Văn [Văn 8] Giải thích

Đặng Thư

Mùa hè Hóa học
Thành viên
17 Tháng năm 2017
1,288
1,446
249
20

namphuong_2k3

Cựu Mod Anh|Quán quân TE S1
Thành viên
1 Tháng tư 2017
566
1,215
254
21
Bình Định
Đề tài của nhà văn thường là phụ nữ và trẻ em vì hoàn cảnh gia đình và bản thân đã ảnh hưởng sâu sắc đến sáng tác của nhà văn:
* Nguyên hồng là nhà văn của phụ nữ:
+ Nhà văn thấu hiểu và đồng cảm sâu sắc với nỗi bất hạnh của người phụ nữ
+ Nhà văn còn ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn và đức tính cao quý của người phụ nữ, là người phụ nữ nghĩa tình
+ Nhà văn bênh vực bảo vệ người phụ nữ
* Nguyên hồng là nhà văn của trẻ em:
+ Nhà văn thấu hiểu và đồng cảm sâu sắc với nỗi bất hạnh của trẻ thơ
+ Nhà văn trân trọng ngợi ca những phẩm chất đáng quí của trẻ thơ
 
  • Like
Reactions: phuongdaitt1

Ngọc Đạt

Banned
Banned
TV ấn tượng nhất 2017
11 Tháng năm 2017
5,281
7,952
829
21
Lâm Đồng
THCS Lộc Nga
Giải thích vì sao nói: "Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng"

@Bé Thiên Bình @Tiểu Lộc
Nhà văn Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng, nói như vậy là có cơ sở của nó. Bởi lẽ các tác phẩm của ông chủ yếu là viết về phụ nữ và nhi đồng, nói về cuộc sống của họ, những thành kiến, định kiến của xã hội đối với họ. Chính bởi những tác phẩm chân thực, sinh động của ông mà ông được mọi người yêu mến và gọi là " nhà văn của phụ nữ và trẻ em".
 

Xiao Fang

Học sinh gương mẫu
Thành viên
17 Tháng ba 2017
1,068
2,195
354
Earth
Hà Nội
THPT Xuân Khanh
  • Thế giới nhân vật trong tác phẩm của Nguyên Hồng được nhắc đến nhiều đó là phụ nữ và nhi đồng, những nhân vật đại diện cho tiếng nói yếu ớt, nhỏ bé trong xã hội đương thời.
  • Nhà văn thấu hiểu những nỗi vất vả, khổ cực mà người phụ nữ và nhi đồng phải chịu đựng từ những tư tưởng xã hội phong kiến để lại. Đồng thời ông trân trọng vẻ đẹp tâm hồn ngây thơ trong sáng của trẻ em và những đức tính cao quý của người phụ nữ .
  • Trong lòng mẹ là một đoạn trích ngắn gọn gồm ba nhân vật: hai người phụ nữ và một cậu bé. Ba nhân vật khác nhau về tính cách nhưng đều đã hiện lên sinh động và đầy ấn tượng dưới ngòi bút của Nguyên Hồng. Đoạn trích đã thể hiện rõ tâm trạng và tính cách của ba nhân vật. Người cô đại diện cho những hủ túc phong kiến còn tồn tại, miệt thị và mỉa mai người chị dâu lâm vào tình cảnh khổ cực; mẹ chú bé Hồng - hình ảnh của những người phụ nữ vất vả mưu sinh, chịu nhiều điều tiếng tủi nhục. Hồng là cậu bé sớm phải chịu đựng những mất mát gia đình, sống trong cảnh thiếu thốn tình cảm. Điều đó chứng tỏ sự am hiểu, cảm thông sâu sắc của nhà văn về phụ nữ và trẻ em, đặc biệt là sự nắm bắt tính cách và tâm lý nhân vật.
  • nguồn :internet
 

Bé Thiên Bình

Banned
Banned
28 Tháng hai 2017
1,560
2,782
504
Nghệ An
THCS Hưng Thịnh
Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích
- Trích dẫn nhận định
Thân bài:
- Trong sự nghiệp sáng tác của Nguyên Hồng, người đọc dễ nhận thấy hai đề tài này hầu như xuyên suốt trong các tác phẩm cụ thể của ông. Cụ thể như " Trong lòng mẹ"-> Đánh giá là nhà văn của phụ nữ và trẻ em, vì ông thường viết nhiều các con người này trong tác phẩm của mình. Đặc biệt, ông viết bằng tấm lòng, trái tim tâm huyết của nhà văn chân chính. Nguyên Hồng dành cho phụ nữ và trẻ em tấm lòng thương yêu, thái độ nâng niu, trân trọng. Diễn tả thấm thía nỗi cơ cực, tủi nhục mà phụ nữ và nhi đồng phải gánh chịu. Ông rất thấu hiểu, vô cùng trân trọng vẻ đẹp tâm hồn, đức tính cao quý của phụ nữ và trẻ em. Thể hiện thái độ cảm thông trước những nỗi đau bất hạnh của mình những giây phút hạnh phúc thiêng liêng( đó chính là cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa hai mẹ con bé Hồng)
LĐ1: Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ
- Thấu hiểu được nỗi khổ về mặt vật chất của người phụ nữ
+ Hoàn cảnh khó khăn, éo le, thiếu thốn: chồng chết, nợ nần, cùng túng (ý nói là mẹ Hồng)
+Mẹ Hồng phải bỏ nhà đi tha hương cầu thực, mua bán ngược xuôi kiếm sống. Sự vất vả, lam lũ đã khiến người phụ nữ sắc xuân một thời trở nên tiều tụy (mẹ tôi ăn vận rách rưới)
- Thấu hiểu nỗi khổ về tinh thần của người phụ nữ
+ Hủ tục ép duyên (cuộc hôn nhân không có tình yêu) trong xã hội phong kiến đã khiến cho mẹ bé Hồng chấp nhận một cuộc hôn nhân không hạnh phúc.
+Nhưng vì sự yên ấm trong gia đình mà người phụ nữ này phải sống âm thầm như cái bóng bên người chồng nghiện ngập. Những thành kiến xã hội và gia đình khiến mẹ bé Hồng phải bỏ con đi tha hương cầu thực, sinh nở vụng trộm, giấu giếm.
-Giàu tình thương con ( dẫn chứng: được gặp lại con sau nhiều năm xa cách, mẹ xúc động nhẹn ngào, sụt sùi). Ôm hôn, vuốt ve, âu yếm, xoa đầu, gãi rôm cho con. Mẹ muốn bù đắp cho bé Hồng những tình cảm thiếu thốn sau bao ngày. Bên cạnh đó, Nguyên Hồng thấu hiểu được mặc dù người cha đã khuất, nhưng người mẹ của bé Hồng vẫn có chú tình cảm, tưởng nhớ đến người chồng. Dù tình cảm không mặn mà gì nhưng vẫn tưởng nhớ đến chồng và về nhà vào ngày dỗ.
=>Hình ảnh người mẹ đã trở thành một mạch cảm xúc vô tận cho sáng tác của Nguyên Hồng. Để rồi viết về họ- người phụ nữ bằng cả 1 tình cảm thiêng liền, sự kính trọng nhất.
LĐ2: Nguyên Hồng là nhà văn của nhi đồng
- Nhà văn cũng thấu hiểu nỗi khổ về cả vật chất lẫn tinh thần của chú bé Hồng trong tác phẩm" Những ngày thơ ấu". Cả thời thơ ấu của Nguyên Hồng được hưởng những dư vị ngọt ngào rất ít, đau khổ dắng cay thì không kể xiết.
+Mồ côi cha, thiếu bàn tay chăm sóc của người mẹ
+Phải "ăn nhờ ở đậu" trong gia đình và xã hội
+Không cho em sống một cuộc sống thức sự của trẻ thơ. Không được ăn ngon, không được sự yêu thương, chăm sóc của cha mẹ, người thân. Đặc biệt lại còn bị người cô họ có những lời nói xúc phạm, rè bỉu, khinh bỉ đối với mẹ bé Hồng.
-Thấy được tình thương yêu mẹ của bé Hồng mãnh liệt, luôn nhớ về mẹ. Khi mới chỉ nghe bà cô hỏi:" Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa ...". Lập tức trong kí ức của bé Hồng trỗi dậy hình ảnh người mẹ. Mặc cho người cô có những lời nói cay độc về mẹ bé Hồng với mục đích để em căm ghét mẹ. Thì Hồng lại càng thương và kính trọng mẹ nhiều hơn. Hồng luôn tin tưởng, khẳng định tình cảm của người mẹ dành cho mình là thực sự và sâu sắc, là thiêng liêng, cao cả. Cho nên, Hồng căm thù những hủ tục phong kiến" Gía những cổ tục.. nát cho kì vụn mới thôi". Tình cảm ấy khiến Hồng luôn luôn khao khát gặp mẹ. Vì thế, khi ra khỏi cổng trường, thoáng thấy hình ảnh một người ngồi trên xe giống mẹ mình --> Gọi bối rối, chạy ríu cả chân. Lòng vui sướng đó được toát lên từ những cử chỉ vội vã, bối rối của bé Hồng. Nay điều ước đã thành sự thực, bé Hồng cảm thấy vô cùng hạnh phúc, mãn nguyện khi ở trong lòng mẹ.

=> Ý chốt: Với rất nhiều lời văn chi tiết, hình ảnh thấm đượm tình cảm sâu sắc, giá trị nhân văn thể hiện trong tác phẩm" Những ngày thơ ấu" cụ thể là trong đoạn trích" Trong lòng mẹ"
đã cho thấy Nguyên Hồng rất thấu hiểu, cảm thông, thương xót với phụ nữ và trẻ em. Bởi thế mà chúng ta khẳng định" Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và trẻ em".
Kết bài:Thấy được quan niệm đúng đắn -->Tình cảm nhân đạo của nhà văn khi viết về phụ nữ và trẻ em. Hình ảnh phụ nữ và trẻ em là diểm sáng trong tác phẩm của ông, giúp người đọc người nghe càng có ấn tượng nhiều hơn trong những dòng văn, mạc văn qua các tác phẩm của Nguyên Hồng


Bạn có thể tham khảo thêm tại đây:Văn bản trong lòng mẹ
 
Last edited:
Top Bottom