[ VĂN 12] Bài viết số 2

D

dung_92bn

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Có ý kiến cho rằng "Tây Tiến" của Quang Dũng và "Đồng Chí" của Chính Hữu đã xây dựng thành công hình tượng người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

Hic! mọi người giúp mjnh đề này với
 
P

phamminhkhoi

Đặc điểm chung của hai tác phẩm, chính là chất lãng mạn theo khuynh hướng sử thi
Người lính trong thơ chính hữu hiện ra gần gũi, chan hoà, tình đồng chí gắn bó keo sơn giữa bom lửa chiến tranh khốc liệt. Dầu bom rơi, đạn lạc, khói lửa thét gào. Dù áo rách tả tơi, dù thịt da trầy trụa, dù bệnh tật, ốm đau quạt ngã tấm thân nhưng không làm sao quật ngã ý chí
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
(....)
Những người lính ấy đã tình nguyện rời bỏ quê hưong, xa rời bờ tranh, mái lá, cây đa, bến nước, con đò, nghe theo tiếng gọi tiền phương, vận mệnh của tổ quốc. Dầu xuất thân khác nhau, dầu không cũng hoàn cảnh, đã chung chiến hào là thành tình đồng đội. Vượt qua bao gian nguy để đi tới thắng lợi cuối cùng:
Chiến trường đi không tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông mã gầm lên khúc đọc hành

Với quang dũng, người lính sau chiến tuyến đã đứng lên thành những anh hùng ! Rũ boe mọi qua skhứ đau thương, hi sinh quên mình vì một tương lai tươi sáng:
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi không tiếc đời xanh

Nhưng người lính ấy vẫn mong muốn hoà bình, người lính ấy vẫn chan chứa những tâm sự như bao người thanh niên khác. Việt nam muốn chiến tranh ư ! Khôgn phải. Giữa rừng sâu, nguy hiểm cận kề, một vầng trăng đã làm cho tâm hồn nhà thơ hiện lên như hình ảnh thật đẹp:
Đầu súng trăng treo

Và vẫn mơ tới ngày xưa, nhưng giấc môngu vẫn nối nhau ùa về giữa rừng thiêng nước độc, một vầng trăng khuyết, một bóng dáng vẫn vương:
Mắt trừng gửi mộng qua biến giới
Đêm mơ hà nội dáng kiều thơm

Nhưng không lưu luyến hậu phương, như người chinh phu trong chinh phụ ngâm, họ ra đi không hẹn ngày trở lại:
nhớ đêm ra đi, đất trời bôc lửa
Cả đô thành nghi ngút cháy sau lưng
Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng
Hồn mười phương phất phơ cờ đỏ thắm
Rách tả tơi rồi đôi giày vạn dặm
Bụi trường chinh phai nhạt áo hào hoa.

Hình ảnh người chiến sĩ trong thơ ca đã được dựng nên thành những anh hùng tuyệt đẹp. những câu thơ chứa chất tâm sự không pahỉ chỉ của một nòi, mà là của một thời, một thế hệ, một lớp thanh niên đã "rũ bùn đứng dậy" và bật lên thành ánh lửa "sáng loà".
 
P

phamminhkhoi

Sườn bài đây:

1. Hình tượng người lính trong kháng chiến chống pháp (chung); xuất thân, lý tưởng, chí hướng, tâm lý.... (dựa theo lịch sử)
Theo đó dựa trên các ý trên để phân tích 2 bài thơ đồng chí và tây tiến

2. Hình tượng ngiười lính trong "đồng chí"
_Hoàn cảnh xuất thân : "quê hương anh nước mặc đồng chua, làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá...">>>>xuất thân lao động, rời bỏ quê hương theo tiếng gọi tổ quốc, hy sinh quên mình cho độc lập, tự do
_ Khó khăn, gian nguy, tình đồng chí gắn bó keo sơn, giữa núi rừng, gian khổ vẫn chia sẻ tâm tình, chung chí hướng là người cách mạng

3. Tây tiến

Hình tượng người lính gian khổ, bi hùng, những anh hùng thực sự mang nặng chất sử thi
Ra đi và Chiến đấu quên mình dù phải hi sinh, dù phải bỏ xác nơi viễn xứ :Chiến trường đi không tiếc tuổi xanh. Áo bào thay chiếu anh về đất / Sông mã gầm lên khúc độc hành
. kHó khăn trong chiến tranh không làm mờ đi cái đẹp của người chiến sĩ cách mạng: tây tiến đoàn binh không mọc tóc.quân xanh màu lá dữ oai hùm.

3. Chất lãng mạn rơi rớt

_ Cả 2 bài thơ đều có những hình ảnh lãng mạn, nơi nhà thơ- người chiến sĩ gửi gắm tâm tư giữa chiến trường gian khổ, ác liệt. Đó là tiếng nói chung của một thế hệ học sinh, trí thức cũ lên đường ra tiền tuyến:
Mắt trừng gửi mông qua biên giới
Đêm mơ hà nội dáng kiêù thơm

Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời

>>>tâm nguyện luôn hbướng về hào bình, hướng tới cái đẹp, không muốn chiến tranh những vì quê hương vẫn phải cầm súng ra trận

>>>kết hợp với luận đề thứ nhất để làm sáng tỏ đề bài ""Tây Tiến" của Quang Dũng và "Đồng Chí" của Chính Hữu đã xây dựng thành công hình tượng người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp"
 
D

dung_92bn

Dù sao cũng cám ơn bạn nhưng mjnh đọc xong chẳng hiểu j cả chắc là ứ viết nổi >> :(( ngu thậm tệ mấy môn khối C, lại còn dựa vô lịch sử chứ, mjnhf có bếit cía j đâu :((
 
M

morichou

1. bạn xem lại đại ý của cả 2 bài thơ đấy đi
2. xem xét cả nghệ thuật nữa. Ở cả 2 bài này đều nói về hình ảnh người lính k ngại gian khó [ tuy xuất thân khác nhau : người lính trong bài tây tiến là các chàng trai hà nội còn người lính trong bài đồng chí là ở các vùng quê ] tuy nhiên họ đều có chung mục đích khi đi lính.
 
Top Bottom