[VĂN 12] CÙNG TRAO ĐỔI VÀ THẢO LUẬN: NHỮNG ĐỀ VĂN HAY!

T

tranquang

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

linhthitran said:
anh quang ui làm hộ em đề này nha.
:::::::Làm thế nào để sống thật với chính mình. Và bạn đã sống với chính mình chưa?

Anh thấy linhthitran có viết như thế này trong sub-4rum "Đi tìm cây bút trẻ" => đã nẩy ra ý định là mở cái topic này để bà con đọc và bình phẩm.
Khuyến cáo: mem nào có đề hay, đề khó... hãy post lên topic này để chia sẻ cùng tất cả. Ok?
Chào thân ái và quyết thắng!
 
N

ngoisaotim

Em có 1 cái đề rất hay:
Trong văn học thường xảy ra hiện tượng ý của tác giả lại trái ngược với ý của độc giả. Bạn hãy phân tích mốt số tác phẩm để làm rõ ý kiến trên.
 
F

faustvn01

ngoisaotim said:
Em có 1 cái đề rất hay:
Trong văn học thường xảy ra hiện tượng ý của tác giả lại trái ngược với ý của độc giả. Bạn hãy phân tích mốt số tác phẩm để làm rõ ý kiến trên.
Phải công nhận đây là một đề rất hay nhưng cũng không dễ. Nó đề cập đến một vấn đề mang tính lý luận là Mối quan hệ giữa : Nhà văn - Tác phẩm - Độc giả. Trong thực tế sáng tác đúng là có hiện tượng "ý của tác giả trái ngược với ý của độc giả" (có lẽ nên nói ngược lại thì hợp lôgic hơn: ý của độc giả lại trái ngược với ý của tác giả). Tuy nhiên mình cứ băn khoăn mãi là nếu chỉ căn cứ vào văn bản tác phẩm thì làm sao chúng ta có thể xác định chắc chắn đâu là "Ý của tác giả" (trừ phi tác giả đó có những lời giải thích, bình luận bên ngoài về tác phẩm của mình - như trường hợp Huy Cận nói về bài thơ Tràng Giang chẳng hạn - nhưng đó là điều rất ít khi xảy ra, nhất là đối với các nhà văn hiện đại). Các bạn nghĩ sao?
 
C

conu

Topic này đến hôm nay mình mới để ý, mới nhìn thấy... Quả thực nói là topic được lưu ý nhưng những topic kiểu như thế có vẻ ít khi được chú ý bởi rất khó nhận ra (mọi người đã quen những topic chú ý toàn là cái cũ rồi). Hay anh Phát chuyển cái này thành topic bình thường thôi cho mọi người dễ thấy. :D
Đề của ngoisaotim nếu ko suy xét cẩn thận thì cực kỳ khó, bởi nó rất khó xác định hướng làm bởi những lý do như neuemkophaigiacmo đã nói. Muốn làm được đề này kiến thức phải rất rất phong phú, vượt hẳn ra ngoài tầm hiểu biết của đa phần học sinh.
Nếu muốn nói cho ra ngô ra khoai, làm sao phân biệt được đâu là chính xác của tác giả thì chịu. Chỉ có thể có cái nhìn như sau: Một tác phẩm văn hay thơ có thể có nhiều cách suy nghĩ khác nhau, điều đó thể hiện ở những cuộc tranh cãi nảy lửa trong giới phê bình và cách cảm nhận của mỗi người.
Ví như trong Tống Biệt Hành, nhân vật em: "em thà coi như men rượu say". Có người nghĩ em này có thể em gái, em này có thể người yêu...có khi đối với chính tác giả đó lại có thể là em kết nghĩa. Nhưng nếu xem xét trên từ ngữ, văn bản bề nổi: "gói tròn thương tiếc chiếc khăn tay" thường là hành động trao gửi yêu thương của lứa đôi, hay "em thà như hơi rượu say"---> cái hơi rượu cũng chỉ có thể cách cảm nhận của 1 người đang yêu, chỉ có người yêu mới làm chuyến choáng hơi men chứ em gái thì làm sao thể...
Những quan điểm suy nghĩ khác nhau như thế tất sẽ có cái trúng ý tác giả, cái ko... Và như thế ta hoàn toàn đủ cơ sở để kết luận có sự khá nhau giữa ý kiến tác giả và độc giả... (ngay cả những nhà phê bình cũng là độc giả cấp cao).
 
C

conu

Muốn đắp bài này thành da thành thịt phải có kiến thức và nền tảng lí luận văn học chắc chắn, kỹ năng viết và lập luận phải khúc chiết, rõ ràng và đanh thép đứng trên lập trường của mình. Sẽ rất chênh vênh nếu ko có được yếu tố trên. Thậm chí có kiến thức rồi cũng vẫn có khả năng bế tắc, chẳng biết phải tổ chức lý lẽ, kiến thức trong đầu thành 1 bài văn thế nào... Đề này thực sự dành cho học sinh giỏi.
 
C

conu

Có một đề như sau:
Anh (chị) hãy từ thực tế cảm nhận văn học của mình để bình luận và làm sáng tỏ về tính dân tộc trong tác phẩm văn học.
Ai có ý kiến gì hãy đưa ra hướng giải quyết hoặc dàn bài mẫu nhé.
 
C

conu

conu said:
Có một đề như sau:
Anh (chị) hãy từ thực tế cảm nhận văn học của mình để bình luận và làm sáng tỏ về tính dân tộc trong tác phẩm văn học.
Ai có ý kiến gì hãy đưa ra hướng giải quyết hoặc dàn bài mẫu nhé.
Trước tiên ta hãy xem xét cái đề này đi.
Chủ yếu những đề văn đặt ra ở đây để rèn kỹ năng ứng phó trước những yêu cầu khác nhau để cho ra sản phẩm là 1 bài viết chất lượng. Mình nghĩ cái học được quan trọng nhất là khả năng tư duy, kĩ năng phân tích đề và sự mạch lạc, bố cục sáng sủa dù đứng trước bất cứ đề bài nào.
 
L

loveyou1990

Tính dân tộc trong các tác phẩm văn học . Đề này khó quá! Khó viết cho khúc chiết . Đọc đề xong mình ko bik phải bắt đàu từ đâu hết :(
 
T

trinhluan

đề văn mà các bạn đưa ra phải là một người rất hiểu biết nhiều có nhiều kiến thức hok chỉ có văn chương mà rất nhiều môn khác nữa.
Trước khi làm một đề nào mình cần phải chú ý đọc kĩ đề, cần hình dung ra đề văn mình sẽ làm nó như nào, chia chúng thành các luận điểm, luận chứng...
Ai làm được đề này post lên cho mọi người xem nha.
 
T

tranquang

loveyou1990 said:
Tính dân tộc trong các tác phẩm văn học . Đề này khó quá! Khó viết cho khúc chiết . Đọc đề xong mình ko bik phải bắt đàu từ đâu hết :(

Theo anh, để làm đề này em cần giải quyết các vấn đề sau:
1. Tính dân tộc là gì? Tính dân tộc trong văn chương thể hiện qua các đặc điểm nào (Ngôn ngữ, thể loại và nội dung). Và nó thay đổi ra sao theo thời gian phát triển lịch sử của dân tộc.

2. Văn học là gì? Tác phẩm văn học qua các thời kỳ phản ánh ra sao về tính dân tộc ấy? Ví dụ tiêu biểu để chứng minh (Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt; Truyện Kiều của Nguyễn Du; Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi; Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh; trong thơ Tố Hữu; các tác phẩm đương đại của các nhà văn trẻ...)

Trên đây là những suy nghĩ chủ quan của anh về đề văn mà em đưa ra. Hi vọng có thể góp ý cho em được phần nào để giải quyết vấn đề.
Chúc em có bài làm văn hay.
Chào thân ái và quyết thắng!
 
C

conu

tranquang said:
loveyou1990 said:
Tính dân tộc trong các tác phẩm văn học . Đề này khó quá! Khó viết cho khúc chiết . Đọc đề xong mình ko bik phải bắt đàu từ đâu hết :(

Theo anh, để làm đề này em cần giải quyết các vấn đề sau:
1. Tính dân tộc là gì? Tính dân tộc trong văn chương thể hiện qua các đặc điểm nào (Ngôn ngữ, thể loại và nội dung). Và nó thay đổi ra sao theo thời gian phát triển lịch sử của dân tộc.

2. Văn học là gì? Tác phẩm văn học qua các thời kỳ phản ánh ra sao về tính dân tộc ấy? Ví dụ tiêu biểu để chứng minh (Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt; Truyện Kiều của Nguyễn Du; Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi; Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh; trong thơ Tố Hữu; các tác phẩm đương đại của các nhà văn trẻ...)

Trên đây là những suy nghĩ chủ quan của anh về đề văn mà em đưa ra. Hi vọng có thể góp ý cho em được phần nào để giải quyết vấn đề.
Chúc em có bài làm văn hay.
Chào thân ái và quyết thắng!
Hướng làm của anh Phát em thấy rất ổn. :)
Em có ở đây dàn bài sơ lược của nó, em sẽ post lên sau. :D
 
C

conu

Dàn ý sơ bộ:
Tính dân tộc:
*Giải thích tính dân tộc:
-Hiểu theo nghĩa rộng.
-Hiểu theo nghĩa hẹp. (văn học)
*Vì sao văn học có tính dân tộc?
Vì:
-Quan hệ văn học và hiện thực.
-Quan hệ văn học và ngôn ngữ.
-Tính dân tộc và tính nhân loại của văn học (phân biệt)
*Tính dân tộc trong văn chương thể hiện qua các đặc điểm nào:
-Nội dung
-Hình thức.
(trong nội dung và hình thức chia làm nhiều yếu tố như ngôn ngữ, nội dung, thể loại, bút pháp, khuynh hướng... như anh Phát đã nói)
Lưu ý: Tại sao ta luôn đặt nội dung trước rồi mới đến hình thức? Đơn giản theo nguyên lý nội dung quyết định hình thức.
* Bằng thực tế của văn học chứng minh: (như anh Phát nói: "Tác phẩm văn học qua các thời kỳ phản ánh ra sao về tính dân tộc ấy? Ví dụ tiêu biểu để chứng minh (Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt; Truyện Kiều của Nguyễn Du; Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi; Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh; trong thơ Tố Hữu; các tác phẩm đương đại của các nhà văn trẻ...")
Ta quy về hai luận cứ:
-Ngày xưa.
-Ngày nay.
Phần chứng minh có thể riêng hoặc có thể lồng vào các phần trên.

Hướng làm của anh Phát và dàn ý mẫu này gần giống nhau. Với 1 đề như thế, có nhiều cách chúng ta lập dàn ý, nhưng phải làm sao cho khoa học và sáng rõ.
 
F

faustvn01

Đề văn mà Conu nêu ra đã đụng đến một tính chất (một nguyên lí) có tính phổ quát của văn học - Tính dân tộc (cũng là một khái niệm của lí luận văn học). Với nội dung này, nếu kéo dài và đi sâu có thể viết thành những chuyên luận (và thực tế đã có những chuyên luận ấy) hoặc thu hẹp phạm vi thì có thể là một bài báo, một bài làm văn, rộng thì đến cả một nền văn học, hẹp thì một tác phẩm cụ thể, thậm chí chỉ một vài câu thơ. Người viết tùy khả năng và sở thích của mình mà luận giải, cốt sao hướng vào đúng trọng tâm.
Về phần Dàn ý sơ bộ của bạn, mình thấy đó là một dàn ý tốt, vừa đảm bảo được một nền tảng lí luận vững chắc (qua phần trình bày về khái niệm tính dân tộc), vừa có tính cụ thể khi vận dụng vào xem xét những tác phẩm cụ thể. Cách thức bố cục, triển khai ý rất mạch lạc, hệ thống. Tuy nhiên với yêu cầu cụ thể của đề, ta có thể mở rộng phạm vi dẫn chứng (khảo sát) ra các tác phẩm văn học dân gian (thể hiện rất rõ tính dân tộc) và cả những tác phẩm tiêu biểu của các nền văn học khác trên thế giới (để làm rõ hơn tính dân tộc của những tác phẩm văn học Việt Nam).
Trong những ý mà Conu nêu ra, mình rất thú vị với ý tưởng so sánh (phân biệt) tính dân tộc với tính nhân loại. Đây cũng là vấn đề mình rất quan tâm. Vậy, nhìn suốt lịch sử văn học Việt Nam, có tác phẩm nào đạt tầm nhân loại chưa nhỉ? Và làm thế nào để một tác phẩm, vốn của một tác giả thuộc một nền văn hóa cụ thể, một dân tộc cụ thể có thể vươn lên tầm nhân loại? Trong lịch sử văn học Việt Nam có một hiện tượng phổ biến là sự vay mượn các thể loại, chất liệu,... và cả ngôn ngữ nữa (chữ Hán). Vậy khi xác định tính dân tộc (những sáng tạo riêng) của những tác phẩm ấy quả cũng không đơn giản.
Đấy chỉ là một vài ý mình nêu ra để các bạn quan tâm cùng suy nghĩ - tất nhiên những ý ấy đã vượt quá khuôn khổ của một bài làm văn nhưng nó thực sự đi sâu vào thực chất vấn đề - theo mình nghĩ. Thực ra, nhiều sách và giáo trình nghiên cứu lí luận văn học những năm gần đây không đề cập nhiều đến khái niệm tính dân tộc nhưng mình nghĩ đây là một vấn đề rất có ý nghĩa thực tiễn trong bối cảnh hội nhập, giao lưu văn hóa hiện nay. Và ở khía cạnh đó, vấn đề(từ một đề làm văn) mà Conu nêu lên thật sự thú vị và thiết thực.
 
C

conu

Mình rất đồng ý với bạn, nếu bài văn có thể so sánh, đối chiếu giữa tác phẩm văn học Việt Nam và tác phẩm văn học thế giới sẽ là 1 điều iện tốt để ta soi sáng yếu tố riêng và chung, thậm chí ko chỉ thấy được nét đặc thù tính dân tộc trong Văn học Việt Nam mà còn thấy cả sự giao thoa giữa các nền Văn học về mặt tư tưởng.
Mình nghĩ, nếu vấn đề này được áp dụng tốt sẽ đạt hiệu quả cao nếu trong một bài luận văn của một sinh viên, một học viên cao học. Nó thực sự đã ko chỉ là tư duy vận dụng mà còn là khả năng nghiên cứu khoa học, tìm ra những chân lý áp dụng trong thực tiễn. Đối với hs, ta sẽ chỉ đặt yêu cầu này ở mức tương đối, vừa đủ, nếu bạn nào làm tốt thì quá hoàn hảo rồi còn gì.
Mình cũng khá thích đề tài này, vì sao? Trong 1 topic mình cũng đã nêu vấn đề văn học ngày nay, nhất là của tác giả trẻ, có một cái mốt học đòi theo văn hóa phương Tây, mà nhiều lúc đánh mất chính mình, ta hãy nhớ "hòa nhập mà ko hòa tan", nếu vấn đề tính dân tộc được phát huy cao độ ko chỉ trong văn học mà các lĩnh vực Văn hóa nói chung thì ta mới là chính ta.
Mình có suy nghĩ thế này, một trong những hạt nhân cấu thành nên một tác phẩm Văn học là hình tượng, hình tượng sẽ phản ánh tính dân tộc, tạo nên nội dung của một tác phẩm cụ thể. Khi tác phẩm Văn học ko còn dừng lại ở một bộ môn nghệ thuật đại diện cho cái đẹp mà đã đạt đến tầm cao của tính nhân văn, giá trị nhân đạo, nó sẽ trở thành di sản Văn hóa. Hạt nhân cơ bản của Văn hóa là biểu tượng, chính vì vậy muốn Văn học thành di sản Văn hóa chắc chắn phải có biểu tượng, ví dụ trong tác phẩm Chí Phào, biểu tượng ko phải Chí Phèo, ko phải Thị Nở, cũng chẳng phải cái lò gạch, tất cả chỉ là hình tượng, mà đó là BÁT CHÁO HÀNH, lúc này, hình tượng đã trở thành biểu tượng. Biểu tượng cho nhân tình đặt vào giữa một xã hội phi nhân tính. Nhưng cao hơn, đó là tầm nhân loại phổ biến, khi tính nhân văn sâu sắc đã ko chỉ phản ánh trong 1 phạm vi hẹp, nó vẫn nói lên 1 vấn đề có tính chất sinh mệnh của 1 dân tộc đấy chứ, nhưng vấn đề đó là vấn đề cả nhân loại, cả thế giới đang trăn trở tìm lời đáp. Và cách thể hiện vấn đề đó, cũng như khả năng suy nghĩ một cách ko chỉ sâu sắc mà còn bao quát rộng lớn của chính nhà văn cũng là một chuyện phức tạp, cách thể hiện nó, chuyển tải nó - một vấn đề tưởng cao nhưng lại rất gần bằng hình thức thế nào cũng cực kỳ khó khăn.
Chúng ta hi vọng đến 1 ngày, Văn học Việt Nam sẽ có 1 tác phẩm mang đậm tính dân tộc lại vươn đến tầm nhân loại, khi đó mới mong đến giải Nobel... :)
 
F

faustvn01

Nếu như vấn đề chúng ta đang bàn đến không vượt quá xa khỏi chủ đề của topic này (là trao đổi về những ĐỀ Văn hay) thì mình xin tiếp tục góp một vài ý kiến về nội dung tính dân tộc của văn học trong tương quan với tính nhân loại, nhấn mạnh đến văn học đương đại Việt Nam.
Đúng như Conu đã nói, để một tác phẩm vươn ra được tầm khu vực và rộng hơn là thế giới, điều cốt yếu là nhà văn phải phản ánh được những vấn đề phổ quát chung của nhân loại (với những cách tư duy, cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề hòa chung nhịp đi của nhân loại) và có cách thể hiện, chuyển tải nội dung ấy phù hợp. Đó quả không phải là điều dễ dàng. Theo mình, các nhà văn cứ đi đến tận cùng của tính dân tộc, đến tận cùng của cá nhân và khi đó, có lẽ, họ sẽ bắt gặp nhân loại ở nơi đầu nguồn ấy. Tất nhiên để đi hết con đường ấy, đòi hỏi các nhà văn phải nỗ lực không ngừng, nhưng trước hết, họ phải ý thức được vấn đề, phải dám khao khát và dấn thân để thực hiện ước mơ lớn. Bạn nhắc đến giải Nobel làm mình nhớ đến nhân vật nhà văn Hộ trong Đời thừa của Nam Cao. Một nhà văn sống trong tình trạng xã hội thực dân phong kiến đầu thế kỉ 20, kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, kém phát triển, thường xuyên bị cái nghèo cái đói bám riết, đời sống văn hóa tinh thần khó có thê so sánh được với ngày nay nhưng đã có (đã dám) mơ ước về một tác phẩm vĩ đại có thể "ăn giải Nobel". Phải chăng các nhà văn hiện nay cũng đang cần một cái DŨNG như thế ?! (một vấn đề không có câu trả lời xác quyết song có lẽ nên dừng ở đây để bắt đầu một Đề Văn mới. Rất vui vì có thể chia sẻ những điều quan tâm với bạn :) )
 
C

conu

Uhm, thực ra có cái vừa nãy mình quên nói làm chúng ta tưởng là hơi xa. Nên mình xin nhấn mạnh thêm ý quan trọng, trước khi đạt đến tầm nhân loại hãy là di sản Văn hóa và mang yếu tố biểu tượng phản ánh hình ảnh hoặc vấn đề dân tộc trong đó đã. :)
A, đúng rồi, mình cũng từng biết có 1 bài viết đề cử những nhà văn VN có thể đạt giải Nôbel, trong đó cũng nhấn mạnh 1 điều, 1 nhà văn muốn đạt giải phải dám tin là mình sẽ làm được đã, tức là phải ước mơ và có khát vọng. Quả thực, nhà văn đó ở Việt Nam chính là Nam Cao, thông qua nhân vật Hộ, ông đã gián tiếp thể hiện niềm khát khao lớn lao đó trong sự nghiệp cầm bút của mình. Giá như ai cũng dám hoài bão, dấn thân, hi sinh và thực hiện một cách nghiêm túc tâm niệm của mình như ông. Nếu Nam Cao còn sống thì biết đâu đấy. :D
Mình cũng rất vui khi trao đổi với bạn, thú thực bạn có kiến thức rất rộng, và có lúc mình cảm thấy hơi đuối sức :p . Rất mong được học hỏi thêm nữa.
 
C

conu

Đây là đề thi HSG Quốc gia môn Văn 2007 - 2008, mọi người cho nhận xét nhé: :)

Đề thi học sinh giỏi quốc gia môn Ngữ Văn 07 - 08
-------------------------

Câu 1: (4 điểm)
Nói về tác động của văn học với con người, có nhà thơ viết:
Ta già nghe chẳng sao đâu
Tuổi xanh nghe, khéo bạc đầu như chơi!
(Đường thi, dẫn theo Phan Cảnh, Ngôn ngữ thơ, NXB Văn hoá- Thông tin, 2001, trang 129)
Anh (chị) có đồng cảm với ý kiến trên hay không? Vì sao?
Câu 2: (2 điểm)
Nếu có ai gõ cửa nhà bạn.
Câu 3: (3 điểm)
Đọc câu trích sau :
"Bấy giờ, nếu được tiếp xúc với những giọng thơ như Trần Huyền Trân, như Thâm Tâm, như Quang Dũng, người ta sẽ có cảm giác bắt gặp một cái gì thuầ n khiết, trong lành- đôi khi, một thứ quả trái mùa lạ lẫm- và hiểu ngay rằng cả một đời thơ của người này cũng không thay thế nổi một hai bài hay của người kia." ( Vương Trí Nhàn, Nghiệp Văn, NXB Văn hoá- Thông tin, 2001, trang 168)
Anh chị hiểu ý kiến trên như thế nào?
Bằng sự hiểu biết về bài thơ Tây Tiến, anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến đó.
 
P

prince_sareid

Bạn ơi mình muốn bình luận một câu này nè nhưng dù có vô đề như thế nào mình cũng ko làm được giúm mình nha
Đề: cảm nghĩ của bạn về câu "chim nghiêng cánh nhỏ:bóng chiều sa" của Huy Cận trong bài thơ Tràng Giang.
Theo mình biết thì thầy mình nói nó rất có ý nghĩa về tính bình đẵng âcc ko hiểu nó như thế nào làm ơn phân tích giùm ^^ cảm ơn trước.
 
H

huongtomboy

conu said:
Đây là đề thi HSG Quốc gia môn Văn 2007 - 2008, mọi người cho nhận xét nhé: :)

Đề thi học sinh giỏi quốc gia môn Ngữ Văn 07 - 08
-------------------------

Câu 1: (4 điểm)
Nói về tác động của văn học với con người, có nhà thơ viết:
Ta già nghe chẳng sao đâu
Tuổi xanh nghe, khéo bạc đầu như chơi!
(Đường thi, dẫn theo Phan Cảnh, Ngôn ngữ thơ, NXB Văn hoá- Thông tin, 2001, trang 129)
Anh (chị) có đồng cảm với ý kiến trên hay không? Vì sao?
Câu 2: (2 điểm)
Nếu có ai gõ cửa nhà bạn.
Câu 3: (3 điểm)
Đọc câu trích sau :
"Bấy giờ, nếu được tiếp xúc với những giọng thơ như Trần Huyền Trân, như Thâm Tâm, như Quang Dũng, người ta sẽ có cảm giác bắt gặp một cái gì thuầ n khiết, trong lành- đôi khi, một thứ quả trái mùa lạ lẫm- và hiểu ngay rằng cả một đời thơ của người này cũng không thay thế nổi một hai bài hay của người kia." ( Vương Trí Nhàn, Nghiệp Văn, NXB Văn hoá- Thông tin, 2001, trang 168)
Anh chị hiểu ý kiến trên như thế nào?
Bằng sự hiểu biết về bài thơ Tây Tiến, anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến đó.

Đề này hay quá. ^^
Nhưng cho tớ hỏi câu 2 cụ thể là sao?

Phân tích lun đề câu 3 giùm tớ nhé :)
 
T

trinhluan

Mình có một số đề muốn hỏi, cùng thảo luận nhé!

Mình có một số đề chưa làm được các bạn hãy vào cùng góp ý chia sẻ vấn đề nhé:
đề 1:
Bàn về mối tương quan giữa nội dung và hình thức trong sáng tác nghệ thuật phê bình văn học Bêlinxki viết: "Như một hạt giống vô tình, tư tưởng gieo vào tâm hồn nghệ sĩ, và từ mảnh đất màu mỡ ấy nó triển khai và phát triển thành một hình thức xác định, thành các hình tượng tràn đầy vẻ đẹp và sức sống, và cuối cùng, nó là một thế giới hoàn toàn đặc thù, nhất quán".


Anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên và lấy việc phân tích một tác phẩm văn xuôi đã học để chứng minh.

Đề 2:
Nhà văn Nga Lep Tônxtoi từng viết:
"Mục đích của nghệ sĩ không phải là giải quyết vấn đề một cách không bác bỏ được mà ở chỗ làm cho người ta yêu mến cuộc sống trong tất cả vô vàn biểu hiện không bao giờ khô cạn của nó."


Anh chị hãy giải thích tại sao? Những suy nghĩ của nhà văn Nga đó giúp gì cho việc tìm hiểu những sáng tác của Nam Cao mà anh chị đã học ở chương trình phổ thông?

Đề 3:
Nhà thơ Chế Lan Viên có viết:
Bài thơ anh anh làm một nửa mà thôi,
Còn mộ nửa cho mùa thu làm lấy
Cái xào xạc hồn anh chính là xào xạc lá
Nó không là anh nhưng nó là mùa.

Nhà thơ muốn nói gì qua những dòng thơ ấy?
Hãy chứng minh hoặc bác bỏ theo ý kiến của nhà thơ thông qua một số câu thơ bài thơ mà anh chị yêu thích?


Mọi người cùng vào thảo luận và đưa ra ý kiến của mình nhé!
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom