của cuộc sống. Tất nhiên trong tấn bi kịch này có phần của Vũ nương. Nàng vùa là nạn nhân nhưng cũng là tác nhân. Bởi chính nàng đã lấy cái bóng làm cái hình, lấy cái hư làm cái thật. Âu đó cũng là một bài học sâu sắc của muôn đời vậy.

Phần truyền kì trong câu chuyện là chuyện Vũ nương không ****, trở về sống trong Quy động của Nam Hải Long Vương… đó là cuộc sống đời đời. Nhà văn đã tạo ra một cuộc gặp gỡ kì thú giữa Phan Lang - một người dương thế - với Vũ Nương nơi động tiên. Cuộc gặp gỡ ấy đã làm sáng tỏ thêm những phẩm chất của Vũ nương. Khi Phan Lang nhắc đến chuyện nhà của tổ tiên thì Vũ nương “ứa nước mắt khóc”. Nàng quả thật là một con người thiện căn, thiết tha gắn bó với quê hương đời sống mà không được sống. Tính cách của nàng và bi kịch như được tô đậm khơi sâu một lần nữa. Nhưng dụng ý của nhà văn đưa phần truyền kì vào câu chuyện không chỉ có thế. Nguyễn Dữ muốn khẳng định một chân lí nghệ thuật: cái Ðẹp là bất tủ. Vũ nương không sống được ở cõi đời thì sẽ sống vĩnh hằng ở cõi tiên, vì nàng là cái Ðẹp.

Nói cho cùng, hiện thực của câu chuyện là hiện thực về tấm lòng của nhà văn trước những vấn đề của cuộc sống. Nhà văn đã đi sâu khai thác những vẻ đẹp và nỗi đau khổ xót xa phức tạp của tâm hồn con người, nhất là người phụ nữ trong xã hội đương thời như Vũ nương. Cũng qua đó, nhà văn khẳng định một chân lí nghệ thuật phảng phất như trong các truyện cổ dân gian… Thánh Gióng về trời, An Dương Vương xuống biển… kì lạ mà cũng rất thực.
(ST)
 
B

boycuchuoi

bạn viết lạc đề rồi đề của mình là phân tích ý nghĩa của hình tượng "cái bóng " trong truyện "Chuyen người con gái Nam Xương " cơ mà bạn giúp mình phân tích lại đi mình đang cần gấp lắm
 
T

thuyan9i

Ta vẫn thường bắt gặp những cái bóng trong văn học cái ko phải là cái bóng văn chương mà là cái bóng của tình người.
VŨ nương người con gái đẹp ngươif đẹp nết tư dung tốt đẹp đã chịu một số phận bắt hạnh ngay cả trong mái ấm hạnh phúc gia đình do sự hiểu lầm đnags tiếc về cái bóng .TRong rât nhìu chi tiết trong chuyện có lẽ cái bóng là chi tiết đặc săc nhất có tính nhân văn nhân đạo nhất.Nó vừa là chi tiết thắt nút và mwor nutrs câu chuyện.Sau khi Trương SInh đ,i lính Vũ nương luôn tận tình chăm sóc gia đình để bù đắp tình cảm cho con nàng thường chỉ bóng mình trên vách và bảo đó là cha của Đản.Và tất nhiên ngwuoif cha "hờ" ấy ko bao giwof nói chuyện và bế đuwocj Đản cả.Cai bóng cũng nhwu đã làm khuây khoả nỗi nhwos chồng của nag.Cái bóng đẫ thể hiện được lòng thuỷ chung son sắt của Vũ nuwong khi chồng đi vắng , cái. bóng nhưì làm dịuh bớt phần nao nhungx lo toan của cuộc sống khi vắng chồng .Chiếc bóng vô chi vô giác hiện lên tường thôi nhwungx cũng đủ sưởi ấm trái tim của người thiếu phụ trẻ cùng đứa con nhỏ.Hàng ngày vẫn vậy mỗi tôi nàng vãn luôn cung "chồng" chwoi đùa với con trong lòng nghĩ đến ngày hạnh phúc sắp tới.Những tuwongr hạnh phúc đến vơi nag nhwung ngày nag mong đợi nàng lại chịu một nỗi oan khó rửa sạch và ngọn nguồn là do cái bóng.Do sự thương nhớ của nag gửi nhầm chỗ.Do sự ghen tuông của ngwuwoif chồng vu phu.Và thật buồn cười khi Truwong Sinh lại đi ghen tuông với một cái bóng in trên vách tường.Lúc này cái bóng nhwu làm mở nút câu chuyện đầy bi kịch.Nhng cáih bóng khắc hoạ rõ nét tính cách nhân vật - một cô gái dưc hạnh vẹn toàn.Và chi tiết đó cũng góp phần tố cáo hiện thwucj chiến tranh bạo tàn khiến bao gia đình li biệt khiến bao nguwoif phụ nữa phải chịu nỗi oan kêu trời.Và ở đây cái bóng alij làm công viêch thắt nút câu chuyện .Bonsg chàng in trên vách vậy la ngwuwoif cha hwof lại xuáta hiện ,tưởng gặp phải tinh ffichj chàng sẽ ko tự chủ đc nhưng ai ngờ gặp pahir tình địch cũng chính là lcus chàng ân hận chua xót về mình thì đã quá muộn.CHàng đã chính tay mình huỷ hoại hạnh phúc gia đình mình mà ko bít.CHi tiết cái bóng là chi tiết đặc sắc khi đã giúp đwua truyện thêm kịch tính và giàu gia trị nhân văn nhân đạo
 
K

keodungkd_271

Bài trên còn thiếu những 2 luận điểm chính thuyan91 à.
Còn chi tiết các bóng mờ ảo trên sông Hoàng Giang sau ba ngày ba đêm Trương Sinh lập đàn jải siêu cho vũ Nương mà.
Với lại ý nghĩa của chi tiết cái bóng trên vách khi TS vắng nhà bạn nói vẫn thiếu .
Nữa nè , LĐ 2 là chi tiết cái bóng xuất hiện wa lời kể của chú bé Đản dẫn đến bi kịch cả đời Vũ Nương mà.
Chi tiết cái bóng xuất hiện 3 lần thì bạn mới nói đc 1 và vẫn còn thiếu . bài này tụi mik làm nhiều nên jờ viết lại ngại lắm , có trong đề thi huyện mik năm nay nữa đó.
 
T

thuyan9i

umh
hic
tớ chỉ nói qua thui mà
cám ơn đã chỉ bảo
tại hôm đó đánh nhanh cho xong nên quên mất
nhưng cái bóng thì làm gì có cái bóng ở lúc Vux nương về
cái đó ko tính mà bạn chỉ có cái bóng in trên vách thui
 
K

kanye

cám nhận của em về chi tiết "cái bóng" trong "Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyến Dữ (viết đoạn văn thui mọi người ơi . Giúp em nhanh nha em đang cần gấp nè
- cái bóng vừa là yếu tố thắt nút ai oán, đau thương trong " chuyện người con gài nam xương " , vừa là yếu tố tháo nút
vũ nương chỉ lên bóng mình , nói vs đản , đó là cha nó -. thắt nút cho mốt bi kích , mốt thảm cảnh -> thắt
nhưng , cũng vs cái bóng đó , đã xáo tan đi tất cả -> tháo
- ngoài ra cái bóng còn là yếu tố nói lên tấm lòng son sắt , thuỷ chung , tình yêu thương con của vũ nương
đây lá mấy ý chính cần thiết ( theo mình ) , từ đây , bạn có thể triển khai ra thành một đoạn vân theo nhiều cách khác nhau :D
 
C

congchualolem_b

1/Nêu tác dụng của phép ẩn dụ trong 2 câu thơ sau:
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ,em nằm trên lưng
2/"Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân ko giay2
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay"
Cac từ:tay,chân,vai,miệng,ở đoạn thơ trên, từ nào dùng theo nghĩa chuyển,từ nào dùng theo nghĩa gốc.Nghĩa chuyển đc hình thành theo hình thức nào?
3/Viết 1 văn bản nghị luận trình bày những suy nghĩ cua em về 1 thói wen xấu cần đc chấn chỉnh của học sinh hiện nay.

Câu 1:

Tình cảm gia đình vốn là chủ đề đc nhiều ng quan tâm, mang đến cho các nhà thơ và nhà văn những cảm xúc đặc biệt và khó tả, là cái gốc của bao tác phẩm thơ ca làm xao động lòng ng. Nguyễn Khoa Điềm - 1 nhà thơ tài hoa lãng mạng, đầy triết lí, giàu vốn sống và sâu sắc, tình cảm, ông cũng cảm nhận được tình cảm đặc biệt ấy. Nhờ khả năng vốn có của mình ông đã viết nên những vần thơ về tình mẹ con làm rung động bao con ng. Trong số ấy làm sao ta quên được hai câu thơ trong "khác hát ru những em bé trên lưng mẹ" :
"mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
mặt trời của mẹ, con nằm trên lưng"
Câu thơ mang giọng điệu của người vùng núi, thật thà, chân chất nhưng sâu nặng tình cảm. Tuy giản dị nhưng vô cùng sâu sắc và đầy tình cảm, trong câu thứ nhất "mặt trời" là của chung, là nguồn sống của muôn loài, k có ánh sáng mặt trời sẽ k có sự sống tồn tại đến ngày nay, đó là hình ảnh thật vô cùng sống động. Trong câu thứ hai "mặt trời" k còn là mặt trời đơn thuần nữa vì nó đã được chuyển nghĩa và mang tính hình tượng, con chính là mặt trời của mẹ, là niềm tin yêu, động lực sống của mẹ, con là tất cả của đời mẹ. Mặt trời là hiện thân của sự ấm nóng, rực rỡ và ngời sáng, con trong lòng mẹ vừa bé bỏng lại và to lớn và cao đẹp dường bao. Đến đây ta lại chợt nhớ hai câu thơ của Viễn Phương:
"ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ"
Ở đây cũng sử dụng hình ảnh ẩn dụ và hình ảnh tượng trưng, một mặt trời ở trên và một mặt trời trong lăng như đối diện nhau, mặt trời thực làm nền cho mặt trời ẩn dụ trong câu 2, làm tôn thêm vẻ đẹp cao quý của Bác. Còn vs Nguyễn Khoa Điềm ông đã để 2 hình ảnh mặt trời song song ở cả 2 câu, đó như là sự khẳng định và nhấn mạnh, trong lòng mẹ chỉ có con là mặt trời duy nhất, con là tất cả và hơn hết bất cứ thứ gì trên thế giới này. Lòng mẹ vs con là lòng biển, rộng mênh mông và dạt dào tình yêu, mẹ yêu con đến nỗi vs mẹ k gì có thể thay thế vị trí của con trong lòng mẹ. Tình mẹ trong hai câu thơ trên của NKĐ cũng dạt dào và ấm nồng như thế ấy.
 
Last edited by a moderator:
K

keodungkd_271

umh
hic
tớ chỉ nói qua thui mà
cám ơn đã chỉ bảo
tại hôm đó đánh nhanh cho xong nên quên mất
nhưng cái bóng thì làm gì có cái bóng ở lúc Vux nương về
cái đó ko tính mà bạn chỉ có cái bóng in trên vách thui
Ủa , nói vậy mà đằng ấy chưa hỉu à . :(
Chi tiết cuối cũng vô cùng wan trọng đó bạn ạ. Nó khẳng định lại sự mờ ảo , mỏng manh của hạnh fúc , còn 2 ý nữa nhưng...mik wen rùi , :DMà cía bóng xuất hiện 3 lần là 3 ý nghĩa khác nhau khêu gợi nhiều triết lí đó bạn à chứ ko riêng j mỗi chi tiết tiêu biểu cái bóng trên vách đâu . Nếu chưa rõ bạn có thể hỏi lại cô jáo hoặc đọc thêm tư liệu để tìm hiểu như Bình jảng (Tụi mik hay gọi tắt thế vì đọc nhìu nhưng bìa sách màu đỏ đó bạn , la HS jỏi văn chắc bạn bik wuyen này )
 
K

keodungkd_271

Câu 1:

Tình cảm gia đình vốn là chủ đề đc nhiều ng quan tâm, mang đến cho các nhà thơ và nhà văn những cảm xúc đặc biệt và khó tả, là cái gốc của bao tác phẩm thơ ca làm xao động lòng ng. Nguyễn Khoa Điềm - 1 nhà thơ tài hoa lãng mạng, đầy triết lí, giàu vốn sống và sâu sắc, tình cảm, ông cũng cảm nhận được tình cảm đặc biệt ấy. Nhờ khả năng vốn có của mình ông đã viết nên những vần thơ về tình mẹ con làm rung động bao con ng. Trong số ấy làm sao ta quên được hai câu thơ trong "khác hát ru những em bé trên lưng mẹ" :
"mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
mặt trời của mẹ, con nằm trên lưng"
Câu thơ mang giọng điệu của người vùng núi, thật thà, chân chất nhưng sâu nặng tình cảm. Tuy giản dị nhưng vô cùng sâu sắc và đầy tình cảm, trong câu thứ nhất "mặt trời" là của chung, là nguồn sống của muôn loài, k có ánh sáng mặt trời sẽ k có sự sống tồn tại đến ngày nay, đó là hình ảnh thật vô cùng sống động. Trong câu thứ hai "mặt trời" k còn là mặt trời đơn thuần nữa vì nó đã được chuyển nghĩa và mang tính hình tượng, con chính là mặt trời của mẹ, là niềm tin yêu, động lực sống của mẹ, con là tất cả của đời mẹ. Mặt trời là hiện thân của sự ấm nóng, rực rỡ và ngời sáng, con trong lòng mẹ vừa bé bỏng lại và to lớn và cao đẹp dường bao. Đến đây ta lại chợt nhớ hai câu thơ của Viễn Phương:
"ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ"
Ở đây cũng sử dụng hình ảnh ẩn dụ và hình ảnh tượng trưng, một mặt trời ở trên và một mặt trời trong lăng như đối diện nhau, mặt trời thực làm nền cho mặt trời ẩn dụ trong câu 2, làm tôn thêm vẻ đẹp cao quý của Bác. Còn vs Nguyễn Khoa Điềm ông đã để 2 hình ảnh mặt trời song song ở cả 2 câu, đó như là sự khẳng định và nhấn mạnh, trong lòng mẹ chỉ có con là mặt trời duy nhất, con là tất cả và hơn hết bất cứ thứ gì trên thế giới này. Lòng mẹ vs con là lòng biển, rộng mênh mông và dạt dào tình yêu, mẹ yêu con đến nỗi vs mẹ k gì có thể thay thế vị trí của con trong lòng mẹ. Tình mẹ trong hai câu thơ trên của NKĐ cũng dạt dào và ấm nồng như thế ấy.
Èo , bạn vẫn dùng từ địa fương à , ai lại nói lãng mạng nữa.Mà cái này bạn nhận xét chủ wan wa , lần đầu tiên có ng bảo NKD là ng lãng mạn đấy . Kể cả đến fần sau bạn còn nói thơ ông thật thà chân chất cơ mà , đối lập wa bạn ơi;)
Mà fân tích vẫn chưa nói đến đặc sắc nghệ thuật và liên hệ bên ngoài wa nhiều:eek:
 
K

keodungkd_271

trời , bạn jỏi ghê , đến từ ngữ đó mà cũng cần tranh cãi thật pó tay.
 
K

kanye

uhm , mình nghĩ các bạn không cần căng thẳng về mấy cái từ ngữ nhỏ nhặt nàt làm chi cho nhức cái óc
đây là ý kiến của mình :
" khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ " của nguyến khoa điềm , ngân lên khi đất nước đang oằn mình dười làn mưa bom của quân thù . Đất nước ấy trong thơ ông là đất nước của nhân dân , của tynh thần iu nươc và còn của cả những câu hát mẹ ru con . Mẹ ru con là ru ươc mơ , ru hoà bình , ru tương lai đất nươc và có lẽ là ru cả mặt trời
" mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
mặt trời của mẹ em nằm trên lưng "
hai ông mặt trời là hai điểm sáng của bài thơ , là nơi ánh hào quang chíu rọi từng câu chữ . Mặt trời trong " mặt trời của bắp thì nằm trên đồi " là mật trời của thiên nhiên , của tạo hoà . Mặt trời ấy là nguồn năng lượng cho muôn loài , cho bắp . Bắp cần mặt trời như cần sự sống , cần sức mạnh để vươn lên và phát triển . Nếu một ngày nào đó , mặt trời bỗng khuất bóng , thì bắp cũng dần héo úa mà tàn khô . Từ hình ảnh mặt trời thiên nhiên ấy , NKĐ đã khéo lleso dùng lối ẩn dụ cho mặt trới trong " mặt trời.....trên lưng " . Nếu như mặt trời của vũ trụ là sức sống cho muôn loài , là giọt nắng mai cho cây cối xanh tươi , là tia nắng ấm cho muôn loài tận hưởng , thì con là mặt trời của mẹ . Con là tất cả của mẹ , như mặt trời kia là tất cả của bắp . Vì con , mẹ lên rẫy , vì con , mẹ vượt rừng , vì con , mẹ làm tất cả . mai sau lớn lên , tia nắng nhỏ đời mẹ lớn lên ..lớn lên rồi trưởng thành , mẹ vui , mẹ khóc , mẹ khóc trong hân hoan , con mẹ đã khôn lớn , đả bước đi trên chính đôi chân , nhưng , mẹ còn khóc , vì mẹ biết , từ nay , mẹ không còn có thể cõng " mặt trời trên lưng " nữa , . con lớn rồi , con dần dần xa mẹ rồi . Nhưng , xa đi không phải là mất hết , mẹ mãi nơi đây , dõi theo từng bước chân con đi , mẹ mãi tự hào nhín theo trên đoạn đường con ra đi bảo vệ tổ quốc , ra đi kháng mỹ...Nói túm lại , mặt trời ấy , người con ấy , là tất cạ , lá lẽ sống của người mẹ tà oi
...hix , còn đoạn cuối tổng họp lại tất cạ thì pak tụ làm típ hỉ , em phải đi học nên chỉ làm được tới đây thoai ak ( hơi dở , post đại cho nó khí thế ^^)
 
H

ha_nghi

chậc, nhầm chút chính tả thôi cần gì bắt bẻ nhau ghê vậy các cậu, mà cái cậu keodung gì đó ơi, NKĐ như thế là đúng rồi nhé, còn bạn lọ lem gì đó, bạn viết cái này là đoạn hay là gợi ý vậy, thấy nó đả động mà kO sâu, mở rộng nhiều giống như hướng dẫn hơn là bài làm thì phải :D
 
M

m4u_mylove

Giúp mình viết đoạn văn với !

Đề bài : Bài thơ đồng chí kết thúc bằng hình ảnh đặc sắc. Đây kà bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của người lính, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ.
 
V

vuongtoandanphung

cái bóng còn là tình tiết để câu chuyện dược thắt nút và mở nút một cách hợp lí và tự nhiên nữa
 
Top Bottom