[VĂN 12] CÙNG TRAO ĐỔI VÀ THẢO LUẬN: NHỮNG ĐỀ VĂN HAY!

C

conu

Mình có một số đề chưa làm được các bạn hãy vào cùng góp ý chia sẻ vấn đề nhé:
đề 1:
Bàn về mối tương quan giữa nội dung và hình thức trong sáng tác nghệ thuật phê bình văn học Bêlinxki viết: "Như một hạt giống vô tình, tư tưởng gieo vào tâm hồn nghệ sĩ, và từ mảnh đất màu mỡ ấy nó triển khai và phát triển thành một hình thức xác định, thành các hình tượng tràn đầy vẻ đẹp và sức sống, và cuối cùng, nó là một thế giới hoàn toàn đặc thù, nhất quán".


Anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên và lấy việc phân tích một tác phẩm văn xuôi đã học để chứng minh.

Đề 2:
Nhà văn Nga Lep Tônxtoi từng viết:
"Mục đích của nghệ sĩ không phải là giải quyết vấn đề một cách không bác bỏ được mà ở chỗ làm cho người ta yêu mến cuộc sống trong tất cả vô vàn biểu hiện không bao giờ khô cạn của nó."


Anh chị hãy giải thích tại sao? Những suy nghĩ của nhà văn Nga đó giúp gì cho việc tìm hiểu những sáng tác của Nam Cao mà anh chị đã học ở chương trình phổ thông?

Đề 3:
Nhà thơ Chế Lan Viên có viết:
Bài thơ anh anh làm một nửa mà thôi,
Còn mộ nửa cho mùa thu làm lấy
Cái xào xạc hồn anh chính là xào xạc lá
Nó không là anh nhưng nó là mùa.

Nhà thơ muốn nói gì qua những dòng thơ ấy?
Hãy chứng minh hoặc bác bỏ theo ý kiến của nhà thơ thông qua một số câu thơ bài thơ mà anh chị yêu thích?


Mọi người cùng vào thảo luận và đưa ra ý kiến của mình nhé!

Ừm, những đề của cậu khá hay, chắc tuần sau, tớ có thời gian rỗi hơn (tuần vừa rồi bận quá), tớ sẽ vào trao đổi thảo luận với câu về những đề văn này (chắc là từ ngày mai trở đi là ok!)
Chết, tớ vẫn chưa post cho cậu mấy cái tư liệu học sinh giỏi nhỉ, để tuần sau tớ sẽ lần lượt post lên đây.
 
Last edited by a moderator:
T

trinhluan

Mình cũng có một số đề nữa chúng mình cùng thảo luận xem sao nhé:

Đề 1:
NHà thơ Chế Lan Viên có viết:"Thực ra làm thơ chính là nói, là viết về cái điều toả ra trước thực tế chứ không phải chỉ bằng bản thân thực tế".

hãy giải thích và bình luận ý kiến đó?

Đề 2:
"Giá trị của một tác phẩm nghệ thuật trước hết là ở giá trị tư tưởng của nó. Nhưng là tư tưởng đã được rung lên ở các cung bậc... nghệ thuật"

Anh chị hiểu như thế nào về ý kiến đó? Hãy liên hệ với những sáng tác của Xuân Diệu và Tôd Hữu để làm sáng tỏ vấn đề .
 
C

conu

Rất xin lỗi trinhluan, vì tớ đã cố gắng nhưng không tìm thấy cái tư liệu bồi dưỡng đi thi HSG đâu.
Nhưng tớ sẽ cố tìm và nếu tìm được sẽ post lên trong thời gian sớm nhất.
 
C

conu

Bàn trước về đề 1 nhá.
Trong 1 topic trên box Văn, mình cũng từng bàn về chủ đề tương tự như đề 1 (nhận định của Chế Lan Viên).
Cái đề đó của thành viên hoacucxinh post lên: Ý kiến của Biêlinxki: "thơ trước hết là cuộc đời, sau mới là nghệ thuật".

Ta có thể đi theo chiều hướng này:
Thơ ca trước hết là kết tinh đẹp nhất của cảm xúc, vừa mơ hồ khó ta lại đẹp đến nao lòng. Những tưởng, với cái đẹp ấy, thơ là sự xuất thần trong 1 phút chợt đến của các thi sĩ khi họ đang ngập tràn trong lai láng xúc cảm mà nhiều người vẫn cảm thấy: cơ chế để thành hình 1 bài thơ thật bí ẩn, kì lạ, xa vời. Nhưng câu trả lời cho sự "xuất thần" như có bàn tay thánh thần "phù phép" ấy lại ko như vâyj. Vậy thì đằng sau sự lung linh của những câu thơ kia là gì?
Nhà thơ - người nghệ sĩ luôn sống giữa cuộc đời. Hơn thế nữa, bản chất tâm hồn họ rất nhạy cảm với mọi biến thái tinh vi của cuộc sống. Nên họ luôn hoà vào cuộc sống, bằng con mắt tinh tế của mình, và bằng nguồn cảm hứng bất tận của cuộc sống, họ đã tìm ra chất liệu tinh tuý nhất từ "kho tài nguyên" vô tận cuộc sống để làm nên thơ ca.
Nhà thơ lại là những người luôn trăn trở, day dứt với cuộc đời, sống hết mình và luôn giao cảm với đời bằng tất cả các giác quan, và những chất liệu cuộc sống đã được chắt lọc qua lăng kính tâm hồn nhà thơ đã không còn trần trụi, mà mang trong nó bao giá trị nhân văn cao cả, hiện lên đẹp nhất và thấm đượm tình người trong thơ. Giá trị đích thực của thơ lại được khẳng định nằm ở những giá trị nhân văn ấy, đó có thể là nỗi đau trước số phận con người bất hạnh, hoặc tự hào về quê hương, hoặc phẫn uất khi mất nước, hoặc cũng có thể chỉ là tình cảm, sự rung động trước 1 cảnh đẹp, 1 vẻ đẹp con người... Nên, Thơ trước hết là cuộc đời là vì vậy.
Nhưng thơ lại là nghệ thuật, lại là cái đẹp. Nên nếu chỉ là cuộc đời, thơ sẽ mãi chỉ là viên ngọc chưa mài. Nếu thơ là cánh diều, cuộc đời làm nên hình hài cho thơ, thì nghệ thuật lại là cơn gió nâng cánh diều tung bay. Người ta không chỉ yêu thơ vì thơ là tiếng nói từ cuộc sống được cất lên bằng tâm hồn, mà còn vì những câu thơ mượt mà, có khả năng đánh thức các tri giác, cảm xúc thẩm mỹ. Nghệ thuật là phương tiện biểu hiện của thi ca, giúp hoàn chỉnh thêm ý niệm về nghệ thuật của thi ca. Nghệ thuật chính là cái đẹp của thi ca được nuôi dưỡng trên mảnh đất hiện thực.
Nên nhà văn luôn phải sống hết mình với cuộc sống và gọt giũa tài năng, phải "mở hồn ra đón lấy vang động của cuộc đời" - Nam Cao và "khơi những nguồn chưa ai khơi". Nhưng dù sao: "Điều quan trọng hơn hết trong sự nghiệp của các nhà văn là cuộc sống" - Đặng Thai Mai. Điều thiết yếu làm nên thành công của thơ chính là cuộc sống.
=> Ý kiến của nhà phê bình Nga V.Biêlinxki là hoàn toàn đúng đắn, mang sức nặng của sự trải nghiệm 1 đời gắn bó với nghiệp thi ca.
Bạn có thể dựa trên gợi ý này để viết bài hoàn chỉnh bằng những so sánh, hình ảnh, lập luận, dẫn chứng... Bạn có thể dựa trên thực tế văn học minh hoạ và làm sáng tỏ đi song hành với các ý, các luận điểm, đọna văn. Luôn lấy lý luận văn học làm cơ sở, tiền đề cho bài viết của mình, nên cần học hết các khái niệm.
 
C

conu

Đề 1:
NHà thơ Chế Lan Viên có viết:"Thực ra làm thơ chính là nói, là viết về cái điều toả ra trước thực tế chứ không phải chỉ bằng bản thân thực tế".

Quay trở lại cái đề của cậu, ta ít nhiều có thể liên hệ nội dung kiến thức cần đề cập tới ở đề nêu trên và đề của cậu post.
Chỉ có điều, cách viết phải phù hợp với từng đề.
Thơ trước hết là phải cuộc đời, tức là nói, là viết về điều toả ra từ thực tế, bởi văn học luôn được nuôi dưỡng từ đời sống. Đồng thời, chức năng của thơ văn nói chung cũng là phản ánh những vấn đề của cuộc sống.
Nhưng thơ vẫn phải là nghệ thuật, là kết tinh của giá trị thẩm mỹ, nên những điều mà thơ phản ánh không phải là bê nguyên si từ đời thực một cách trần trụi, như vậy những mỹ cảm, cái vẻ đẹp long lanh của thơ trở nên thô thiển. Thơ sẽ không còn là thơ, là nghệ thuật, mà là 1 bản sao của cuộc sống.
Thơ vừa phải phản ánh hiện thực, vừa phải mang giá trị của nghệ thuật, tức là nói về hiện thực, nhưng không phải bản thân hiện thực, mà hiện thực đó đã được chắt lọc qa lăng kính tinh tế của người nghệ sĩ, đồng thời thông qua phương tiện nghệ thuật, hiện thực hiện được lên 1 cách sâu sắc, thấm thía hơn.
Tính sinh động của thơ là ở chỗ: "miêu tả con người, sự vật như là nó, lại vừa không phải nó, vừa giống lại vừa không giống" (Lý luận văn học - nxb giáo dục).

Có gì chúng ta sẽ bàn tiếp. Hôm sau tớ sẽ trao đổi thêm về 1 số đề ở đây. chúc cậu thi tốt.
 
H

happinessforyou

đề này ai nghĩ ra thế ;))
Tớ thì nghĩ , văn không phải người , văn chỉ là một mảng gương đang phản chiếu hồn người thôi . Văn không suy tư mà thể hiện suy tư , văn không yêu mà thể hiện yêu thương . Neen rõ ràng văn không phải người . Nhưng nếu bắt buộc phải làm ( thì có thể đừng làm , hehe ) thì có thể nói rõ ra những điều văn thể hiện con người , người như thế nào thì văn sẽ như thế , Câu này " văn " là chỉ những điều được viết ra , conf "người " là kẻ tạo ra văn đó . Có nghĩa là văn của ai thể hiện tâm hồn , con người của người đó ( cái này đúng à nha :-> ) . Thế nên có thể nói " văn là người ":-*
 
A

abde

Có thể là thế nhưng theo cách hiểu của bạn thì hơi thiển cận đó.Đấy là đề thi hồi mình mới vào lớp 10 đấy.
 
H

happinessforyou

bạn bảo ai thiển cận :-L b-( . Mình thấy thế . Kệ mình chứ :-> . Mình chả thấy văn là người chỗ nào . Bạn thấy thế thì nói đi . Đầy người làm nghề viết báo . Ra vẻ thẳng thắn này nọ nhưng cũng ăn hối lộ , vậy văn cũng là người đấy à ? Bạn chứng minh đi :->
 
N

nutac98

đánh nhau đi ^^
Năm nay thi tốt nghiệp và đại học có thay đổi là có thêm văn nghị luận xã hội 3 điểm ^^ thế thì những kiểu đề như thế này có thể sẽ thi vào . Nhưng chưa thấy đề nào thực tiễn lắm :D
 
A

abde

oh thế à đánh nhau thì đánh ai xui đánh tốt hơn
bạn nghe câu học ăn học nói học gói học mở chưa
đấy những j bạn giao tiếp hàng nhày ko phải là phải dùng văn để nói sao
cậu thưc tiẫn vậy thì mình cũng chỉ ra 1 khía
cạnh nhỏ của cuộc sông thôi
cậu thấy trong văn có nhiu nhân cạt với những tính cách phẩm chất tốt chẳng được mọi người học theo hay sao
 
H

happinessforyou

thế bạn hiểu đề kiểu gì thế 8-}
Tớ thấy " là người " đâu phải là dùng văn đâu
đương nhiên . trong cuộc sống , các phương thức giao tiếp chính là nói và viết , thì dùng văn rồi
Nhưng dùng văn không có nghĩa văn là người .
Người ở đây là chỉ bản chất , tâm hồn , phong cách sống .
Bạn lập luận chả hợp lí gì cả . Không thuyết phục được tí gì .
Tớ rất muốn nghe bạn diễn giải câu " văn là người " . Nhưng kiểu này thì chẳng ổn chút nào >:p
 
T

trinhluan

Mình đi thi vòng 1 và vòng 2 có một số đề các bạn cùng thảo luận xem làm như nào nhé!
Kì thi học sinh giỏi môn văn thành phố Hà Nội năm học 2008-2009
Vòng 1:
Câu 1:(8 điểm)
anh chị hãy viết một bài nghị luận về Người Chiến Thắng
Câu 2(12 điểm)
Thơ không cần bao nhiêu chi tiết, thơ không quan tâm tới sự sống. Thơ chỉcảm nhận một chút linh hồn của cảnh vật qua linh hồn của thi sĩ.
(theo giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh.....)
Anh chị hiểu câu nói ấy như nào hãy làm sáng tỏ qua một số tác phẩm thơ mà anh chị đã được học ở chương trình Ngữ Văn THPT.

Vòng 2:
Câu 1(8 điểm)
Anh chị hãy viết một bài Nghị luận về CON ĐƯỜNG PHÍA TRƯỚC
Câu 2(12 điểm) câu này mình ko nhớ đề xin lỗi nhé
 
T

thuhientob

Mình đi thi vòng 1 và vòng 2 có một số đề các bạn cùng thảo luận xem làm như nào nhé!
Kì thi học sinh giỏi môn văn thành phố Hà Nội năm học 2008-2009
Vòng 1:
Câu 1:(8 điểm)
anh chị hãy viết một bài nghị luận về Người Chiến Thắng
Câu 2(12 điểm)
Thơ không cần bao nhiêu chi tiết, thơ không quan tâm tới sự sống. Thơ chỉcảm nhận một chút linh hồn của cảnh vật qua linh hồn của thi sĩ.
(theo giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh.....)
Anh chị hiểu câu nói ấy như nào hãy làm sáng tỏ qua một số tác phẩm thơ mà anh chị đã được học ở chương trình Ngữ Văn THPT.

Vòng 2:
Câu 1(8 điểm)
Anh chị hãy viết một bài Nghị luận về CON ĐƯỜNG PHÍA TRƯỚC
Câu 2(12 điểm) câu này mình ko nhớ đề xin lỗi nhé

Mấy đề của Luân hay đấy. Để mai rảnh tớ làm thử nha. bồ kết mấy đề nghị luận xã hội lắm
 
T

tienamlinh_9x

chắc bạn bạn cũng là dân văn cả phải hok.hj`.mình theo ban C mà sao cảm thấy nản wa.nản hok phải vì chán văn mà vì mình hok bít cách làm văn theo ý kiến cá nhân .toàn dựa vào văn của người khác rùi chắp vá thành văn của mình. năm nay lên lớp 12 rùi mà học hành thế này thì hok bít có thi được hok nữa.hixhix
 
A

an_jolie

mình có một đề mú hỏi các bạn
Bàn luận về chức năng thơ, Chế Lan Viên viểt: "thơ khong chỉ đưa ru mà còn thức tỉnh"
anh/chị giải thích và chứng mình ý kiến trên qua một số tác phẩn văn học Việt Nam từ sau CMT8
 
N

nuloptruong_tinhnghich

mình nghĩ là mọi người nên vào google để tìm tài liệu cho bài ''Việt Bắc" của Tố Hữu. đây là văn bản được coi là tuyên ngôn về sử dụng tính dân tộc trong văn học đấy. Mình nghĩ các tác giả dựa vào truyện cổ tích để viết truyện và dựa vào ca dao dân ca của dân tộc để viết thơ mà.
 
H

hoahongden_94

hôm trước mình có đọc được đề văn này. mình thấy hay nên muốn nhờ các bạn cho ý kiến cùng mình
Trong 1gia đình có 2người con trai.Người bố suốt ngày say rượu và đánh đập vợ con. Sau này, 2người con lớn lên. 1người trở thành thanh niên ưu tú tong việc giữ gìn an ninh trật tự và chống bạo lực gia đình. Người con còn lại trở thành bản sao in hệt người bố. khi được hỏi rằng: tại sao anh lại trở thành con người như bây giờ? cả 2 đều có chung 1 câu trả lời : vì bố tôi nên tôi mới trở thành người như bây giờ. Anh chị hãy phát biểu ý kiến của minh.
 
C

cityhunter25197

ai giúp mình bài nghị luận này với
Thần thoại Hy Lạp kể rằng: Ngày xưa có một ngôi sao đã đến xin thần Dớt thay đổi vị trí của mình trên bầu trời. Ngôi sao nói:“Con không thích đứng ở góc đường chân trời. Ở đó không có gì nổi bật cả”. Thần Dớt trả lời ngôi sao nhỏ: “Quan trọng là ngươi có tỏa sáng ở nơi mình đang đứng không”. anh chị có suy nghĩ gì về cách tỏa sáng trong cuộc sống.
 
  • Like
Reactions: cơm phan

cơm phan

Học sinh mới
Thành viên
19 Tháng ba 2017
1
0
11
22
Trong cuộc sống, phải biết yêu mình thì mới biết yêu người,

phải biết làm đẹp cho mình thi mới biết làm đẹp cho đời,

phải biết tạo ra hạnh phúc cho mình thì mới biết tạo ra hạnh phúc cho người,…

Bởi vì ta không thể trao cho người khác những điều mà ta chưa thể mang lại cho mình.

Em đồng ý với suy nghĩ trên không? Hãy viết bài văn trình bày câu trả lời của em.
 
Top Bottom