[Văn 11] Hầu trời

G

girlbuon10594

Theo mình đoạn hiện thực là đoạn cuối
" Tiếng gà xao xác,tiếng người dậy
Giữa sân còn đứng riêng ngậm ngùi
Một năm ba trăm sáu mươi đêm,
Sao được mỗi đêm lên hầu Trời!"
 
M

meobachan

Mình nghĩ là đoạn:
"Bẩm Trời, cảnh con thực nghèo khó
Trần gian thước đất cũng không có
Nhờ Trời năm xưa học ít nhiều
Vốn liếng còn một bụng văn đó.
Giấy người mực người thuê người in
Mướn cửa hàng người bán phường phố.
Văn chương hạ giới rẻ như bèo
Kiếm được đồng lãi thực rất khó.
Kiếm được thời ít tiêu thời nhiều
Làm mãi quanh năm chẳng đủ tiêu.
Lo ăn lo mặc hết ngày tháng
Học ngày một kém tuổi ngày cao
Sức trong non yếu ngoài chen rấp
Một cây che chống bốn năm chiều.
Trời lại sai con việc nặng quá
Biết làm có được mà dám theo."
~> Đây là đoạn thơ tác giả đã ghi lại một bức tranh rất chân thực và cảm động về chính cuộc đời mình và cuộc đời nhiều nhà văn khác. Ta cảm nhận được cuộc sống nghèo khổ, túng thiếu của thi nhân: Giữa chốn hạ giới, "văn chương rẻ như bèo", thân phận nhà văn bị rẻ rúng, khinh bỉ, sống lay lắt ngày qua ngày. Đó cũng là số phận nghiệt ngã của người nghệ sĩ tài hoa trong xã hội cũ - "Áo cơm ghì sát đất".
Do đó, cảm hứng hiện thực bao trùm cả bài thơ.
 
C

cuimuoimuoi_1969

Bài thơ Hầu trời là một mạch cảm hứng lãng mạn, nhưng trong đó có đan xen cảm hứng hiện thực
Trong đó, cảm hứng hiện thực được thể hiện trong đoạn thi nhân trò chuyện với Trời:
- Đoạn thi nhân kể với Trời về hoàn cảnh của mình là cảm hứng hiện thực
[.....Con tên Khắc Hiếu, họ là Nguyễn........]
- Đoạn thể hiện trách nhiệm và khát vọng của thi nhân là cảm hứng hiện thực đan xen lãng mạn
P.s: nói chung mình cũng ko nhớ rõ, với lại cũng ko có SGK nên bạn thông cảm :)
 
L

l4s.smiledonghae

Cảnh hiện thực:
-chi tiết về lai lịch tác giả,
-cuộc sống nghèo khó thực tại của tác giả.
-văn chương hạ giới rẻ như bèo.
-cảnh sao khi tác giả trở về thực tại sau khi "thiên tiên" đưa "trích tiên" trở về.
 
Top Bottom