Văn [VĂN 12] Đàn ghi ta của Lorca

N

nhanmien

nhưng bạn muốn hiêủ cụ thể về phần nào . Nên có chút khái quát như về tg về Lor-ca hay về phân tích :)
 
J

jun11791

- uh đúng là lúc đầu mình đọc bài này thấy bài này hay hay vì âm điệu của nó (đúng là "ta mới đọc 1 bài thơ, khi chưa kịp hiểu nội dung của bt muốn nói j` thì âm điệu của nó đã xâm nhập tâm hồn ta từ bao jờ)
- Nhg càng học càng ko hiểu ở chỗ :
1. Lorca có vẻ mâu thuẫn với chính mình. Một mặt khi ông còn sống thì ông mong muốn mọi ng` đổi mới nghệ thuật, và ông đc rất n` ng` ủng hộ (đọc lời sgk jới thiệu về Lorca). Nhg khi ông chết đi rồi, ông lại muốn mọi ng` "chôn tôi với cây đàn ghita (điều kỳ lạ là câu này cũng từng đi vào 1 sáng tác của nhạc sĩ Trần Tíên). Dường như Lorca bi wan cho sự nghiệp cách tân ngth còn đang dang dở của mình thì đã bị chết.
2. Còn tác jả lại viết :
" Không ai chôn cất tiếng đàn
Tiếng đàn như cỏ mọc hoang
Giọt nước mắt vầng trăng
Long lanh trong đáy giếng"
Fải chăng mọi ng` wá vô tâm với cái chết của Lorca, khi Lorca chết đi rồi, ko ai còn nhớ tới ông nữa, và h/ả "giọt nước mắt vầng trăng" này giọt nc' mắt của ai?
3. Tại sao đoạn cuối t/g lại viết:
"Chàng ném lá bùa cô gái Digan
vào xoáy nước
chàng ném trái tim mình
vào lặng yên bất chợt"
hành động của Lorca ra đi thật dứt khoát?
 
N

nguyetnga91

Phân tích nhan đề và lời đề từ:'
* Nhan đề:
- Dan ghi ta :với đn TBN cây đàn là nhạc cụ truyền thống,tiêu biểu nhất của đn,âm nhạcTBN.Đó cũng là hình tượng song trùng với Lorca(1898- 1936), là tiếng lòng,là linh hồn Lorca.Cây đàn gắn bó máu thịt ,gắn bó suốt đời với Lorca.
- Lorca?
* Lời đề từ:
- 1 câu thơ lấy trong bài ''Ghi nhớ'' của Lorca
+the hiện rõ nhân cách của Lorca: yêu nghệ thuật, yêu đn, quê hương
+hàm ý: nghệ thuật của Lorca nhất định đc phát triển,thay thế bằng nghệ thuật mới của lớp trẻ hay hơn, hiện đại hơn.
"Chôn tôi với cây đàn": ko có ý chôn vùi, phủ nhận mà thể hiện một sự nhân lên, phát triển mạnh mẽ
Suy ra: Nói về ước nguyện,tuyên ngôn nghệ thuật của Lorca.
 
N

nutac98

Bài này đọc qua thấy khó chứ cũng hay lắm ^^ search trên mạng ý ^^ hok thì đọc ở sách bài tập và các sách văn là hiểu ngay thôi ^^ dc cái bài này mới nên hok bị bó buộc cách hiểu
 
M

minhmask

Bài này đọc qua thấy khó chứ cũng hay lắm ^^ search trên mạng ý ^^ hok thì đọc ở sách bài tập và các sách văn là hiểu ngay thôi ^^ dc cái bài này mới nên hok bị bó buộc cách hiểu
Nếu bạn search thấy có trên mạng thì sao ko copy về cho anh em một ít nhỉ?Thế có phải là hay-xuyệt-hay ko? ^^
 
M

money_22

Mình có khá nhiều tài liệu về bài " đàn ghita của L", cậu nào cần thì phải hối lộ tớ mới cho nhá!^^
Đùa chút thôi, để mai rảnh mình post lên cho mọi người cùng đọc, mỗi tội.........dài lắm! Hức hức T_T
 
1

17tuyetngan

bài này khó.SÁch tham khảo về bài này cũng rất ít.Hôm thi học khì ông thầy cho ra đề đây.Kinh lun.
 
M

mei_mei

- uh đúng là lúc đầu mình đọc bài này thấy bài này hay hay vì âm điệu của nó (đúng là "ta mới đọc 1 bài thơ, khi chưa kịp hiểu nội dung của bt muốn nói j` thì âm điệu của nó đã xâm nhập tâm hồn ta từ bao jờ)
- Nhg càng học càng ko hiểu ở chỗ :
1. Lorca có vẻ mâu thuẫn với chính mình. Một mặt khi ông còn sống thì ông mong muốn mọi ng` đổi mới nghệ thuật, và ông đc rất n` ng` ủng hộ (đọc lời sgk jới thiệu về Lorca). Nhg khi ông chết đi rồi, ông lại muốn mọi ng` "chôn tôi với cây đàn ghita (điều kỳ lạ là câu này cũng từng đi vào 1 sáng tác của nhạc sĩ Trần Tíên). Dường như Lorca bi wan cho sự nghiệp cách tân ngth còn đang dang dở của mình thì đã bị chết.
2. Còn tác jả lại viết :
" Không ai chôn cất tiếng đàn
Tiếng đàn như cỏ mọc hoang
Giọt nước mắt vầng trăng
Long lanh trong đáy giếng"
Fải chăng mọi ng` wá vô tâm với cái chết của Lorca, khi Lorca chết đi rồi, ko ai còn nhớ tới ông nữa, và h/ả "giọt nước mắt vầng trăng" này giọt nc' mắt của ai?
3. Tại sao đoạn cuối t/g lại viết:
"Chàng ném lá bùa cô gái Digan
vào xoáy nước
chàng ném trái tim mình
vào lặng yên bất chợt"
hành động của Lorca ra đi thật dứt khoát?

thực ra những điều này vô cùng hợp lí không có j là mâu thuẫn cả
1. khi còn sống lorca là người chiến sic và nghệ sic đấu tranh cho tự do và cho nghệ thuật, nhưng khi chết đi ông mong muốn nghệ thuật của mình không trở thành bước cản đường cho những kẻ đi sau, để họ có thể tự tìm ra những bước đi mới cho mình. bất kì đỉnh cao nào khi đã đạt được thành tựu thì sẽ đựoc bả tồn và người ta phải đi tìm nhhững cái mới chứ không thể mãi tôn thờ nó.
2. tiếng đàn là biểu tượng cho nghệ thuật của lorca. không ai chôn và cũng không ai có thể chôn được nó. tiếng đàn đã trở thành bất tử. cỏ mọc hoang chình là biểu tượng cho điều đó.
hai câu sau vừa thực mà vừa ảo.
- gợi cái chết thực của lorca bị vất xác xuống giếng
- giọt nươc mắt cảm thông xót thương làm long lanh lên hình ảnh người chiến sĩ. giọt nước mắt kết tinh thành vầng trăng vừa biểu hiện nôĩ đau vừa là cái đẹp. tiếng dàn bất tử vang lên cho nỗi đau nhưg cũng cho cả một niềm kiêu hãnh
- vầng trăng long lanh >< vầng trăng chếnh choáng=> người nghệ sĩ đã nhận được sự đồng điệu chứ không còn cô độc
3. đoạn cuối khẳng định sự thanh thản sẵn sàng đón nhận cái chết của lorca. chàng không cần niềm tin định mệnh không cần sự cứu rỗi.đây cũng là lời tạ từ với cuộc đời
hình ảnh bơi sang sông trên chiếc ghita màu bạc là hình ảnh đẹp trong bài. nó vừa thể hiện sự tri âm của thanh thảo khi hoá kiếp cây đàn theo ý nguyện của lorca vừa thẻ hiện sự tinh khiết chân thật trong nhân cách của chàng.
hành động của chàng là giã từ vĩnh biệt một số phận một con đưòng một tình yêu nghệ thuật. thahh thảo cảm nhận nó đã là định mệnh ("ném") và bộc lộ nỗi đau của mình trong âm hưởng lila phía cuối
đó là tiếng đàn hồi âm hoà âm dư âm với tiếng lila ban đầu, và nó đã thành tiếng đàn bất tử.
 
M

money_22

Tớ bổ sung 1 chút về h/ả" tiếng đàn như cỏ mọc hoang" :
- cỏ mọc hoang = sức sống mãnh liệt, bất diệt => sự bất tử của tiếng đàn lorca
- " mọc hoang" = ko có ai nuoi dưỡng chăm sóc => thiếu Lorca, nền nghệ thuật ko có ai kế tục.
- đặt trong sự liên hệ với lời đề từ, sự phát triển của cỏ như bức tường ngăn cản sự cách tân của thế hệ sau=> hậu thế ko hiểu di chúc của Lorca
 
M

mei_mei

mình không đồng ý với ý hiểu thứ hai của bạn. ví tiếng đàn với cỏ mọc hoang chỉ đơn thuần biểu hiện cho sự bất tử của nghệ thuật lorca. mọc hoang là tự nhiên nó sinh sôi nảy nở mãnh liệt không thể ngăn chặn được. đó là sức sống của nghệ thuật. không thể nói thiếu lorca nghệ thuật không ai kế tục vì thời đại của lorca còn có rất nhiều nghệ sĩ bậc thầy tên tuổi khác sánh ngang trên con đường cách tân với lorca. cỏ mọc hoang là sự tất yếu và hợp lí cho nghệ thuật đích thực chân chính muôn đời
 
M

money_22

mình không đồng ý với ý hiểu thứ hai của bạn. ví tiếng đàn với cỏ mọc hoang chỉ đơn thuần biểu hiện cho sự bất tử của nghệ thuật lorca. mọc hoang là tự nhiên nó sinh sôi nảy nở mãnh liệt không thể ngăn chặn được. đó là sức sống của nghệ thuật. không thể nói thiếu lorca nghệ thuật không ai kế tục vì thời đại của lorca còn có rất nhiều nghệ sĩ bậc thầy tên tuổi khác sánh ngang trên con đường cách tân với lorca. cỏ mọc hoang là sự tất yếu và hợp lí cho nghệ thuật đích thực chân chính muôn đời

Đây là 1 tp mới, lại thuộc trường phái thơ tượng trưng siêu thực nên ko có 1 quy ước cụ thể nào chính xác hết, mà bản chất của văn chương cũng vậy! Tớ vẫn bảo vệ ý kiến của mình vì tớ đã từng phân tích bài này, khi viết ra cũng ko thấy có gì mâu thuẫn.
Cỏ mọc hoang dại phát triển tự do như hành trình phát triển của nghệ thuật khi thiếu vắng Lorca dẫn đường,Thanh Thảo xót thương cái chết của 1 thiên tài, xót tiếp hành trình cách tân dang dở, ko chỉ với bản thân Lorca ,mà còn với cả nền nghệ thuật TBN.
 
Last edited by a moderator:
J

jun11791

Tớ bổ sung 1 chút về h/ả" tiếng đàn như cỏ mọc hoang" :
- cỏ mọc hoang = sức sống mãnh liệt, bất diệt => sự bất tử của tiếng đàn lorca
- " mọc hoang" = ko có ai nuoi dưỡng chăm sóc => thiếu Lorca, nền nghệ thuật ko có ai kế tục.
- đặt trong sự liên hệ với lời đề từ, sự phát triển của cỏ như bức tường ngăn cản sự cách tân của thế hệ sau=> hậu thế ko hiểu di chúc của Lorca

Mình thấy ý hiểu của bạn money_22 về hình ảnh "cỏ mọc hoang" phần bổ sung có vẻ đúng. Vì nếu chỉ nói về sức sống mãnh liệt của Lỏca thì tại sao t/g ko chọn 1 loài cây khác mà lại chọn "cỏ" mà lại là "cỏ mọc hoang", cỏ là loài có thể nhổ và diệt đc nhg nếu ko ai wan tâm thì nó cứ thể mà sinh sôi nảy nở mọc vô định. Đặt hình ảnh này vào trg bt thì có lẽ đúng như ý kiến bạn money_22 bổ sung là hậu thế ko ai hiểu, ko ai kế tục con đg` ng/th mà Lorca đã chọn hay chí ít thì cũng phải ptriển nó lên 1 tầm cao hơn chứ ko thể để nó như "cỏ mọc hoang" ko ai chăm sóc
 
M

mei_mei

Đây là 1 tp mới, lại thuộc trường phái thơ tượng trưng siêu thực nên ko có 1 quy ước cụ thể nào chính xác hết, mà bản chất của văn chương cũng vậy! Tớ vẫn bảo vệ ý kiến của mình vì tớ đã từng phân tích bài này, khi viết ra cũng ko thấy có gì mâu thuẫn.
Cỏ mọc hoang dại phát triển tự do như hành trình phát triển của nghệ thuật khi thiếu vắng Lorca dẫn đường,Thanh Thảo xót thương cái chết của 1 thiên tài, xót tiếp hành trình cách tân dang dở, ko chỉ với bản thân Lorca ,mà còn với cả nền nghệ thuật TBN.

t cũng chỉ nêu cách hiểu của mình thôi. văn chương tự vô bằng cứ nếu bạn có thể thuyết phục người khác theo cách hiểu của mình thì vẫn có thể dc chấp nhận. mình cho rằng nếu như thiếu lorca mà nghệ thuật đã trở nên hoang dại thì có vẻ quá đề cao vai trò của một mình Lorca, như vậy có vẻ khiên cưỡng khi nói về văn học của cả một dân tộc và một thời đại. hơn nữa bi kịch của Lorca chính là ở chỗ chàng ca tiếng hát tự do và đổi mới, cách tân nghệ thuật. nếu như nghệ thuật TBN có thể tự do như cỏ mọc hoang thì đã k dẫn tới bi kịch của chàng
 
M

mei_mei

Mình thấy ý hiểu của bạn money_22 về hình ảnh "cỏ mọc hoang" phần bổ sung có vẻ đúng. Vì nếu chỉ nói về sức sống mãnh liệt của Lỏca thì tại sao t/g ko chọn 1 loài cây khác mà lại chọn "cỏ" mà lại là "cỏ mọc hoang", cỏ là loài có thể nhổ và diệt đc nhg nếu ko ai wan tâm thì nó cứ thể mà sinh sôi nảy nở mọc vô định. Đặt hình ảnh này vào trg bt thì có lẽ đúng như ý kiến bạn money_22 bổ sung là hậu thế ko ai hiểu, ko ai kế tục con đg` ng/th mà Lorca đã chọn hay chí ít thì cũng phải ptriển nó lên 1 tầm cao hơn chứ ko thể để nó như "cỏ mọc hoang" ko ai chăm sóc [/QUOT
chúng ta đang đề cập đến vấn đề sức sống của cỏ mà. k cần ai chăm sóc nó vẫn tự động sinh sôi. hơn nữa có bao giừo người ta nhổ được hết cỏ. nó cứ mọc tràn lan dù chỉ còn một ngọn vãn cỏ thể trở thành một rừng. nghệ thuật của Lorca trong lòng người đọc là như vậy.
 
M

money_22

Mình thấy ý hiểu của bạn money_22 về hình ảnh "cỏ mọc hoang" phần bổ sung có vẻ đúng. Vì nếu chỉ nói về sức sống mãnh liệt của Lỏca thì tại sao t/g ko chọn 1 loài cây khác mà lại chọn "cỏ" mà lại là "cỏ mọc hoang", cỏ là loài có thể nhổ và diệt đc nhg nếu ko ai wan tâm thì nó cứ thể mà sinh sôi nảy nở mọc vô định. Đặt hình ảnh này vào trg bt thì có lẽ đúng như ý kiến bạn money_22 bổ sung là hậu thế ko ai hiểu, ko ai kế tục con đg` ng/th mà Lorca đã chọn hay chí ít thì cũng phải ptriển nó lên 1 tầm cao hơn chứ ko thể để nó như "cỏ mọc hoang" ko ai chăm sóc [/QUOT
chúng ta đang đề cập đến vấn đề sức sống của cỏ mà. k cần ai chăm sóc nó vẫn tự động sinh sôi. hơn nữa có bao giừo người ta nhổ được hết cỏ. nó cứ mọc tràn lan dù chỉ còn một ngọn vãn cỏ thể trở thành một rừng. nghệ thuật của Lorca trong lòng người đọc là như vậy.

ÔI chao, đúng là tri kỉ!;););)

Lâu lắm ko để ý đến cái topic này, đúng như cậu nói đấy. Cỏ mọc hoang dù có phát triển mãnh liệt đến đâu thì bản thân nó cũng mọc rất lung tung, ko theo 1 định hướng nào cả cũng như nền NT khi thiếu vắng Lorca- vẫn cách tân đó nhưng con đường thì rất mịt mù, dang dở!
The end!:D
 
J

jun11791

ÔI chao, đúng là tri kỉ!;););)

Lâu lắm ko để ý đến cái topic này, đúng như cậu nói đấy. Cỏ mọc hoang dù có phát triển mãnh liệt đến đâu thì bản thân nó cũng mọc rất lung tung, ko theo 1 định hướng nào cả cũng như nền NT khi thiếu vắng Lorca- vẫn cách tân đó nhưng con đường thì rất mịt mù, dang dở!
The end!:D

Uh ý kiến cũng chỉ là ý kiến mà thôi............. cũng nên tôn trọng ý kiến của mei_mei (nhg cũng bắt tay cái nào hen) (<-- câu này nghe đêu đểu :D)

N` tranh luận ntn vì cũng tại đây là tp mới toanh mới cho vào chương trình giảng dạy mà lại hơi "cao'...............Chắc chừng nào mình post câu hỏi này lên hopthuvtv2@gmail.com để có dịp thì ng` ta lại mời các thầy có chuyên môn lưu ý 1 số tp mới ntn thì sao (giống môn toán mưói phát sóng hôm 14.02 vừa rồi, tuy các thầy chỉ nói trg 15' nhg mình thấy củng cố lại n` điểm mình cần lưu ý lắm...........anh Anh Duy dẫn ct cũng thân thiện ấy chứ nhỉ, đặt câu hỏi cũng khá tâm lý ;)) )

t/b: cỏ có thể bị diệt bởi chất độc màu da cam mà
 
Last edited by a moderator:
M

money_22

À, tất nhiên là tớ tôn trọng ý kiến của mei_mei rồi, mỗi người 1 cá tính mà!;) Cứ phản bác cái để topic sôi nổi chút, mà mình cũng học được nhiều hơn:p

Lẽ ra ông Thanh Thảo nên viết là: " tiếng đàn như cỏ mọc hoang/ bị chất độc da cam oanh tạc...." =))
 
M

money_22

Hình tượng Lor-ca qua bài thơ Đàn ghi-ta của Lor-ca của Thanh thảo

Trong chương trình Ngữ văn 12, có lẽ bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca sẽ là một trong những văn bản khó nhất (khó học và khó dạy, với cả thầy và trò).
Khó bởi lẽ bài thơ được sáng tác theo những khuynh hướng mới (tượng trưng, siêu thực). Tất nhiên, "mới" ở đây là nói đến sự mới mẻ trong tiếp nhận của đa phần giáo viên, học sinh, người đọc Việt Nam chứ không phải là những khuynh hướng mới trên thế giới (chủ nghĩa siêu thực ra đời trong những năm 20 của thế kỉ XX, còn chủ nghĩa tượng trưng còn ra đời sớm hơn nữa). Do đó, khi tiếp nhận và "giải mã" văn bản thơ, nhiều người gặp khó khăn khi không tìm được "bộ mã" phù hợp.


Hình tượng của Lor-ca qua bài thơ.

Trước tiên, phải khẳng định rằng, bài thơ được khởi hứng từ chính cuộc đời và số phận bi thảm của G. Lor-ca (tập trung vào cái chết đầy bi phẫn của nhà thơ vĩ đại), và toàn bộ bài thơ, hình tượng Lor-ca hiện hữu qua từng câu chữ, âm thanh, hình ảnh. Từ toàn bộ bài thơ, thấy hiện lên hình tượng bi tráng về một người nghệ sĩ chân chính, khao khát tự do, sáng tạo, cách tân chống lại nền nghệ thuật già nua, mất sức sống; một người công dân, người chiến sĩ chống lại chế độ độc tài phát xít, đứng về phía nhân dân đấu tranh cho tự do, dân chủ, cho quyền sống chính đáng của mình.

Có thể thấy hình tượng Lor-ca được khắc họa nổi bật ở một số nét chính:

1. Lor-ca - một nghệ sĩ tự do và cô đơn (khổ thơ thứ nhất): Tái hiện hình ảnh Lor-ca như một người kị sĩ khao khát tự do và đơn độc trong cuộc chiến với chế độ chính trị độc tài đương thời ở Tây Ban Nha, đồng thời cũng thể hiện hình ảnh một người nghệ sĩ cách tân chống lại nền nghệ thuật già nua, thiếu sinh khí.

2. Cái chết oan khuất, đau đớn, đầy bi phẫn của Lor-ca (Khổ 2 và 3). Tập trung thể hiện giây phút Lor-ca "bị điệu về bãi bắn" và cực tả nỗi đau đớn, xót xa trước cái chết của người nghệ sĩ. Thủ pháp đối lập, các biện pháp so sánh, nhân hóa, điệp ngữ được sử dụng triệt để nhằm khắc họa đậm nét ấn tượng về sự "kinh hoàng", nỗi đau đớn tột cùng của nhà thơ.

3. Cuộc đời, tâm hồn và những sáng tạo nghệ thuật của Lor-ca đi vào bất tử (phần còn lại của bài thơ): Khẳng định sức sống mãnh liệt của nghệ thuật Lor-ca, suy ngẫm về cuộc đời - cuộc hành trình, cũng như sự lựa chọn của Lor-ca (dấn thân hết mình cho sự nghiệp tranh đấu cho tự do và khát vọng cách tân, sáng tạo).

Đó chỉ là những cách hiểu của mình về bài thơ này. Bài thơ có một hệ thống hình ảnh giàu biểu tượng, có sự dồn nén và một "độ mở" rất lớn dành cho sự "đồng sáng tạo" của người đọc. Do vậy rất mong các bạn cùng tiếp tục đóng góp ý kiến.
( Thạc sĩ Phạm Hữu Cường)
 
Top Bottom