[văn 7 ]giải thích ý nghĩa

C

clover_iz_me

Last edited by a moderator:
3

321zaq

Câu ca dao trên nói về công lao to lớn của cha mẹ chăm sóc chúng ta, nên chúng ta cần kính trọng
 
S

sunflower_tjh

bài ca dao nói lên công lao trời biển của cha mẹ
đồng thời nhằc nhở con cái pháicos hiếu với cha mẹ
đó là lối sống phong tục đã thanh truyền thống cn VN:uống nước nhớ nguồn(cái này hơi xa 1 chút nhưng có liên qua)
 
D

deptrainhatxom98

đầu tiên ta cần tìm hĩu zìa nóa ....
1/ MB
Trong cuốc sống hàng ngày , đôi khi chúng ta vẫn còn gặp những hinệ tượng con cái bất hiếu , vô lễ zới cha mẹ . Những hành vi vô đạo đức đó đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến truyền thống đạo đức của dân tộc , xúc pạhm đế tỳh mẫu tữ thiêng liêg. Để khuyên răng , giáo duc họ về đạo làm con , ông cha ta từ xưa đã có 1 bài ca dao rất nỗi tiếng mà ko 1 ng` VN nào mà ko thuộc:
(chép lại câu đók)
2/Công cha nghĩa mẹ thật là to lớn và vô tận biết bao ! Sự to lớn của công cha được ca ngợi , được so sánh với hình ãnh cao vời vợi của núi Thái Sơn - một ngọn núi cao nổi tiếng ỡ TQ , mà ngày xưa trong thơ văn , các nhà văn nhà thơ thường mượn hình ảnh này để nói lên các lớn lao của sự vật .Và nước trong nguồn là dòng nước chảy không bao giờ cạn là hình ảnh được dùng để thể hiện sự vô tận , vô cùng bao la của nghĩa mẹ .Ca ngợi công lao vừa to lớn , vừa bất tận của cha mẹ , bài ca dao muốn nhắc nhở mọi người về bổn phận làm con , đạo làm con phãi thờ mẹ kính cha , phải cho tròn chữ hiếu .Đạo là đường lối phải theo cho phù hợp với luân lý xã hội .Hiếu là lòng kính yêu của con cái đối với cha mẹ .Thờ . kính là sự yêu mến , sự tôn trọng và chăm lo một cách tôn kính .Toàn bài ca dao đã phản ánh một vấn đề đạo đức là làm con pgải có hiếu với cha mẹ .Đó là hành vi đạo đức được bao đời ca ngợi .
Tại sao con cái phải có hiếu với cha mẹ ?Đó chính là vì cái công lao sinh thành , dưỡng dục của cho mẹ đối với con cái .Không có cây thì không có quả , không có người sinh thành thì không có bản thân mỗi người chúng ta .Công đức sinh thành của cha mẹ ta thật không gì sánh bằng .Biết ơn cha mẹ trước tiên và sâu xa nhất là biết đến công ơn này . Cha mẹ ầ người sinh ra ta , đồng thời cha mẹ cũng là người có công nuôi dạy ta bao năm tháng , từ một đứa trẻ ngây thơ trở thành một trang thiếu niên có hiểu biết . Cơm ăn,áo mặc hằng ngày , thuốc thang chữa trị khi ta đau ốm và biết bao vật dụng cho ta , tất cã đều do công sức lao động gian nan, vất vả và tấm lòng bao la của cha mẹ .Ta hiểu biết điều hay lẽ phải , biết cách cư xử trong gia đình , trong xã hội cũng là nhờ công lao dạy bảo , giáo dục của cha mẹ ,Rồi ta được đi học mở mang kiến thức , cũng là nhờ công lao và tình thương của cha mẹ. Thật đúng là cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể .Để đáp lại sự sinh thành và dưỡng dục ấy , đạo làm con phải giữ tròn chữ hiếu .Đó chính là đền đáp xứng đáng của người con đối với cha mẹ .Và đây cũng là một tiêu chuẩn đạo đức của con người trong xã hội , trong cuộc sống .
Ngoài ra , câu ca dao còn rất đúng vì nó là một giá trị đạo đức to lớn , đem lại nhiều lợi ích trong cuộc sống , nhất là nó không bị phai mờ mà còn tồn tại cho đến ngày hôm sau .Trong kho tàng văn học dân gian VN , chúng ta vẫn còn gặp những câu tục ngữ mang ý nghĩa tương tự :
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông
Những lí lẽ và dẫn chứng trên đã một lần nữa khẳng định sự đúng đắn của câu ca dao trên , khẳng định đó cũng chính là một chân lí của cuộc sống , một cơ sở đạo đức của xã hội , của con người .
Tuy nhiên , hiếu với cha mẹ đồng thời phải hiếu với nhân dân như Bác Hồ đã dạy :Trung với Đảng , hiếu với dân .Một người con có hiếu với cha mẹ còn phải là một người con của nhân dân .Khi Tổ quốc và nhân dân yêu cầu , người con có hiếu đó vẫn có thể tạm gác viễc nuôi dưỡng chăm sóc cha mẹ để lo việc dân việc nước .Trong trường hợp đó , hiếu với dân cũng là hiếu thảo với cha mẹ .Biết bao nhiêu chiến sĩ cách mạng đã phải gác lại tình cha nghĩa mẹ để dấn thân vào cuộc đấu tranh một mất một còn với kẻ thù mà lòng vẫn canh cánh rằng chữ hiêú vẫn chưa tròn . Họ không phụng dưỡng được cha mẹ lúc tuổi già nhưng vẫn một lòng thờ mẹ kính cha , họ vẫn là người con chí hiếu .
Vậy chúng ta phải hiếu với cha mẹ như thế nào ? Người con có hiếu là người yêu thương kính trọng cha mẹ , vâng lời cha mẹ , biết tuân thao những lời chỉ bảo đúng đắn của cha mẹ .Người con có hiếu phải biết làm cho cha mẹ vui lòng bằng cách chăm chỉ học tập , bằng những lời nói và việc làm có đạo đức như đi thưa , về trình và luôn giúp đỡ cha mẹ trong công việc gia đình .Nhất là khi cha mẹ già yếu , ốm đau , người con càng phải hết lòng chăm sóc , phụng dưỡng với tất cả tình cảm quý trọng của mình .Hành động hiếu thảo này chính là lời khuyên mang ý nghĩa sâu sắc của bài ca cao .
Với lòng hiếu thẻo đó đã giúp cho gia đình đầm ấm , hạnh phúc .Người con hiếu thảo trong gia đình và đồng thời cũng trở thành trò giỏi trong nhà trường , một công dân tốt , biết làm tròn nghĩa vụ , giúp ích cho nước nhà , tạo cho xã hội ngày càng phát triển .Đó cũng chính là một kết quả . Một tác dụng to lớn mà chúng ta phải thừa kế và càng phát huy lòng hiếu thảo để cho truyền thống tốt đẹp này được tồn tại mãi mãi .
3/KB:
Bài ca dao vừa là lời ca ngợi một đạo lí tốt đẹp của dân tộc , vừa là lời khuyên bảo thật cao quý .Giá trị to lớn của bài ca dao là một nghệ thuật độc đáo ,
 
N

nyn_killer

Bạn nào làm hộ bài suy nghĩ về câu tục ngữ : Gần mực thì đen gần đèn thì sáng . mình đang cần gấp
 
S

sam_biba

1/ MB
Trong cuốc sống hàng ngày , đôi khi chúng ta vẫn còn gặp những hinệ tượng con cái bất hiếu , vô lễ zới cha mẹ . Những hành vi vô đạo đức đó đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến truyền thống đạo đức của dân tộc , xúc pạhm đế tỳh mẫu tữ thiêng liêg. Để khuyên răng , giáo duc họ về đạo làm con , ông cha ta từ xưa đã có 1 bài ca dao rất nỗi tiếng mà ko 1 ng` VN nào mà ko thuộc:
(chép lại câu đók)
2/Công cha nghĩa mẹ thật là to lớn và vô tận biết bao ! Sự to lớn của công cha được ca ngợi , được so sánh với hình ãnh cao vời vợi của núi Thái Sơn - một ngọn núi cao nổi tiếng ỡ TQ , mà ngày xưa trong thơ văn , các nhà văn nhà thơ thường mượn hình ảnh này để nói lên các lớn lao của sự vật .Và nước trong nguồn là dòng nước chảy không bao giờ cạn là hình ảnh được dùng để thể hiện sự vô tận , vô cùng bao la của nghĩa mẹ .Ca ngợi công lao vừa to lớn , vừa bất tận của cha mẹ , bài ca dao muốn nhắc nhở mọi người về bổn phận làm con , đạo làm con phãi thờ mẹ kính cha , phải cho tròn chữ hiếu .Đạo là đường lối phải theo cho phù hợp với luân lý xã hội .Hiếu là lòng kính yêu của con cái đối với cha mẹ .Thờ . kính là sự yêu mến , sự tôn trọng và chăm lo một cách tôn kính .Toàn bài ca dao đã phản ánh một vấn đề đạo đức là làm con pgải có hiếu với cha mẹ .Đó là hành vi đạo đức được bao đời ca ngợi .
Tại sao con cái phải có hiếu với cha mẹ ?Đó chính là vì cái công lao sinh thành , dưỡng dục của cho mẹ đối với con cái .Không có cây thì không có quả , không có người sinh thành thì không có bản thân mỗi người chúng ta .Công đức sinh thành của cha mẹ ta thật không gì sánh bằng .Biết ơn cha mẹ trước tiên và sâu xa nhất là biết đến công ơn này . Cha mẹ ầ người sinh ra ta , đồng thời cha mẹ cũng là người có công nuôi dạy ta bao năm tháng , từ một đứa trẻ ngây thơ trở thành một trang thiếu niên có hiểu biết . Cơm ăn,áo mặc hằng ngày , thuốc thang chữa trị khi ta đau ốm và biết bao vật dụng cho ta , tất cã đều do công sức lao động gian nan, vất vả và tấm lòng bao la của cha mẹ .Ta hiểu biết điều hay lẽ phải , biết cách cư xử trong gia đình , trong xã hội cũng là nhờ công lao dạy bảo , giáo dục của cha mẹ ,Rồi ta được đi học mở mang kiến thức , cũng là nhờ công lao và tình thương của cha mẹ. Thật đúng là cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể .Để đáp lại sự sinh thành và dưỡng dục ấy , đạo làm con phải giữ tròn chữ hiếu .Đó chính là đền đáp xứng đáng của người con đối với cha mẹ .Và đây cũng là một tiêu chuẩn đạo đức của con người trong xã hội , trong cuộc sống .
Ngoài ra , câu ca dao còn rất đúng vì nó là một giá trị đạo đức to lớn , đem lại nhiều lợi ích trong cuộc sống , nhất là nó không bị phai mờ mà còn tồn tại cho đến ngày hôm sau .Trong kho tàng văn học dân gian VN , chúng ta vẫn còn gặp những câu tục ngữ mang ý nghĩa tương tự :
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông
Những lí lẽ và dẫn chứng trên đã một lần nữa khẳng định sự đúng đắn của câu ca dao trên , khẳng định đó cũng chính là một chân lí của cuộc sống , một cơ sở đạo đức của xã hội , của con người .
Tuy nhiên , hiếu với cha mẹ đồng thời phải hiếu với nhân dân như Bác Hồ đã dạy :Trung với Đảng , hiếu với dân .Một người con có hiếu với cha mẹ còn phải là một người con của nhân dân .Khi Tổ quốc và nhân dân yêu cầu , người con có hiếu đó vẫn có thể tạm gác viễc nuôi dưỡng chăm sóc cha mẹ để lo việc dân việc nước .Trong trường hợp đó , hiếu với dân cũng là hiếu thảo với cha mẹ .Biết bao nhiêu chiến sĩ cách mạng đã phải gác lại tình cha nghĩa mẹ để dấn thân vào cuộc đấu tranh một mất một còn với kẻ thù mà lòng vẫn canh cánh rằng chữ hiêú vẫn chưa tròn . Họ không phụng dưỡng được cha mẹ lúc tuổi già nhưng vẫn một lòng thờ mẹ kính cha , họ vẫn là người con chí hiếu .
Vậy chúng ta phải hiếu với cha mẹ như thế nào ? Người con có hiếu là người yêu thương kính trọng cha mẹ , vâng lời cha mẹ , biết tuân thao những lời chỉ bảo đúng đắn của cha mẹ .Người con có hiếu phải biết làm cho cha mẹ vui lòng bằng cách chăm chỉ học tập , bằng những lời nói và việc làm có đạo đức như đi thưa , về trình và luôn giúp đỡ cha mẹ trong công việc gia đình .Nhất là khi cha mẹ già yếu , ốm đau , người con càng phải hết lòng chăm sóc , phụng dưỡng với tất cả tình cảm quý trọng của mình .Hành động hiếu thảo này chính là lời khuyên mang ý nghĩa sâu sắc của bài ca cao .
Với lòng hiếu thẻo đó đã giúp cho gia đình đầm ấm , hạnh phúc .Người con hiếu thảo trong gia đình và đồng thời cũng trở thành trò giỏi trong nhà trường , một công dân tốt , biết làm tròn nghĩa vụ , giúp ích cho nước nhà , tạo cho xã hội ngày càng phát triển .Đó cũng chính là một kết quả . Một tác dụng to lớn mà chúng ta phải thừa kế và càng phát huy lòng hiếu thảo để cho truyền thống tốt đẹp này được tồn tại mãi mãi .
3/KB:
Bài ca dao vừa là lời ca ngợi một đạo lí tốt đẹp của dân tộc , vừa là lời khuyên bảo thật cao quý .Giá trị to lớn của bài ca dao là một nghệ thuật độc đáo ,
 
Last edited by a moderator:
P

pear00

"Công cha....
....chảy ra"
Tiếng hát à ơi dịu dàng ru con ngủ của người mẹ ấy cất lên trong trẻo giữa không gian. Ca dao là cây đàn muôn điệu gảy lên những cung bậc tình cảm của con người. Câu ca dao trên đã ví công cha, nghĩa mẹ với núi, nước trong nguồn, những kì quan thiên nhiên hùng vĩ, to lớn, vĩnh hằng, cũng là lời dặn dò con phải biết ơn đến cha mẹ, đến đấng sinh thành

chú ý gõ tiếng việt
 
Last edited by a moderator:
N

nhoxedkjd

Núi Thái Sơn là một quả núi đồ sộ trên đất nước Trung Quốc, ở đây chỉ công đức vô cùng lớn lao của cha .Nước trong nguồn là nước trong nguồn chảy ra chẳng bao giờ dứt, ở đây chỉ tình nghĩa hết sức dài lâu của mẹ . Cả hai ca dao trên có ý nói : kẻ làm con biết được công ơn vô cùng lớn lao và dài lâu của cha mẹ và đã có ý nhấn mạnh vào công ơn, tình nghĩa vô cùng lớn lao của cha mẹ và gián tiếp khuyên kẻ làm con phải cố lo tròn chữ hiếu
Giải thích lý do :Các nước Á Đông chúng ta tự ngàn xưa đã tổng kết được công ơn của cha mẹ trong “ chín chữ cù lao “. Đó là sinh (sinh ra ta ), cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve),súc (bú mớm),trưởng (nuôi cho lớn), dục (dạy dỗ) , cố (trông nom ), phục (che chở) , phúc( khuyên răn)cho con cái . Để hiếu thảo với cha mẹ ,ta không những phải biết ơn, kính yêu , vâng lời , giúp đỡ, phụng dưỡng ,thực hiện hoài bão, ước mơ của cha mẹ luôn khiến cho cha mẹ vui lòng , làm rạng danh cha mẹ mà có phải hết lòng lòng thương yêu anh chị em, kính yêu ông bà, quí trọng họ hàng ,kính trọng tổ tiên
nuoc bien menh mong khong dong day tinh me.
_ may troi long long khong phu kin cong cha.
hai cau tho tren noi len tam long cua nguoi me,va cong lao cua nguoi cha
khong gi so sanh duoc.
 
S

silver_hamhochoi

Ai có thể cho mình xin dàn ý của bài trên không , ( đủ kí tự yêu cầu chưa nhỉ )
 
V

vitconxauxi_vodoi

*Mở bài:giới thiệu về câu : ''công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra''
có thể giới thiệu trực tiếp như:công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ là vô cùng to lớn.trong ca dao có rất nhiều câu đã nói lên công lao của cha mẹ.Một trong số đó có câu:''công cha....................trong nguồn chảy ra.''
*Thân bài:
-giải thích câu :''công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra''
+Thái Sơn:là ngọn núi cao bên Trung Quốc.
+Nước trong nguồn:nước bao la,vô tận,không giới hạn.
=>sử dụng nghệ thuật so sánh
=>ví công ch với núi Thái Sơn là ví công ơn nuôi dưỡng của cha chồng chất như núi non,sừng sững và bất diệt.
ví nghĩa mẹ với nước trong nguồn là ví tình mẹ bao la vô tận ,không giới hạn ,không đo đếm được.
<=>nghĩa mẹ công cha thật to lớn.nên nhân dân ta muốn nhắn nhủ chúng ta phận làm con phải biết hiếu thảo và làm tròn bổn phận làm con.
-lấy một số câu tương tự:''chim trời ai dễ đếm lông
nuôi con ai dễ kể công từng ngày''
'' Ơn cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời chìn tháng cưu mang''
-biểu hiện công lao của cha mẹ:chín chữ cù lao:đẻ,nâng đỡ,vuốt ve,cho bú,nuôi cho lớn,dạy dỗ,trông nom,uốn nắn,che chở.
-bình luận mở rộng:là lời thức tỉnh cho nhưng kẻ không vâng lời cha mẹ,không làm tròn bổn phận và không biết ghi nhớ biết ơn những công lao cha mẹ vất vả nuôi con khôn lớn
*Kết bài:khẳng định tính đúng đắn của câu ca dao
rút ra bài học cho bản thân
 
P

phamthu12

trong câu ca dao:
Công cha như núi thái sơn
nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
câu ca dao trên tác giả sử dụng phép tu từ thật đặc sắc.
trong câu ca dao tác giả đã so sánh công của người cha như núi Thái Sơn một ngọn núi rất cao ở trung quốc với cách so sánh ấy tác giả đã làm nổi bật được công lao to lớn của người cha. Cha là chủ cột của gia đình là người che chở cho điểm tựa vững chắc cho con cả suốt đời
Với hình ảnh so sánh nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. tác giả dân gian lại làm nổi bật được tình mẹ dạt dào bất tận như nước trong nguồn, trong mát không bao giờ cạn cũng như tình mẹ yêu thương con là vô hạn. tình mẹ mãi là dòng nước mát lành tưới tắm đời con để con khôn lớn trưởng thành
Với những hình ảnh vừa chính xác vừa gợi cảm tác giả dân gian đã diễn tả được công lao to lớn của cha mẹ giúp ta thấm thía hơn về công cha nghĩa mẹ đã thêm biết yêu quý, kính trọng cha mẹ và biết làm tròn chữ hiếu, làm tròn bổn phận người con
 
N

nhoktsukune

đây, đọc thử sẽ có dàn ý.... Và Đề nghị bạn chinhhp99pro và bạn dominhquang 97 gõ tiếng việt có dấu và bài viết dài hơn, không bị xóa vì spam và lí do khác nhé...^^:

Ta Từng Nghe Lời Tạc Như Vậy
Một thuở nọ Thế Tôn an trụ
Xá Vệ Thành Kỳ Thụ Viên trung
Chư Tăng câu hội rất đông
Tính ra đến số hai muôn tám ngàn
Lại cũng có các hàng Bồ Tát
Hội tại đây đủ mặt thường thường

Bấy giờ Phật lại lên đường
Cùng hàng đại chúng nam phương tiến hành
Đáo bán lộ đành rành mắt thấy
Núi xương khô bỏ đấy lâu đời
Thế Tôn bèn vội đến nơi
Lạy liền ba lạy, rồi rơi giọt hồng
Đức A Nan trong lòng ái ngại
Chẳng hiểu sao Phật lạy đống xương
Vội vàng xin Phật dạy tường
Thầy là Từ Phụ ba phương bốn loài
Ai ai cũng kính Thầy dường ấy
Cớ sao thầy lại lạy xương khô
Phật rằng: trong các môn đồ
Người là đệ tử đứng đầu dày công
Bởi chưa biết đục trong chưa rõ
Nên vì người ta tỏ đuôi đầu
Đống xương dồn dập bấy lâu
Cho nên trong đó biết bao cốt hài
Chắc cũng có ông bà cha mẹ
Hoặc thân ta hoặc kẻ ta sanh
Luân hồi sanh tử, tử sanh
Lục thân đời trước, thi hài còn đây
Ta lễ bái những người tiền bối
Và ngậm ngùi vì nhớ kiếp xưa
Đống xương hỗn tạp chẳng vừa
Không phân trai gái bỏ bừa khó coi
Người chịu khó xét soi cho kỹ
Phân làm hai, bên nữ bên nam
Để cho phân biệt cốt phàm
Không còn lộn lạo nữ nam chất chồng

Đức A Nan trong lòng tha thiết
Biết làm sao phân biệt khỏi sai
Ngài bèn xin Phật tỏ bày
Vì khó chọn lựa gái trai lúc này
Còn sanh tiền dễ bề sắp đặt
Cách đứng đi ăn mặc phân minh
Chớ khi rã xác tiêu hình
Xương ai như nấy, khó nhìn khó phân
Phật mới bảo A Nan nên biết
Xương nữ nam phân biệt rõ ràng
Đàn ông xương trắng nặng quằn
Đàn bà xương nhẹ đen thâm dễ nhìn
Người có biết cớ sao đen nhẹ?
Bởi đàn bà sanh đẻ mà ra
Sanh con ba đấu huyết ra
Tám hộc bốn đấu sữa hòa nuôi con
Vì cớ ấy hao mòn thân thể
Xương đàn bà đen nhẹ hơn trai

A Nan nghe vậy bi ai
Xót thương cha mẹ công dày dưỡng sanh
Bèn cầu Phật thi ân dạy bảo
Phương pháp nào báo hiếu song thân
Thế Tôn mới bảo lời rằng:
Vì ngươi ta sẽ phân trần khá nghe
Thân đàn bà nhiều bề cực nhọc
Sanh đặng con mười tháng cưu mang
Tháng đầu, thai đậu tợ sương
Mai chiều gìn giữ sợ tan bất thường
Tháng thứ nhì dường như sữa đặc
Tháng thứ ba như cục huyết ngưng
Bốn tháng đã tượng ra hình
Năm tháng ngũ thể hiện sanh rõ ràng
Tháng thứ sáu lục căn đều đủ
Bảy tháng thì đủ bộ cốt xương
Lại thêm đủ lỗ chân lông
Cộng chung đến số tám muôn bốn ngàn
Tháng thứ tám hoàn toàn tạng phủ
Chín tháng thì đầy đủ vóc hình
Mười tháng là đúng kỳ sanh
Nếu con hiếu thuận xuôi mình ra luôn
Bằng ngỗ nghịch làm buồn thân mẫu
Nó vẫy vùng đạp quấu lung tung
Làm cho cha mẹ hãi hùng
Sự đau sự khổ không cùng tỏ phân
Khi sanh đặng muôn phần khoái lạc
Cũng ví như được bạc được vàng

Thế Tôn lại bảo A Nan
Ơn cha nghĩa mẹ mười phần phải tin:
Điều thứ nhất giữ gìn thai giáo
Mười tháng trường chu đáo mọi bề
Thứ hai sanh đẻ gớm ghê
Chịu đau chịu khổ mỏi mê trăm phần
Điều thứ ba, thâm ân nuôi dưỡng
Cực đến đâu bền vững chẳng lay
Thứ tư ăn đắng nuốt cay
Để dành bùi ngọt đủ đầy cho con
Điều thứ năm lại còn khi ngủ
Ướt mẹ nằm, khô ráo phần con
Thứ sáu, sú nước nhai cơm
Miễn con no ấm chẳng màng gớm ghê
Điều thứ bảy không chê ô uế
Giặt đồ dơ của trẻ không phiền
Thứ tám chẳng nỡ chia riêng
Nếu con đi vắng cha phiền mẹ lo
Điều thứ chín miễn con sung sướng
Dầu phải mang nghiệp chướng cũng cam
Tính sao có lợi thì làm
Chẳng màng tội lỗi, bị giam bị cầm
Điều thứ mười chẳng ham chau chuốt
Dành cho con các cuộc thanh nhàn
Thương con như ngọc như vàng
Ơn cha nghĩa mẹ sánh bằng Thái Sơn!

Phật lại bảo: A Nan nên biết
Trong chúng sanh tuy thiệt phẩm người
Mười phần mê muội cả mười
Không tường ơn trọng đức dày song thân
Chẳng kính mến, quên ơn, trái đức
Không xót thương dưỡng dục cù lao
Ấy là bất hiếu mạc dao
Thì những người ấy đời nào nên thân
Mẹ sanh con cưu mang mười tháng
Cực khổ dường gánh nặng trên vai
Uống ăn chẳng đặng vì thai
Cho nên thân thể hình hài kém suy
Khi sanh sản hiểm nguy chi xiết
Sanh đặng rồi tinh huyết đầm đề
Ví như thọc huyết trâu dê
Nhất sanh thập tử nhiều bề gian nan
Con còn nhỏ phải năng chăm sóc
Ăn đắng cay bùi ngọt phần con
Phải tắm, phải giặt, rửa trôn
Biết rằng dơ dáy mẹ không ngại gì
Nằm phía ướt con nằm phía ráo
Sợ cho con ướt áo, ướt chăn
Hoặc khi ghẻ chóc đầy mình
Chắc còn phải chịu trăm phần thảm thương
Trọn ba năm bú nương sữa mẹ
Thân gầy mòn nào nệ với con
Đến khi vừa được lớn khôn
Mẹ cha dạy bảo cho con vỡ lòng
Cho đi học mở thông trí tuệ
Dựng vợ chồng có thể làm ăn
Ước mong con được nên thân
Dầu cho cha mẹ cơ bần quản chi
Con ốm đau tức thì lo chạy
Dầu tốn hao cách mấy cũng đành
Khi con căn bệnh đặng lành
Thì cha mẹ mới an tâm định thần

Công dưỡng dục sánh bằng non biển
Cớ sao con chẳng biết ơn này
Hoặc khi lầm lỗi bị rầy
Chẳng tuân thì chớ lại bày ngỗ ngang
Hờn cha mẹ phùng mang trợn mắt
Khinh trưởng huynh nộ nạt thê nhi
Bà con chẳng kể ra chi
Không tuân sư phụ lễ nghi chẳng tường
Lời dạy bảo song đường không kể
Tiếng khuyên răn anh chị chẳng màng
Trái ngang chóng báng mọi đàng
Ra vào lui tới mắng càn người trên
Vì lỗ mãng tánh quen làm bướng
Chẳng kể lời trưởng thượng dạy răn
Lớn lên theo lối hung hăng
Đã không nhẫn nhịn lại càng hành hung
Bỏ bạn lành theo cùng chúng dữ
Nết tập quen làm sự trái ngang
Nghe lời dụ dỗ quân hoang
Bỏ cha ***** trốn sang quê người
Trước còn tập theo thời theo thế
Thân lập thân tìm kế sanh nhai
Hoặc đi buôn bán kiếm lời
Hoặc vào quân lính với với đời lập công
Vì ràng buộc đồng công mối nợ
Ngoặc trở ngăn vì vợ vì con
Quên cha quên mẹ tình thâm
Quên xứ quên sở lâu năm không về
Ấy là nói những người có chí
Chớ phần nhiều du hý mà thôi
Sau khi phá hết của rồi
Phải tìm phương kế kiếm đôi đồng xài
Theo trộm cướp hoặc là bài bạc
Phạm tội hình, tù rạt phải vương
Hoặc khi mang bệnh giữa đường
Không người nuôi dưỡng bỏ thân ngoài đồng
Hay tin dữ, bà con cô bác
Cùng cha mẹ xao xác buồn rầu
Thương con than khóc ưu sầu
Có khi mang bệnh đui mù vấn vương
Hoặc bệnh nặng vì thương qúa lẽ
Phải bỏ mình làm quỷ giữ hồn
Hoặc nghe con chẳng lo lường
Trà đình tửu điếm phố phường ngao du
Cứ mài miệt với đồ bất chánh
Chẳng mấy khi thần tỉnh mộ khang
Làm cho cha mẹ than van
Sanh con bất hiếu phải mang tiếng đời
Hoặc cha mẹ đến hồi già yếu
Không ai nuôi thiếu thốn mọi điều
Ốm đau đói rách kêu rêu
Con không cấp dưỡng bỏ liều chẳng thương

Phận con gái còn nương cha mẹ
Thì có lòng hiếu để thuận hòa
Cần lao phục dịch trong nhà
Dễ sai dễ khiến hơn là nam nhi
Song đến lúc tùng phu xuất giá
Lo bên chồng chẳng xá bên mình
Trước còn lai vãng viếng thăm
Lần lần nguội lạnh biệt tăm biệt nhà
Quên dưỡng dục song thân ơn trọng
Không nhớ công mang nặng đẻ đau
Chẳng lo báo bổ cù lao
Làm cho cha mẹ buồn rầu thảm thay
Nếu cha mẹ rầy la quở mắng
Trở sanh lòng hờn giận chẳng kiêng
Chớ chi chồng đánh liên miên
Thì cam lòng chịu chẳng phiền chẳng than

Tội bất hiếu lưỡng ban nam nữ
Nói không cùng nghiệp dữ phải mang
Nghe Phật chỉ rõ mọi đàng
Trong hàng đại chúng lòng càng thảm thay
Gieo xuống đất, lấy cây lấy củi
Đập vào mình, vào mũi vào hông
Làm cho các lỗ chân lông
Thảy điều ruớm máu ướt đầm cả thân
Đến hôn mê tâm thần bất định
Một giây lâu mới tỉnh than rằng
Bọn ta quả thiệt tội nhơn
Xưa nay chẳng rõ không hơn người mù
Nay tỏ ngộ biết bao lầm lạc
Ruột gan dường như nát như tan
Tội tình khó nỗi than van
Làm sao trả đặng muôn ngàn ơn sâu

Trước Phật tiền ai cầu trần tố
Xin Thế Tôn mẫn cố bi lân
Làm sao báo đáp thù ân
Tỏ lòng hiếu thuận song thân của mình

Phật bèn dụng phạm thinh sáu món
Phân rõ cùng Đại chúng lóng nghe:
Ơn cha nghĩa mẹ nặng nề
Không phương báo đáp cho vừa sức đâu!

Ví có người ơn sâu dốc trả
Cõng mẹ cha tất cả hai vai
Giáp vòng hòn núi tu di
Đến trăm ngàn kiếp ơn kia chưa đền

Ví có người gặp cơn đói rét
Nuôi song thân dâng hết thân này
Xương nghiền thịt nát phân thây
Trải trăm ngàn kiếp ơn đây chưa đồng

Ví có người vì công sanh dưỡng
Tự tay mình khoét thủng song ngươi
Chịu thân mù tối như vầy
Đến trăm ngàn kiếp ơn này thấm đâu

Ví có người cầm dao thật bén
Mỗ bụng ra, rút hết tâm can
Huyết ra khắp đất chẳng than
Đến trăm ngàn kiếp thâm ân đâu bằng

Ví có người dùng ngàn mũi nhọn
Đâm vào mình bất luận chỗ nào
Tuy là sự khó biết bao
Trải trăm ngàn kiếp không sao đáp đền

Ví có người vì ơn dưỡng dục
Tự treo mình cúng Phật thế đèn
Cứ treo như vậy trọn năm
Trải trăm ngàn kiếp ân thâm chưa đền

Ví có người xương nghiền ra mỡ
Hoặc dùng dao chặt bửa thân mình
Xương tan thịt nát chẳng phiền
Đến trăm ngàn kiếp ơn trên chưa đồng

Ví có người vì công dưỡng dục
Nuốt sắt nóng thấu ruột thấu gan
Làm cho thân thể tiêu tan
Đến trăm ngàn kiếp ơn sâu chưa đền

Nghe Phật nói thảy đều kinh hãi
Giọt lệ tràn khó nỗi cầm ngăn
Đồng thinh bạch Phật lời rằng
Làm sao trả đặng thâm ân song đường?

Phật mới bảo các hàng Phật tử
Phải lóng nghe ta chỉ sau này
Các ngươi muốn đáp ơn dày
Phải toan biên chép kinh đây lưu truyền
Vì cha mẹ trì chuyên phúng tụng
Cùng ăn năn những tội lỗi xưa
Cúng dường Tam Bảo sớm trưa
Cùng là tu phước chẳng chừa món chi

Rằm tháng bảy đến ngày Tự Tứ
Thập phương Tăng đều dự lễ này
Sắm sanh lễ vật đủ đầy
Chờ giờ câu hội đặt bày cúng dâng
Đặng cầu nguyện song đường trường thọ
Hoặc sanh về tịnh độ an nhàn
Ấy là báo đáp thù ân
Sanh thành dưỡng dục song thân của mình
Mình còn phải cần chuyên trì giới
Pháp tam quy ngũ giới giữ gìn
Những lời ta dạy đinh ninh
Khá tua y thử phụng hành đừng sai
Được như vậy mới là khỏi tội
Bằng chẳng thì ngục tối phải sa

Trong năm đại tội kể ra
Bất hiếu thứ nhất, thật là trọng thay
Sau khi chết bị đầy vào ngục
Ngục vô gián, cũng gọi A Tỳ
Ngục này trong núi Thiết vi
Vách phên bằng sắt vây quanh bốn bề
Trong ngục này hàng ngày lửa cháy
Đốt tội nhân hết thảy thành than
Có lò nấu sắt cho tan
Rót vào trong miệng tội nhân hành hình
Một vá đủ cho người thọ khổ
Lột thịt da đau thấu tâm can
Lại có chó sắt, rắn gang
Phun ra khói lửa đốt đoàn tội nhơn
Ở trong ngục có giường bằng sắt
Bắt tội nhơn nằm khắp đó xong
Rồi cho một ngọn lửa hồng
Nướng quay kẻ tội da phòng thịt thau
Móc bằng sắt, thương đao gươm giáo
Trên không trung đổ tháo như mưa
Gặp ai chém náy chẳng chừa
Làm cho thân thể nát nhừ như tương
Những hình phạt vô phương kể hết
Mỗi ngục đều có cách trị riêng
Như là xe sắt phân thây
Chim ưng mổ mắt trâu cày lưỡi le
Chớ chi đặng chết liền rất đỡ
Vì nghiệp duyên không nỡ hành thân
Ngày đêm chết sống muôn lần
Đến trăm ngàn kiếp không ngừng một giây
Sự hành phạt tại A Tỳ ngục
Rất nặng nề ngỗ nghịch song thân
Chúng ngươi đều phải ân cần
Thừa hành các việc phân trần khoản trên
Nhứt là phải kinh này in chép
Truyền bá ra cho khắp đông tây
Như ai chép một quyển nầy
Ví bằng đặng thấy một vì Thế Tôn
Nếu in đặng ngàn muôn quyển ấy
Thì cũng bằng thấy Phật vạn thiên
Do theo nguyện lực tùy duyên
Chư Phật ủng hộ y như sở nguyền
Cha mẹ đặng xa miền khốc lãnh
Lại hóa sanh về cảnh thiên cung

Khi lời Phật giảng vừa xong
Khắp trong tứ chúng một lòng kính vâng
Lại phát nguyện thà thân này nát
Ra bụi tro, muôn kiếp chẳng nài
Dầu cho lưỡi kéo trâu cày
Đến trăm ngàn kiếp lời Thầy không quên
Ví như bị bá thiên đao kiếm
Khắp thân này đâm chém phân thây
Hoặc như lưới trói thân này
Trải trăm ngàn kiếp lời Thầy chẳng sai
Dầu thân này bị cưa bị chặt
Phân chia ra muôn đoạn rã rời
Đến trăm ngàn kiếp như vầy
Chúng con cũng chẳng trái lời Thầy khuyên

Đức A Nan kiền thiền đảnh lễ
Cầu Thế Tôn đặt để hiệu Kinh
Ngày sau truyền bá chúng sanh
Dễ bề phúng tụng, trì chuyên tu hành
Phật mới bảo A Nan nên biết
Quyển kinh này quả thiệt cao xa
Đặt tên "Báo Hiếu Mẹ Cha"
Cùng là "Ân Trọng " thiệt là chơn kinh
Các ngươi phải giữ gìn châu đáo
Đặng đời sau y giáo phụng hành
Sau khi Phật dạy rành rành
Bốn ban Phật tử rất mừng rất vui
Thảy một lòng vâng theo lời Phật
Và kính thành tin chắc vẹn truyền
Đồng nhau tựu tại Phật tiền
Nhất tâm đảnh lễ rồi liền lui ra
 
C

chinhhp99pro

giai thich cau ca dao cong cha nhu nui thai son nghia me nhu nuoc trong nguon chay ra

Trong kho tàng dân gian,có rất nhiều câu ca dao nói vê tình cảm gia đình ,công lao to lớn của cha mẹ ;câu ca dao sau đây tình ý thật thía
''Công cha như núi Thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra''
một lòng thờ mẹ kính cha''
cho tròn chữ hiếu mới là đạo con''
chúng ta cần phải hiểu câu ca dao này sao cho đúng để làm tròn bổn phận của người làm con:
câu ca dao sử dụng biện pháp so sánh,giàu cảm xúc,nhân dân đã so sánh ''công cha như núi thái sơn'' ''công cha là một khái niệm trìu tượng .''núi thái sơn là một trong 5 ngọn núi to nhất của trung quốc .hình ảnh so sánh này nhằm nói tới cong đức của người cha to lớn như núi thái sơn '' ngoài ra còn sử dụng hình ảnh''nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra '' nước trong nguồn là nước mát lành khác với nước mưa nước hồ chảy mãi ko bao giờ cạn nhằm diễn tả tình yêu thương của người mẹ dành cho con cái là bao la rộng lớn'';)
 
N

nhoxedkjd

Nếu bạn đó cần thì đây:
Từ lâu nhân dân ta đã rút ra kết luận đúng đắn là môi trường xã hội mà mình đang sống, đặc biệt là mối quan hệ bạn bè có một tác dụng quan trọng đối với nhân cách đạo đức của mỗi người. Kết luận ấy được đúc kết lại thành câu tục ngữ:
“ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”
Câu tục ngữ có giúp ích gì cho chúng ta trong cuộc sống hôm nay?
Để nêu lên một bài học, một kinh nghiệm trong cuộc sống, ông cha ta thường mượn hình ảnh sự vật có liên quan đến con người để thể hiện ý của mình. Mực có màu đen, nếu ta tiếp xúc, sử dụng không khéo léo sẽ dễ dàng bị vấy bẩn. Mực tượng trưng cho những cái xấu xa, những điều không tốt đẹp. Còn đèn là vật phát ra ánh sáng soi tỏ mọi vật xung quanh. Đến gần đèn, ta được soi sáng. Đèn tượng trưng cho những cái tốt đẹp, sáng sủa. Từ hai hình ảnh tương phản nhau “ mực” và “ đèn”, câu tục ngữ nhằm nhắc nhở chúng ta : Nếu giao du với những người xấu ta se tiêm nhiễm thói hư tật xấu; ngược lại nếu ta quan hệ với người tốt ta sẽ được ảnh hưởng tốt, sẽ học tập được những đức tính của bạn.

Câu tục ngữ là bài học kinh nghiệm của người xưa được đúc kết từ cuộc sống. Nó thể hiện rất rõ mối quan hệ giữa môi trường xã hội vơi việc hình thành nhân cách con người.

Ở gia đình, cha mẹ anh chị là tấm gương để cho đứa trẻ bắt chước. Nếu gia đình hòa thuận, cha mẹ là tấm gương sáng về học tập, về đạo đức thì gia đình đó sẽ có những đứa con ngoan. Trong khu xóm cũng vậy, nếu cả tập thể đều biết chấp hành tốt những quy định chung về nếp sống văn minh đô thị , biết giáo dục con cái tốt thì con em trong khu phố đó sẽ có một cuộc sống nền nếp đạo đức tốt. Gần gũi với chúng ta nhất là việc giao du với bạn bè trong trường trong lớp, nếu ta quan hệ được với nhiều bạn tốt, chăm ngoan học giỏi, nói năng lễ độ biết kính trên nhường dưới… thì chúng ta sẽ học tập được những đức tính tốt ấy và trở nên người tốt.

Ngược lại, trong gia đình, nếu cha mẹ chỉ biết lo làm ăn không quan tâm đến con cái, vợ chồng luôn luôn bất hòa thì chắc chắn những đứa trẻ lớn lên trong môi trường đó sẽ nhanh chóng trở thành đứa con hư. Ngoài xã hội, khi tiếp xúc gần gũi với môi trường không tốt đẹp, con người dễ dàng tập nhiễm những thói hư tật xấu và dần dần đánh mất bản chất lương thiện của mình. Cụ thể ở môi trường học tập, quanh ta có biết bao nhiêu bạn xấu thường xuyên trốn học, quậy phá, học yếu làm phiền lòng thầy cô. Nếu ta cứ lân la gắn bó với những bạn ấu ấy thì sớm muộn gì ta cũng bị ảnh hưởng lây. Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, nhân dân ta có nhiều câu ca dao mang nội dung giáo dục về vấn đề này:
“ Thói thường gần mực thì đen
Anh em bạn hữu phải nên chọn người”
Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ dàng bị lôi kéo bởi môi trường xấu xa. Vẫn có những cánh sen vươn lên từ bùn lầy nước đọng, dù xung quanh hôi hám sen vẫn nở đẹp và tỏa ngát hương thơm. Thực tế vẫn có những người sống trong môi trường không tốt đẹp, không thuận lợi mà vẫn giữ mình không sa ngã. Môi trường càng xấu xa thì phẩm chất của con người càng tuyệt vời đáng khâm phục. Anh Nguyễn Văn Trỗi, người thợ điện ở thành phố Sài Gòn hoa lệ, vẫn không chút mảy may xao động bởi cuộc sống hào nhoáng, những thủ đọan lọc lừa xảo trá. Anh chọn cho mình con đường Cách mạng, chấp nhận chiến đấu và hy sinh cho lý tưởng mà mình theo đuổi… Tấm gương của anh và biết bao gương sáng khác đã trở thành bài học cho bao thế hệ cháu con học tập.
Ngày nay, trong xu thế cả nước tiến lên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa, vẫn có những con người không giữ vững bản chất tốt đẹp của mình. Giữa cuộc sống tốt đẹp, giữa môi trường thân thiện, họ vẫn biến chất, thoái hoa, sống ăn chơi sa đọa trên những đồng tiền bất chính, những đồng tiền mồ hôi xương máu của nhân dân đóng góp… Những con người đó chính là những “ con sâu làm rầu nồi canh”, là thứ ung nhọt của xã hội mà chúng ta có nhiệm vụ phải loại trừ.
Có thể nói, câu tục ngữ trên là một lời khuyên bảo sâu sắc, giúp em bài học bổ ích, một cách nhìn đúng đắn về mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách của bản thân. Câu tục ngữ giúp em có tinh thần cảnh giác trong việc giao du tiếp xúc với bạn bè, đồng thời xác định cho mình một thế đứng vững vàng trước những tác động tiêu cực của môi trường xung quanh để luôn luôn “ gần mực” mà vẫn không “ đen” và “ gần đèn” để luôn tỏa sáng.
Dc chứ hủh
 
N

nhoxedkjd

Giải thích ý nghĩa :Núi Thái Sơn là một quả núi đồ sộ trên đất nước Trung Quốc, ở đây chỉ công đức vô cùng lớn lao của cha .Nước trong nguồn là nước trong nguồn chảy ra chẳng bao giờ dứt, ở đây chỉ tình nghĩa hết sức dài lâu của mẹ . Cả hai ca dao trên có ý nói : kẻ làm con biết được công ơn vô cùng lớn lao và dài lâu của cha mẹ và đã có ý nhấn mạnh vào công ơn, tình nghĩa vô cùng lớn lao của cha mẹ và gián tiếp khuyên kẻ làm con phải cố lo tròn chữ hiếu
Giải thích lý do :Các nước Á Đông chúng ta tự ngàn xưa đã tổng kết được công ơn của cha mẹ trong “ chín chữ cù lao “. Đó là sinh (sinh ra ta ), cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve),súc (bú mớm),trưởng (nuôi cho lớn), dục (dạy dỗ) , cố (trông nom ), phục (che chở) , phúc( khuyên răn)cho con cái . Để hiếu thảo với cha mẹ ,ta không những phải biết ơn, kính yêu , vâng lời , giúp đỡ, phụng dưỡng ,thực hiện hoài bão, ước mơ của cha mẹ luôn khiến cho cha mẹ vui lòng , làm rạng danh cha mẹ mà có phải hết lòng lòng thương yêu anh chị em, kính yêu ông bà, quí trọng họ hàng ,kính trọng tổ tiên.

nếu Thi dc thì tks jùm cái cho dzuiii nhak
 
Last edited by a moderator:
V

vanngochocmai

Tục ngữ ca dao là những viên ngọc quý trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Nếu tuc ngữ là những câu nói ngắn gọn thiên về đúc kết những bài học kinh nghiệm trong cuộc sống, trong cách đối nhân xử thế thì ca dao lại mượt mà luyến láy trong những vần điệu bổng trầm đi vào hồn người với những bài hoc giáo dục về đạo lý, về nhân cách sống ở đời. Một trong những bài học đầu tiên của con người chính là bài học về đạo hiếu. Là người Việt Nam, không ai không biết đến câu ca dao cổ:

“ Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nứơc trong nguồn chảy ra”

Bài học trong câu ca dao trên có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống, đó là điều chúng ta cần tìm hiểu và đánh giá.

Công cha nghĩa mẹ thật là vĩ đại. Sự vĩ đại ấy được những người tác giả vô danh diễn tả bằng hai hình ảnh của thiên nhiên – “ núi Thái Sơn” và “ nước trong nguồn”.

Thái Sơn là một trong năm ngọn núi lớn và nổi tiếng nhất ở Trung Quốc. Ngày xưa, trong thơ văn, người ta thường mược hình ảnh này để diễn đạt cái lớn lao vĩ đại của sự vật. Nước trong nguồn là dòng nước trong lành, chảy mãi không bao giờ cạn, cũng là nới khởi đầu của trăm sông ngàn suối. Thử hỏi, có những con suối lớn, dòng sông vĩ đại nào trên thế giới lại không khởi nguyên từ một nguồn nước nhỏ?

Người xưa mượn núi Thái Sơn để nói đến công lao của người cha, mượn hình ảnh nước trong nguồn để diễn đạt tình cảm vô cùng vô tận của người mẹ. Ca ngơi công lao to lớn biển trời của cha mẹ, bài ca dao muốn nhắc nhở mọi người về bổn phận làm con. “ Đạo làm con” phải biết “ thờ mẹ kính cha”, phải làm tròn chữ hiếu. Đó là lẽ phải ở đời, là giềng mối luân lí của xã hoi mà con người phải tuân theo từ bao đời nay.

Tại sao con người cần phải giữ gìn chữ hiếu? Quy luật của cuộc sống là không có cây thì không có quả, không có người sinh thành thì không thể có chúng ta. Công đức sinh thành của cha mẹ thật không có gì sánh được. Biết ơn cha mẹ trước tiên và sâu xa nhất là biết đến công ơn này. Cha mẹ là người sinh ra ta, nuôi dưỡng ta bao năm tháng, để từ một đứa trẻ sơ sinh, ta trở thành một người có hiểu biết có kiến thức trong xã hội. Cơm ăn áo mặc hàng ngày, thuốc thang khi ta đau ốm, quần áo , tiện nghi ta có… tất cả đều do công lao nuôi dưỡng của cha mẹ. Chưa kể đến khi ta khôn lớn, đến tuổi đi học, cha mẹ lại cat công đưa đón, kèm cặp dạy dỗ từng con chữ, lời văn. Làm sao ta có thể quên được những tháng ngày lớn lên trong sự vỗ về yêu thương chăm sóc của cha và mẹ. Hiểu như thế, ta càng thấm thía câu ca dao cổ:

“ Chim trời ai dễ đếm lông

Nuôi con ai dễ tính công tháng ngày”

Để đáp lại công ơn sinh thành dưỡng dục ấy, đạo làm con phải giữ cho tròn chữ hiếu. Đó chính là một tiêu chuẩn đạo đức của con người trong xã hội, trong cuộc sống.

Câu ca dao có một giá trị đạo đức to lớn, là bài học giáo dục về nhân cách. Bài học về chữ hiếu là bài học làm người đầu tiên, là lẽ sống tâm hồn của con người, là cơ sở đạo lý của xã hội. Chính vì vậy, trải qua bao năm tháng nó vẫn không hề phai mờ.

Ngày nay, chữ hiếu không dừng lại trong phạm vi một gia đình. Một người con có hiếu với cha mẹ còn phải là một người con của nhân dân, có hiếu với nhân dân, một lòng phục vụ nhan dân nhất là khi Tổ quốc đang cần. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc, bao nhiêu người đã gác lại chữ hiếu với cha mẹ để tham gia vào cuộc đấu tranh giành độc lập. Đối với cuộc đời, họ van là đứa con chí hiếu.

Vậy chúng ta thể hiện chữ hiếu với cha mẹ như thế nào? Làm cho cha mẹ vui lòng bằng những việc làm thiết thực. Cụ thể là chuyên cần trong học tập, đạt nhiều thành tích như một món quà tinh thần dâng lên cha mẹ. Chăm sóc cha mẹ trong những lúc già yếu ốm đau. Một người biết hiếu thảo với cha mẹ chắc chắn phải là một công dân tốt của xã hội sau này.

Tuy vậy, chúng ta không khỏi đau lòng khi gần đây có không ít những bạn trẻ sa vào con đường tội lỗi chỉ để thỏa mãn thú vui của bản thân. Những bạn trẻ ấy vô hình chung đã trở thành ung nhọt của xã hội, trở thành những đứa con bất hiếu của gia đình khi mang lại nỗi đau cho cha me và những người thân. Lớp trẻ chúng ta cần lấy những tấm gương ấy làm bài học răn mình.

Bài ca dao vừa là lời ca ngợi một đạo lí tốt đẹp của dân tộc, vừa là lời khuyên bảo thật cao quý. Giá trị to lớn của bài ca dao thể hiện qua những hình tượng so sánh gần gũi và súc tích, đi vào lòng người một cách tự nhiên. Hiểu được giá trị của câu ca dao, chúng ta càng phải cố gắng nhiều hơn nữa để không phụ lòng c
 
V

vanngochocmai

Tục ngữ ca dao xưa có nhiều bài rất hay, rất sâu sắc nói về đạo đức, về cách ăn ở, cư xử của những người trong gia đình, trong làng xóm và rộng hơn là trong một vùng, một nước. Trong số đó, bài ca dao mà người Việt Nam nào cũng nhớ, cũng thuộc là bài ca dao nói về công cha, nghĩa mẹ và đạo làm con:

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Vì sao mà ai cũng biết đến bài ca dao này? Có lẽ vì nó nêu rõ và khẳng định công lao to lớn của cha mẹ, nhắc nhở trách nhiệm làm con của mỗi người. Nó đề cập tới mối quan hệ giữa cha và mẹ và con cái trong gia đình. Nhưng có lẽ điều quan trọng nhất là ai ai cũng có mẹ có cha, cũng do cha mẹ sinh ra, cũng mang ơn sinh thành của cha mẹ từ khi trứng nước.

Công cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.

Trở lại bài ca dao chúng ta cần bình luận. Không phải ngẫu nhiên mà công cha được so sánh với núi Thái Sơn. Chỉ nghe nói núi Thái Sơn, ngọn núi to lớn, sừng sững đã có từ lâu ở Trung Quốc. Đây là một hình ảnh tượng trưng mà người xưa thường lấy để ví những gì to lớn nhất và không có gì thay thế "Công cha như núi Thái Sơn". Vậy là công cha lớn lắm, cũng vô tận như nghĩa mẹ: "Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra". Nước trong nguồn là thức nước chảy từ suối, ra sống rồi đổ ra biển cả mênh mông không bao giờ cạn. Thứ nước khởi thuỷ đó trong nhất, mát nhất, tinh khiết nhất như nghĩa mẹ ngọt ngào, bất tận. Ca ngợi và đề cao công cha nghĩa mẹ như thế có đúng không? Câu ca dao ấy đã đúng, đang đúng và sẽ mãi đúng đắn. Tại sao một câu ca dao lại có khả năng xuyên suốt lịch sử như vậy? Bởi nó đã nêu lên một chân lí vĩnh hằng: Cha mẹ là người sinh ta ra, là trụ cột của gia đình. Gia đình như ngôi nhà, cha như cái nóc. Nhà không có nóc là nhà trống, nhà vô giá trị. Có lẽ chính vì vậy nên trong kho tàng tục ngữ đã có câu: "Con có cha như nhà có nóc". Cha là người đã nuôi gia đình, che chở cho con cái, là chỗ dựa cho con cái. Chỉ khi nào ta cảm hết nỗi đau của những đứa trẻ không cha như bé Xi-mông thì ta mới thấy cần cha đến mức nào. Ta cũng phải công nhận rằng mẹ là người gần ta nhất. Mẹ đã mang nặng đẻ đau. Mẹ đã nâng niu, bú mớm, dành tất cả những gì ngọt ngào cho ta:

Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương

Ai chưa tận hưởng được sự ngọt ngào của bầu vú mẹ? Ai chưa nghe những lời ru thiết tha từ đáy lòng người mẹ? Mẹ đã dành cho chúng ta tất cả: cả cuộc đời, cả tình yêu, cả nụ cười và nước mắt. Mẹ đã chăm sóc ta, che chở cho ta, lo lắng về ta. Cứ như vậy, tuổi xuân của mẹ trôi đi theo tháng năm. Tóc mẹ phai màu vì những nỗi lo chất chứa đã lớn dần lên, như những đứa con của mẹ. Thật là thiết tha và da diết, một tác giả nào đó đã viết: "Mẹ là nước chứa chan, trôi dùm con phiền muộn". Mẹ là thế, như nước trong nguồn chảy mãi, lai láng đến vô cùng.

Công ơn của cha mẹ không sao kể hết. Vấn đề đặt ra là thái độ của chúng ta với cha mẹ như thế nào? Bài ca dao đã khuyên nhủ:

Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho trong chữ hiếu mới là đạo con.

Chữ “hiếu” là quan niệm đạo đức của người xưa nói về thái độ, về bổn phận của con cái đối với cha mẹ. Chữ “hiếu” đó được cụ thể hoá bằng thái độ kính trọng, tôn thờ cha mẹ. Biết bao tấm gương hiếu thảo đã được nêu trong ca dao, trong các tác phẩm văn học:

Đói lòng ăn hạt chà là
Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng.

Thuý Kiều đã hi sinh mối tình đầu của mình để cứu cả gia đình, trước hết là cứu mẹ, cha:

Để lời thệ hải minh sơn
Làm con trước phải đền ơn sinh thành.

Có bao nhiêu là cách để bày tỏ tình cảm hiếu thảo với cha mẹ. Quan tâm đến cha mẹ, giúp đỡ cha mẹ làm những việc như thổi cơm, rứa bát, quét nhà… luôn có gắng làm một người con ngoan, trò giỏi. Lớn lên làm một người công dân tốt, người lao động giỏi. Vậy là ta đã luôn làm cho cha mẹ vui lòng, như thế là ta đã đền đáp một phần công ơn cha mẹ

Cây khô chưa dễ mọc chồi
Mẹ cha chưa dễ ở đời với ta.

Không có người cha người mẹ nào có thể sống mãi cùng với con cái, vì vậy cơ hội để cho ta phụng dưỡng cha mẹ cũng không phải là nhiều. Tuy thế trong xã hội vẫn có người làm khổ mẹ khổ cha vì những thói hư tật xấu của mình. Vẫn có nhiều học sinh không chịu học hành, chơi bời hoặc tệ hại hơn theo bạn bẻ xấu rủ rê vào nghiện hút. Những việc làm ấy không những không “tròn đạo hiếu” mà còn bất hiếu. Trong thời đại kinh tế thị trường có người mải làm ăn mà quên cả cha mẹ, có người chạy theo tiền, ngược đãi hay đối xử tệ bạc với cha mẹ. Những hiện tượng đó tuy không nhiều và phổ biến nhưng xã hội cần phải phê phán và lên án, bởi vì điều đó đi ngược lại với truyền thống đạo đức dân tộc ta.

Đạo hiếu là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Truyền thống đó phải được kế thừa và phát huy. Bác Hồ đã phát triển chữ “hiếu” rộng hơn phạm vi gia đình. “Trung với nước, hiếu với dân”. Một người con có hiếu với cha mẹ còn phải là một con người có hiếu với nhân dân. Khi đất nước và nhân dân yêu cầu, người con có hiếu không những ngày đêm phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ mình mà lên đường đi chiến đấu, có khi ra đi vĩnh viễn không bao giờ trở lại. Biết bao liệt sĩ đa hi sinh trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ. Họ không còn được chăm sóc cha mẹ mình, nhưng Tổ quốc và nhân dân đời đời ghi nhớ công ơn họ. Họ vẫn là những con chí hiếu vì đã làm rạng rỡ truyền thống tốt đẹp của gia đình, đất nước.

Bài ca dao đã nêu lên một quan niệm đạo đức đúng đắn. Nó có tác dụng giáo dục mọi người trong mọi thời đại. Chắc chắn bài ca dao đó sẽ còn giúp ích cho chúng ta khi xây dựng một xã hội mới ngày càng văn minh, công bằng và tốt đẹp
 
V

vanngochocmai

Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Câu thơ vang lên như xoáy mạnh vào tim tôi. Có bao giờ bạn tự hỏi rằng thứ tình cảm nào là cao cả và thiêng liêng nhất? Đó chính là tình cảm gia đình, một thứ tình cảm mà bấy lâu nay đã bảo bọc, nuôi dưỡng tâm hồn ta. Nó khiến tôi suy nghĩ đến trách nhiệm của một người con đối với gia đình thân yêu của mình. Vậy trách nhiệm đó là gì?
Trách nhiệm có nghĩa là mỗi người cần phải ý thức tự giác làm những gì mình được giao và những gì người khác muốn mình làm, cụ thể ở đây chính là cha mẹ. Đó là bổn phận mà con cái phải hoàn thành, đây cũng chính là đạo làm con từ xưa đến nay.
Mỗi con người cần phải xác định rõ và thực hiện tốt trách nhiệm của mình đối với cha mẹ. Bởi trên thế gian này, không có tình thương yêu nào sánh bằng tình thương yêu của cha mẹ dành cho con. Nó to lớn như núi cao biển rộng và đã được thể hiện rất nhiều trong thơ ca. Vì thế, mỗi người con đều phải có trách nhiệm làm tròn chữ hiếu để không phụ lòng cha mẹ.
Vậy chúng ta phải làm gì để hoàn thành tốt trách nhiệm của mình? Bổn phận lớn nhất của con cái là phải biết vâng lời cha mẹ, nghe theo những lời hay lẽ phải của cha mẹ. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta phải học tập thật tốt để có thể xây dựng một tương lai tươi đẹp cho bản thân, không phụ công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ. Ngoài ra còn phải biết tránh xa những thói hư tật xấu của xã hội và rèn luyện những đức tính tốt đẹp cho bản thân như cư xử đúng mực với những người xung quanh mình nhất là người lớn, yêu thương và tôn trọng mọi người, không xa hoa đua đòi với bạn bè…Và quan trọng hơn hết, chúng ta phải biết quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ cha mẹ từ những việc nhỏ nhất. Đó là tất cả những gì mà một người con phải có trách nhiệm thực hiện để làm tròn chữ hiếu của mình.
Chữ hiếu là nền tảng của đạo lý và luân thường của con người, vì thế ai mà không đối xử tốt với cha mẹ là người thân của mình thì xã hội cũng không còn tử tế với họ nữa. Hiếu với cha mẹ không những chỉ cốt giữ được lòng kính mến là đủ mà còn làm cho cha mẹ vui lòng. Cha mẹ là người sinh ra con cái, và có một kỳ vọng lớn lao vào con cái, con cái hạnh phúc, cha mẹ hạnh phúc. Vì vậy hiếu thảo với cha mẹ là một nền tảng của tình yêu thương trong xã hội con người chúng tạ Con cái dù có thành công hay thất bại, gia đình vẫn là mái ấm duy nhất luôn cùng con trên bước đường đời.
Bên cạnh đó, trong thực tế có rất nhiều đứa con không có trách nhiệm với gia đình, cha mẹ. Họ chỉ biết quan tâm đến bản thân mình, vui chơi quên ngày tháng mà không hề nghĩ đến cha mẹ đang ngày đêm lao động, đổ mồ hôi nước mắt để cho con một cuộc sống ấm êm, sung sướng. Tôi tự hỏi rằng tại sao trên cõi đời này lại còn tồn tại những đứa con bất hiếu như thế? Nỡ nào quên đi những tình cảm gia đình thiêng liêng, cao quý. Có phút giây bất chợt nào đó, những người con chợt nghĩ ra rằng mình vẫn còn một người mẹ, một người cha sống trên cõi đời này không? Nếu sau này cha mẹ mất đi mà có hối tiếc thì cũng đã muộn mất rồi.
Tóm lại, mọi người con đều phải sống có trách nhiệm với gia đình của mình, nhất là khi còn có cha mẹ để yêu thương, để làm chỗ dựa cho mình trong những lúc vấp ngã trong cuộc sống. Tình cảm gia đình là một dòng suối ấm áp, hiền hòa nuôi dưỡng tâm hồn ta, giúp ta có thể đứng vững trên đường đời đầy chông gai. Vậy ngay từ bây giờ, chúng ta hãy sống thật có trách nhiệm với cha mẹ, không bao giờ làm cha mẹ buồn lòng để không phải hối hận khi họ đã ra đi mãi mãi…
 
Top Bottom