Thông qua bài thơ "Tự Tình II" của Hồ Xuân Hương và bài thơ "thương vợ" của nhà thơ trào phúng Trần Tế Xương đã nói đến những vất vả gian truân mà người phụ nữ phải gánh chịu trong xã hội phong kiến trọng nam kinh nữ.
Qua bài thơ "Tự Tình II", Hồ Xuân Hương đã bộc bạch tâm trạng bức súc cao độ của bản thân, đồng thời cũng là tâm trạng của bao phụ nữ cùng cảnh ngộ trong xã hội phong kiến:
"Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chèn rượi hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xếkhuyết chưa tròn.
Xiên ngang mặt đất rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con."
Đã nói đến phụ nữ là nói cái đẹp, đức hi sinh cao cả mà không đòi hỏi một quyến lợi nào cả tình yêu thương và chia sẻ. Nhưng những thứ đó lại không được xã hội lúc bấy quan tâm.Vì trong xã hội phong kiến cho rằng phụ nữ có thiên chức là phục tùng vô điều kiện. Hồ Xuân Hương đã thấy rõ nhuêong bất công đó nên đã viết những câu thơ thấm đẫm nỗi xót xa, tủi hờn. Hồng nhan la cái cách mà người ta gọi những phụ nữ đẹp nói riêng và toàn thể phụ nữ nói chung. Nhưng nếu nói là cái hồng nhan thì có nghĩa là nó dã phải xếp ngang hàng với những thứ vô tri vô giác khác. Nỗi chua xót , tủi hờn chất chứa trong câu thơ: "Trơ cái hồng nhan với nước non"in đậm phong cách diẽn tả độc đáo của Hồ Xuân Hương.
Những tâm sự trĩu nặng nỗi buồn thân phận và duyên phận của tác giả không biềt ngỏ cùng ai nên càng cuỗn xoáy, day dứt trong lòng giữa đêm khuya thanh vắng. Nhưng dù bị phụ phàng hay quên lãng thì ngưòi phụ nnữ trong thơ của bà vẫn không tuyệt vọng, vẫn khát khao sống mạnh mẽ, vẫn ước oa dên cháy bỏng niềm hạnh phúc tròn đầy, được san sẻ và bù đắp những tình cảm chân thành giữa người với người.
Còn qua bài " thương vợ" của nhà thơ trào phúng nổi tiếng Trần Tế Xương có thể được coi là bức chân dung hoàn chỉnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa:
"Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò đi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không.
Ở xã hội phong kiến thời xưa, Nho giáo buộc phu nữ phải có bổn phận thờ chồng, nuôi con. Thờ chồng đối với bà Tù bao hàm cả việc nuôi chồng, thế là bất công , vì đúng ra người đàn ông phải giữ vai trò trụ cột trong gia đình về mọi mặt.
Bà Tú vốn la con nhà khá giả,luc ở với cha mẹ bà không bao giời phải chịu cực khổ, nhưng từ khi bà về làm vợ cho ông Tú thì bà phải chịu cảnh một nắng hai sương. Quanh năm tần tảo buôn bán để kiếm tiền để nuôi đủ năm con vối một chồng . Mà nuôi một ông chồng đặc biệt tài hoa như ông Tú thì không chi lo miếng cơm manh áo mà còn phải chuẩn bị cho ông một ít rượu, ít trà và một ít tiền bỏ túi để khi ông vui vẻ với bạn bè, chuẩn bị cho ông những bộ đồ tươm tất để cho ông đỡ tủi... Như vậy nhưng bà Tú vẫn cố gắng lo toan, ma không một lời than vãn.Bà Tú thầm coi như số phận đã an bài. Suy nghĩ và tâm trạng của bà Tú cũng là suy nghĩ và tâm trạng của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
Có lẽ ông Tú đã hoá thân vào bà Tú để thấu hiểu và cảm thông với bà ấy. Lấy chồng mà không được nhờ cậy và dựa dẫm; mà lấy phải ông chồng hờ hững thì có cũng như khôngmà thôi.
Hai bài thơ cùng một đề tài và cung toát lên than phận nhỏ bé,phụ thuộc và rất đáng thương của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa kia. Nhà thơ Hồ Xuân Hương và nhà thơ Trần Tề Xương đã góp tiếng nói đáng kể và tiếng nói đáng kể vào tiếng nói chung bảo vệ quyền lợi chính đáng của một nửa nhân loại-nữnh người gánh vác trọng trách duy trì sự sống trên trài đất này
XIN CÁC HÃY GÓP Ý THÊM NKE