[Văn 8] Tóm tắt văn bản + nêu cảm nhận

C

chizuru

Văn bản "Chiếc lá cuối cùng" của nhà văn Mĩ O Hen-ri kể về tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ. Cụ Bơ-men, Xiu và Giôn-xi là những người họa sĩ nghèo sống trong khu phố tồi tàn phía tây Oa-sinh-tơn. Mùa đông lạnh giá, Giôn-xi mắc bệnh sưng phổi, và cô tin chắc rằng chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống thì cô sẽ lìa đời. Xiu nói điều này với cụ Bơ-men và hai người rất lo lắng. Mặc cho Xiu hết lòng chăm sóc, Giôn-xi vẫn giữ ý nghĩ kì quặc ấy. Nhưng lạ thay, sau một đêm mưa gió dữ dội, và ngày sau nữa, chiếc lá vẫn còn đó. Điều này khiến Giôn-xi thoát khỏi ý nghĩ về cái chết. Xiu cho Giôn-xi biết chiếc lá cuối cùng là kiệt tác của cụ Bơ-men đã bí mật vẽ trong đêm mưa gió để cứu Giôn-xi, trong khi đó chính cụ đã chết vì bệnh sưng phổi.
 
V

vitconxauxi_vodoi

Giúp em với mấy anh mấy chị trả lời câu hỏi bài này sao
1.Những chi tiết nào trong văn bản nói lên tấm lòng thương yêu và hành động cao cả của cụ Bơ-men đối với Giôn-xi?Tại sao nhà văn bỏ qua không kể sự việc cụ đã vẽ chiếc lá trên tường trong đêm mưa tuyết?Vì sao có thể nói chiếc lá cụ vẽ là một kiệt tác
-Chi tiết trong văn bản nói lên tấm lòng thương yêu và hành động cao cả của cụ Bơ-men đối với Giôn-xi: "Họ sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ,nhìn cây thường xuân.Rồi họ nhìn nhau một lát,chẳng nói năng gì"
\RightarrowLo lắng cho bệnh tình của Giôn-xi
-Nhà văn bỏ qua không kể sự việc cụ đã vẽ chiếc lá trên tường trong đêm mưa tuyết vì: dụng ý của tác giả muốn tạo bất ngờ,gây hứng thú cho người đọc
-Có thể nói chiếc lá cụ vẽ là một kiệt tác vì :
+Sống động như thật, đánh lừa các cặp mắt nhà nghề của các cô hoạ sỹ.
+Có tác dụng nhiệm màu, cứu sống Giôn-xi, trả lại niềm tin và ước mơ sáng tạo trong cô.
+Được vẽ bằng tình thương bao la và lòng hi sinh cao thượng của cụ
Bơ-men
+Cụ hoàn toàn không nghĩ mình đang làm một kiệt tác cho cả một đời


Chiếc lá cuối cùng ấy chính là kiệt tác của cụ Bơ-men, là tác phẩm nghệ thuật bất tử.
Cụ Bơ- men xứng đáng là người nghệ sĩ chân chính, sáng tạo nghệ thuật vì cuộc đời, vì cuộc sống của con người. Thật đáng trân trọng và cảm phục !


2.Tìm bằng chứng để khẳng định Xiu không hề được cụ Bơ-men cho biết ý định vẽ một chiếc lá thay cho chiếc lá cuối cùng rụng xuống.Nếu Xiu biết được thì truyện có kém phần hấp dẫn không?Vì sao?
*Xiu không hề được cụ Bơ-men cho biết ý định vẽ một chiếc lá thay cho chiếc lá cuối cùng rụng xuống :
-Cô chán nản,lo lắng khi buộc lòng phải kéo tấm mành lên lần 1
-Cô thức trắng đêm,khuôn mặt hốc hác,lo lắng,sợ sệt chiếc lá cuối cùng sẽ rụng xuống.
-Cô ngạc nhiên khi thấy chiếc lá cuối cùnh vẫn chưa rụng xuống khi kéo mành lần 2
*Nếu Xiu biết được thì truyện sẽ kém đi phần hấp dẫn.Vì Xiu sẽ không bất ngờ và ta sẽ không thấy được tâm trạng lo lắng của Xiu dành cho bạn

3.Thử hình dung tâm trạng căng thẳng của Giôn-xi,của Xiu và của bạn đọc khi lần hai Giôn-xi ra lệnh kéo mành lên.Nguyên nhân sâu xa nào quyết định tâm trạng hồi sinh của Giôn-xi?Tại sao nhà văn kết thúc truyện bằng lời kể của Xiu mà không để Giôn-xi phản ứng gì thêm?
*Tâm trạng của Giôn-xi,Xiu và người đọc khi lần 2 Giôn-xi ra lệnh kéo mành lên: căng thẳng,hồi hộp đến nghẹn thở,tưởng chừng như giây phút ra đi vào cõi vĩnh hằng của Giôn-xi đã tới.
*Nguyên nhân sâu xa quyết định tâm trạng hồi sinh của Giôn-xi :Đó là sự gan góc của chiếc lá,chống chọi kiên cường với thiên nhiên khắc nhiệt,bám lấy cuộc sống trái ngược với nghị lực yếu đuối buông xuôi muốn chết của Giôn-xi.
*Nhà văn kết thúc bằng lời kể của Xiu mà không để cho Giôn-xi phản ứng gì thêm vì con người hồi sinh ấy chỉ còn biết lắng nghe để ngạc nhiên khâm phục,biết ơn ngưòi đã cứu sống mình.Nhà văn không để Giôn-xi phản ứng gì thêm nghĩa là cô hoàn toàn tin vào sự thật,cô đã nhận ra vẻ cao đẹp của ân nhân cứu mình và cũng là nghệ thuật kết thúc câu chuyện để dư âm lời kể của Xiu về chiếc lá cuối cùng âm vang mãi trong lòng người đọc.

4.Chứng minh truyện Chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri qua đoạn trích này,được kết thúc trên cơ sở hai sự kiện bất ngườ đối lập nhau tạo nên hiện tượng ngược tình huống hai lần,gây hứng thú cho bạn đọc
-Lần 1: Giôn-xi bệnh nặng,nghèo túng,chán đời
\Rightarrowkhiến đọc giả thương cảm,lo lắng
nhưng tình huống bỗng ngược lại,Giôn-xi cảm thấy yêu đời ,thoát khỏi bệnh tật làm người đọc bất ngờ.
-Lần 2: Cụ Bơ-men đang khỏe bỗng nhiên chết vì sưng phổi khiến người đọc bất ngờ
 
V

vitconxauxi_vodoi

Cảm nhận đoạn trích "Trong lòng mẹ"-Nguyên Hồng
~>Một bài làm tham kho
Nói đến Nguyên Hồng, người ta nhớ ngay một giọng văn như trút cả bao xúc động đắng đót vào trong những câu chuyện của ông. Hồi ký “Những ngày thơ ấu” là kỷ niệm xót xa của cậu bé Hồng, mang theo cái dư vị đắng chát của tuổi thơ khát khao tình mẹ. Cho đến tận bây giờ, khi đọc lại những trang viết này, người đọc vẫn lây lan cảm giác của cậu bé sớm phải chịu thiếu thốn tình cảm, để rồi chợt nhận ra: tình mẫu tử là nguồn sức mạnh thiêng liêng và diệu kỳ, là nguồn an ủi và chở che giúp cho đứa trẻ có thể vượt lên bao đắng cay tủi nhục và bất hạnh.
Đoạn trích Trong lòng mẹ là hồi ức đan xen cay đắng và ngọt ngào của chính nhà văn - cậu bé sinh ra trong một gia đình bất hạnh: người cha nghiện ngập rồi chết mòn, chết rục bên bàn đèn thuốc phiện, người mẹ cùng túng phải đi tha phương cầu thực, cậu bé Hồng đã phải sống trong cảnh hắt hủi ghẻ lạnh đến cay nghiệt của chính những người trong họ hàng. Cậu bé phải đối mặt với bà cô cay nghiệt, luôn luôn “tươi cười” – khiến hình dung đến loại người “bề ngoài thơn thớt nói cười – mà trong nham hiểm giết người không dao”. Đáng sợ hơn, sự tàn nhẫn ấy lại dành cho đứa cháu ruột vô tội của mình. Những diễn biến tâm trạng của bé Hồng trong câu chuyện đã được thuật lại bằng tất cả nỗi niềm đau thắt vì những ký ức hãi hùng kinh khiếp của tuổi thơ. Kỳ diệu thay, những trang viết ấy lại giúp chúng ta hiểu ra một điều thật tự nhiên giản dị: Mẹ là người chỉ có một trên đời, tình mẹ con là mối dây bền chặt không gì chia cắt được.
Trước khi gặp mẹ: Nói một cách công bằng, nếu chỉ nhìn vào bề ngoài cuộc sống của cậu bé Hồng, có thể nói cậu bé ấy vẫn còn may mắn hơn bao đứa trẻ lang thang vì còn có một mái nhà và những người ruột thịt để nương tựa sau khi cha mất và mẹ bỏ đi. Nhưng liệu có thể gọi là gia đình không khi chính những người thân – mà đại diện là bà cô ruột lại đóng vai trò người giám hộ cay nghiệt. Tấm lòng trẻ thơ ấy thật đáng quí. Đối với bé Hồng, bao giờ mẹ cũng là người tốt nhất, đẹp nhất. Tình cảm của đứa con đã giúp bé vượt qua những thành kiến mà người cô đã gieo rắc vào lòng cậu
Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha phương cầu thực. Nhưng đời nào lòng thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến…
Nhưng ta cũng nhận ra những vết thương lòng đau nhói mà bé Hồng đã sớm phải gánh chịu. Sự tra tấn tinh thần thật ghê gớm. Sức chịu đựng của một cậu bé cũng có chừng mực. Ta chứng kiến và cảm thương cho từng khoảnh khắc đớn đau, cậu đã trở thành tấm bia hứng chịu thay cho mẹ những ghẻ lạnh, thành kiến của người đời: “Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay
Dù đã kìm nén hết mức nhưng những lời độc ác kia vẫn đạt được mục đích khi đã lấy được những giọt nước mắt tủi nhục của một đứa trẻ không đủ sức tự vệ . Ta chợt ghê sợ trước loại người như bà cô – họ vẫn lẩn quất đâu đó quanh ta, với trò tra tấn gặm nhấm dần niềm tin con trẻ. Liệu ta có hoà chung giọt nước mắt này chăng: “Nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hoà đầm đìa ở cằm và cổ”.
Càng thương cho cậu bé Hồng, ta lại càng căm uất sự ghẻ lạnh của người đời trước những số phận bất hạnh. Từ nhận thức non nớt, cậu bé ấy cũng đã kiên quyết bảo vệ mẹ mình, bất chấp những thành kiến ác độc: “Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách giấu giếm… Tôi cười dài trong tiếng khóc”. Dường như khoảnh khắc cười dài trong tiếng khóc kia chứa chất sự phẫn nộ và khinh bỉ không cần giấu giếm Trong thâm tâm, liệu rằng cậu bé ấy có khi nào oán trách mẹ mình đã nhẫn tâm bỏ con không? Có lẽ không bao giờ, bởi lẽ niềm khao khát được gặp lại mẹ lúc nào cũng thường trực trong lòng cậu bé.
Ta xúc động biết bao nhiêu trước khoảnh khắc hồi hộp lo lắng của cậu bé khi sợ mình nhận nhầm mẹ. Linh cảm và tình yêu dành cho mẹ đã không đánh lừa cậu, để đền đáp lại là cảm giác của đứa con trong lòng mẹ - cảm giác được chở che, bảo bọc, được thương yêu, an ủi. Hình ảnh mẹ qua những trang viết của nhà văn thật tươi tắn sinh động, là sự diệu kỳ giúp cậu bé vượt lên nỗi cay đắng của những ngày xa mẹ. Mỗi khi đứng trước mẹ, có lẽ mỗi một người trong chúng ta cũng sẽ cảm nhận được tình me giống như cậu bé Hồng: “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Không khóc sao được, khi những uất ức nén nhịn có dịp bùng phát, khi cậu bé có được cảm giác an toàn và được chở che trong vòng tay mẹ. Thật đẹp khi chúng ta đọc những câu văn, tràn trề cảm giác hạnh phúc:“Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy mẹ có một êm dịu vô cùng”. Mẹ đã trở về cùng đứa con thân yêu, để cậu bé được thoả lòng mong nhớ và khát khao bé nhỏ của mình. Có lẽ không cần phải bình luận thêm nhiều, khi tất cả tình yêu với mẹ đã được nhà văn giãi bày trên trang giấy.
Một đoạn trích ngắn, một tình yêu vô bờ bến nhà văn dành cho mẹ đã khiến cho bao trái tim trẻ thơ thổn thức. Điều quan trọng hơn, nhà văn đã đem đến cho ta những giờ phút suy ngẫm về vai trò Người Mẹ. Có lẽ vì những ngày thơ ấu in đậm trong hoài niệm đã làm nên một hồn văn nhân ái Nguyên Hồng sau này chăng?
 
Q

quynhnhu890690

[Ngữ văn 8]tóm tắt văn bản

Tóm tắt văn bản:
1.cô bé bán diêm
2. đánh nhau với cối xay gió
3.chiếc lá cuối cùng
giúp đỡ nha mọi người.

Chú ý cách đặt tiêu đề
 
Last edited by a moderator:
V

vitconxauxi_vodoi

Tóm tắt văn bản Chiếc lá cuối cùng
Cụ Bơ – men, Xiu và Giôn – xi là những họa sĩ nghèo sống ở trong một khu phố tồi tàn phía Tây Oa -sinh - Tơn. Mùa Đông lạnh giá Giôn- xi mắc bệnh viêm phổi, cô tin chắc rằng khi chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống cô sẽ lìa đời. Xiu nói điều này với cụ Bơ – men và hai người rất lo lắng. Mặc cho Xiu hết lòng chăm sóc, Giôn – xi vẫn bướng bỉnh giữ ý nghĩ kì quặc ấy. Nhưng lạ thay, sau một đêm mưa gió dữ dội, ngày sau nữa, chiếc lá vẫn còn đó. Điều này khiến Giôn- xi thoát khỏi ý nghĩ về cái chết.Xiu cho Giôn- xi biết chiếc lá cuối cùng là bức tranh do cụ Bơ- men đã bí mật vẽ trong một đêm mưa gió để cứu Giôn- xi, trong khi đó chính cụ chết vì bị bệnh viêm phổi.
Tóm tắt văn bản đánh nhau với cối xay gió
Đôn Ki-hô-te mong muốn trở thành hiệp sĩ nên đã cùng Xan-chô Pan-xa đi phiêu lưu khắp nơi, trừ gian diệt ác.Trên đường đi,đến cánh đồng Môn–ti–en, hai thầy trò gặp những chiếc cối xay gió.Mặc cho Xan- chô khuyên can, xong Đôn –ki-hô -tê vẫn cho rằng trước mặt là những tên khổng lồ xấu xa. Đôn –ki –hô -tê lăm lăm ngọn giáo, cầu xin tình nương trợ giúp, một mình một ngựa xông vào chiếc cối xay gió gần nhất, phóng giáo đâm vào cánh quạt. vừa lúc gió nổi lên, cánh quạt hất chàng hiệp sĩ ngã lộn xuống đất, ngọn giáo gẫy tan tành. Xan- cho chạy đến cứu chủ. Đôn–ki-hô -tê rất đau nhưng không hé răng kêu ca vì sách viết rằng không được phép rên la. Đôn ki-hô -tê giải thhích lí do bại trận của mình là do pháp sư Phơ-re-xtôn thù nghịch gây ra nhưng vẫn tự tin mình sẽ chiến thắng. Hai thầy trò tiếp tục lên đường tìm kiếm những cuộc phiêu lưu mới.
Tóm tắt nội dung của văn bản Cô bé bán diêm
Cô bé bán diêm sống gia đình rất nghèo khổ , khó khăn mồ côi mẹ , bà mất sớm , tài sản tiêu tán nên cô phải bán diêm cho người bố rầt tàn nhẫn hay đánh cô . Vào một ngày cuối năm , cô không bán được que diêm nào . Cô không dám về nhà vì sợ bố đánh . Đêm giao thừa trời giá rét , cô ngồi nép vào gốc tường giữa hai ngôi nha . Đêm càng lạnh giá , cô quẹt que diêm để sưởi ấm

Mỗi lần quẹt que diêm cháy sáng là một mông tưởng đến với cô . Lần thứ nhất , em thấy lò sưởi . lần thứ hai cô thấy bàn ăn và con ngỗng quay , lần thứ ba cô thấy cây thông Nô-en cùng những ngọn nến , lần thứ tư cô thấy bà hiện về , lần thứ năm cô thấy mình cùng bà bay lên trời đ1o cũng là lúc cô tìm thấy niềm hạnh phúc .


Buổi sáng đầu năm , người ta thấy một em bé ngồi giữa những bao diêm trong đó có một bao diêm đốt hết nhẵn . Người ta bảo cô bé đã chết nhưng đôi má vẫn ửng hồng và đôi môi cô đang mỉm cười
 
2

21101999

anh dau la nguoi om yeu lai hay nhau xin vua duoc tha tu lang ve. hom nay den han nop suu cho quan linh , nhung vi phai nop them suu cho nguoi em re da chet nen chi dau khong co du tien de ma nop suu cho du da ban ca con lan cho cung khong du . bị ép đến đường cùng chị phải dùng bạo lực dối với bọn tay sai doc ac ức hiếp dân lành trong xa hội phong kiến cũ . dieu này thể hiện được ban chất cua3 xã hội cũ .......
 
T

tac_ke_kiyomi

Bạn nên giới thiệu nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm tr'c khi tóm tắt luôn. Phải có câu mở đoạn, VD như: "Tức nước vỡ bờ" là văn bản được trích trong tp Tắc Đèn của nhà văn Ngô Tất Tố....Sau đó thì làm bà hàng xóm rồi bla bla ra...như trên là được. Làm như thế đoạn tóm tắt sẽ hay hơn
 
Top Bottom