[Văn 8]

  • Thread starter gaub0ng.n01_l0v4
  • Ngày gửi
  • Replies 4
  • Views 3,659

G

gaub0ng.n01_l0v4

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Em hiểu gì về từ sang trong câu thơ " Cuộc đời cách mạng thật là sang"
Câu 2: Tại sao lại có thể nói hai câu thơ bài Ngắm trăng có ý nghĩa như cuộc vượt ngục về tinh thần của người tù cách mạng
Câu 3: Em cảm nhận được điều gì về tâm trạng người tù trong khổ thơ cuối bài thơ Khi con Tu Hú của Tố Hữu
Câu 4: Tại sao có thế nói Nước Đại Việt ta có ý nghĩa như 1 bản tuyên ngôn đọc lập của Đại Việt?
Câu 5: Em hiểu gì về tâm trạng và tình cảm của vị chủ tướng Trần Quốc Tuấn trong đoạn văn " ta thường ..... cũng vui lòng "

Mọi người giúp em nha tkaks mọi người nhiều @};- @};-@};- @};-@};-
 
M

mia_kul

Câu 4: Tại sao có thế nói Nước Đại Việt ta có ý nghĩa như 1 bản tuyên ngôn đọc lập của Đại Việt?
"Nước Đại Việt ta" được coi là bản tuyên ngôn độc lập của nước Đại Việt vì nó khẳng định chủ quyền của nước Đại Việt. Khẳng định đất Việt cũng có quyền riêng, có Vua và có những con người yêu nước.
"Nước Đại Việt ta" cũng giống như "Nam quốc sơn hà", là một "bản tuyên ngôn" có giá trị, khẳng định đất nước Việt Nam của người Việt Nam ~
 
L

lan_phuong_000

Câu 1:
Câu kết của bài thơ làm sáng bừng lên ý tưởng sâu sắc: “Cuộc đời cách mạng thật là sang”, đằng sau câu thơ là một nụ cười hóm hỉnh, niềm vui chân thành, giản dị của một vĩ nhân, đúng như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng khi viết về Bác đã khẳng định: vĩ nhân thường giản dị và lão thực. Công việc của Bác khi mới về hang Pắc Bó tưởng như đơn điệu, nhàm chán, nơi ở, bữa ăn, chỗ làm việc thật là thiếu thốn, gian khổ, nhưng với bậc vĩ nhân luôn giữ tính cần mẫn, không bao giờ lấy làm điều trước những vất vả, gian nan thường nhật, tâm trí luôn hướng tới những công việc lớn lao của Tổ quốc, chính vì vậy tâm hồn lúc nào cũng hướng về nhân dân, đất nước, về vẻ đẹp của cỏ cây hoa lá và hồn người.

* Sống cuộc sống gian khổ, suốt ngày làm việc cần mẫn, cuộc sống ấy vẫn SANG vì đang làm việc cho nước cho dân, Con người Bác luôn lo cho mọi kiếp người đau khổ, quan tâm đến những việc nhỏ nhất nếu việc đó quan hệ đến đời sống người dân
Câu 2:
Nói hai câu cuối trong bài thơ ngắm trăng có ý nghĩa như cuộc vượt ngục về tinh thần của người tù cách mạng vì khi tâm hồn mình đang thơ mộng mà chân tay lại bị cùm trói, trăng đẹp thế mà chẳng có rượu, có hoa để thưởng trăng?
Nhưng cũng chính vào những phút giây căng thẳng như thế, Hồ Chí Minh lại cũng tìm được cách để giành lấy một sự thư thái, nó là trạng thái cân bằng không thiếu được, nói như cách nói tâm lý học: Bác đã tự phân thân để có một cuộc sống thứ hai - nghĩa là từ trong tâm thức, Người đã mang sẵn cốt cách một thi nhân. Và ở đây ta đang nói đến những ngày tù ngục trong nhà tù Quốc dân Đảng Trung Quốc, cuộc sống thứ hai trong khung cảnh tù đày của Hồ Chí Minh là cuộc sống bên trong, cuộc sống hướng nội. Hướng nội - trong cách nhìn sự vật, trong cách độc thoại với chính mình, và hướng nội cả trong cách "vượt ngục" bằng "ý tại ngôn ngoại" của những vần thơ tù.
Câu 3:
Khổ thơ là lời bộc lộ trực tiếp cho tâm tư con người. Bốn câu cảm thán là sự dồn nén những cảm xúc mãnh liệt của một trái tim đau khổ, uất hận vì mất tự do. Nhà thơ nghe hè, cảm nhận hè chỉ qua tiếng chim tu hú gọi bầy. Hè đã đến, ba tháng trong ngục tối cũng đã trôi qua, lòng người thanh niên đầy nhiệt huyết càng trỗi dậy mạnh mẽ hơn tiếng gọi lên đường, tiếng gọi của tự do. Từ trong sâu thẳm tâm tư mình, người tù đã nhận ra tất cả cuộc sống náo nức, vui tươi bên ngoài lúc chỉ là tưởng tượng, bởi đó là tất cả những hình ảnh tồn tại trong trí nhớ của nhà thơ. Đó là những cánh đồng, những vườn cây trái, những vườn râm. Còn hiện tại, kẻ thù đang giày xéo quê hương, đã biến bao đồng quê thành hoang mạc và thực chất không gian tự do mà nhà thơ khát khao bên ngoài kia cũng chỉ là một không gian tù hãm, một cái lồng to giam chí lớn, như chụp lên cuộc sống con người, lên quê hương. Cho nên, khổ thơ là sự bừng tỉnh của lí trí, là tâm trạng uất ức, ngột ngạt muốn đạp bỏ tất cả, tìm đến không gian tự do, tự tại thật sự. Bằng cách ngắt nhịp mạnh kết hợp với những từ ngữ mạnh mẽ: “đạp tan”, “chết uất”, câu thơ đã tập trung cao độ tinh thần yêu đời, yêu người cháy bỏng.
Tiếng kêu tu hú cứ day đi day lại cả bài thơ, như thúc giục, như lời thôi thúc người tù vượt thoát cảnh giam cầm, tìm về với tự do. Có lẽ vì vậy mà ba năm sau, Tố Hữu đã vượt ngục và quay về đội ngũ, để làm tròn ước nguyện cống hiến tất cả cuộc đời cho cách mạng.
Câu 5:
 
D

donghuong_98

Câu 5: lòng căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn được biểu hiện cụ thể qua thái độ: "ta thường tới bữa....vui lòng" -> thái độ uất ức, căm tức đến tột cùng, dến bầm gan tím ruột khi chưa trả được thù cho dân tộc, sẵn sàng hi sinh để rửa mối nhục cho đất nước, vì nghĩa lớn mà coi thường xương tan, thịt nát. Lòng căm thù được thể hiện bằng những trạng thái tam li cao nhất tột cung của sự lo lắng, tột cùng của sự đau xót. Mỗi chữ như chảy trực tiếp qua trái tim, qua ngọn bút trên trang giấy đã khắc hoạ sinh động hình tượng người anh hùng yêu nước. Khi tự tự bày tỏ nỗi lòng mình chính Trần Quốc Tuấn đã là 1 tấm gương yêu nước bất khuất có tác dụng động viên to lớn đối với tướng sĩ.
 
N

nhoc_nhoc_baby

câu 4
guyễn Trãi mở đầu bài cáo bằng một nguyên lí chính nghĩa được các dân tộc thời kì trung đại mặc nhiên thừa nhận :

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

Nhân nghĩa là mối quan hệ giữa con người với con người được xây dựng trên cơ sở của tình thương yêu và đạo lí làm người. "Nhân nghĩa" với Nguyễn Trãi là "yêu dân" và "trừ bạo". Có xuất xứ từ một quan niệm của Nho gia, song đến Việt Nam, Nguyễn Trãi đã biến nó thành một khái niệm đậm tính dân tộc.

Sau khi nêu nguyên lí "nhân nghĩa", Nguyễn Trãi viết những câu văn thật hào hùng, sang sảng, chất chứa lòng tự hào, tự tôn dân tộc. Đoạn văn nêu ra hàng loạt những chân lí khách quan về sự tồn tại độc lập của một lãnh thổ, một quốc gia. Đó là một đất nước được xây dựng lên từ lịch sử dân tộc có một nền văn hoá lâu đời :

Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Tất cả đều mặc nhiên "vốn có" : từ núi sông vốn đã phân định rạch ròi đến "phong tục Bắc Nam cũng khác". Rõ ràng ta có đủ chủ quyền đất nước bởi từ cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán đến nền văn hoá, rồi lịch sử, rồi chế độ ta đều độc lập đứng trên một cái thế đối vững vàng cùng với nền văn minh phương Bắc. So với Nam quốc sơn hà thì Bình Ngô đại cáo thực sự là một bước tiến dài của Nguyễn Trãi trong việc hoàn chỉnh khái niệm về quốc gia, về dân tộc. Không có minh chứng nào thuyết phục hơn cho nguyên lí nhân nghĩa bằng chính "chứng cứ còn ghi" trong lịch sử. Sự thất bại của Triệu Tiết, Toa Đô, Ô Mã làm tiêu vong những thế lực phi nghĩa. Cũng đồng thời khẳng định chiến thắng luôn đứng về những người đấu tranh cho chính nghĩa. Cách lập luận của Nguyễn Trãi thật hoàn thiện và cũng đầy sắc sảo.
 
Top Bottom