[Văn 8] Viết bài TLV số 2.

N

nhoxedkjd

A/ YÊU CẦU CỦA ĐỀ:
1/ Kiểu bài: Tự sự kết hợp miêu tả.
2/ Nội dung: Kể lại những kỉ niệm, những ấn tượng về một con vật mà em đang hoặc đã từng nuôi. Vd: Nét đáng yêu, sự thông minh của nó...
3/ Nghệ thuật: Cần miêu tả vật nuôi cho sinh động cũng như bày tỏ được tình cảm của em với nó( yếu tố biểu cảm)
B/ DÀN BÀI:
I/ Mở bài: Giới thiệu con vật nuôi mà em thân thiết.
II/ Thân bài: Kể lại những kỉ niệm chung quanh con vật nuôi đó.
1/ Vài nét về con vật nuôi của em: Ví dụ nó bao nhiêu tuổi? lông màu gì? To hay nhỏ?...
2/ Lai lịch nguồn gốc của nó: Em có nó trong trường hợp nào? Mua hay được ai cho? Những kỉ niệm chung quanh việc nó về với gia đình em?
3/ Chung quanh việc đặt tên cho nó? Em có kỉ niệm gì không?
4/ Buổi ban đầu em đã có tình cảm với nó chưa? Vì sao?( Vd nó cắn giày dép của em, nó kêu làm em không ngủ được, nó đi vệ sinh hôi hám..v...v....
5/ Dần dần em bị nó chinh phục như thế nào? Chuyện gì khiến em không còn ghét nó? ( Vd : Nó mừng rỡ khi em đi học về. Nó cọ đầu vào em an ủi. Nó là cảm hứng để em làm dược một bài làm văn tốt, hoặc nó lập công bắt chuột, ...)
6/Bây giờ thì em và nó gắn bó với nhau như thế nào?( Nó là vệ sĩ của em? là bạn cùng chia sẻ vui buồn? Em chăm sóc nó như là em em vậy....)
III/ KẾT BÀI: Suy nghĩ của em về nó.
- Không thể tưởng tượng một ngày nào đó nó bị bắt cóc.
-Sẽ cố giữ gìn và chăm sóc nó như thể đó là một thành viên của gia đình
BÀI THAM KHẢO
Hôm nay cô giáo ra đề làm văn. Cô yêu cầu tôi kể về kỉ niệm với một con vật nuôi mà tôi từng thân thiết. Không một chút đắn đo, tôi cầm bút kể về chú chó " Lúc", một con chó mà gia đình tôi ai cũng coi như một người thân.
" Lúc" là cách tôi gọi tắt tên của nó. Thật ra tên đầy đủ của nó là" Lucky". Ba tôi đặt cho nó cái tên đó vì ông tin vào câu dân gian truyền miệng: " Mèo vào nhà thì khó, chó vào nhà thì sang". Số là thế này, một hôm, khi đứng trông hàng, anh Hải, người giúp việc cho ba tôi, thấy một con chó ngơ ngác chạy qua, vẻ mặt thất thần hỏang hốt. Anh bèn huýt gió gọi nó đứng lại. Ai ngờ nó vào nhà thật và nằm im phủ phục trước thềm. Anh lấy cơm cho nó ăn rồi vỗ về bảo nó nằm im đợi chủ đến tìm.Không ngờ, một ngày, rồi hai ngày ....trôi qua mà chẳng ai đi tìm nó cả. Thế là gia đình tôi nuôi luôn từ đó.
Phải nói Lucky không phải là chó quý mà chỉ là một con chó đẹp vậy thôi. Nó là chó Việt 100%. Có lẽ chủ trước nuôi nó để thịt hay sao đó nên khi về nhà tôi nó đã bị thiến rồi. Do vậy nó mập tròn ú ụ. Cân dễ phải 20 kg ( Lần chích ngừa cho nó tôi đã có cân). Lông lại vàng óng ả nữa trông rất đáng yêu. Chỉ có điều cái mõm dài và hàm răng nhe ra nhọn hoắt trông rất đáng sợ. Ấy thế nhưng Lúc lại rất hiền. Ai vuốt cũng được và gặp ai cu cậu cũng mừng. Anh Hải thường trêu nó là chó" hữu nghị" và không tin tưởng chút nào vào việc giữ nhà của nó.
Lúc đầu tôi cũng coi thường nó. Hay nói đúng hơn là tôi không ghét cũng không thương. Nhưng rồi nhiều chuyện xảy ra khiến tôi phải đổi thay thái độ. Đó là mỗi khi tôi đi học về, nó nằm trước cửa, đợi tôi từ xa. Và khi tôi chưa thấy nó là nó đã nhìn thấy tôi rồi. Nó chạy xồ ra mừng tôi tíu tít. Lúc đó cái đuôi của nó cứ gọi là ngoáy tít, hai chân trước chồm lên như thể muốn ôm chòang lấy tôi. Miệng thì khẽ kêu lên sung sướng. Đã thế ánh mắt lại đầy biểu cảm thiết tha, bảo sao tôi không cảm động. Cứ thế ngày lại qua ngày, tôi mến nó lúc nào không hay.
Càng mến Lucky hơn khi một ngày kia nó lập công bắt chuột! Bạn có tin không khi chó mà biết bắt chuột như mèo. Nhưng là sự thật đấy. Số là cửa hàng nhà tôi đồ đạc rất nhiều nên lũ chuột thường hay ẩn nấp. Má lại ghét mèo nên không chịu nuôi. Thế là lũ chuột hòanh hành dữ dội. Một bữa nọ , Lúc đang nằm lim dim thìnghe tiếng rục rịch của lũ chuột đuổi nhau sau tủ kệ. Lúc vểnh tai lên, hai chân trước duỗi dài nghe ngóng...Thế rồi một anh " Tí" rửng mỡ chạy xẹt qua. Không chần chừ, Lúc vươn mình chồm tới. Anh " Tí" chới với bị Lúc ngoạm liền. Lúc cắn chặt , lắc lắc đầu ra chiều hí hửng đem lại khoe với ba tôi. Ba cầm xác chuột liệng vào thùng rác rồi khen Lúc giỏi, Lúc tài. Từ đó được khuyến khích, Lúc càng ra tay diệt chuột và lập thêm nhiều chiến công hơn nữa. Mẹ tôi vì thế càng yêu Lúc hơn.
Thấm thoắt vậy mà Lúc đã ở với gia đình tôi được7 năm rồi. Biết bao kỉ niệm buồn vui của gia đình mà có Lúc cùng chia sẻ. Thậm chí anh Hai tôi đi học xa nhà mất những bốn năm mà khi về Lúc vẫn mừng, vẫn nhớ. Do vậy cả nhà tôi ai cũng yêu quý Lúc. Ba tôi thường nói với chúng tôi rằng nó không còn là một con chó nữa mà là một thành viên thân thiết của gia đình. Với tôi, tôi không thể tưởng tượng một ngày nào đó khi đi học về mà không thấy nó ra mừng. Nếu nó bị " bắt cóc" ...eo ôi, tôi chết mất. Do vậy tôi chỉ cầu trời cho nó được sống mãi với gia đình tôi. Tôi sẽ chăm sóc nó như thể đó là em út của tôi vậy.
 
N

nhoxedkjd

Con đường về nhà hôm nay sao mà dài thế! Dài hơn rất nhiều so với niềm vui mừng phấn khởi của em. Em đạp xe về nhà, vội vã hơn thường lệ, để chỉ mong được khoe với mẹ về việc làm hữu ích của mình trong buổi sáng hôm nay.

Sáng nay trời chuyển sang thu, tiết trời hơi lạnh. Em đạp xe tới trường mà miệng không ngớt xuýt xoa vì những cơn gió heo may và những giọt mưa lất phất gọi cái rét đầu mùa. Hình như người ta cảm thấy lạnh hơn lúc đầu mưa thì phải. Đang mải mê với những câu hát vu vơ, em bỗng giật mình: Sao mới sáng sớm mà đã có một cụ già trông tội nghiệp thế kia. Em quyết định dừng xe dù rất vội vì có vẻ như cụ già đang rất lạnh và lại bị lạc đường thì phải. Vừa xuống xe em liền hỏi:

- Cháu chào cụ ạ! Hình như cụ đang muốn hỏi đường có phải không?

Cụ già ngẩng mặt lên. Bây giờ em mới quan sát kỹ: cụ già chừng 75 tuổi, khuôn mặt nhăn nhúm lộ rõ một cuộc đời vất và phong sương. Cụ mặc chiếc áo nâu đã cũ và khá mỏng. Em đoán chắc nó không đủ che ấm cho cụ lúc này.

- Cụ mới ở quê ra. Nhà con trai cụ trước ở gần đây nhưng giờ đã chuyển ra chỗ mới, cụ thì không rõ đường đi đằng nào. Mà trời hôm nay sao tự dưng lạnh quá.

À thì ra là vậy! Nhưng mình cũng đâu biết đường, em nghĩ. Nhưng có cách rồi:

- Cháu cũng không rõ đường bà ạ! Nhưng cháu sẽ giúp bà đến chỗ các chú công an kia để hỏi đường và trước hết là để bà nghỉ cho đỡ lạnh.

Mải đưa cụ già qua những làn xe dày đặc để đến chỗ những chú công an, em quên béng đi giờ học. Lúc vừa quay lại thì đã muộn giờ. Em chỉ kịp chào bà lão, nói lại với chú công an địa chỉ của mình rồi lên xe đạp vội.

Đến lớp em bị muộn mười lăm phút đầu giờ và bị cô giáo phê bình. Ngại ngùng, em lặng lẽ đi vào lớp. Nhưng bài học vừa diễn ra chưa đầy nửa tiếng thì chú công an ban nãy đến lớp học của em. Chú trao đổi với cô giáo chủ nhiệm bên ngoài lớp trong sự ngơ ngác, xôn xao của cả lớp. Rồi cô giáo bước vào tươi cười nói:

- Trước hết cô xin lỗi Ngọc Linh vì chưa hỏi kỹ đã vội phê bình. Các em ạ! Hôm nay bạn Linh đi muộn không phải vì cố tình vi phạm nội quy mà là vì bạn ấy đã giúp một cụ già bị lạc tìm thấy nhà của con trai mình. Trước tập thể, cô khen ngợi Ngọc Linh. Còn các em, cô nghĩ đó cũng là một bài học tốt đối với tất cả chúng ta.

Buổi học hôm ấy lại tiếp tục sôi nổi và ý nghĩa. Còn em, em vừa vui vừa rất tự hào. Chắc hẳn bố mẹ em cũng sẽ rất hài lòng về việc làm hữu ích của con gái mình.
 
M

meogu0

Đây là một đề văn đòi hỏi các bạn phải tư duy từng câu và từng lời văn như vậy chúng ta sẽ đạt được nhiều kết quả tốt. Bạn hãy tham khảm quyển sách học tốt và Những bài làm văn mẫu sẽ làm cho bạn thêm hiểu được nhiều cấu trúc của họ hơn.... Chúc bạn học tốt.. ^^
 
V

viet_hoang

ai can bai viet ve 1 cau chuyen cảm dong ko ne

CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG NÈ:
Nó rất thích ngắm biển, thích nhìn từng đợt sóng nhỏ vỗ nhẹ vào bờ. Đứng trước biển nó cảm thấy mình thật nhỏ bé nhưng lại rất yên bình. Nhà nó cách biển không xa, chỉ mất khoảng 15 phút xe buýt, chính vì thế chủ nhật nào nó cũng ra biển chơi, chỉ trừ ngày có bão.
Một ngày chủ nhật, như thường lệ nó lại ngồi trên bãi cát vàng phóng tầm mắt ra xa về phía biển, nơi có những chú chim nhỏ tung cánh bay để thấy biển thật yên bình. Bỗng nhiên có một bàn tay đập vào vai làm nó giật mình. Ngẩng đầu lên nó thấy một cậu bé người gầy choắt, da rám nắng. Cậu bé nở nụ cười tươi với nó:
- Chị đang chờ ai à?
- Thế em có việc gì hỏi chị?- Nó hờ hững.
- Chị có muốn ăn kẹo cao su không?
- Ừ, cho chị một phong. Bao nhiêu tiền vậy?- Nói rồi nó định rút tiền ra trả nhưng cậu bé ngăn lại:
- Hôm nay em tặng chị.
Thế rồi cậu bé ngồi xuống cạnh bên nó, phóng tầm mắt về phía biển rộng lớn và im lặng. Nó thấy lạ bèn hỏi cậu bé:
- Em tên là gì?
- Chị cứ gọi em là Huy.
- Em cũng thích biển à?
- Không, em gét biển.
- Tại sao vậy? – nó tò mò.
- Bí mật.
- Em không thể bật mí à?
- Em không muốn.
Sau cuộc đối thoại ngắn ngủi ấy, nó và cậu bé không nói tiếng nào nữa mà chỉ cùng nhau yên lặng ngắm những con sóng nhỏ theo lan gió mát lạnh xô vào bờ. Nửa tiếng sau cậu bé đứng dậy phủi cát ở quần rồi bảo với nó:
- Chị ở đây nhé, em phải đi đây.
Nó lấy trong cặp sách ra một chiếc bánh ngọt đưa cho huy coi như cảm ơn cậu bé vì chiếc kẹo cao su. Cậu bé huy ấy cũng cảm ơn nó rồi chạy đi. Được vài bước bỗng cậu bé quay đầu lại:
- À chị ơi, khi nào gặp lại, chị cho em tiếp bánh ngọt nhé! Hai cái được không?
- Tại sao lại hai cái?- Nó hỏi
- Bí mật.
Cậu bé trả lời rồi chạy đi mất hút.
*
Một ngày chủ nhật nữa lại đến. Nó lại ngồi trên bãi cát ngắm biển xanh hiền hòa cùng sóng uốn lượn. Bỗng có một bàn tay đập nhẹ vào vai nó. Ngẩng đầu lên nó hơi ngạc nhiên, là cậu bé Huy. Nó mỉm cười:
- Chào em.
Cậu bé ngồi xuống bên cạnh nó nghịch cát, ngắm biển. Nửa tiếng sau Huy chào nó ra về. Nó cũng không quên đưa cho cậu bé hai chiếc bánh ngọt. Nó thấy mắt Huy ánh lên niềm vui.
Cứ như vậy chủ nhật nào nó cũng gặp cậu bé kì lạ ấy. Trong cặp sách của nó, như một thói quen, bao giờ cũng có hai chiếc bánh ngọt. Tuy chỉ cùng nhau im lặng ngồi ngắm biển nhưng nó cũng cảm thấy rất vui. Nó coi huy như là một người bạn nhỏ bí mật của nó.
Cho đến một ngày, chiếc ví tiền của nó bỗng biến mất. Nghĩ đi nghĩ lại chỉ có cậu bé huy là người động vào cặp sách của nó. Đó là lúc nó nhờ huy lấy trong cặp hai chiếc bánh ngọt ra. Nó thật không muốn tin là huy lấy trộm nhưng hình như chỉ có thể là cậu bé.
Từ ngày ấy nó không ra biển vào chủ nhật nữa. Nó không muốn làm rõ chuyện cũng không muốn gặp lại cậu bạn nhỏ nữa. Nó nghĩ rằng có lẽ cách tốt nhất là để mối quan hệ giữa nó và cậu bé lặng lẽ biến mất.
*
Một tháng sau.
Thứ năm, bất ngờ được nghỉ học, nó lại muốn ra ngắm biển. Nó nghĩ rằng hôm nay không phải chủ nhật với lại từ ngày nó không ra biển chắc gì cậu bé huy còn ở đó. Nhưng nó đã nhầm.Ra đến bờ cát cũ hay ngồi, nó bắt gặp Huy. Nó thật không ngờ cậu bé vẫn còn ở đó. Rồi nó bỗng nảy ra ý định theo dõi Huy.
Mười lăm phút trôi qua, cậu bé không có biểu hiện gì lạ thường vẫn chỉ ngồi yên nhìn ra phía biển. Mười phút sau nữa bỗng có một cậu bé khác nhỏ tuổi hơn đến bên Huy nói một điều gì đó rồi cả hai cùng chạy đi. Thấy tò mò nó cũng bí mật chạy theo hai cậu bé đến một căn nhà mái ngói lụp xụp không cách biển bao xa. Nó đoán đó là nhà Huy.
Nó ra về, thực ra từ trước nhìn huy nó đã nhận thấy nhà cậu bé chắc phải nghèo lắm. Nó nghĩ chuyện đó chẳng liên quan gì đến nó cả. Nhưng khi nó lên xe buýt bỗng có một điều gì đó thôi thúc nó trở lạ căn nhà đó. Nó bị dằn vặt bởi hai dòng suy nghĩ đi hay không đi. Cuối cùng nó đã quyết định xuống xe.
Lấy lại bình tĩnh, nó gõ cửa ngôi nhà đó, một cậu bé nhỏ con ra mở cửa:
- Chị là ai?
- Chị là…là bạn của Huy.- Nó ngập ngừng.
- À!- Cậu bé reo lên.- Chị là chị “Bánh ngọt” đúng không?
Nó chưa kịp trả lời cậu bé đã nhiệt tình kéo nó vào trong nhà. Nhìn quanh nó thấy nhà nó chẳng có gì ngoài chiếc giường trông đã cũ. Nằm trên giường là một bé gái tầm năm, sáu tuổi, trên trán đắp một cái khăn. Có lẽ con bé đang bị ốm. Cậu bé rót nước cho nó rồi nói:
- Em là em của anh Huy. Anh Huy đi ra ngoài mua thuốc cho cái út rồi.
Rồi cậu bé hỏi nó:
- Sao dạo này chị không ra biển vậy?
- Chị…bận.- Nó ngập ngừng.
- Anh Huy buồn lắm anh ấy rất hay kể về chị. Anh ấy bảo chị rất tốt, lần nào đến cũng để dành bánh cho hai bọn em.
- Thế à. Tại sao anh bọn em hay ra biển vậy?- Nó hỏi câu hỏi nó đã tò mò từ lâu.
- Chị không biết à?- Mắt cậu bé bỗng trở nên buồn buồn.- Hôm nào anh ấy cũng chờ bố mẹ em một lúc rồi mới đi bán vé số. Bố mẹ chúng em đi đánh cá xa bờ rồi gặp phải cơn bão. Nhưng chị yên tâm bố mẹ em nhất định sẽ trở về. Bố mẹ em hứa rồi, bố mẹ đi đánh cá lấy tiền cho bọn em đi học mà.
Nghe cậu bé nói nó bỗng thấy sống mũi mình cay cay. Thằng bé cũng lau nước mắt:
- Thôi không nói chuyện này nữa, để em đi lấy cho chị cái ví chị làm rơi. Anh em định trả nhưng không thấy chị đến nữa.
Nhìn chiếc ví nó không biết phải nói gì.
Cuối cùng nó cũng hiểu ra tất cả. Nó cảm thấy rất giận bản thân mình. Nó coi huy là cậu bạn nhỏ mà không hiểu gì về cậu bé, không biết rằng cậu bạn nỏ của nó tuy còn nhỏ nhưng đã phải gánh chịu biết bao nhiêu sóng gió. Nó thật quá vô tâm.
Nó suy nghĩ rất lâu rồi quyết định sẽ kể về người bạn nhỏ của nó cho bố mẹ, bạn bè cùng nghe. Nó thật sự muốn dành cho mấy anh em của Huy một món quà bất ngờ. Nó tin chắc Huy và hai đứa nhỏ sẽ thích món quà ấy. Và nhất định cả bọn sẽ gọi đó là món quà “Bí mật của biển”…
( Hoàng )

ĐỌC XONG THẤY HAY PHẢI THANKS NHÉ
 
V

viet_hoang

ai can ke ve con vat nuoi ma em yeu thich

DOC XONG NHO THANKS NHE!
Hôm nay cô giáo ra đề làm văn. Cô yêu cầu tôi kể về kỉ niệm với một con vật nuôi mà tôi từng thân thiết. Không một chút đắn đo, tôi cầm bút kể về chú chó " Lúc", một con chó mà gia đình tôi ai cũng coi như một người thân.
" Lúc" là cách tôi gọi tắt tên của nó. Thật ra tên đầy đủ của nó là" Lucky". Ba tôi đặt cho nó cái tên đó vì ông tin vào câu dân gian truyền miệng: " Mèo vào nhà thì khó, chó vào nhà thì sang". Số là thế này, một hôm, khi đứng trông hàng, anh Hải, người giúp việc cho ba tôi, thấy một con chó ngơ ngác chạy qua, vẻ mặt thất thần hỏang hốt. Anh bèn huýt gió gọi nó đứng lại. Ai ngờ nó vào nhà thật và nằm im phủ phục trước thềm. Anh lấy cơm cho nó ăn rồi vỗ về bảo nó nằm im đợi chủ đến tìm.Không ngờ, một ngày, rồi hai ngày ....trôi qua mà chẳng ai đi tìm nó cả. Thế là gia đình tôi nuôi luôn từ đó.
Phải nói Lucky không phải là chó quý mà chỉ là một con chó đẹp vậy thôi. Nó là chó Việt 100%. Có lẽ chủ trước nuôi nó để thịt hay sao đó nên khi về nhà tôi nó đã bị thiến rồi. Do vậy nó mập tròn ú ụ. Cân dễ phải 20 kg ( Lần chích ngừa cho nó tôi đã có cân). Lông lại vàng óng ả nữa trông rất đáng yêu. Chỉ có điều cái mõm dài và hàm răng nhe ra nhọn hoắt trông rất đáng sợ. Ấy thế nhưng Lúc lại rất hiền. Ai vuốt cũng được và gặp ai cu cậu cũng mừng. Anh Hải thường trêu nó là chó" hữu nghị" và không tin tưởng chút nào vào việc giữ nhà của nó.
Lúc đầu tôi cũng coi thường nó. Hay nói đúng hơn là tôi không ghét cũng không thương. Nhưng rồi nhiều chuyện xảy ra khiến tôi phải đổi thay thái độ. Đó là mỗi khi tôi đi học về, nó nằm trước cửa, đợi tôi từ xa. Và khi tôi chưa thấy nó là nó đã nhìn thấy tôi rồi. Nó chạy xồ ra mừng tôi tíu tít. Lúc đó cái đuôi của nó cứ gọi là ngoáy tít, hai chân trước chồm lên như thể muốn ôm chòang lấy tôi. Miệng thì khẽ kêu lên sung sướng. Đã thế ánh mắt lại đầy biểu cảm thiết tha, bảo sao tôi không cảm động. Cứ thế ngày lại qua ngày, tôi mến nó lúc nào không hay.
Càng mến Lucky hơn khi một ngày kia nó lập công bắt chuột! Bạn có tin không khi chó mà biết bắt chuột như mèo. Nhưng là sự thật đấy. Số là cửa hàng nhà tôi đồ đạc rất nhiều nên lũ chuột thường hay ẩn nấp. Má lại ghét mèo nên không chịu nuôi. Thế là lũ chuột hòanh hành dữ dội. Một bữa nọ , Lúc đang nằm lim dim thìnghe tiếng rục rịch của lũ chuột đuổi nhau sau tủ kệ. Lúc vểnh tai lên, hai chân trước duỗi dài nghe ngóng...Thế rồi một anh " Tí" rửng mỡ chạy xẹt qua. Không chần chừ, Lúc vươn mình chồm tới. Anh " Tí" chới với bị Lúc ngoạm liền. Lúc cắn chặt , lắc lắc đầu ra chiều hí hửng đem lại khoe với ba tôi. Ba cầm xác chuột liệng vào thùng rác rồi khen Lúc giỏi, Lúc tài. Từ đó được khuyến khích, Lúc càng ra tay diệt chuột và lập thêm nhiều chiến công hơn nữa. Mẹ tôi vì thế càng yêu Lúc hơn.
Thấm thoắt vậy mà Lúc đã ở với gia đình tôi được7 năm rồi. Biết bao kỉ niệm buồn vui của gia đình mà có Lúc cùng chia sẻ. Thậm chí anh Hai tôi đi học xa nhà mất những bốn năm mà khi về Lúc vẫn mừng, vẫn nhớ. Do vậy cả nhà tôi ai cũng yêu quý Lúc. Ba tôi thường nói với chúng tôi rằng nó không còn là một con chó nữa mà là một thành viên thân thiết của gia đình. Với tôi, tôi không thể tưởng tượng một ngày nào đó khi đi học về mà không thấy nó ra mừng. Nếu nó bị " bắt cóc" ...eo ôi, tôi chết mất. Do vậy tôi chỉ cầu trời cho nó được sống mãi với gia đình tôi. Tôi sẽ chăm sóc nó như thể đó là em út của tôi vậy.
(HOÀNG) – CON VAT YEU THICH
 
L

lazy99

Nếu là người đc chứng kiến cảnh lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo trong truyện ngắn của Nam Cao thì em sẽ ghi lại câu chuyện đó như thế nào ?
 
L

lazy99

Hiện nay tôi đang là một sinh viên của trường đại học sư phạm( :p :D).Một lần chúng tôi được phân công đi thực tập ở một trường cấp 2.hôm ấy tôi đã coi một tiết kiểm tra. Ngồi ở phía trên thấy các em đang cắm cúi làm bài,bống tôi chạnh lòng nhớ về một kỉ niệm lầm lỗi-gian lận trong h kiểm tra lịch sử khi tôi học lớp 6.Kỉ niệm đó làm tôi nhớ mãi cho đến tận ngày hôm nay...(mở bài không hay lắm nhỉ?:-?? )
Hồi đó tôi còn nhớ đó là một buổi tối,khi đã làm bài tập xong,tôi chợt nghĩ đến ngày mai có tiết sử vid cô giáo đã nhắc chúng tôi phải ôn thật kĩ để làm bài cho tốt. Đang định cầm bút làm cái đề cương thì tôi nghe thấy có tiếng ai gọi mình ở cửa...À thì ra là chị hàng xóm cạnh nhà tôi. chị đến để rủ tôi đi xem phim 4D.Phim 4D ư?tôi chỉ đi xem phim 3D chữ chưa xem phim 4D bao h,hẳn nó phải thú vị lắm!Vậy là không cần do dự,tôi xin phép bố mẹ rồi đi theo chị,bỏ lại một đống câu hỏi chưa làm...
Bộ phim quả thật là hay! khoảng 3 tiếng sau tôi về nhà. Dường như dư âm của bộ phim quá lớn trong trí óc tôi lúc bấy giờ khiến tôi chẳng hề nghĩ đến một việc quan trọng hơn cả. Vả lại lúc này,tôi đã quá buồn ngủ,hai mắt của tôi cứ nhắm chặt vào đến nỗi không thể mở mắt nhìn đòng hồ. Vạy là tôi nằm vật xuống giường. Tôi nghĩ đến bài tập lịch sử nhưng lại tự "an úi" :"không sao,mai dậy sớm học là được. Tôi cữ nói một mình như vậy mà thiếp đi lúc nào không hay...
Tôi ngủ ngay một cách ngon lành cho đến sáng. khi tỉnh dậy thì đã muộn học,tôi tức tốc chạy thật nhanh vào lớp. tôi vừa mới mở sách ra thì cũng là lúc cô giáo bước vào. tôi là cán sự môn sử nên cô rất quý tôi(thực ra thì....:D),cô và tôi rất gần gũi vs nhau. Nhưng tự nhiên hôm nay,tôi thấy cô giáo trở nên xa lạ quá,khác hẳn ngày thường. Trong lòng tôi càng thêm lo sợ chỉ mong cô hoãn lại sang tiết sau nhưng...ôi không..Cô vẫn viết lên bảng những dòng chữ trắng tinh,đều và đẹp: KIỂM TRA 45' LỊCH SỬ. Lúc này mọi hi vọng của tôi đã bị vụt tắt.Nhìn các bạn háo hức,hồi hộp khi cô phát đề,tôi lại càng sợ hơn. Thời gian ;àm bài đẫ tính.Khôg khí trong lớp học khác hẳn,im ắng đến lạ thường(chỉ hôm đó thôi). Quay đằng trước,đằng sau,bên trái,bên phải,tất cả đều đang cắm cúi viết.Những nét bút cứ lăn dài trên giấy,cứ dài lại càng dài thêm.Còn tôi,khi nhìn thấy đề là mắt tôi hoa lên, những con chữ như đang nhảy múa giễu cợt tôi trước mắt.Tôi cố trấn tỉnh lại và bắt đầu cầm bút nhưng cũng chẳng viết được chữ nào. Tôi có cố nhưng tôi có học đâu mà biết,có ôn đâu mà nhớ được chữ nào.Trong lòng tôi hoang mang nên chẳng nhở được gì. Chỉ có thời gian là không chờ đợi ai mà cứ lặng lẽ trôi qua. Ánh nắng chiếu rọi vào lớp như muốn trêu trọc tôi. Thỉnh thoảng,cơn gió thổi qua mát rượi mà tôi thì lại thấy lạnh toát. Những chú chi8m nhỏ cứ hót líu lo trên cành cây ngoài cửa sổ lớp học. Tại sao chúng lại hồn nhiên vui tươi đến thế? Chúng không thấy tôi đang sts ruột ntn ư?. Cũng phải,sao chúng biết được,chúng cũng đâu có lỗi gì?Là lỗi của tôi...
Tôi ngồi một lúc,bỗng tôi nghĩ rằng,nếu bây h mà không làm được bài thì sẽ bị điểm kém,biieets ăn nói thế nào vs thầy cô,bố mạ đây? cả cái danh dự của mình vs các bạn nữa chứ. Trong lúc nguy cấp,tôi đã nảy ra một ý định mà khi đó tôi cho là ko còn gì hay hơn. Đó chính là giở sách ra chép. Và tôi đã làm thê,bắt đầu cầm bút viết mệt mài. tôi chéo loáng một cái đã xong. Lúc đó tôi rất vui và yên tâm vs bài làm cuảminhf. ttooi hãnh diện đwa bnaif kiểm tra ra đầu bàn chờ cô giáo thu trước bao nhiêu con mắt khâm phục ngưỡng mộ đang hướng về mình. Cô đã mỉm cười vs tôi và thu bài. Từ hôm đó,tôi thấp thỏm chờ đượi kết quả. nhưng cũng từ đó,tôi ăn cơm ko ngon,ngủ cũng ko yên, khi nhìn ảnh Bác tôi lại càng thấy hối hận. Đã có lúc tôi thầm nghĩ " hay...mình nên nói thật vs mọi người chăng?"...
Giờ trả bài đã đến. Thật không ngờ tôi lại là người có điểm cao nhất. Tôi vô cùng sung sướng nhưng dường như những tội lỗi của tôi đã làm tôi xấu hổ vô cùng. cô đã tuyên dương tôi trước lớp. tôi cũng ko bao h nghĩ đến việc cô sẽ gọi tôi lên và nói kinh nghiệm học tập của mình. hki đó,tôi rất hoang mang, tôi đã nghĩ rằng không thể tiếp tục nói đố được nữa,như vậy sẽ thật xấu hổ với thầy cô,cha mạ và bạn bè, đnhf phải nói thật thôi. Vậy là tôi đã đem hết sụ thật kể cho cô và các bạn nghe. Khi nói xong,cô hơi ngạc nhiên còn ác bạn thì cười. Cười nhiều lắm..cười bằng cự khinh thường. Những bạn thân của tôi lại tỏ ra sửng sốt và hơi lo lắng cho tôi. Tuy nhiên cô giáo đã phải đỡ lời để "giái thoát" cho tôi. tôi biết cô buồn nhiều lắm nhưng bên goài,trước bao nhiêu người,cô vẫn khen tôi trung thực và ân cần chỉ cho cả lớp phương pháo học tập đúng đắn. Cuối h học,cô gọi riêng tôi ra và hỏi:
- Tại sao e làm như vậy?---tôi đã khóc và nói vs cô: thưa cô,tất cả vì e ham chơi,e xin lối cô nhiều lắm,e hứa từ nay sẽ không bao h như vậy nữa... Và đúng như tôi nói,không bao h tôi gian lận trong h kiểm tra,trái lại tôi luôn là học sinh giỏi của khối. Tôi đã tự rút ra baqif học cho mình: học hành phải biết kiên trì,ko dựa vào bất cứ ai,bất ***hwsas gì mà pải biết tự kwcj cánh sinh,h0 được dói trá trong thi cử,việc làm đó cuối cùng cũng chỉ gây hại cho mình mà thôi.
Bây h,tôi tôi đã trở thành một sinh viên. Có đc thành quả ngày hôm nay là nhờ công laotrowif biển của thầy cô, đặc biệt là cô giáo dạy sử dã chỉ bảo tôi nên ng. Tôi muốn khuyên các bạn rằng đừng baoh mắc sai phạm như tôi để sau này cảm thấy áy náy trong lòng.

(lwoif văn không hay,vẫn lộn xộn,mong mn chỉ bảo giúp em):)
 
B

boboiboydiatran

mọi người giúp mình đề này với
hãy nhập vai binh tư và kể lại chuyện lão hạc
 
Last edited by a moderator:
V

vietpromamtom

Mình xin góp ý đề 1:
bài 1:

Nhà em có con gà trống

Mèo con và cún con

Gà trống gáy Ò ó o

Mèo con luôn rình bắt chuột…

Lời bài hát thiếu nhi vui tươi, sinh động này liệu có làm bạn nhớ tới những con vật nuôi mà bạn đã từng chăm sóc không? Chúng thất sự là những người bạn vui vẻ đấy. Đối với tôi, tôi vẫn luôn nhớ mãi một kỉ niệm sâu sắc với con Miu mà nhà tôi đang nuôi bây giờ.

Cho đến bây giờ, tôi kông sao quên được cái ngày mà bố tôi đem nó về nhà. Nó – một con mèo có bộ lông trắng tinh có những đốm vàng trông thật ngộ nghĩnh. Đôi mắt nó màu xanh trong veo trông dễ thương đến lạ. Nhà tôi đặt tên cho nó là Miu. Con Miu chỉ sinh được mấy ngày thì mất mẹ nên nó suy dinh dưỡng vào loại nặng. Hồi mới bắt về, nó bé xíu và còm cõi lắm. Nhưng tất cả mọi người đều thấy nó có vẻ đáng yêu làm sao, nhưng với riêng tôi thì không!

Vì sao vậy, tôi cũng không biết nữa. Tiếng kêu của nó vào ban đêm nghe sao mà giống tiếng em bé khóc thế không biết. Những đêm đầu tiên, tôi không tài nào chợp mắt được. Mỗi lần nghe nó kêu là tôi lại rùng mình, sợ lắm. Đêm nào nó cũng kêu làm tôi ghét nó đến kinh khủng. Nhưng cả nhà ai cũng thích nó… Chị tôi ẵm nó suốt ngày. Ngày nào đi chợ, mẽ cũng mua cá về cho nó. Tôi còn nhớ tôi đã nói với mẹ là mua đôi vớ mới cho tôi, vậy mà cá cho nó thì có còn vớ cho tôi mẹ lại quên. Lúc đó, tôi thật là buồn. Tôi cảm thấy mình thật cô đơn từ khi có con mèo này. Tình thương của mọi người dành cho tôi dường như cũng bị san sẻ đi một nửa cho nó. Ôi, tôi thật ganh tị với nó. Mấy người hàng xóm qua chơi vẫn khen ngợi nó luôn. Chỉ trong vòng vài tuần, con Miu đã tròn hẳn lên. lông nó vàng vàng, càng mịn hơn… “Hình như nó đã chiếm được cảm tình của mọi người thì phải.” Tôi thấm nghĩ như vậy mà lòng cảm thấy buồn buồn

Tối nào ngồi vào bàn học, tôi cũng thấy nó cuộn mình nằm ngay dưới ghế tôi. Cái đầu của nó cạ cạ vào chân tôi như làm quen. Tôi mặc kệ nó. Cái mõm ướt ướt của nó chạm vào da tôi. Cái cảm giác thật khó chịu. Tôi lấy chân đạp nó ra xa. Nhưng chỉ một lát sau, mọi chuyện lại đâu vào đấy, nó lại lầm lũi, lặng lẽ nằm ngay bên chân tôi. Tối nào cũng vậy, chỉ khi nào tôi lên giường ngủ và tắt đèn thì nó mới chịu về chỗ của mình. Tôi cũng không thèm đuổi nó nữa> Khôn gbiết tự bao giờ tôi đã quen với sự có mặt của con Miu. Không có nó, tôi lại kêu “meo, meo…Miu đâu, Miu đâu…”khắp nhà để tìm. Dần dần, nó đã chiếm được cảm tình của tôi. Được vui đùa cùng nó là một cách thư giãn của tôi sau khi học xong. Càng lớn, con Miu càng nhanh nhẹn. Nó bắt chuột thiện nghệ đến mức thỉnh thoảng các bác hàng xóm phải sang mượn nó vền để trị mấy con chuột phá phách. Miu thật là một thành viên tích cực không chỉ của nhà tôi mà còn của cả xóm.

Có một lần, do đểnh đoảng trong lúc dọn dẹp, tôi đã sơ ý làm bể chiếc bình hoa mà mẹ thích nhất. LÒng tôi đang nơm nớp lo sợ mẹ la. trong lúc thu dọn những mảnh vụn thủy tinh, tôi bỗng nghĩ:

- Sao mình không đổ tội cho con Miu nhỉ?

Thế là ý nghĩ đó đã được thực hiện ngay khi mẹ tôi về, tôi đổ tội hết cho con Miu. Tội nghiệp con Miu, nó bị ăn ba cây roi thay tôi. Nó kêu lên “méo méo” thật đau đớn. Tôi nghĩ tối hôm đó nó sẽ không vào phòng tôi nữa. Nhưng nó không những không giận tôi mà vẫn đùa nghịch cùng tôi. Lúc đó, tôi cảm giác mình thật ích kỉ và tự nhiên tôi thương nó vô cùng. Nó ngây thơ và vô tội, đầy lòng vị tha, còn tôi sao mà ích kỉ thế. Miu ơi, tha lỗi cho chị nhé.

Tuy rằng, Miu không phải là con mèo hoàn hảo nhưng cả nhà tôi vẫn rất thương nó. Bây giờ, Miu đã trở thành một thành viên không thể thiếu trong gia đình. Tôi và nó đã trở thành bạn thân. Tôi đã học được nhiều điều bổ ích từ nó
 
P

pekutevip

ai làm giúp mình đề 3 TLV số 2 vs mình đang cần gấp ks. N* đừng chép sách giải nha vì thấy mình hay lắm viết sách giải là bk à
 
A

aikirin

Mong mọi người giúp hộ cái đề này. Dù nó cũng là tập làm văn số 2 nhưng trường tớ lại không làm giống trong sách.
Đề như sau:
Vấn đề môi trường lúc này đang rất được quan tâm. Em hãy kể lại một việc bảo vệ (phá hủy) môi trường ở địa phương em.
Mong mọi người giúp đỡ. Arigatou Gozaimasu
 
O

octieu987

các bài viết của các bạn hay thì cũng hay nhưng nếu mình là cô giáo thì cái đoạn văn cua ban lon3ly_candi se khong có điểm cao vì theo đề văn bài viết phải đượuc viết là văn tự sự tức văn kể...đoạn văn trên toàn là những yếu tố biểu cảm là chính
 
N

nhimiumiu

giup minh de tap lam van so 2 voi ( de nao cung dc):khi (59)::khi (59):

Chú ý tiêu đề và viết bằng tiếng việt có dấu nhé bạn!

Mình ( nhungpro_196) xin được post đề ra để các bạn dễ thảo luận nhé:

Đề 1:Hãy kể về một kỉ niểm đánh nhớ đối với một con ật nuôi mà em yêu thích

Đề 2:Kể về một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy,cô giáo buồn.

Đề 3:Kể về một việc em đã làm khiến bố mẹ vui lòng.

Đề 4:Nếu là người đc chứng kiến cảnh lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo trong truyện ngắn của Nam Cao thì em sẽ ghi lại câu chuyện đó như thế nào ?

Đề 1 nhé bạn:
Ngoài trời, mưa rơi tí ta...tí tách...! mà lòng nhung nhớ đến Nana, một người bạn tri kỉ đối với tôi, tôi tình cờ gặp chú trong công viên, tôi nhìn nó bằng ánh mắt thương hại, không nỡ bỏ nó, tôi xin ba cho mình nuôi. Nhưng giờ đây nó đã bỏ tôi mà đi, chú đã đi lạc, vì tôi vô ý không trông chừng nó trong lúc vui cùng bạn bè trên đồi.
Và đây lòng tôi buồn buồn, luôn tự trách mình. Nhớ những khoảnh khắc vui đùa cùng Nana, được đi dạo, buồn vui tôi luôn chia sẻ với chú. Chú gắn liền với tuổi thơ của tôi. Giờ cũng phải được 12 tháng tuổi rồi. Mỗi khi tôi đi đâu về là Nana đón tôi từ cổng, lúc về tôi luôn có quà cho Nana, lúc 1 cái kẹo, 1 khúc xương hay 1 cái bánh. Sáng tinh mơ, Nana nô đùa với chú mèo Mun trên sân, cả hai vẻ mặt đều rạng rỡ, tung tăng không biết cảm giác mệt. Trưa trưa, mọi người đã chìm vào giấc ngủ, không gian yên tĩnh nào huyền, Nana nằm sấp trên hè, gác mõm lên hai chân trước, hai tai úp xuống. Chiều tối, tôi ngồi cùng Nana trên chiếc xích đu mà tâm sự với nhau, nó chỉ biết nghe, đôi mắt long lanh thơ dại, cái đuôi lắc lắc, làm như là hiểu chuyện lắm. Tất cả những hình ảnh ấy vẫn hồn nhiên trong tâm trí tôi. Nana cũng được việc lam chứ , nó căn nhà cho cả nhà yên giấc sau một ngày làm việc mệt mỏi.
Nana là một thành viên không thể thiếu đối với gia đình tôi, có lẽ nó là món quà do thiên nhiên ban tặng tôi. Tôi vẫn không quên được Nana thân yêu, nó làm cho tôi lúc buồn thì vui, lúc vui thì vui hơn nữa.​
 
L

lalalalalala123

o=>o=>o=>o=>o=>o=>o=>o=>o=>o=>o=>o=>o=>o=>o=>
Đề 4:Trước tiên, phải xác định yêu cầu của đề đã này:
+ Thể loại: tự sự + miêu tả + biểu cảm
+ Nội dung: câu chuyện của lão Hạc với ông giáo bán con chó vàng
- Dàn ý:
I/ Mở bài: Ngôi kể thứ I( tôi) có mặt trong câu chuyện như người thứ 3 ngoài lão Hạc với ông giáo (phân biệt với người kể ở trong truyện của Nam Cao chính là ông giáo)
Giới thiệu hoàn cảnh lão Hạc sang nhà ông giáo để kể chuyện bán chó. Ở đó có ông giáo và người kể.
II/ Thân bài:
- Kể: lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo:
+ Lão Hạc báo tin bán chó
+ Lão Hạc kể lại chuyện bán chó
Miêu tả: nét mặt đau khổ của lão Hạc
Biểu cảm: nỗi ân hận của lão Hạc về việc bán chó và thái độ của ông giáo.
+ lão Hạc: chua chát kết thúc việc bán chó.
- Miêu tả: nét mặt của ông giáo khi nhận được tin => suy tư nghĩ ngợi và đau khổ với lão Hạc
- Biểu cảm:
+ Nêu những suy nghĩ của bản thân với câu chuyện
+ ________________ về các nhân vật ở trong đó (về ông giáo và lão Hạc)
III/ Kết bài: Nhắc lại sự việc bán chó. Đặc biệt là khi sự việc kết thúc. Nhận định, đánh giá chung về sự việc đó. Trở lại hoàn cảnh thực tại của mình.
 
T

thuanbich2002

Tuổi thơ của ai cũng gắn bó với một loài vật nuôi đáng yêu, đó có thể là chú rùa, chú chim hay chú mèo... Riêng với tôi, tuổi thơ của tôi gắn với chú chó Phi Phi dũng cảm. Phi Phi là chú chó lai béc-giê mà tôi đã.. nhặt được trong công viên! Chuyện là thế này: cách đây chừng một năm, vào buổi chiều tôi đi tập thể dục trong công viên. Đang chạy bộ, tôi chợt nghe tiếng rên yếu ớt trong lùm cây. Tò mò, tôi rẽ đám lá nhìn vào thì thấy một chú chó nhỏ yếu ớt đang nằm rên trong chiếc hộp giấy. Thương chú quá, tôi mang về nuôi. Tôi không ngờ, lúc mang Phi Phi về bố mẹ không những không trách tôi mà còn giục tôi đi lấy sữa cho chú uống nữa! Bây giờ thì Phi Phi đã lớn lắm. Lông chú màu đen mượt, bốn chân cao và chắc. Hai tai lúc nào cũng dựng lên lắng nghe mọi âm thanh xung quanh. Cái mũi thì lúc nào cũng có vẻ khịt khịt như đánh hơi mọi thứ. Phi Phi rất ngoan và can đảm. Khi tối trời, chú luôn ra ngoài hiên nằm canh. Có Phi Phi ở ngoài, cả nhà tôi rất yên tâm đi ngủ. Thế rồi, đến một ngày, có chuyện xảy ra, gia đình tôi đã cảm nhận được sâu sắc sự dũng cảm và lòng trung thành của Phi Phi. Đó là một đêm mùa đông gió rét. Như mọi hôm, Phi Phi vẫn nằm canh ở ngoài hiên. Cả nhà tôi đang ngủ thì chợt nghe tiếng Phi Phi sủa dữ dội, tiếng chú giằng dây xích loảng xoảng. Bố vội vàng bật dậy rồi nhẹ nhàng cầm gậy lách ra ngoài. Cuối góc vườn, một bóng đen khả nghi đang di chuyển. Thấy động, hắn vội vàng trèo tường hòng thoát ra ngoài. Bố vừa hô hoán hàng xóm vừa lao theo tên trộm. Phi Phi cũng lồng lộn chồm lên, dây xích bị giằng co hết mức. Bố đuổi theo tên trộm, bất ngờ, hắn quay lại đạp mạnh vào bố. Bị lỡ đà, bố ngã xuống. Hắn lợi dụng lúc ấy đè lên người bố, tay phải rút mạnh con dao ra rồi vung lên. Chính lúc ấy, Phi Phi từ đâu lao đến ngoạm vào tay cầm dao của hắn rồi mặc cho gã gian phi đẩy, đạp đánh như thế nào cũng kiên quyết không nhả tay hắn ra. Cuộc vật lộn dừng lại khi các cô bác hàng xóm ùa đến trói gô tên trộm lại. Mẹ tôi vừa xuýt xoa dìu bố vào nhà vừa nhắc chị em tôi lấy sữa cho Phi Phi và đưa chú vào nhà. Sau hôm ấy, Phi Phi nổi tiếng cả khu phố với câu chuyện “cứu chủ”. Kẻ gian bị bắt sau đó đã khai ra rất nhiều vụ trộm mà hắn nhúng tay vào. Gia đinh tôi và Phi Phi còn được tuyên dương nữa! Phi Phi vẫn sống cùng gia đình tôi cho đến bây giờ. Chú luôn được cả nhà cưng chiều và yêu quý, đặc biệt là tôi. Phi Phi tuy là một chú chó nhưng có nhiều điều đáng để chúng ta học tập đúng không các bạn!
 
T

thuanbich2002

Đọc sách, tôi rất thích một câu nói của nhà văn người Úc: "Không có gì là hoàn hảo, có chăng chỉ là sự đề cao mà thôi". Đúng, thử hỏi trong chúng ta có ai dám tự nói mình chưa mắc lỗi dù chỉ một lần không? Tôi cũng vậy, có lẽ tôi không thể quên lỗi lầm mình gây ra hôm đó, khiến người tôi yêu quý nhất - mẹ tôi, buồn lòng... Hôm ấy, đất dát vàng ánh nắng, trời mát dịu, gió khẽ hôn lên má những người đi đường. Nhưng nó sẽ là ngày tuyệt đẹp, nếu tôi không có bài kiểm tra khoa học tệ hại đến như vậy, hậu quả của việc không chịu ôn bài. Về nhà, tôi bước nhẹ lên cầu thang mà chân nặng trĩu lại. Tôi buồn và lo vô cùng, nhất là khi gặp mẹ, người tôi nói rất chắc chắn vào tối qua: "Con học bài kỹ lắm rồi". Mẹ đâu biết khi mẹ lên nhà ông bà, ba đi công tác xa, tôi chỉ ngồi vào bàn máy vi tính chứ đâu nào có ngồi vào bàn học, bởi tôi đinh ninh rằng cô sẽ không kiểm tra, vì tôi đã được mười điểm bài trước, nào ngờ cô cho làm bài kiểm tra mười lăm phút. Chả lẽ bây giờ lại nói với mẹ: "Con chưa học bài hôm qua" sao? Không, nhất định là không. Đứng trước cửa, tôi bỗng nảy ra một ý "Mình thử nói dối mẹ xem sao". Nghĩ như vậy, tôi mở cửa bước vào nhà. Mẹ tôi từ trong bếp chạy ra. Nhìn mẹ, tôi chào lí nhí "Con chào mẹ". Như đoán biết được phần nào, mẹ tôi hỏi: "Có việc gì thế con"? Tôi đưa mẹ bài kiểm tra, nói ra vẻ ấm ức: Con bị đau tay, không tập trung làm bài được nên viết không kịp”... Mẹ tôi nhìn, tôi cố tránh hướng khác. Bỗng mẹ thở dài! “Con thay quần áo rồi tắm rửa đi!”. Tôi "dạ" khẽ rồi đi nhanh vào phòng tắm và nghĩ thầm: "Ổn rồi, mọi việc thế là xong". Tôi tưởng chuyện như thế là kết thúc, nhưng tôi đã lầm. Sau ngày hôm đó, mẹ tôi cứ như người mất hồn, có lúc mẹ rửa bát chưa sạch, lại còn quên cắm nồi cơm điện. Thậm chí mẹ còn quên tắt đèn điện, điều mà lúc nào mẹ cũng nhắc tôi. Mẹ tôi ít cười và nói chuyện hơn. Đêm đêm, mẹ cứ trở mình không ngủ được. Bỗng dưng, tôi cảm thấy như mẹ đã biết tôi nói dối. Tôi hối hận khi nói dối mẹ. Nhưng tôi vẫn chưa đủ can đảm để xin lỗi mẹ. Hay nói cách khác, tôi vẫn chưa thừa nhận lỗi lầm của mình. Sáng một hôm, tôi dậy rất sớm, sớm đến nỗi ở ngoài cửa sổ sương đêm vẫn đang chảy "róc rách" trên kẽ lá. Nhìn mẹ, mẹ vẫn đang ngủ say. Nhưng tôi đoán là mẹ mới chỉ ngủ được mà thôi. Tôi nghĩ: Quyển "Truyện về con người" chưa đọc, mình đọc thử xem". Nghĩ vậy, tôi lấy cuốn sách đó và giở trang đầu ra đọc. Phải chăng ông trời đã giúp tôi lấy cuốn sách đó để đọc câu chuyện "lỗi lầm" chăng ! "... Khi Thượng đế tạo ra con người, Ngài đã gắn cho họ hai cái túi vô hình, một túi chứa lỗi lầm của mọi người đeo trước ngực, còn cái túi kia đeo ở sau lưng chứa lỗi lầm của mình, nên con người thường không nhìn thấy lỗi của mình". Tôi suy ngẫm: "Mình không thấy lỗi lầm của mình sao?". Tôi nghĩ rất lâu, bất chợt mẹ tôi mở mắt, đi xuống giường. Nhìn mẹ, tự nhiên tôi đi đến một quyết định: Đợi mẹ vào phòng tắm, rồi lấy một mảnh giấy nắn nót đề vài chữ. Mẹ tôi bước ra, tôi để mảnh giấy trên bàn rồi chạy ù vào phòng tắm. Tôi đánh răng rửa mặt xong, đi ra và... chuẩn bị ăn bữa sáng ngon lành do mẹ làm. Và thật lạ, mảnh giấy ghi chữ: "Con xin lỗi mẹ" đã biến đâu mất, thay vào đó là một chiếc khăn thơm tình mẹ và cốc nước cam. Tôi cười, nụ cười mãn nguyện vì mẹ đã chấp nhận lời xin lỗi của tôi. Đến bây giờ đã ba năm trôi qua, mảnh giấy đó vẫn nằm yên trong tủ đồ của mẹ. Tôi yêu mẹ vô cùng, và tự nhủ sẽ không bao giờ để mẹ buồn nữa. Tôi cũng rút ra được bài học quý báu: Khi bạn biết xin lỗi bố mẹ, bạn sẽ có nhiều hơn một thứ bạn vẫn đang có, đó là tình thương. "Từ thuở sinh ra tình mẫu tử Trao con ấm áp tựa nắng chiều
 
T

thuanbich2002

Ở xóm Giữa của làng Đại Hoàng chỉ có khoảng vài chục nóc nhà. Lão Hạc là hàng xóm của gia đình em và gia đình ông giáo Tri. Ông giáo Tri là người có học, hiểu biết rộng và tử tế nên được dân làng tin cậy. Chiều chiều, lão Hạc thường xách cái vò đất nung sang nhà ông giáo để xin nước giếng. Lần nào ông giáo cũng giữ lão Hạc lại chuyện trò, uống bát nước chè tươi hoặc hút điếu thuốc lào… để cho lão bớt cảm thấy lẻ loi, cô độc. Vợ chết đã lâu, con trai lại đi phu cao su đất đỏ mãi tận Nam Kì, Lão Hạc sống thui thủi một mình trong căn nhà nát chỉ có mỗi chú chó Vàng làm bạn. Lão quý nó như quý con, cho nó ăn bằng bát như người. Chiều nay, lão sang chơi sớm hơn mọi khi. Vừa thấy ông giáo, lão báo ngay : – Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ! Ông giáo ngạc nhiên: – Cụ bán nó rồi ư? Sao cụ bảo là…? Lão Hạc gật đầu, cố lấy giọng vui vẻ nhưng miệng méo xệch và mắt thì đỏ hoe. Ông giáo nhìn lão ái ngại, lòng đầy thương xót: – Thế nó để cho bắt dễ dàng hả cụ? Bất chợt, lão Hạc bật khóc hu hu, khuôn mặt co rúm lại vì đau khổ – ********… ông giáo ơi!… Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau dốc ngược lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chỉ loay hoay một lúc là trói chặt cả bốn chân nó lại. Đấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!… Này! ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó kêu ư ử và nhìn tôi, như muốn trách tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối sử với tôi như thế này à?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi mà còn đánh lừa một con chó. Nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó! Ông giáo vỗ an, an ủi lão: – Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu! Vả lại, ai nuôi chó mà chả để bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là hoá kiếp cho nó đấy, hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác cụ ạ! Lão Hạc cố gượng cười: – Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra sung sướng hơn một chút… Kiếp người như kiếp tôi đây chẳng hạn! Biết lão đang tự mỉa mai, ông giáo nói: – Kiếp ai thì cũng thế cả thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng? Thôi, bây giờ có cái này là sung sướng: Cụ ngồi xuống phản chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai, nấu ấm nước chè, rồi tôi với cụ vừa ăn khoai, uống nước hút thuốc lào vừa nói chuyện, thế là sướng! Vẻ mặt lão Hạc nghiêm trang hẳn: – Xin phép ông giáo để cho khi khác! Tôi muốn nhờ ông giáo giúp cho một việc. – Việc gì thế cụ? – Chuyện là thế này, ông giáo ạ! Thế rồi lão Hạc kể lể về anh con trai của lão chỉ vì không có tiền cưới vợ mà phẫn chí bỏ nhà đi phu đồn điền cao su ở tận Nam Kì đã hơn năm nay. Lão nhờ ông giáo trông coi hộ mảnh vườn ba sào để sau này, cọn trai lão vể thì có sẵn đất đấy mà làm ăn. Còn chuyện thứ hai là lão gửi ông giáo giữ hộ ba mươi đồng bạc dành dụm từ việc bán chút hoa lợi còm cõi và tiền vừa bán chó. Lão bảo rằng lão đã già yếu, lại nay ốm mai đau, chẳng biết thế nào. Rủi có nằm xuống thì sẵn số tiền ấy, nhờ ông giáo đứng ra lo liệu cho, thiếu đâu đành trông cậy vào hàng xóm. Lặng nghe lão Hạc nói, ông giáo trầm ngâm suy nghĩ. Lão Hạc vốn là người khái tính, ít chịu phiền ai. Không biết lão có ý định gì mà hôm nay lại nhắc đến những chuyện hệ trọng như thế?! Ông giáo động viên lão Hạc: – Gớm, cụ cứ lo xa làm gì cho mệt? Cụ còn khoẻ lắm, chết là chết thế nào? Cụ cứ để tiền mà ăn, khi nào chết hãy hay, tội gì có tiền mà lại chịu nhịn đói?! Lão Hạc vẫn năn nỉ: – Mong ông giáo thương tình tôi già nua tuổi tác mà nhận cho! Được vậy thì tôi cảm ơn lắm! Không thể từ chối, ông giáo đành nhận lời, nhưng vẫn băn khoăn hỏi lại: – Có bao nhiêu tiền dành dụm, cụ gửi tôi cả thì từ mai lấy gì mà ăn? Lão Hạc xua tay tỏ ý không cần: – Ông giáo đừng lo, tôi đã sắp xếp đâu vào đấy cả rồi ạ! Xin phép ông giáo, tôi về! – Vâng! Cụ lại nhà! Lão Hạc chậm chạp lê từng bước chân ra cổng, ông giáo nhìn theo cái dáng lòng khòng, lam lũ của lão mà động lòng thương. Dạo này, cà làng đói. Có người cả tháng không biết đến hạt cơm, chỉ củ khoai, củ sắn, mớ rau lang, rau má… sống lay lắt qua ngày. Lão Hạc cũng thế, nhưng lão thà nhịn đói chứ nhất quyết không bán mảnh vườn để dành cho con. Lúc bóng lão Hạc đã khuất sau rặng tre đầu ngõ, ông giáo thở dài quay vào nhà, trong tay vẫn giữ chặt chiếc túi nhỏ màu nâu cũ kĩ đựng mấy chục đồng bạc của lão Hạc gửi. Ông giáo lắc đầu, lẩm bẩm một mình: “Rõ khổ!”. kể lại truyện lão hạc bán chó Chứng kiến đầu đuôi câu chuyện, trong lòng em trào lên tình cảm xót xa và mến phục. Cuộc sống của lão Hạc chẳng có gì vui. Cái nghèo đeo đẳng làm khổ lão suốt đời. Ông lão già nua, ốm yếu ấy sống âm thầm, lặng lẽ trong sự chờ đợi mỏi mòn đứa con trai yêu quý của mình. Ngày trở về của anh ấy chắc còn xa lắm, mà lão Hạc thì như ngọn đèn lắt lay trước gió. Tình thương và đức hi sinh của ông lão thật đáng cảm phục và bi kịch của cuộc đời ông lão khiến cho ta rơi nước mắt. Số phận bi đát của lão Hạc cũng là số phận chung của nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, khi chưa được Đảng giác ngộ và dẫn dắt vào con đường đấu tranh giải phóng khỏi ách nô lệ của chế độ thực dân, phong kiến vạn ác. Nếu là người được chứng kiến cảnh lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo trong truyện ngắn của Nam Cao thì em sẽ ghi lại câu chuyện đó như thế nào? Năm nay tôi đã ngoài bảy mươi tuổi, nhưng mỗi lần nghe đứa cháu nội hỏi về chuyện xưa khi minh còn nhỏ được chứng kiến ngày giặc Pháp đô hộ và câu chuyện Lão Hạc trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 cháu học là có thật không, thì lòng tôi lại trào lên bao cảm xúc với kỷ niệm về người hàng xóm già. Đó chính là nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn của Nam Cao. Ký ức sâu đậm về lần ông lão kể chuyện bán chó cho thầy Thứ của tôi cứ hiện lên mồn một. Ngày ấy tôi mới lên mười, xã hội hỗn loạn, nay thấy đánh nhau chỗ này, mai thấy Tây đi càn chỗ kia. Thầy giáo Thứ đang dậy chúng tôi lớp đệ nhị ở trường làng bên, phải cho đám trò nghỉ. Tôi không biết vì sao, chỉ thấy người ta láo pháo đồn rằng thầy tôi ghét Tây, ngán cảnh chúng dòm ngó trường lớp nên cho chúng tôi nghỉ. Ngày ngày thầy vẫn sang nhà lão Hạc trò chuyện với ông cụ. Tôi ở gần hay sang qua lại cùng thầy lúc giúp lão dọn nhà, lúc đùa nghịch với con chó Vàng. Không ngờ những chuyện thật về lão Hạc lại được thầy giáo tôi viết thành câu chuyện cảm động đến thế. Cái cảnh lão Hạc kể với thầy tôi về chuyện bán chó là lúc tôi chứng kiến tất cả. Chả là hôm ấy, tôi đang giúp thầy nhặt đống khoai và lân la hỏi thầy về mấy chữ Hán khó hiểu. Thầy đang giảng cho tôi thì thây lão Hạc tiến vào. Cái dáng điệu gầy gò của lão, hôm nay trông buồn thảm quá. Vừa nhìn thấy thầy Thứ, lão đã báo ngay: Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ! Cụ bán rồi? Bán rồi! Họ vừa bắt xong. Lão Hạc cố làm ra vẻ vui vẻ nhưng tôi thấy lão cười như mếu và đôi mắt ẩng ậng nước. Thầy tôi chắc cũng ái ngại cho lão nên chỉ ôm đôi bờ vai lão vỗ nhẹ như đồng cảm. Tôi thấy đôi mắt của thầy Thứ cũng như muốn khóc. Thầy hỏi lão Hạc: Thế nó cho bắt à? Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc... ********... Ông giáo ơi!... Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy, hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục và thằng Xiên, hai thằng chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bây giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!... Này! ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ năm im như trách tôi, nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo rằng "A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử với tôi như thế này à?". Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó! Thầy Thứ lại an ủi lão: Cụ cứ tưởng thế chứ nó chẳng hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là ta hoá kiếp cho nó đấy. Hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác. Lão Hạc chua chát bảo: Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra nó sung sướng hơn một chút... Kiếp người như tôi chẳng hạn!... Câu nói của lão làm tôi bùi ngùi, thầy Thứ hạ giọng: Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng? Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng? Lão cười và ho sòng sọc. Thầy tôi nắm lấy cái vai gầy của lão, ôn tồn bảo: Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này là sung sướng: Bây giờ cụ ngồi xuống phản chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu môt ấm nước chè tươi thật đặc, ông con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào... thế là sung sướng. Vâng! Ông lão dậy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng Lão nói xong lại cười đưa đà. Tiếng cười gượng nhưng nghe đã hiền hậu lại, thấy vậy tôi te tái đứng lên: Thầy để con đi luộc khoai thầy nhé. Ừ, luộc giúp thầy, nhặt những củ to ấy, để thầy pha nước mời ông xơi thầy tôi nhắc nhở. Nói đùa thế chứ ông giáo cho để khi khác... Lão Hạc ngần ngại. Việc gì còn phải chờ khi khác... Không bao giờ nên hoãn sự sung sướng lại, cụ cứ ngồi xuống đây. Tôi đi luộc khoai. Thầy Thứ và lão Hạc ngồi nói chuyện lâu lắm, thầy tôi là người nhiều chữ nghĩa, hiểu biết và thương người nên có chuyện gì lão Hạc cũng tâm sự và sẻ chia. Vừa luộc khoai, tôi vừa nghĩ về lão Hạc nhiều lắm. Tôi thương lão, con người già cả cô đơn nhưng ai cũng quý lão bởi lão sống lương thiện và nhân hậu. Tôi biết lão quý con Vàng của mình lắm vì nó là kỷ vật của anh con trai lão để lại mà. Tôi hiểu vì bần cùng lão mới làm như vậy. Đã 60 năm, đất nước đổi thay chế độ, lão Hạc không còn, cuộc sống của người nông dân ngày nay đã khác. Nhưng hình ảnh lão Hạc đau đớn vì bán con chó cứ ám ảnh tôi mãi. Đó là kỷ niệm một thời khổ đau của đất nước mà người nông dân phải chịu nhiều cơ cực nhất. Nhưng chính trong hoàn cảnh đó tôi hiểu hơn về họ, về tình yêu thương chia sẻ của người thầy giáo tôi với những con người khốn khổ, về nhân cách và vẻ đẹp của người nông dân.

Bài viết : http://hoctotnguvan.net/neu-la-nguo...hi-lai-cau-chuyen-do-nhu-the-nao-18-1368.html
 
Top Bottom