V
vanngochocmai
A. Mở bài
Mỗi con người chúng ta được sinh ra, được trưởng thành, được thành đạt trên cõi đời này đều do công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ cha. Công ơn trời biển ấy kể sao cho xiết! Câu ca dao từ ngàn xưa của người bình dân Việt Nam đến hôm nay vẫn thiết tha nhắc mãi nghĩa tình này:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
Câu ca dao gợi cho chúng ta biết bao suy nghĩ về công ơn của mẹ cha, về đạo làm con.
B. Thân bài
1) Giải thích
Người bình dân xưa đã gửi gắm lòng biết ơn mẹ cha và lời nhắc nhở người làm con vào bài ca dao với những hình ảnh so sánh thắm thía. Núi Thái Sơn cao lớn vời vợi và nước trong nguồn chảy ra là dòng nước tinh khiết trong lành nhất không bao giờ cạn. So sánh hai hình ảnh ấy với công cha, nghĩa mẹ, tác giả dân gian muốn nói tới thái độ tôn kính, lòng biết ơn sâu sắc đối với công ơn trời biển của cha mẹ và muốn khuyên mỗi người con phải luôn “thờ mẹ kính cha”, phải có thái độ, cách ứng xử tôn kính, quý trọng đấng sinh thành của mình.
2) Bình luận
Khẳng định:
Đạo lý đúng đắn mà bài ca dao đã truyền đạt.
Ý nghĩa bài ca dao hoàn toàn đúng trong mọi hoàn cảnh, mọi thời đại.
Công cha nghĩa mẹ to lớn vô cùng. Không có cha mẹ thì sẽ không có chúng ta. Mẹ phải vất vả chín tháng mười ngày thai nghén, bao gian truân cơ cực. Chín tháng hay chín năm, gian khó khôn cùng để sinh ra ta. Để có được con, mẹ vượt cạn một mình, bất chấp hiểm nguy của tính mạng. Khi sinh ra con, từ hài nhi đỏ hỏn, mẹ chắt chiu dòng sữa nuôi con khôn lớn. Mẹ thức trắng đêm để chăm cho con, “chỗ sáo nhường con, chỗ ướt mẹ nằm”. Khi con ốm đau, mẹ quên ăn quên uống, thức trắng cùng những cơn sốt, cơn đau của con, thao thức lo toan. Mẹ và cha hân hoan khi thấy con chập chững những bước đi đầu tiên, nghẹn ngào khi con bập bẹ tiếng mẹ tiếng cha.
Khi con đã lớn lên: từ bát cơm mỗi ngày, từ manh áo đến mọi tiện nghi học hành cha mẹ lo cho con tất cả. Cha mẹ như cánh cò cần cù nhẫn nại, vật lộn với đời thường để chắt chiu lo cho con ăn học thành tài. Cha mẹ hết lòng vì con cái, chẳng giành lại cho mình điều gì.
Công sinh thành đã lớn, công dưỡng dục càng lớn hơn. Khi con trưởng thành dần lên, cha uốn nắn con từ lời ăn tiếng nói, từ cách đối nhân xử thế. Mẹ sửa con từ dáng đứng điệu cười. Con là hạnh phúc, là niềm vui, niềm hy vọng của cha mẹ. Nhìn con khôn lớn, mọi cực khổ nhọc nhằn của cha mẹ vơi bớt. Con khỏe, ngoan, học giỏi, cha mẹ vui sướng, hạnh phúc. Con ốm đau, mẹ nước mắt lưng tròng. Con hư, con phạm lỗi, cha mẹ đau buồn, âu lo.
Cha mẹ không quản vất vả chỉ mong mai sau con thành người có ích cho đời, cho xã hội. “Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ”. Cha mẹ là chỗ dựa vững chắc cho con bước vào đời, là cây cao bóng cả che mát đời con. Trong vòng tay cha mẹ, con lớn lên, trưởng thành. Hiếu thảo với cha mẹ là đạo lý làm người, là nền tảng của đạo đức.
Ý nghĩa và tác dụng của câu ca dao, phương hướng hành động của bản thân:
Bản thân:
Phải có hiếu với cha mẹ: phải chân thành biết ơn và tôn kính mẹ cha. Quan hệ giữa cha mẹ, con cái trong gia đình tốt đẹp sẽ góp phần xây dựng, bảo vệ kỷ cương, đạo lý xã hội.
Có hiếu với cha mẹ qua thái độ, lời nói và việc làm cụ thể. Từ lời nói lễ phép đúng mực, từ sự quan tâm, chăm sóc chu đáo tận tình từ những việc nhỏ phụ giúp cha mẹ trong gia đình, từ sự bảo ban gương mẫu với các em nhỏ.
Người con có hiếu phải phấn đấu trở thành niềm tự hào, nguồn động viên của bố mẹ; phấn đấu học tập tốt nhất, rèn luyện đạo đức tốt nhất, xác định hướng đi tốt để có một sự nghiệp, để trở thành người có ích cho xã hội.
Người con có hiếu phải có trách nhiệm chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ khi tuổi già sức yếu.
Xã hội:
Thờ mẹ kính cha là trách nhiệm, là đạo lý thiêng liêng mà mỗi chúng ta phải giữ gìn, noi theo. Vì đây còn là vấn đề nhân cách, là cái gốc của nhiều tình cảm khác. Con người không kính yêu cha mẹ thì sẽ không có tình người, không thể là người có phẩm chất, biết sống đẹp, thủy chung với bạn bè, xã hội, nhân dân được.
Mở rộng vấn đề, phê phán quan niệm, thái độ sai lầm:
Thời đại hiện nay vẫn còn một thực tại đau lòng: vẫn còn nhiều người xem nhẹ chữ hiếu, muốn sống tách khỏi gia đình, mẹ cha, đó là nhận thức lệch lạc, sai lầm.
Vẫn còn những người con vô ơn, bất hiếu, ngược đãi mẹ cha. Không nghe lời cha mẹ, không phụng dưỡng cha mẹ tuổi già, gây đau lòng, bất hạnh cho cha mẹ. Những người con đó, dù thời đại nào, hoàn cảnh nào, đều đáng để xã hội lên án, phẫn nộ.
Đó là những biểu hiện của người vô đạo đức, vô ơn, bạc nghĩa, không có lương tâm. Những biểu hiện đó gây ảnh hưởng, làm băng hoại đạo lý cổ truyền của dân tộc ta và đáng phải lên án.
Bổ sung:
Quan niệm chữ hiếu ngày nay: cuộc sống dù phát triển thì chữ hiếu vẫn là cơ sở xây đắp những mối quan hệ khác giữa người với người trong xã hội. Người con hiếu thảo với cha mẹ thường là một công dân tốt, có trách nhiệm với gia đình, xã hội, quan hệ gia đình thuận hòa, góp phần làm kỷ cương của xã hội phát triển. Lòng biết ơn cha mẹ là cội nguồn của lòng biết ơn nhân dân, tổ quốc.
Chữ hiếu ngày nay phải được hiểu rộng hơn: hiếu với cha mẹ nhưng phải là người công dân tốt vẫn “trung với nước, hiếu với dân”. Đạo lý ấy là sức mạnh giúp nhân dân ta chiến thắng kẻ thù, dựng xây đất nước . Lòng yêu nước, yêu nhân dân bắt nguồn từ những tình cảm giản dị bình thường. Có hiếu có tình với cha mẹ thì mới có hiếu với đất nước.
C. Kết bài
Bài ca dao nhắc nhở thấm thía về bài học đạo lý sâu sắc. Bài ca dao sẽ còn sống mãi với thời gian, nuôi dưỡng tình cảm gia đình, lòng yêu kính mẹ cha của bao thế hệ
Mỗi con người chúng ta được sinh ra, được trưởng thành, được thành đạt trên cõi đời này đều do công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ cha. Công ơn trời biển ấy kể sao cho xiết! Câu ca dao từ ngàn xưa của người bình dân Việt Nam đến hôm nay vẫn thiết tha nhắc mãi nghĩa tình này:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
Câu ca dao gợi cho chúng ta biết bao suy nghĩ về công ơn của mẹ cha, về đạo làm con.
B. Thân bài
1) Giải thích
Người bình dân xưa đã gửi gắm lòng biết ơn mẹ cha và lời nhắc nhở người làm con vào bài ca dao với những hình ảnh so sánh thắm thía. Núi Thái Sơn cao lớn vời vợi và nước trong nguồn chảy ra là dòng nước tinh khiết trong lành nhất không bao giờ cạn. So sánh hai hình ảnh ấy với công cha, nghĩa mẹ, tác giả dân gian muốn nói tới thái độ tôn kính, lòng biết ơn sâu sắc đối với công ơn trời biển của cha mẹ và muốn khuyên mỗi người con phải luôn “thờ mẹ kính cha”, phải có thái độ, cách ứng xử tôn kính, quý trọng đấng sinh thành của mình.
2) Bình luận
Khẳng định:
Đạo lý đúng đắn mà bài ca dao đã truyền đạt.
Ý nghĩa bài ca dao hoàn toàn đúng trong mọi hoàn cảnh, mọi thời đại.
Công cha nghĩa mẹ to lớn vô cùng. Không có cha mẹ thì sẽ không có chúng ta. Mẹ phải vất vả chín tháng mười ngày thai nghén, bao gian truân cơ cực. Chín tháng hay chín năm, gian khó khôn cùng để sinh ra ta. Để có được con, mẹ vượt cạn một mình, bất chấp hiểm nguy của tính mạng. Khi sinh ra con, từ hài nhi đỏ hỏn, mẹ chắt chiu dòng sữa nuôi con khôn lớn. Mẹ thức trắng đêm để chăm cho con, “chỗ sáo nhường con, chỗ ướt mẹ nằm”. Khi con ốm đau, mẹ quên ăn quên uống, thức trắng cùng những cơn sốt, cơn đau của con, thao thức lo toan. Mẹ và cha hân hoan khi thấy con chập chững những bước đi đầu tiên, nghẹn ngào khi con bập bẹ tiếng mẹ tiếng cha.
Khi con đã lớn lên: từ bát cơm mỗi ngày, từ manh áo đến mọi tiện nghi học hành cha mẹ lo cho con tất cả. Cha mẹ như cánh cò cần cù nhẫn nại, vật lộn với đời thường để chắt chiu lo cho con ăn học thành tài. Cha mẹ hết lòng vì con cái, chẳng giành lại cho mình điều gì.
Công sinh thành đã lớn, công dưỡng dục càng lớn hơn. Khi con trưởng thành dần lên, cha uốn nắn con từ lời ăn tiếng nói, từ cách đối nhân xử thế. Mẹ sửa con từ dáng đứng điệu cười. Con là hạnh phúc, là niềm vui, niềm hy vọng của cha mẹ. Nhìn con khôn lớn, mọi cực khổ nhọc nhằn của cha mẹ vơi bớt. Con khỏe, ngoan, học giỏi, cha mẹ vui sướng, hạnh phúc. Con ốm đau, mẹ nước mắt lưng tròng. Con hư, con phạm lỗi, cha mẹ đau buồn, âu lo.
Cha mẹ không quản vất vả chỉ mong mai sau con thành người có ích cho đời, cho xã hội. “Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ”. Cha mẹ là chỗ dựa vững chắc cho con bước vào đời, là cây cao bóng cả che mát đời con. Trong vòng tay cha mẹ, con lớn lên, trưởng thành. Hiếu thảo với cha mẹ là đạo lý làm người, là nền tảng của đạo đức.
Ý nghĩa và tác dụng của câu ca dao, phương hướng hành động của bản thân:
Bản thân:
Phải có hiếu với cha mẹ: phải chân thành biết ơn và tôn kính mẹ cha. Quan hệ giữa cha mẹ, con cái trong gia đình tốt đẹp sẽ góp phần xây dựng, bảo vệ kỷ cương, đạo lý xã hội.
Có hiếu với cha mẹ qua thái độ, lời nói và việc làm cụ thể. Từ lời nói lễ phép đúng mực, từ sự quan tâm, chăm sóc chu đáo tận tình từ những việc nhỏ phụ giúp cha mẹ trong gia đình, từ sự bảo ban gương mẫu với các em nhỏ.
Người con có hiếu phải phấn đấu trở thành niềm tự hào, nguồn động viên của bố mẹ; phấn đấu học tập tốt nhất, rèn luyện đạo đức tốt nhất, xác định hướng đi tốt để có một sự nghiệp, để trở thành người có ích cho xã hội.
Người con có hiếu phải có trách nhiệm chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ khi tuổi già sức yếu.
Xã hội:
Thờ mẹ kính cha là trách nhiệm, là đạo lý thiêng liêng mà mỗi chúng ta phải giữ gìn, noi theo. Vì đây còn là vấn đề nhân cách, là cái gốc của nhiều tình cảm khác. Con người không kính yêu cha mẹ thì sẽ không có tình người, không thể là người có phẩm chất, biết sống đẹp, thủy chung với bạn bè, xã hội, nhân dân được.
Mở rộng vấn đề, phê phán quan niệm, thái độ sai lầm:
Thời đại hiện nay vẫn còn một thực tại đau lòng: vẫn còn nhiều người xem nhẹ chữ hiếu, muốn sống tách khỏi gia đình, mẹ cha, đó là nhận thức lệch lạc, sai lầm.
Vẫn còn những người con vô ơn, bất hiếu, ngược đãi mẹ cha. Không nghe lời cha mẹ, không phụng dưỡng cha mẹ tuổi già, gây đau lòng, bất hạnh cho cha mẹ. Những người con đó, dù thời đại nào, hoàn cảnh nào, đều đáng để xã hội lên án, phẫn nộ.
Đó là những biểu hiện của người vô đạo đức, vô ơn, bạc nghĩa, không có lương tâm. Những biểu hiện đó gây ảnh hưởng, làm băng hoại đạo lý cổ truyền của dân tộc ta và đáng phải lên án.
Bổ sung:
Quan niệm chữ hiếu ngày nay: cuộc sống dù phát triển thì chữ hiếu vẫn là cơ sở xây đắp những mối quan hệ khác giữa người với người trong xã hội. Người con hiếu thảo với cha mẹ thường là một công dân tốt, có trách nhiệm với gia đình, xã hội, quan hệ gia đình thuận hòa, góp phần làm kỷ cương của xã hội phát triển. Lòng biết ơn cha mẹ là cội nguồn của lòng biết ơn nhân dân, tổ quốc.
Chữ hiếu ngày nay phải được hiểu rộng hơn: hiếu với cha mẹ nhưng phải là người công dân tốt vẫn “trung với nước, hiếu với dân”. Đạo lý ấy là sức mạnh giúp nhân dân ta chiến thắng kẻ thù, dựng xây đất nước . Lòng yêu nước, yêu nhân dân bắt nguồn từ những tình cảm giản dị bình thường. Có hiếu có tình với cha mẹ thì mới có hiếu với đất nước.
C. Kết bài
Bài ca dao nhắc nhở thấm thía về bài học đạo lý sâu sắc. Bài ca dao sẽ còn sống mãi với thời gian, nuôi dưỡng tình cảm gia đình, lòng yêu kính mẹ cha của bao thế hệ