[Văn 11] - Bài viết số 2: Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam

B

baby_93

ban oi! cô giáo em bao ko nên phan tích thơ trong đó . chỉ nêu lên hình ảnh của người phụ nữ của 3 bài thơ kia thui. nếu phân tích thơ sẽ 0 điểm đó bạn ơi, lổi lạc đề đó... giup minh bài văn hoàn chỉnh với nha! thank nhìu........!!!!!
đã bạn ơi, lại kòn cô giáo em, pó tay
ai bảo thế, chắc là cách dạy của mỗi người khác nhau, chứ bọn tớ phải phân tick cả thơ mà, từ thơ mới nêu lên đc hình ảnh ng phụ nữ chứ!
tuỳ, bao jờ trả bài tớ pot cho, hehe
 
M

maikathy

hjx....tớ cũng phải viết bài này mà khó quá ....:-s
Với đề này thì mình phân tích cả 3 bài thơ ra à...:-s... hay là mỗi bài thơ chỉ lấy những câu thơ chính..ý chính rồi viết hả bạn???
Ngày mai tớ phải nộp rồi....:(:)((
thanks mọi người nhé :x
 
S

__snow__

những hình ảnh "lặn lội thân cò.... quãng vắng.... eo sèo mặt nước....đò đông.." thể hiện cho ta thấy vẻ đẹp của người phụ nữ, với những phẩm chất vô cùng tốt đẹp, với đức hi sinh cao cả và sự cần cù, chịu khó..... Số phận éo le của người phụ nữ được lột tả vô cùng thành công qua biểu tượng "con cò" và từ đó nó đi vào văn thơ như một "công thức ngôn từ" truyền cảm đầy tính gợi mở ấn tượng.

Bài thơ với cái nhìn táo bạo (xét riêng trong thời kì phong kiến lúc bấy giờ), nhưng cũng là một nét mới đáng yêu trong dòng văn học cổ. Tú Xương đã sử dũng những điển cố trong ca dao và đưa vào tác phẩm một cách rất khéo léo:

"thân còn lặn lội bờ ao
gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non"......


hình ảnh "con cò" trong "thương vợ" tảo tần chăm lo cho "5 con với 1 chồng" cũng chính là hình ảnh con cò lận đận với bốn bề nước non trong câu ca dao trên. và không chỉ xuất hiện những yếu tố ngụ tình sâu sắc.... cái cảm giác bâng khuân day dứt trong từng câu thơ như lôi kéo người đọc tiếp tục hành trình khám phá hình ảnh người phụ nữ trong tác phẩm. Những tác phẩm thơ ca viết về người phụ nữ cũng như số phận của họ trong XH phong kiến không phải k có, cũng k fải ít... song, để tạo ra một cái nhìn chan chứa và pha chút dí dỏm với giọng thơ tinh nghịch mà vẫn truyền tải được hết những tư tưởng và ý nghĩa của tác phẩm k phải là dễ. Thế nhưng Tú Xương đã làm đc.....

Tú Xương cũng hay thể hiện cái ngông nghênh nhẹ nhàng mà dí dỏm của mình bằng một giọng thơ mới, và cả một nét nhìn mang tư tưởng mới khác hẳn với những tư tưởng văn học cổ truyền.... Và điển hình trong những thể loại mới ấy chính là tác phẩm "thương vợ" của Tú Xương mà bạn đang hỏi. Ít nhà thơ nào lại viết về vợ mình với cái nhìn cảm thông, yêu thương thương và bao dung như vậy! Bạn có thể cảm thấy một tình cảm sâu sắc của nhà thơ, song cũng dễ dàng cảm nhận được những áp lực và cổ tục của lễ giáo phong kiến đang đè nặng lên đôi vai người phụ nữ ấy. Một tay người phụ nữ ấy chăm lo cho 5 con-1 chồng. Một tay người phụ nữ ấy "quanh năm buôn bán", "năm nắng mời mưa".... để rồi nhà thơ Tú Xương không còn biết dùng một từ ngữ nào có thể diễn tả hơn là "thân cò" lặn lội.... có lẽ nhà thơ vì "thương vợ" mà không thể làm gì giúp dược cho vợ nên chúng ta mới có tác phẩm này để mà học ngày hôm nay! hi hi...
những hình ảnh "lặn lội thân cò.... quãng vắng.... eo sèo mặt nước....đò đông.." thể hiện cho ta thấy vẻ đẹp của người phụ nữ, với những phẩm chất vô cùng tốt đẹp, với đức hi sinh cao cả và sự cần cù, chịu khó..... Số phận éo le của người phụ nữ được lột tả vô cùng thành công qua biểu tượng "con cò" và từ đó nó đi vào văn thơ như một "công thức ngôn từ" truyền cảm đầy tính gợi mở ấn tượng.

Bài thơ với cái nhìn táo bạo (xét riêng trong thời kì phong kiến lúc bấy giờ), nhưng cũng là một nét mới đáng yêu trong dòng văn học cổ. Tú Xương đã sử dũng những điển cố trong ca dao và đưa vào tác phẩm một cách rất khéo léo:

"thân còn lặn lội bờ ao
gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non"......


hình ảnh "con cò" trong "thương vợ" tảo tần chăm lo cho "5 con với 1 chồng" cũng chính là hình ảnh con cò lận đận với bốn bề nước non trong câu ca dao trên. và không chỉ xuất hiện những yếu tố ngụ tình sâu sắc.... cái cảm giác bâng khuân day dứt trong từng câu thơ như lôi kéo người đọc tiếp tục hành trình khám phá hình ảnh người phụ nữ trong tác phẩm. Những tác phẩm thơ ca viết về người phụ nữ cũng như số phận của họ trong XH phong kiến không phải k có, cũng k fải ít... song, để tạo ra một cái nhìn chan chứa và pha chút dí dỏm với giọng thơ tinh nghịch mà vẫn truyền tải được hết những tư tưởng và ý nghĩa của tác phẩm k phải là dễ. Thế nhưng Tú Xương đã làm đc.....

Tú Xương cũng hay thể hiện cái ngông nghênh nhẹ nhàng mà dí dỏm của mình bằng một giọng thơ mới, và cả một nét nhìn mang tư tưởng mới khác hẳn với những tư tưởng văn học cổ truyền.... Và điển hình trong những thể loại mới ấy chính là tác phẩm "thương vợ" của Tú Xương mà bạn đang hỏi. Ít nhà thơ nào lại viết về vợ mình với cái nhìn cảm thông, yêu thương thương và bao dung như vậy! Bạn có thể cảm thấy một tình cảm sâu sắc của nhà thơ, song cũng dễ dàng cảm nhận được những áp lực và cổ tục của lễ giáo phong kiến đang đè nặng lên đôi vai người phụ nữ ấy. Một tay người phụ nữ ấy chăm lo cho 5 con-1 chồng. Một tay người phụ nữ ấy "quanh năm buôn bán", "năm nắng mời mưa".... để rồi nhà thơ Tú Xương không còn biết dùng một từ ngữ nào có thể diễn tả hơn là "thân cò" lặn lội.... có lẽ nhà thơ vì "thương vợ" mà không thể làm gì giúp dược cho vợ nên chúng ta mới có tác phẩm này để mà học ngày hôm nay! hi hi...
lần sau bạn viết có thể chi tiết hơn nữa được không!
 
M

mr.mjn

Các bạn ơi, đề của mình có thêm cả bài Bánh trôi nước nữa cơ, ko chỉ 2 bài Tự tình vs Thương vợ đâu. ai giúp mình với. ngày kia nộp rồi
 
N

nh0cpin

Chỉ hộ em bài '' về vẻ đẹp nhân văn và giá trị hiện thực qua 2 bài thơ Tự Tình II của Hồ Xuân Hương và Thương Vợ của Tú Xương '' cái có hậu tạ
 
B

blueclover

Thời xưa, dưới chế độ phong kiến suy tàn, mục nát, số phận người phụ nữ luôn bị vùi dập vào vũng lầy đau khổ, luôn bị trói buộc bởi xã hội bất công, nam quyền độc đoán, một xã hội “trọng nam khinh nữ”, một chế độ đa thê…. Họ gặp nhiều đau khổ, lận đận, tình duyên trắc trở, chịu cuộc đời làm lẻ, số phận hẩm hiu, éo le.
Với bản lĩnh của mình và cũng là nạn nhân trong xã hội đó, Hồ Xuân Hương đã mạnh dạn nói lên nỗi lòng của những người phụ nữ xưa. Đó là những người phụ nữ duyên dáng, xinh xắn nhưng luôn bị phân biệt đối xử thậm tệ, không có quyền lựa chọn hạnh phúc của đời mình và luôn khát khao hạnh phúc lứa đôi. Trước một xã hội bất công, cảnh ngộ người con gái giàu sức sống và hết sức tài hoa, nhưng trớ trêu cuộc đời thật bất hạnh, số phận lận đận gian truân:

“ Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nỗi ba chìm với nước non”

Không chỉ thế nỗi đau than phận con được nhắc đến ở bài : “Tự tình II” :

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non(…)
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”

Một tâm trạng buồn đau, oán hận, cô độc, trong màn đêm vắng lặng. Sự bẽ bàng, tủi hổ, dầu dãi cay đắng là nỗi đau của Hồ Xuân Hương nói riêng và người. Phụ nữ Việt Nam nói chung. Duyên phận họ thật hẩm hiu, hạnh phúc ít ỏi ( tuổi xuân trôi qua mà hạnh phúc không trọn vẹn như trăng xế mà vẫn khuyết). Mang cho mình một thân phận lẻ mọn, tình yêu bị chia năm sẻ bảy chỉ còn tí con con: “Mảnh tính san sẻ tí con con”.
Đối với Trần Tế Xương, ông đứng dưới khí cạnh một người đàn ông, cảm thông thương xót cho số phận của người phụ nữ bị đối xủ bất công, luôn chịu cơ cực gian truân nhưng không dám phản kháng. Họ luôn sống cam chịu, hi sinh cho chồng con:

“Lặn lội than cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông”
(Thương Vợ)

Câu thơ mang chất liệu ca dao, các hình ảnh “lặn lội”, “eo sèo”, “khi quãng vắng”, “buổi đò đông” thể hiện sự tủi than của người phụ nữ, trước sự đơn chiếc, chen chút làm ăn vật lôn với cuộc sống để mưu sinh, nuôi chồng con. Người phụ nữ xưa khi về nhà chồng phải chịu sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến, chấp nhận không kêu ca, oán than (“Một duyên hai nợ âu đành phận – Năm nắng mười mưa dám quản công”). Mặc dù rất vất vả, khổ cực. Hình ảnh bà Tú chính là chân dung của một người phụ nữ không quản khó khăn vì chồng vì con, là một hình ảnh tiêu biểu cảu người phụ nữ Việt Nam.
Qua đó, đã làm nổi bật những vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất người phụ nữ Việt Nam xưa. Đồng thời phê phán cái xã hội thối nát, giận người đời bạc bẽo vô tâm (“Sau giận vì duyên để mỏi mõm mòm” – Tự tình I của Hồ Xuân Hương), giận cuộc sống đã đưa những người phụ nữ vào chỗ lẻ loi cô dơn, hiu hút:
“Oán hận trông ra khắp mọi chòm”
(Tự tình I – Hồ Xuân Hương)

Họ oán hận trước nỗi đau âm ỉ, dai dẳng đốt cháy tâm can và tê tái nhất.
Trong thơ Hồ Xuân Hương ta luôn bắt gặp những hình ảnh người phụ nữ biết vượt lên số phận, không để nỗi đau làm mình gục ngã:

“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”
(Tự tình II)

Quả thật, họ không bao giờ chịu khuất phục, luôn cựa quậy. Xuân Hương lại càng khẳng định”

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà en vẫn giữ tấm lòng son”
( Bánh trôi nước)

Đúng là một phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ với tấm lòng thủy chung, con sắc, quyết gìn giữ không để hoàn cảnh xã hội lam hoen ố, là niềm tự hào, lòng kiêu hãnh và hãnh diện về chính mình. Và trong tâm hồn người phụ nữ luôn khao khát được hòa hợp trong một tình yêu trọn vẹn, mãnh liệt:

“Chém cha cái kiếp lấy cồng chung”

Nó thể hiện một niềm khao khát chính đáng cảu người phụ nữ ở mọi thời đại.
Đến với “Thương vợ” cảu Tú Xương nhìn với góc độ đạo lý, bà Tú đang tuân theo bổn phận làm vợ nhưng nhìn ở góc độ tình cảm, ta thấy bà làm tất cả vì chồng con mà không than thở, ở bà hiện lên vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Đó là sự đảm đang, chịu thương, chịu khó và đức hi sinh âm thầm vì chồng con.
Từ đây ta càng cảm thông sâu sắc cho số phận người phụ nữ Việt Nam xưa, phải chịu nhiều khổ cực, tủi nhục, hiu quạnh, tình duyên hẩm hiu, trắc trở…

Ngày nay thân phận người phụ nữ đã chiếm một vị trí quan trọng trong gia đình. Bởi lẽ cái xã hội “Trọng nam khinh nữ” đã bị xóa bỏ mà thay vào đó là một xã hội “công bằng, bình đẳng, nam nữ bình quyền”. Nhưng không vì thế mà người phụ nữ Việt Nam làm mất đi vẻ thuần phong mỹ tục vốn có của mình. Và vẫn giữ được phẩm chất, vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Viêt Nam, đảm đang tháo vác. Điều đặc biệt hơn là họ có cá tính mạnh mẽ hơn, dám đấu tranh triệt để vì hạnh phúc, vì quyền lợi của chính mình và phát triển theo phương châm:

“Giỏi việc nước, đảm việc nhà”
bánh trôi khi luộc phải qua chìm nổi mấy lần trong nước mới chín, nhân đường bánh trôi ở giữa đỏ thắm như son ví với người con gái dẫu trải qua nhiều long đong lận đận vẫn giữ tấm lòng thành thực trong tình yêu. cũng có một số ý kiến cho rằng, thân phận người con gái khi xưa phụ thuộc vào người khác, như chiếc bánh trôi muốn thành phải qua bàn tay người nhào nặn. số phận người con gái cũng vậy, không có sự tự do định đoạt, ở một thế bị động. nhưng dẫu vậy dù kẻ nhào nặn có qua nhiều sự bảy nổi ba chìm, thì người con gái vẫn giữ được tấm lòng trong trắng không thay đổi.
còn trong bài thơ thương vợ của Trần tế xương, thì:
Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng
Lận đận thân cò khi quãng vắng
Eo xèo mặt nước buổi đò đông.
có thể nói trần tế xương là nhà văn nam đầu tiên đề cập đến thân phận người phụ nữ trong thơ ca cổ điều mà chưa một nhà thơ nam nào nói đến, một sự tiến bộ trong nhận thức. cả cuộc đời ông chỉ màng đến học hành, công văn sự nghiệp, những lo toan trong cuộc sống con cái đều do một tay vợ ông lo lắng. bài thơ như một lời tri ân của ông dành cho vợ, người phụ nữ tần tảo sớm hôm chật vật với cuộc sống, và là một sự hỗ thẹn không lo được cho vợ cho con :"nuôi đủ năm con với một chồng" một sự ví von mình như những đứa con của vợ. người phụ nữ truyền thống, hết lòng vì chồng vì con, không một lời than vãn, buôn bán ở mom sông nơi thuyền bè qua lại nhưng rất nguy hiểm "mom sông". và hình ảnh người phụ nữ ấy như thân con cò chịu thương chịu khó, hình ảnh con cò thường xuất hiện trong thơ ca cổ, là hình ảnhcủa sự hy sinh long đong lận đận, càng tăng thêm sự vất vả của bà Tú. có thể thấy toàn bài thơ là sự biết ơn của nhà thơ, cũng như tự trách bản thân mình vô dụng hay ông đang lên án một xã hội bất công với thân phận người phụ nữ :" tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử." suốt cả cuộc đời chỉ hết mình vì gia đình mình.
 
B

baby_kid_312

Nhung y can thiet cho bai van

Minh nghi dau tien cac ban nen gioi thieu so luoc ve nguoi phu nu Viet Nam thoi phong kien. Vi du nhu ho la nhung nguoi phu nu cam chiu, tan tao trong khi xa hoi phong kien lai de bep so phan cua ho.....
Sau do chung ta se dung nhung cau tho trong Tu tinh hay Thuong vo de dan chung vaf phan tich ki cac y the hien dieu do.
Minh nghi con can mot phan noi ve Tu Xuong va Ho Xuan Huong rang ho la mot trong rat it nguoi dam len tieng de bao ve hay ton vinh nhung nguoi phu nu ( banh troi nuoc cua ho xuan huong ) hay ngoai Thuong Vo, Tu Xuong con co mot bai van te song vo minh. :)
Cam on da doc bai viet nay.

Bạn chú ý post bài có dấu!
 
Last edited by a moderator:
N

nguthanhkhon

mấy pác làm gọn lại dùm em cái 3 bài thành 1 bài có ý rút gọn tý dài quá chép đem nộp cô giáo biết là BigZêRô
 
N

nguyenthethang93

:confused::confused:Bài viết số 2: Văn học Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ 17 - 19 đã khẳng định và đề cao con người cá nhân ::??? Làm giúp mình với chiều nay nộp??? Mình cảm ơn trước.
 
Last edited by a moderator:
T

trancongdanh

giúp minh phân tich câu tich câu thơ:"nuôi đủ năm con với một chồng"
nuôi đủ:?
với:?
gánh nặng trên vai bà Tú như thế nào:chồng với con
 
C

clover9x

Đó là một gánh éo le: "nuôi đủ năm con với một chồng". Xuân Diệu đã thật tinh tế khi phát hiện ra những đắng đót trong cái cách đếm chông. Con thì có thể đếm, còn chồng thì có một, sao lại đếm?? Khi hạ chữ "một" trước chữ "chồng", ông Tú đã hạ bậc mình xuống hàng con. Nghĩa là cay đắng nhận ra mình cũng chỉ là một thứ con trong cái gánh nặng của vợ. và cũng có một nỗi cay cực không kém chất chứa trong 2 từ "nuôi đủ". Người chồng nói chữ "đủ" mà đắng lòng xót dạ. không chỉ đủ về quân số ("năm" vs "một"), đủ về thành phần (cả "con" lẫn "chồng"), mà còn đủ cả mọi nhẽ, mọi bề (nhu cầu đòi hỏi), đủ mùi đủ vẻ (khi hơn thua, lúc thành bại)...Cái gánh nhọc nhằn đè trên vai bà Tú là thế ; đầu này năm đứa con, đầu kia một ông chồng. Chữ "chồng" dằn xuống cuối câu bằng tất cả nỗi hổ thẹn của người chồng xem chừng đã làm đầu gánh như chúi hẳn xuống vậy!!!

Hi vọng có thể giúp bạn phần nào !!! :D:D:D
 
H

hoaithu186

2`

đây đều là 2 ng phụ nữ bất hạnh, 1 ng dám nói sự thật qua thơ, 1 ng lại cam chịu
a. Hình tượng của bà Tú dưới cái nhìn của ông Tú:
- Hình ảnh bà Tú:
*Câu 1, 2:
+ Công việc: buôn bán
+ Địa điểm: mom sông
-> mom đất nhỏ nhô ra ngoài sông,
gợi nguy hiểm, không vững chãi.
+ Thời gian: quanh năm
-> liên tục, lặp lại, khép kín.
+ Năm con với một chồng: xếp ngang hàng con và chồng chưa đủ, hạ hơn nữa đứng cuối xuống hàng, lại tách ra một tí và đếm là ?một? -> tự trào, hóm hỉnh của Tú Xương.
+ Nuôi đủ: vừa đủ, không thừa không thiếu.
? Nhà thơ thể hiện sự thán phục đồng thời cũng kín đáo tự nhận mình là vô tích sự, làm khổ vợ con.
Câu 3,4 :
+ Nghệ thuật đảo ngữ: lặn lội đứng trước danh từ chủ thể
-> cực tả sự vất vả, nhọc nhằn?
+ Nghệ thuật ẩn dụ: thân cò -> hình ảnh người phụ nữ tảo tần, nhỏ bé.
+ Nghệ thuật đối: Lặn lội >< eo sèo
Quãng vắng >< đò đông
? Tiếp tục cực tả nỗi vất vả đơn chiếc và cuộc sống
bấp bênh. Bà Tú vẫn đảm đang, chu đáo với gia đình.
Câu 5,6:
Một duyên hai nợ:
duyên ít nợ nhiều -> gánh nặng nhiều, tốt đẹp ít, may mắn ít.
Từ chỉ số lượng phiếm chỉ: nhiều (duyên chỉ có một mà nợ đến những hai)
Phận:số phận, định mệnh .
Năm nắng mười mưa:
Cách kết hợp từ tăng tiến, ẩn dụ cho nỗi vất vả, nhọc nhằn.
-Nghệ thuật: Đối- năm nắng mười mưa>< dám quản công ->hi sinh thầm lặng.
-Sử dụng thành ngữ nhấn mạnh người vợ không chỉ vất vả đảm đang nhẫn nại mà còn hi sinh âm thầm.
? Chân dung bà Tú điển hình cho người phụ nữ VN, tảo tần, chịu thương, hi sinh, chịu đựng. Tấm lòng thương vợ đến đây không chỉ
thương xót, mà còn thương cảm thấm thía.
b. Hình ảnh ông Tú qua lời trần thuật về bà Tú:
* Câu 7,8 :
Cha mẹ thói đời:
+ chửi thói đời sinh ra loại người như ông.
- Tự nhận lỗi về mình:
+ Ăn ở bạc: lòng thì không bạc bẽo với vợ, nhưng bề ngoài thì sự ăn ở thật hững hờ: gánh nặng con cái, thậm chí cả bản thân ông cũng trút cho vợ.
+ Có cũng như không: vô trách nhiệm với mình, với vợ nên ông . Câu thơ tự mỉa mai, chửi mình. Đấy là cách chuộc lỗi.
? Tấm lòng của một nhà Nho quả là đáng quý, đáng trân trọng. Từ hoàn cảnh riêng mà lên án xã hội chung.
III. Tổng kết:
1. Nội dung:
Bài thơ tập trung thể hiện được vẻ đẹp của bà Tú, một người phụ nữ đảm đang, vị tha và quan trọng hơn là sự thể hiện tấm lòng thương vợ, biết ơn vợ cũng như lời tự trách mình của TX.
*CHú ý:
Vận dụng hình ảnh:
+ H/a con cò trong ca dao nhiều khi nói về thân phận người phụ
nữ lam lũ, vất vả, chịu thương, chịu khó: ?Con cò lặn lội?nỉ non?; thân phận người lao động với nhiều bất trắc, thua thiệt: ?Con cò mày đi ??.
+ H/a con cò trong bài Thương vợ nói về bà Tú có phần xót xa, tội nghiệp hơn h/a con cò trong ca dao. Con cò trong ca dao xuất hiện giữa cái rợn ngợp của k/gian, con cò trong thơ TX ở giữa sự rợn ngợp của cả k/gian và t/gian. Chỉ bằng 3 từ ?khi quãng vắng?, tác giả đã nói lên được cả t/gian, k/gian heo hút, chứa đầy lo âu, nguy hiểm. Cách thay con cò bằng thân cò càng nhấn mạnh nỗi vất vả, gian truân của bà Tú và gợi nỗi đau thân phận.
?Phân tích sự vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ
văn học dân gian trong bài thơ trên?
- Vận dụng từ ngữ:
Thành ngữ 5 nắng 10 mưa được vận dụng sáng tạo: nắng, mưa chỉ sự vất vả, năm mười là số lượng phiếm chỉ, để nói số nhiều, được tách ra tạo nên một thành ngữ chéo, vừa nói lên sự vất vả gian truân, vừa thể hiện được đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng, vì con của bà Tú.
Củng cố:
- Hình ảnh bà Tú: vất vả đảm đang, thương yêu, lặng lẽ hi sinh
vì chồng con.
- Tình cảm yêu thương, quý trọng của TX dành cho vợ. Thấy được nhân cách và tâm sự của nhà thơ.
Phân tích
1. Đề
Thao thức cả đêm dài. Lòng bồn chồn nghe tiềng gà gáy văng vẳng trên bom, từ một con thuyền trên mặt hồ, trên dòng sông đưa tới. Nữ sĩ ngồi dậy "trông ra khắp mọi chòm", mọi thôn xóm, chỉ thấy mịt mùng mà lòng thêm "oán hận" - oàn hận về con đường tình duyên.
2. Thực
Hai câu 3, 4 đăng đối, phủ định để khẳng định tiếng "cốc" của "mõ thảm", tiếng "om" của "chuông sầu". "Mõ thảm" và "chuông sầu" là hai hình ảnh ẩn dụ cực tả nỗi đau khổ, sầu tủi của người đàn bà lỡ thì quá lứa, trắc trở trong tình duyên. Thao thức trong đêm dài, đau nỗi đau của đời mình như "mõ thảm", chẳng ai khua "mà cũng cốc"; tủi nỗi tủi của lòng mình như "chuông sầu", chẳng đánh "cớ sao om"?. Nỗi đau buồn, sầu tủi như thấm sâu vào đáy lòng, toả rộng trong không gian, kéo dài theo thời gian như những đêm dài. Đây là hai câu thơ hay nhất tả nỗi "thảm, sầu" trong sự trắc trở tình duyên.
"Mõ thảm không khua, mà cũng cốc,
Chuông sầu chẳng đánh, cớ sao om?"
3. Luận
Hai câu 5, 6 đăng đối cũng là để tả tâm trạng "rầu rĩ", tủi giận về con đường tình duyên:
"Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ,
Sau giận vì duyên để mõm mòm".
"Trước nghe những tiếng", là những tiếng gì? - Tiếng gà gáy trên bom? Tiếng "chuông sầu", "mõ thảm" dội lên từ lòng mình. Càng nghe càng thêm rầu rĩ, buồn tủi. Càng nghe càng "giận", hờn về tình duyên. Tình duyên được ví với trái cây, không còn "non xanh má phấn" nữa mà đã chín "mõm mòm", nghĩa là quá chín, đã nẫu đi. Cũng có nghĩa là đã quá lứa, đã lỡ thì! Trong câu thơ có nhiều lệ, nhiều tiếng thở dài, than thân, trách phận, buồn tủi về con đường tình duyên. Hồ Xuân Hương thương mình, thương cho những người đàn bà cùng cảnh ngộ.
4. Hai câu kết
Như một sự thách đố với số phận, với duyên số:
"Tài tử văn nhân ai đó ta?
Thân này đâu đã chịu già tom?"
Vừa nghi vấn, vừa cảm thảm, hai câu kết đầy nghịch lí. Nữ sĩ như vẫn tin vào tài năng của mình có thể xoay đổi được duyên phận, vẫn hi vọng tìm được bạn đời trăm năm trong đám tài tử văn nhân. Câu 6, nữ sĩ viết: "Sau giận vì duyên để mõm mòm", câu 8, bà lại nói:"thân này đâu đã chịu già tom!". "Già tom" nghĩa là rất già, già hẳn. Một cách "nói cứng", thể hiện một bản lĩnh cứng cỏi trước ngang trái cuộc đời. Đọc chùm thơ "Tự tình" cũng như tìm hiểu cuộc đời của nữ sĩ, về mặt tình duyên ta thấy hạnh phúc lứa đôi chưa một lần mỉm cười với bà. Người đọc mãi mãi cảm thông với những sầu tủi, cay đắng, oán hận của nữ sĩ, của những người phụ nữ duyên ôi phận hẩm, quá lứa lỡ thì.
Bài thơ gieo vần "om”, 5 vần thơ, vần nào cũng tài tình: "bom - chòm - om - mòm - tom". Vần nào cũng hóc hiểm, tạo nên âm điệu như thắt, như nén lại cái "oán", cái "hận", cái "ngang bướng" của một tâm trạng, một cá tính rất Xuân Hương. Duyên số và hạnh phúc - đó là vấn đề ám ảnh chúng ta khi đọc thơ "Tự tình" này của Hồ Xuân Hương.
Thương Vợ thì bạn dựa theo dàn bài này để làm.
Trần Tế Xương (bút danh là Tú Xương) là nhà thơ trào phúng nổi tiếng, có lẽ là nhà thơ trào phúng đặc sắc nhất trong nền văn học của nước nhà. Thơ trào lộng, châm biếm, đả kích của Tú Xương sở dĩ được nhiều người yêu thích vì có tính chất trữ tình (trong tiếng cười có nước mắt). Dòng trữ tình trong thơ Tú Xương đôi khi được tách ra thành những bài thơ trữ tình thuần khiết, thấm thía. Hai kiệt tác “Sông Lấp” và “Thương vợ” tiêu biểu cho dòng thơ trữ tình của Tú Xương.
Bài thơ sau đây là bài “Thương vợ” của Tú Xương:
“Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vẵng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không!”
Trần Tế Xương lận đận trong thi cử, đi thi đến lần thứ tám mới đậu được cái tú tài. Ông học giỏi nhưng phải cái ngông quá, thật ra thái độ ngông của ông là một cách ông phản kháng lại chế độ thi cử lạc lậu, quan trường “ậm ọc” lúc bấy giờ. Mà đậu được cái tú tài thì rồi cũng làm “quan tại gia” thôi. Hồi đó phải đậu cử nhân mới được bổ tri huyện. Thế là bà Tú gần như phải nuôi chồng suốt đời. Ông Tú chỉ còn biết đem tài hoa của mình mà ghi công cho bà Tú:
“Quanh năm buôn bán ở mom sống,
Nuôi đủ năm con với một chồng”.
Từ “mom” thật là hay, vừa thấy được nỗi gian truân của bà Tú buôn bán quanh năm bên bờ sông Vị, vừa thấy được tấm lòng của nhà thơ đối với việc buôn bán khó nhọc của vợ. Từ “mom” là tổng hợp nghĩa của các từ ven, bờ, vực, thềm, thành một từ sáng tạo của nhà thơ làm giầu thêm cho tiếng Việt. Bà Tú buôn thúng bán bưng quanh năm ở “mom sông” mà nuôi chồng, nuôi con:
“Nuôi đủ năm con với một chồng”
Câu thơ chỉ mấy con số khô khốc thế vậy mà tế toái lắm đó! “Nuôi đủ năm con” là vì con, phải nuôi, nên đếm ra để mà nuôi. Nhưng còn chồng thì một chồng chứ mấy chồng, cớ sao lại cũng phải đếm ra “một chồng”? Là vì chồng cũng phải nuôi, mà bà Tú với cái gánh trên vai nuôi năm đứa con đã là vất vả, lại thêm một ông Tú trong nhà nữa thì gánh nặng gấp đôi. Thời đó mà nuôi một ông Tú, lại là Tú Xương nữa thì nhiêu khê lắm.
Nhưng bà Tú được an ủi là vì ông Tú, cái con người tưởng như chỉ biết bông đùa, cười cợt đó lại để tâm đến từng bước chân của bà trên đường lặn lội buôn bán:
“lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông”
Có thể nói lòng thương vợ của nhà thơ dào dạt lên trong hai câu thơ này. Hình ảnh lặn lội thân cò được tác giả mô phỏng theo một biểu tượng trong thi ca dân gian để nói về người phụ nữ lao động:
“Con cò lặn lội bờ sông
Gánh tạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non”
Nếu như từ “lặn lội” được đảo ra phía trước chủ ngữ để nhấn mạnh sự vất vả của bà Tú, thì từ “eo sèo” gợi lên âm thanh hỗn tạp (tiếng kì kèo mặc cả, tiếng cãi cọ tranh giành) của “buổi đò đông”. Hai tình huống đối lập thật hay: “vắng” và “đông”. Người phụ nữ gánh hàng lặn lội trên quãng đường vắng thật là khổ. Mà đến chỗ “đò đông” thì thật là đáng sợ! Nghĩa là nhìn từ phía nào, nhà thơ cũng thương vợ, tình thương thấm thía, cảm động.
Sang hai câu luận, tác giả chuyển sang diễn tả nội tâm của bà Tú, lời thơ như lời độc thoại của người vợ:
“Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công”
Nhân dân ta thường nói “vợ chồng là duyên nợ”. Nhà thơ Tú Xương đã chỉ từ ghép “duyên nợ” thành hai từ đơn: “duyên – nợ”. “Duyên” thì thiêng liêng rồi vì đã có sự tham gia của đấng vô hình (ông Tơ bà Nguyệt), còn “nợ” thì đã thành trách nhiệm nặng nề. “Một duyên hai nợ” đã diễn tả được sự vận động trong tâm trí của bà Tú. “Một duyên hai nợ âu đành phận” là bà Tú đã thuận theo lòng trời và thuận theo lòng người (tấm lòng của chính bà!). Nói gọn lại là bà Tú đã chấp nhận! Và chấp nhận cuộc hôn nhân duyên nợ này, bà chấp nhận một ông đồ nho ngông “tám khoa chưa khỏi phạm trường quy”, bà chấp nhận vị quan “ăn lương vợ” nên bà đâu “dám quản công”:
“Năm nắng mười mưa dám quản công”
Thành ngữ “dầm mưa dãi nắng” được tác giả vận dụng sáng tạo thành “năm nắng mười mưa”. Phải nói những con số trong thơ Tú Xương rất có thần. Ta đã thấm thía với hai số năm – một trong câu thừa đề (Nuôi đủ năm con với một chồng). Giờ đây là sự linh diệu của những con số một – hai và năm – mười trong câu luận. “Một duyên hai nợ” đối với “Năm nắng mười mưa”, cho thấy gian khổ cứ tăng lên, bà Tú chịu đựng hết.
Trước người vợ giỏi giang, tần tảo, chịu đựng mọi gian lao vất vả để “nuôi đủ năm con với một chồng” thì nhà thơ chỉ còn biết tự trách mình.
“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không!”
Vì quá thương vợ mà nhà thơ tự trách mình, trách một cách nặng nề. “Cha mẹ thói đời…” thì đã thành lời xỉ vả mình. Thật ra là một cách ông Tú nhún mình để cho công trạng của bà Tú nổi lên, chứ Tú Xương đâu phải là người “ăn ở bạc”. Ăn chơi sa đà thì có, “hờ hững” nữa, thì nhà thơ đã thành thật nói rồi, chứ bạc tình, bạc nghĩa thì không. Gang thép với cường quyền mà nhũn với vợ như thế thì thật là con người đáng kính.
Bằng tình cảm chân thành, bằng nghệ thuật sống động, Tú Xương đã thể hiện được hình ảnh người phụ nữ giỏi giang, lam lũ, tần tảo nuôi chồng nuôi con. Bà Tú có những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam xưa.
Bao nhiêu công trạng trong gia đình, ông Tú giành cho bà Tú, ông chỉ nhận về cho mình một chữ “không”. Nhưng bình tâm mà xét thì ông Tú cũng xứng với bà Tú vì trên đất nước gian lao và vất vả này có hàng triệu người như bà Tú, nhưng chỉ có một bà Tú là được vào cõi thơ, cõi bất tử!
 
L

lam_lexus

văn hoc lớp 11

Có ai giúp em với??? Mai em thi học kì rồi??? Có pro nào có bài văn phân tích nhân vật Chí Phèo ko??? up lên cho em với??? Em thanks nhiều nhiều. :)>-@};-@-)
 
Last edited by a moderator:
L

lena_vip

* Trước hết, Chí Phèo là một sản phẩm của tình trạng áp bức bóc lột ở nông thôn nước ta trước Cách mạng tháng Tám 1945. Đó là hiện tượng ngườI lao động lương thiện bị đẩy vào con đường lưu manh dần dần bị tha hoá. Vì hờn ghen vớ vẫn. Lí Kiến đẩy anh canh điền vào nhà tù. Nhà tù thực dân đã tiếp tay lão cường hào thâm độc để giết anh chết phần “ngườI” trong con ngườI Chí Phèo, biến Chí thành Phèo, biến ngườI nông dân lương thiện thành quỷ dữ. Chi tiết kết thúc tác phẩm đầy ngụ ý, biết đâu lạI chẳng có một “Chí Phèo con” bước từ cái lò gạch cũ vào đờI để “nốI nghiệp bố” Hiện tượng Chí Phèo chưa thể hết khi xã hộI tàn bạo vẫn không cho con ngườI được sống hiền lành, tử tế, vẫn còn những ngườI dân lương thiện bị đẩy vào con đường lưu manh, tộI lỗi. Sức mạnh phê phán, ý nghĩa điển hình của hình tượng Chí Phèo chính là vạch ra được cái quy luật tàn bạo, bi thảm này trong cái xã hộI tốI tăm của nông thôn nước ta thờI đó.
* Nam Cao đã cho thấy tất ca nỗI thống khổ ghê gớm của nhân vật Chí Phèo. NỗI thống khổ đó không phảI là không nhà không cửa, không cha không mẹ, không họ hàng thân thích… mà chính là Chí Phèo bị xã hộI vằm nát cả một mặt ngườI, cướp đi linh hồn ngườI, phảI sống kiếp sống tốI tăm của con vật lạ. Đó chính là nỗI thống khổ của cá thể sinh ra là ngườI nhưng lạI không được làm ngườI và bị xã hộI từ chốI, xua đuổI. Tình trạng bi thảm này được tác giả minh chứng trong đoạn mở đầu giớI thiệu một chân dung, một tính cách “hấp dẫn”, vừa hé cho thấy một số phận bi đát. Dù say rượu đến điên khùng, Chí Phèo vẫn như cảm nhận thấm thía “nông nỗI” khốn khổ của thân phận mình. Anh chửI trờI, chửI đờI rồI chuyển sang chửI tất cả làng Vũ ĐạI, cuốI cùng anh chửI thằng cha con mẹ nào đẻ ra cái thằng Chí Phèo. Không ai chửI lạI anh vì rất đơn giãn là không ai coi anh như con người.
* Nam Cao có vài cái nhìn đầy chiều sâu nhân đạo khi đi vào nộI tâm nhân vật để phát hiện và khẳng định bản chất lương thiện của những con ngườI khốn khổ. Chí Phèo đến vớI thị Nở trong một đêm trăng say rượu. Như điều kì diệu là thị Nở không phảI chỉ khơi dậy bản năng ở gã đàn ông say, mà lòng yêu thương mộc mạc chân thành, sự chăm sóc giản dị của ngườI đàn bà khốn khổ ấy đã làm thức tỉnh Chí Phèo. Trong tâm hồn tưởng chừng như chai đá thậm chí bị huỷ hoạI của Chí Phèo, phần bản chất lương thiện ngày thường bị lấp đi vẫn le lói một ánh sáng lương tri, sẽ bừng sáng lên lúc gặp cơ hội. Lúc được thị Nở chăm sóc, Chí Phèo thật sự ngạc nhiên vì xưa nay, nào có thấy ai tự nhiên cho cái gì, mà hắn phãi doạ nạt hay là giật cướp mớI có được. Lần đầu tiên khi tỉnh giấc, anh bâng khuâng nghe tiếng chim hót (…) tiếng cườI nói của những ngườI đi chợ, thì niềm ao ước có một gia đình nho nhỏ trỗI dậy trong lòng anh. Nam Cao viết : “… hắn có thể tìm bạn được, sao lạI chỉ gây kẻ thù ? (…) Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hoà vớI mọI ngườI biết bao!”
* Còn thị Nở, một ngườI phụ nữ bị ngườI làng xa lánh như tránh một con vật nào rất tởm, khi được yêu thương thì tình yêu làm cho có duyên, chị biết lườm, biết thẹn thùng, tiếng “vợ chồng” thấy ngường ngượng mà thinh thích. Nam Cao tự hỏI : “Đó vẫn là điều mong muốn âm thầm của con ngườI ******** ấy chăng?”
* VớI một tình cảm nhân đạo sâu sắc, Nam Cao đã phát hiện phần sâu kín đang âm ỉ cháy trong tâm hồn của kẻ bị tha hoá là Chí Phèo, của kẻ u mê là thị Nở : họ luôn tha thiết mong được thương yêu. được cảm thông và được sống hoà nhập vớI mọI người.
* Nhưng con đường trở lạI làm ngườI lương thiện vừa mở ra trước mắt Chí Phèo bị chặn đứng lại. Bà cô của thị Nở dứt hoát không cho cháu bà đâm đầu đi lấy một thằng không cha. Ai lạI đi lấy thằng chỉ có một nghề là rạch mặt ra ăn vạ. Bà ta cũng giống như mọI ngườI, quen coi Chí Phèo là “ con quỷ dữ” từ lâu rồi. Thế là Chí Phèo bị rơi vào một bi kịch tâm hồn đau đớn, bi kịch của con ngườI không được nhận làm người. Ngay trong phút giây tuyệt vọng đó, anh xách dao đến nhà Bá Kiến, không chỉ vì say mà chủ yếu vì lòng căm thù vẫn âm ỉ lâu nay trong đầu óc u tốI của anh giờ đây đã bừng lên. Những lờI lẽ cuốI cùng của Chí Phèo bộc lộ tất cả bi kịch nộI tâm đau đớn đó : “Tao muốn làm ngườI lương thiện (…) Không đựơc ! Ai cho tao lương thiện ? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là ngườI lương thiện được nữa. Biết không !”. Sau khi đâm chết Bá Kiến, Chí Phèo chỉ còn một cách là tự sát. Thế là trước đây, để bám lấy sự sống, Chí Phèo đã từ bỏ nhân phẩm, bán linh hồn cho quỷ; giờ đây ý thức về nhân phẩm thức dậy, linh hồn đã trở về, Chí Phèo lạI phảI tự huỷ diệ cuộc sống của mình.

c.Giá trị nghệ thuật :

Chí Phèo là một tác phẩm xuất sắc, thể hiện nghệ thuật viết truyện độc đáo cùa Nam Cao.

* Trước hết là cách xây dựng nhân vật điển hình. Bá Kiến, Chí Phèo vừa tiêu biểu cho những loạI ngườI có bề dầy trong xã hộI, vừa là những cá tính độc đáo và có sức sống mạnh mẽ. Tâm lí nhân vật được miêu tả thật tinh tế sắc sảo, tác giả có khả năng đi sâu vào nộI tâm để diễn tả những diễn biến tâm lí phức tạp của nhân vật.
* Cách dẫn dắt tình tiết toàn truyện thật linh hoạt, không theo trật tự thờI gian mà vẫn rành mạch, chặt chẽ, lôi cuốn : cảnh Chí Phèo trở về làng, lai lịch Chí Phèo, cảnh Chí Phèo gây sự, nằm vạ ở nhà Bá Kiến, từ tên cường hào bá Kiến dẫn tớI các tên sừng sỏ khác ở làng Vũ ĐạI, rồI Chí Phèo biến thành tay chân đắc lực cho Bá Kiến, bị tha hoá…
* Ngôn ngữ thật tự nhiên sống động, khẩu ngữ được sử dụng nhuần nhị, mang hơi thở của đờI sống. Ngôn ngữ kể chuyện vừa là ngôn ngữ tác giả, có khi vừa là ngôn ngữ nhân vật.
* Giọng văn biến hoá, không đơn điệu. tác giả như nhập vai vào từng nhân vật, chuyển từ vai này sang vai khác một cách linh hoạt, tự nhiên.

III. Kết luận:

- Tác phẩm Chí Phèo mang giá trị nhân đạo sâu sắc, thể hiện tấm lòng yêu thương, trân trọng của Nam Cao đốI vớI những ngườI khốn khổ.

- Chí Phèo còn là tiếng kêu cứu thiết tha của những ngướI bất hạnh. Hãy bảo vệ và đấu tranh cho quyền được làm ngườI của những con ngườI kương thiện. Họ phảI được sống và sống hạnh phúc, không còn những thế lực đen tốI của xã hộI đẩy họ vào chổ cùng khốn, bế tắc, đầy bi kịch xót xa…
 
P

pe_m0n

mở bài:giới thiệu hình ảnh người phụ nữ trong tac phẩm văn học
đặc điểm về hình ảnh người phụ nữ trong thơ của Tế Xương và Hồ Xuân Hương so với các nhà thơ khác?
Thân bài:nêu khái quát về hoàn cảnh của 2 tác phẩm
trong thơ của Tú Xương ngươì phụ nữ được thể hiện ntn?thông qua các hình ảnh(công việc của bà Tú..điều kiện làm việc..,nỗi vát vả khi phải gánh trách nhiệm là 1 người mẹ người vợ đồng thời là người cha người chồng trong gia đình,)
Tự tình ngươi phụ nữ đươc j hiện lên là "hồng nhan mà bạc phận".........
khao khát được sống trong hạnh phúc...
kết bài người phụ nữ xưa và nay đồng thời nêu lên giá trị cao đẹp của người phụ nữ
 
M

mailakiniem93

thân phận của NGƯỜI PHỤ NỮ trong xã hội xưa có rất nhiều điều để bàn luận! nếu bạn chỉ nói chung thôi thì sẻ không dẫn dắt được khai quát toàn bộ những j mình càn nói! vì thế đề này đòi hỏi b phải đi sâu vào vấn đề! và phải nêu được ví dụ cụ thể rồi dẫn dắt vấn đề đó! vd như thuý kiều là một nguoi phu nữ đã chịu nhièu ap bức của xã hội thời đó. đã đưa nang vào chốn lầu xanh, phải chịu nhiều đau khổ. không được sống bên người mình yeu... cứ dân dắt theo hướng đó rồi bạn nên đi thẳng vào ván đf...khi đó sẻ lam rõ nợi dung mà b muốnn trình bày!
 
H

hj_hjhj

hj...hjhj....
hay wá ..hay wá...nhưng cũng nhìu wá =>nhớ ko hết...
mìk nhớ lúc trước hình nhu mìk hoc văn củng được lắm nhưng nay thì ko tài nào suy nghj nổi...
chắc mìk đầu tư wá nhiều cho bên tự nhiên rồi...
làm sao đây...làm sao đây...
nhưng vấn đề là mìk cần cách trình bay bài văn số 2 này, chứ ko phài ý...có ai biết ko chỉ dzới coi...
 
F

flower2

cách làm bài văn nghi luận

Cách làm bài văn nghị luận nói chung và văn nghị luận xã hội nói riêng
công việc đầu tiên là phân tích đề.trình bày bài văn theo thứ tự đã phân tích cần sắp xếp các luận điểm, luận cứ theo trình tự chặt chẽ lôgic kết hợp suy luận, đi sâu vào từng khía cạnh vấn đề theo một chỉnh thể toàn vẹn, thống nhất
 
T

th4ngnh0cdgt

Mọi người post cho tớ cái mở bài đc ko? i' chính thi` tớ pi't oy...
Giúp tớ vs thứ 3 bọn tớ nộp ba`i oy
 
Top Bottom