Văn [Lớp 8] Văn bản trong lòng mẹ

Bé Thiên Bình

Banned
Banned
28 Tháng hai 2017
1,560
2,782
504
Nghệ An
THCS Hưng Thịnh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Chứng minh rằng đoạn trích "Trong lòng mẹ" đã làm nổi bật tuổi thơ bất hạnh cay đắng của bé Hồng và tình mẹ thắm thiết, sâu nặng.
Câu 2: Chứng minh Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và trẻ em.
Câu 3: Viết 1 đoạn văn ngắn cảm nhận của em về cảm xúc Bé Hồng khi gặp lại mẹ.
 

Nguyenngocthuyduong

Học sinh chăm học
Thành viên
20 Tháng chín 2017
442
250
111
20
Hà Nội
THPT Nguyễn Du - T.Oai
Câu 1:
Mở bài: - Giới thiệu nhân vật bé Hồng trong đoạn trích " Trong lòng mẹ"
- Trích dẫn điều cần chứng minh
Thân bài
LĐ1: Tuổi thơ bất hạnh cay đắng của bé Hồng
- Hoàn cảnh éo le, sinh ra trong một gia đình ko hạnh phúc : bố nghiện ngập rồi chết bên bàn đèn thuốc phiện; mẹ thì ko chịu đc nên bỏ đi tha hương cầu thực- đi bước nữa. Bé Hòng phải sống trong cảnh bơ vơ giữa sự ghẻ lạnh, cay nghiệt của người cô.
- Bà cô độc ác, giắc reo những hoài nghi, ý nghĩa xấu xa về người mẹ vs mục đích cho Hồng căm ghét mẹ ( dẫn chứng). Trong khi trò chuyện, lời của bà cô ngọt nhưng lại hành hạ trong suy nghĩ, những lời nói xấu xa về mẹ bé Hồng.
-> Hồng đau khổ: nghen ứ khóc ko ra tiếng.
-Người cô càng có suy nghĩ độc ác, gieo rắt để Hồng ghét, xa mẹ thì ngược lại em càng yêu và kính trọng mẹ hơn.
LĐ2:Tình yêu thương mẹ mãnh liệt
- Thấy đc ý nghĩ, cảm xúc của bé Hồng khi trả lời người cô( dẫn chứng)
- Có lúc trả lời người cô, Hồng nhiều lúc im lặng chỉ để tỏ ra sự tôn trọng, lễ phép vs người cô.
+Im lặng cx chính là sự nhận ra ý nghĩ cay độc của người cô trong giọng nói, nét mặt (khi cười rất kịch...)
- Hồng đau đớn, uất ức cực điểm đến nỗi " Gía những cổ tục... kì nát mới thôi"
-->thể hiện tình cảm Hồng dành cho mẹ đến cháy bỏng, đúng vs tình cảm người con ngây thơ dành cho mẹ
- Rất may mắn, tình yêu thương và lòng khát khao gặp mẹ cũng trở thành hiện thực( dẫn chứng: khi tan học)
Đặc biệt, ngồi lên xe mẹ và khóc nức nở, cảm giác sung sướng cực điểm của bé Hồng khi ở trong lòng mẹ. Hồng mong mình có thể bé lại để mẹ âu yếm, vuốt ve. Chính lúc này, đã giúp chúng ta thấy đc tình mẫu tử rất thiêng liêng, cao cả
- Đoạn trích" Trong lòng mẹ" có đoạn cuối bài đc đánh giá là bài ca chân chính về tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt
Kết bài:
- Khẳng định đoạn trích đc Nguyên Hồng kể lại rất chân thực, cảm động để thấy đc cay đắng, tủi cực của chú bé Hồng. Đòng thời thấy đc tình yêu thương mãnh liệt của chú vs mẹ. Đây cũng chính là tình yêu thương mãnh liệt của tác giả dành cho người mẹ
- Cảm nhận : đoạn trích được đánh giá là hồi kí thấm đẫm chất trữ tình vs cách nhìn nhận, đánh giá con người ,sự việc, đặc biệt là tình mẫu tử thiêng liêng đã để lại ấn tượng sâu sắc vs người đọc, người nghe

Bạn chú ý cách diễn đạt nhé, mình viết hơi lặp từ. Yên tâm đi, đây là dàn ý mình học đội tuyển nè

câu 2 thì dài hơn một chút, bạn có cần mình ghi dàn ý ko?
Chào em
Không chia nhỏ bài viết ,viết tắt em nhé
Rút kinh nghiệm để tránh mắc lỗi.Chị p3nh0ctapy3u đã sửa .
Thân ái
 
Last edited by a moderator:

Hạ Mộcc

Học sinh chăm học
Thành viên
20 Tháng chín 2017
333
737
109
Vĩnh Phúc
Câu 2:
Em tham khảo bài này nhé:
Văn của Nguyên hồng giàu cảm xúc,ngọt ngào và nhuần nhị rất hợp với những kỉ niệm về mẹ và về tuổi thơ.Phải chăng vì lẽ đó mà có ý kiến đã cho rằng “Nguyên hồng là nhà văn của phụ nhữ và nhi đồng”.Lời nhận định khái quát gần trọn sự nghiệp sáng tác của Nguyên hồng và đặc biệt đúng ở đoạn trích Trong lòng mẹ.

Nguyên hồng đến với phụ nữ và trẻ em không phải như là một sự ngẫu nhiên.Ngay từ hai tập sách đầu tay,tiểu thuyết Bỉ vỏ và hồi ký Những ngày thơ ấu,nhà văn đã dụng công viết về những gian truân của họ.Từng có lúc nếm trải cuộc sống cùng cực ở xóm Cấm,Hải Phòng,Nguyên hồng hiểu những nỗi đắng cay kia như chính cuộc đời mình.Có thể nói những trang hồi ký về “ngày thơ ấu”là những trang văn đậm sâu kỷ niệm về tình mẫu tử,ở đó,tác giả đã để cho tình thương yêu vượt lên bao định kiến hằn học mà tỏa sáng.

Trong lòng mẹ là một đoạn trích ngắn gọn gồm ba nhân vật:hai người phụ nữ và một cậu bé trai.Ba nhân vật khác nhau về tính cách nhưng đều đã hiện lên sinh động và đầy ấn tượng dưới ngòi bút của Nguyên hồng.Đoạn trích chứng tỏ sự am hiểu sắc của nhà văn về phụ nữ và trẻ em.Đặc biệt là sự nắm bắt cá tính và tâm lý.

Nhân vật người cô được nhà văn xây dựng qua đối thoại.Nhân vật không được đặc tả nhưng tính cách cứ lộ dần qua lời đối thoại.Đó là một hình mẫu điển hình cho sự tàn nhẫn và lòng đố kỵ.Sự nhỏ nhoi của người cô làm bé Hồng đau nhói.Những lời nói lạnh lùng mà quái ác của người cô như được chắt ra từ bao cảnh đời ngang trái mà Nguyên hồng đã gặp.Cái ác có nhiều loại nhưng sự tàn nhẫn giả dối và đố kỵ thì ở đâu chẳng có những nét mặt giống nhân vật của Nguyên hồng.

Hiểu sâu sắc về nhân vật phản diện nhưng tác giả còn tỏ ra tinh tế hơn nhiều khi lật mở những vẻ đẹp của tình yêu thương trong tâm hồn non nớt của bé Hồng.Tình yêu mẹ của bé Hồng vượt qua tất cả những dèm pha nanh nọc của bà cô.Ở trong em,kỷ niệm về mẹ,hình ảnh của mẹ bao giờ cũng tươi đẹp và trong sáng vô cùng.Dù có những lúc boăn khoăn nhưng cậu bé Hồng vẫn kiên trì một suy nghĩ đầy yêu thương về mẹ.Thế mới biết Nguyên Hồng hiểu và rất hiểu tuổi thơ.Ở đó,có thể nói trong tất cả chúng ta,cái anh sáng chiếu rọi lung linh và duy nhất đó là sự hiền hòa,yêu thương của lòng mẹ.Với hình ảnh bé Hồng,nhà văn dường như đã làm cho tình mẫu tử trên thế gian này thiêng liêng và ý nghĩa hơn gấp nhiều lần.

Nhân vật kiệm lời nhất nhưng lại để lại cho chúng ta nhiều day dứt nhất chính là mẹ bé Hồng.Một người phụ nữ hẳn phải hiền hậu vô cùng.Chỉ cần xem cái nhìn nhân vật đón bé Hồng,ôm trọn cái sinh linh bé nhỏ vào lòng mà ta cảm thấy cái tình mẫu tử sâu nặng và cao quý biết bao.Không thể diễn tả hiết nỗi đau của người mẹ khi phải xa con và cũng không thể diễn tả hết niềm hạnh phúc trong ngày gặp lại con,nhà văn để cho người mẹ đáng thương im lặng.Ngày gặp lại con không biết có bao nhiêu cảm giác trong lòng người mẹ đang được ngân lên:vui có,buồn có,lo lắng,tủi hờn cũng có.Vậy sự im lặng đã trở thành sự diễn đạt tình tế nhất.

Viết về phụ nữ,nhi đồng,viết về những kỷ niệm tuổi thơ không khó nhưng viết cho hay thì không dễ chút nào.Văn của Nguyên Hồng có nguồn mạch tự nhiên về đề tài người phụ nữ,về tuổi thơ.Cái nguồn mạch ấy chính là sự chắt lọc từ lòng yêu thương của Nguyên Hồng,từ những kỷ niệm tuổi thơ đẹp đẽ và sâu sắc về người mẹ kính yêu.

Hoặc đây có thể là các ý phân tích chi tiết:
1. Giải thích:

- Đề tài: Nhìn vào sự nghiệp sáng tác của Nguyên Hồng, người đọc dễ nhận thấy hai đề tài này đã xuyên suốt hầu hết các sáng tác của nhà văn.: Những ngày thơ ấu, Hai nhà nghề, Bỉ vỏ...

- Hoàn cảnh: Gia đình và bản thân đã ảnh hưởng sâu sắc đến sáng tác của nhà văn. Bản thân là một đứa trẻ mồ côi sống trong sự thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần lại còn bị gia đình và xã hội ghẻ lạnh .

- Nguyên Hồng được đánh giá là nhà văn của phụ nữ và trẻ em không phải vì ông viết nhiều về nhân vật này. Điều quan trọng ông viết về họ bằng tất cả tấm lòng tài năng và tâm huyết của nhà văn chân chính. Mỗi trang viết của ông là sự đồng cảm mãnh liệt của người nghệ sỹ , dường như nghệ sỹ đã hoà nhập vào nhân vật mà thương cảm mà xót xa đau đớn, hay sung sướng, hả hê.

2. Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ.

a. Nhà văn đã thấu hiểu và đồng cảm sâu sắc cho nỗi bất hạnh của người phụ nữ

- Thấu hiểu nỗi khổ về vật chất của người phụ nữ. Sau khi chồng chết vì nợ nần cùng túng quá, mẹ Hồng phải bỏ đi tha hương cầu thực buôn bán ngược xuôi dể kiếm sống . Sự vất vả, lam lũ đã khiến người phụ nữ xuân sắc một thời trở nên tiều tuỵ đáng thương “Mẹ tôi ăn mặc rách rưới, gầy rạc đi ”

- Thấu hiểu nỗi đau đớn về tinh thần của người phụ nữ : Hủ tục ép duyên đã khiến mẹ Hồng phải chấp nhận cuộc hôn nhân không tình yêu với người đàn ông gấp đôi tuổi của mình. Vì sự yên ấm của gia đình, người phụ nữ này phải sống âm thầm như một cái bóng bên người chồng nghiện ngập. Những thành kiến xã hội và gia đình khiến mẹ Hồng phải bỏ con đi tha hương cầu thực , sinh nở vụng trộm dấu giếm.

b. Nhà văn còn ngượi ca vẻ đẹp tâm hồn, đức tính cao quý của người phụ nữ:

- Giàu tình yêu thương con. Gặp lại con sau bao ngày xa cách, mẹ Hồng xúc động đến nghẹn ngào. Trong tiếng khóc sụt sùi của người mẹ, người đọc như cảm nhận được nỗi xót xa ân hận cũng như niềm sung sướng vô hạn vì được gặp con. Bằng cử chỉ dịu dàng âu yếm xoa đầu, vuốt ve, gãi rôm...mẹ bù đắp cho Hồng những tình cảm thiếu vắng sau bao ngày xa cách.

c. Là người phụ nữ trọng nghĩa tình

- Dẫu chẳng mặn mà với cha Hồng song vốn là người trọng đạo nghĩa mẹ Hồng vẫn trở về trong ngày giỗ để tưởng nhớ người chồng đã khuất.

d. Nhà văn còn bênh vực, bảo vệ người phụ nữ:

- Bảo vệ quyền bình đẳng và tự do , cảm thông vời mẹ Hồng khi chưa đoạn tang chồng đã tìm hạnh phúc riêng.

-> Tóm lại: Đúng như một nhà phê bình đã nhận xét “Cảm hứng chủ đạo bậc nhất trong sáng tạo nghệ thuật của tác giả Những ngày thơ ấu lại chính là niềm cảm thương vô hạn đối với người mẹ . Những dòng viết về mẹ là những dòng tình cảm thiết tha của nhà văn. Không phải ngẫu nhiên khi mở đầu tập hồi ký Những ngày thơ ấu, nhà văn lại viết lời đề từ ngắn gọn và kính cẩn: Kính tặng mẹ tôi.” Có lẽ hình ảnh người mẹ đã trở thành người mạch cảm xúc vô tận cho sáng tác của Nguyên Hồng để rồi ông viết về học bằng tình cảm thiêng liêng và thành kính nhất.

2. Nguyên Hồng là nhà văn của trẻ thơ.

a. Nhà văn thấu hiểu và đồng cảm sâu sắc cho nỗi khổ, nội bất hạnh của trẻ thơ.

- Nhà văn thấu hiểu nỗi thống khổ cả vật chất lẫn tinh thần : Cả thời thơ ấu của Hồng được hưởng những dư vị ngọt ngào thì ít mà đau khổ thì không sao kể xiết : Mồ côi cha, thiếu bàn tay chăm sóc của mẹ, phải ăn nhờ ở đậu người thân Gia đình và xã hội đã không cho em được sống thực sự của trẻ thơ .....nghĩa là được ăn ngon, và sống trong tình yêu thương đùm bọc của cha mẹ, người thân. Nhà văn còn thấu hiểu cả những tâm sự đau đớn của chú bé khi bị bà cô xúc phạm .....

b. Nhà văn trân trọng, ngợi ca phẩm chất cao quý của trẻ thơ:

- Tình yêu thương mẹ sâu sắc mãnh liệt . Luôn nhớ nhung về mẹ . Chỉ mới nghe bà cô hỏi “Hồng, mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mợ mày không”, lập tức, trong ký ức của Hồng trỗi dậy hình ảnh người mẹ.

- Hồng luôn tin tưởng khẳng định tình cảm của mẹ dành cho mình. Dẫu xa cách mẹ cả về thời gian, không gian, dù bà cô có tinh ma độc địa đến đâu thì Hồng cũng quyết bảo vệ đến cùng tình cảm của mình dành cho mẹ . Hồng luôn hiểu và cảm thông sâu sắc cho tình cảnh cũng như nỗi đau của mẹ . Trong khi xã hội và người thân hùa nhau tìm cách trừng phạt mẹ thì bé Hồng với trái tim bao dung và nhân hậu yêu thương mẹ sâu nặng đã nhận thấy mẹ chỉ là nạn nhân đáng thương của những cổ tục phong kiến kia . Em đã khóc cho nỗi đau của người phụ nữ khát khao yêu thương mà không được trọn vẹn . Hồng căm thù những cổ tục đó: “Giá những cổ tục kia là một vật như .....thôi”

- Hồng luôn khao khát được gặp mẹ. Nỗi niềm thương nhớ mẹ nung nấu tích tụ qua bao tháng ngày đã khiến tình cảm của đứa con dành cho mẹ như một niềm tín ngương thiêng liêng thành kính. Trái tim của Hồng như đang rớm máu, rạn nứt vì nhớ mẹ .Vì thế thoáng thấy người mẹ ngồi trên xe, em đã nhận ra mẹ ,em vui mừng cất tiếng gọi mẹ mà bấy lâu em đã cất giấu ở trong lòng

c. Sung sướng khi được sống trong lòng mẹ.

- Lòng vui sướng được toát lên từ những cử chi vội vã bối rối từ giọt nước mắt giận hờn, hạnh phúc tức tưởi, mãn nguyện

d. Nhà thơ thấu hiểu những khao khát muôn đời của trẻ thơ:

- Khao khát được sống trong tình thương yêu che chở của mẹ, được sống trong lòng mẹ.

Nguồn: (Sưu tầm) .
 

Ocmaxcute

Học sinh chăm học
Thành viên
13 Tháng chín 2017
801
881
146
20
Nghệ An
Bé Hồng là một cậu bé có một tuổi thơ bất hạnh nhưng cậu có một tâm hồn vô cùng trong sáng và dạt dào tình yêu thương. Bố cậu ăn chơi , nghiện ngập mất sớm, mẹ cậu phải tha hương cầu thực .Còn cậu , cậu phải sống với bà cô cay nhiệt ,ghẻ lạnh,luôn gieo rắc vào đầu óc non nớt của đứa chấu những hình ảnh xấu về người mẹ để cậu ruồng rẫy mẹ của mình.Nhưng Hồng đã ruồng bỏ những lời nói thâm độc của bà cô, cậu đặt 1 niềm tin mãnh liệt vào người mẹ của mình , cậu căm hận những thành kiến tàn ác đã khiến cho mẹ con Hồng phải xa lìa .Hơn ai hết , cậu luôn muốn sống trong tình yêu thương , được mẹ vỗ về, được làm nũng được chiều chuộng,....như bao đứa trẻ khác .Gio đây mẹ là niềm hạnh phúc, là khát khao duy nhất của cậu.Và rồi , vào hôm giỗ đầu thầy cậu . Mẹ đã về. Hồng sung sướng vô bờ. Dạt dào , miên man khi được nằm trong lòng mẹ, được mẹ âu yếm vỗ về.tất acr những khổ đau , những lời nói của bà cô đều bị lãng quên- trôi đi nhẹ như một đám mây.Trong lòng cậu lúc này chỉ còn niềm hạnh phúc .Qua đây, ta thấy được Hồng là một chú bé hiếu thảo , có tâm hồn trong sáng và hơn nữa cậu có một tình yêu thương cháy bỏng dành cho người mẹ bất hạnh của mình-tình mẫu tử thiêng liêng.........
 

Nguyenngocthuyduong

Học sinh chăm học
Thành viên
20 Tháng chín 2017
442
250
111
20
Hà Nội
THPT Nguyễn Du - T.Oai
Câu 2:
Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích
- Trích dẫn nhận định
Thân bài:
- Trong sự nghiệp sáng tác của Nguyên Hồng, người đọc dễ nhận thấy hai đề tài này hầu như xuyên suốt trong các tác phẩm cụ thể của ông. Cụ thể như " Trong lòng mẹ"-> Đánh giá là nhà văn của phụ nữ và trẻ em, vì ông thường viết nhiều các con người này trong tác phẩm của mình. Đặc biệt, ông viết bằng tấm lòng, trái tim tâm huyết của nhà văn chân chính. Nguyên Hồng dành cho phụ nữ và trẻ em tấm lòng thương yêu, thái độ nâng niu, trân trọng. Diễn tả thấm thía nỗi cơ cực, tủi nhục mà phụ nữ và nhi đồng phải gánh chịu. Ông rất thấu hiểu, vô cùng trân trọng vẻ đẹp tâm hồn, đức tính cao quý của phụ nữ và trẻ em. Thể hiện thái độ cảm thông trước những nỗi đau bất hạnh của mình những giây phút hạnh phúc thiêng liêng( đó chính là cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa hai mẹ con bé Hồng)
LĐ1: Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ
- Thấu hiểu được nỗi khổ về mặt vật chất của người phụ nữ
+ Hoàn cảnh khó khăn, éo le, thiếu thốn: chồng chết, nợ nần, cùng túng (ý nói là mẹ Hồng)
+Mẹ Hồng phải bỏ nhà đi tha hương cầu thực, mua bán ngược xuôi kiếm sống. Sự vất vả, lam lũ đã khiến người phụ nữ sắc xuân một thời trở nên tiều tụy (mẹ tôi ăn vận rách rưới)
- Thấu hiểu nỗi khổ về tinh thần của người phụ nữ
+ Hủ tục ép duyên (cuộc hôn nhân không có tình yêu) trong xã hội phong kiến đã khiến cho mẹ bé Hồng chấp nhận một cuộc hôn nhân không hạnh phúc.
+Nhưng vì sự yên ấm trong gia đình mà người phụ nữ này phải sống âm thầm như cái bóng bên người chồng nghiện ngập. Những thành kiến xã hội và gia đình khiến mẹ bé Hồng phải bỏ con đi tha hương cầu thực, sinh nở vụng trộm, giấu giếm.
-Giàu tình thương con ( dẫn chứng: được gặp lại con sau nhiều năm xa cách, mẹ xúc động nhẹn ngào, sụt sùi). Ôm hôn, vuốt ve, âu yếm, xoa đầu, gãi rôm cho con. Mẹ muốn bù đắp cho bé Hồng những tình cảm thiếu thốn sau bao ngày. Bên cạnh đó, Nguyên Hồng thấu hiểu được mặc dù người cha đã khuất, nhưng người mẹ của bé Hồng vẫn có chú tình cảm, tưởng nhớ đến người chồng. Dù tình cảm không mặn mà gì nhưng vẫn tưởng nhớ đến chồng và về nhà vào ngày dỗ.
=>Hình ảnh người mẹ đã trở thành một mạch cảm xúc vô tận cho sáng tác của Nguyên Hồng. Để rồi viết về họ- người phụ nữ bằng cả 1 tình cảm thiêng liền, sự kính trọng nhất.
LĐ2: Nguyên Hồng là nhà văn của nhi đồng
- Nhà văn cũng thấu hiểu nỗi khổ về cả vật chất lẫn tinh thần của chú bé Hồng trong tác phẩm" Những ngày thơ ấu". Cả thời thơ ấu của Nguyên Hồng được hưởng những dư vị ngọt ngào rất ít, đau khổ dắng cay thì không kể xiết.
+Mồ côi cha, thiếu bàn tay chăm sóc của người mẹ
+Phải "ăn nhờ ở đậu" trong gia đình và xã hội
+Không cho em sống một cuộc sống thức sự của trẻ thơ. Không được ăn ngon, không được sự yêu thương, chăm sóc của cha mẹ, người thân. Đặc biệt lại còn bị người cô họ có những lời nói xúc phạm, rè bỉu, khinh bỉ đối với mẹ bé Hồng.
-Thấy được tình thương yêu mẹ của bé Hồng mãnh liệt, luôn nhớ về mẹ. Khi mới chỉ nghe bà cô hỏi:" Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa ...". Lập tức trong kí ức của bé Hồng trỗi dậy hình ảnh người mẹ. Mặc cho người cô có những lời nói cay độc về mẹ bé Hồng với mục đích để em căm ghét mẹ. Thì Hồng lại càng thương và kính trọng mẹ nhiều hơn. Hồng luôn tin tưởng, khẳng định tình cảm của người mẹ dành cho mình là thực sự và sâu sắc, là thiêng liêng, cao cả. Cho nên, Hồng căm thù những hủ tục phong kiến" Gía những cổ tục.. nát cho kì vụn mới thôi". Tình cảm ấy khiến Hồng luôn luôn khao khát gặp mẹ. Vì thế, khi ra khỏi cổng trường, thoáng thấy hình ảnh một người ngồi trên xe giống mẹ mình --> Gọi bối rối, chạy ríu cả chân. Lòng vui sướng đó được toát lên từ những cử chỉ vội vã, bối rối của bé Hồng. Nay điều ước đã thành sự thực, bé Hồng cảm thấy vô cùng hạnh phúc, mãn nguyện khi ở trong lòng mẹ.

=> Ý chốt: Với rất nhiều lời văn chi tiết, hình ảnh thấm đượm tình cảm sâu sắc, giá trị nhân văn thể hiện trong tác phẩm" Những ngày thơ ấu" cụ thể là trong đoạn trích" Trong lòng mẹ"
đã cho thấy Nguyên Hồng rất thấu hiểu, cảm thông, thương xót với phụ nữ và trẻ em. Bởi thế mà chúng ta khẳng định" Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và trẻ em".
Kết bài:Thấy được quan niệm đúng đắn -->Tình cảm nhân đạo của nhà văn khi viết về phụ nữ và trẻ em. Hình ảnh phụ nữ và trẻ em là diểm sáng trong tác phẩm của ông, giúp người đọc người nghe càng có ấn tượng nhiều hơn trong những dòng văn, mạc văn qua các tác phẩm của Nguyên Hồng
 
Top Bottom