[Văn 11] - Bài viết số 2: Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam

D

docongvang

nghi luan ne

vẻ đẹp hình ảnh người phụ nữ trong tác phẩm thương vợ của Trần Tế Xương.
giúp e nha...............
 
A

anna_mygirl_she

Văn 11

phân tích về người phụ nữ Việt Nam thông qua tác phẩm Thương Vợ của Trần Tế Xương
Bà con zô giúp mình zới:khi (12):
 
N

nguyenthaidung123

aj gjup' em bai` van nay` vs'( bai` so' 2: nghi luan van hoc 11 y') mai em nop roi`.. huhu...:khi (46):
 
C

copengoc

em cũng phải viết bài này nhưng mờ của em chỉ phân tích qua thương vợ và tự tình 2 thôi ^^!~
e viết thử cái mờ bài thồi nhá
hình ảnh của nguời phụ nữ xưa là một hình ảnh nam nũ vất vả với nhiều bất công vì vậy Nguyễn Du đã có câu
"đau đớn thay thân phận đàn bà
lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung"
dồi đến rất nhiều câu ca dao của nhân dân than thay cho thận phận người phụ nữ
" thận e như hạt mưa xa
hạt vào đài cát hạt ra ruộng cày"
tất cả đểu nói lên thận phận đau khổ và chế độ phong kiến bất công đã vùi dập ví như hồ xuân hương là người phụ nữ có tài nhưg cũng phải cam chịu số phận qua tự tình 2 bà đã ngán ngẩm cuộc đời vá cuộc tình duyên dang dở của mình.Hay như tú bà qua bài thương vợ của Tú Xương đã thể hiện được hình ảnh của người phụ nữ lam lú vất vả phải gánh vác một gia đình mờ đán nghẽ trách nhiệm ấy là của người đàn ông
 
N

nhiquy_5

theo tớ tì để viết bài này bạn nên đi theo hướng từ chung đến riêng. Đầu tiên là nét chung của 2 bài thơ sau đó thì đi phân tích từng bài một để làm rõ điều cần phân tích. Ý chính mỗi bài thì thầy cô cho tụi mình ghi trên lớp rùi đó. Theo tớ thì chỉ cần thực hiện tốt như vậy là đã có một bài văn khá tốt rồi đó. LUCKY
 
S

satthuhoahongtim

Thông qua bài thơ "Tự Tình II" của Hồ Xuân Hương và bài thơ "thương vợ" của nhà thơ trào phúng Trần Tế Xương đã nói đến những vất vả gian truân mà người phụ nữ phải gánh chịu trong xã hội phong kiến trọng nam kinh nữ.
Qua bài thơ "Tự Tình II", Hồ Xuân Hương đã bộc bạch tâm trạng bức súc cao độ của bản thân, đồng thời cũng là tâm trạng của bao phụ nữ cùng cảnh ngộ trong xã hội phong kiến:
"Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chèn rượi hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xếkhuyết chưa tròn.
Xiên ngang mặt đất rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con."
Đã nói đến phụ nữ là nói cái đẹp, đức hi sinh cao cả mà không đòi hỏi một quyến lợi nào cả tình yêu thương và chia sẻ. Nhưng những thứ đó lại không được xã hội lúc bấy quan tâm.Vì trong xã hội phong kiến cho rằng phụ nữ có thiên chức là phục tùng vô điều kiện. Hồ Xuân Hương đã thấy rõ nhuêong bất công đó nên đã viết những câu thơ thấm đẫm nỗi xót xa, tủi hờn. Hồng nhan la cái cách mà người ta gọi những phụ nữ đẹp nói riêng và toàn thể phụ nữ nói chung. Nhưng nếu nói là cái hồng nhan thì có nghĩa là nó dã phải xếp ngang hàng với những thứ vô tri vô giác khác. Nỗi chua xót , tủi hờn chất chứa trong câu thơ: "Trơ cái hồng nhan với nước non"in đậm phong cách diẽn tả độc đáo của Hồ Xuân Hương.
Những tâm sự trĩu nặng nỗi buồn thân phận và duyên phận của tác giả không biềt ngỏ cùng ai nên càng cuỗn xoáy, day dứt trong lòng giữa đêm khuya thanh vắng. Nhưng dù bị phụ phàng hay quên lãng thì ngưòi phụ nnữ trong thơ của bà vẫn không tuyệt vọng, vẫn khát khao sống mạnh mẽ, vẫn ước oa dên cháy bỏng niềm hạnh phúc tròn đầy, được san sẻ và bù đắp những tình cảm chân thành giữa người với người.
Còn qua bài " thương vợ" của nhà thơ trào phúng nổi tiếng Trần Tế Xương có thể được coi là bức chân dung hoàn chỉnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa:
"Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò đi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không.
Ở xã hội phong kiến thời xưa, Nho giáo buộc phu nữ phải có bổn phận thờ chồng, nuôi con. Thờ chồng đối với bà Tù bao hàm cả việc nuôi chồng, thế là bất công , vì đúng ra người đàn ông phải giữ vai trò trụ cột trong gia đình về mọi mặt.
Bà Tú vốn la con nhà khá giả,luc ở với cha mẹ bà không bao giời phải chịu cực khổ, nhưng từ khi bà về làm vợ cho ông Tú thì bà phải chịu cảnh một nắng hai sương. Quanh năm tần tảo buôn bán để kiếm tiền để nuôi đủ năm con vối một chồng . Mà nuôi một ông chồng đặc biệt tài hoa như ông Tú thì không chi lo miếng cơm manh áo mà còn phải chuẩn bị cho ông một ít rượu, ít trà và một ít tiền bỏ túi để khi ông vui vẻ với bạn bè, chuẩn bị cho ông những bộ đồ tươm tất để cho ông đỡ tủi... Như vậy nhưng bà Tú vẫn cố gắng lo toan, ma không một lời than vãn.Bà Tú thầm coi như số phận đã an bài. Suy nghĩ và tâm trạng của bà Tú cũng là suy nghĩ và tâm trạng của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
Có lẽ ông Tú đã hoá thân vào bà Tú để thấu hiểu và cảm thông với bà ấy. Lấy chồng mà không được nhờ cậy và dựa dẫm; mà lấy phải ông chồng hờ hững thì có cũng như khôngmà thôi.
Hai bài thơ cùng một đề tài và cung toát lên than phận nhỏ bé,phụ thuộc và rất đáng thương của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa kia. Nhà thơ Hồ Xuân Hương và nhà thơ Trần Tề Xương đã góp tiếng nói đáng kể và tiếng nói đáng kể vào tiếng nói chung bảo vệ quyền lợi chính đáng của một nửa nhân loại-nữnh người gánh vác trọng trách duy trì sự sống trên trài đất này
XIN CÁC HÃY GÓP Ý THÊM NKE HJHJHJ
 
S

satthuhoahongtim

Thông qua bài thơ "Tự Tình II" của Hồ Xuân Hương và bài thơ "thương vợ" của nhà thơ trào phúng Trần Tế Xương đã nói đến những vất vả gian truân mà người phụ nữ phải gánh chịu trong xã hội phong kiến trọng nam kinh nữ.
Qua bài thơ "Tự Tình II", Hồ Xuân Hương đã bộc bạch tâm trạng bức súc cao độ của bản thân, đồng thời cũng là tâm trạng của bao phụ nữ cùng cảnh ngộ trong xã hội phong kiến:
"Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chèn rượi hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xếkhuyết chưa tròn.
Xiên ngang mặt đất rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con."
Đã nói đến phụ nữ là nói cái đẹp, đức hi sinh cao cả mà không đòi hỏi một quyến lợi nào cả tình yêu thương và chia sẻ. Nhưng những thứ đó lại không được xã hội lúc bấy quan tâm.Vì trong xã hội phong kiến cho rằng phụ nữ có thiên chức là phục tùng vô điều kiện. Hồ Xuân Hương đã thấy rõ nhuêong bất công đó nên đã viết những câu thơ thấm đẫm nỗi xót xa, tủi hờn. Hồng nhan la cái cách mà người ta gọi những phụ nữ đẹp nói riêng và toàn thể phụ nữ nói chung. Nhưng nếu nói là cái hồng nhan thì có nghĩa là nó dã phải xếp ngang hàng với những thứ vô tri vô giác khác. Nỗi chua xót , tủi hờn chất chứa trong câu thơ: "Trơ cái hồng nhan với nước non"in đậm phong cách diẽn tả độc đáo của Hồ Xuân Hương.
Những tâm sự trĩu nặng nỗi buồn thân phận và duyên phận của tác giả không biềt ngỏ cùng ai nên càng cuỗn xoáy, day dứt trong lòng giữa đêm khuya thanh vắng. Nhưng dù bị phụ phàng hay quên lãng thì ngưòi phụ nnữ trong thơ của bà vẫn không tuyệt vọng, vẫn khát khao sống mạnh mẽ, vẫn ước oa dên cháy bỏng niềm hạnh phúc tròn đầy, được san sẻ và bù đắp những tình cảm chân thành giữa người với người.
Còn qua bài " thương vợ" của nhà thơ trào phúng nổi tiếng Trần Tế Xương có thể được coi là bức chân dung hoàn chỉnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa:
"Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò đi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không.
Ở xã hội phong kiến thời xưa, Nho giáo buộc phu nữ phải có bổn phận thờ chồng, nuôi con. Thờ chồng đối với bà Tù bao hàm cả việc nuôi chồng, thế là bất công , vì đúng ra người đàn ông phải giữ vai trò trụ cột trong gia đình về mọi mặt.
Bà Tú vốn la con nhà khá giả,luc ở với cha mẹ bà không bao giời phải chịu cực khổ, nhưng từ khi bà về làm vợ cho ông Tú thì bà phải chịu cảnh một nắng hai sương. Quanh năm tần tảo buôn bán để kiếm tiền để nuôi đủ năm con vối một chồng . Mà nuôi một ông chồng đặc biệt tài hoa như ông Tú thì không chi lo miếng cơm manh áo mà còn phải chuẩn bị cho ông một ít rượu, ít trà và một ít tiền bỏ túi để khi ông vui vẻ với bạn bè, chuẩn bị cho ông những bộ đồ tươm tất để cho ông đỡ tủi... Như vậy nhưng bà Tú vẫn cố gắng lo toan, ma không một lời than vãn.Bà Tú thầm coi như số phận đã an bài. Suy nghĩ và tâm trạng của bà Tú cũng là suy nghĩ và tâm trạng của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
Có lẽ ông Tú đã hoá thân vào bà Tú để thấu hiểu và cảm thông với bà ấy. Lấy chồng mà không được nhờ cậy và dựa dẫm; mà lấy phải ông chồng hờ hững thì có cũng như khôngmà thôi.
Hai bài thơ cùng một đề tài và cung toát lên than phận nhỏ bé,phụ thuộc và rất đáng thương của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa kia. Nhà thơ Hồ Xuân Hương và nhà thơ Trần Tề Xương đã góp tiếng nói đáng kể và tiếng nói đáng kể vào tiếng nói chung bảo vệ quyền lợi chính đáng của một nửa nhân loại-nữnh người gánh vác trọng trách duy trì sự sống trên trài đất này
XIN CÁC HÃY GÓP Ý THÊM NKE :D:D:D
 
P

pokemon_011

1. Họ là những người phụ nữ có tài có sắc( thân em vừa trắng lại vừa tròn, trơ cái hồng nhan với nước non), có phẩm chất cao đẹp như bà Tú tông Thương vợ của Tú Xương( Quanh năm buôn bán ở mom sông _ Nuôi đủ năm con với một chồng).
2. tuy vậy nhưng thân phận của những người phụ nữ này lại vô cùng nhỏ bé, cuộc đời của họ long đong lận đận. Họ phải sống trong một chế độ xã hội phong kiến lạc hậu, trọng nam khinh nữ, người phụ nứ không có chỗ đứng và địa vị trong xã hội vì vậy mà những người phụ nữ có tài nhưHXH thường không được coi trong đồng thời việc làm của một người vợ thường ít được người chồng cảm thông dù cho quanh năm lam lũ vất vả nuôi chồng nuôi con chăm sóc cho gia đình luôn được yên ấm dù mình có phải chịu thiệt thòi
từ đó ta cũng thấy được bản lĩnh của người phụ nữ xưa. Đối với HXH thì đó chính là bà đã dám thách thức tất cả mọi thứ, cả trời đất, cả thiên nhiên và cả với chính duyên phận của mình cũng như bà dám thể hiện quan điểm của mình thông qua những vần thơ đầy tính nghệ thuật này...Trong khi đó, Bà Tú lại lài một người mẹ hiền, một người vợ đảm. Vì chồng vì con, bà sẵn sàng làm thay cả việc nặng nhọc mà đáng ra người đàn ông phải là người gánh vác, bà phải làm việc trong hoàn cảnh đầy khó khăn, cực khổ, phải làm dưới một điều kiện bấp bênh (mom sông) cà phải " eo xèo mặt nước " buổi đò đông. Bà như con cò trong ca dao, lam lũ vất vả bươn trải để nuôi chồng nuôi con....

Thân!
 
H

huu_nghia0303

nghi laun van hoc 11

các bạn giúp mình làm bài van nha đề là vẽ đẹp của người phụ nử việt nam trong tác phẩm thương vợ của Tú Xương và bài Tự Tình II của Hồ xuan Hung
 
A

acidnitric_hno3

tra loi

Bạn ơi!
Bạn mở thử sách bài tâp ngữ văn 11 tập 1 trang 36, ở đó có dàn ý khá chi tiết đấy!cứ làm theo dàn ý đó, thêm thắt dẫn chứng (lấy trong 2 bài thơ ấy), là tạm được rồi.
Mở bài thì bạn viết thế này hoặc kiểu khác cũng được:
Trong kho tàng văn học việt nam đã có không ít tác phẩm viết về vẻ đẹp và thân phận của người phụ nữ Việt Nam, đã có không ít tác giả đồng cảm với họ. Và nổi bật trong số đó là bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương và nhà thơ Tú Xương qua hai tác phẩm "Tự tình" và "Thương vợ".........
Đại loại là thế nhé!
 
Last edited by a moderator:
D

donquanhao_ub

"Trong kho tàng văn học Việt Nam có rất nhiều bài thơ nói lên than phận của người phụ nữ phong kiến xưa. Đó là những người phụ nữ chị sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến “Tam tong, tứ đức” ( tại gia tong phụ, xuất giá tong phu, phu tử tong tử và công dung ngôn hạnh). Họ hầu như không có quyền quyết định cuộc đời mình, chỉ biết sống cam chịu và phục tùng. Cảm thong với số phận, than phận và phẩm chất cảu người phụ nữ xưa, hai nhà thơ Hồ Xuân Hương và Trần Tế Xương đã thay họ nói lên tiếng lòng mình qua các bài thơ như: Tự tình, Bánh trôi nước, Thương vợ…..



Thời xưa, dưới chế độ phong kiến suy tàn, mục nát, số phận người phụ nữ luôn bị vùi dập vào vũng lầy đau khổ, luôn bị trói buộc bởi xã hội bất công, nam quyền độc đoán, một xã hội “trọng nam khinh nữ”, một chế độ đa thê…. Họ gặp nhiều đau khổ, lận đận, tình duyên trắc trở, chịu cuộc đời làm lẻ, số phận hẩm hiu, éo le.
Với bản lĩnh của mình và cũng là nạn nhân trong xã hội đó, Hồ Xuân Hương đã mạnh dạn nói lên nỗi lòng của những người phụ nữ xưa. Đó là những người phụ nữ duyên dáng, xinh xắn nhưng luôn bị phân biệt đối xử thậm tệ, không có quyền lựa chọn hạnh phúc của đời mình và luôn khát khao hạnh phúc lứa đôi. Trước một xã hội bất công, cảnh ngộ người con gái giàu sức sống và hết sức tài hoa, nhưng trớ trêu cuộc đời thật bất hạnh, số phận lận đận gian truân:

“ Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nỗi ba chìm với nước non”


Không chỉ thế nỗi đau than phận con được nhắc đến ở bài : “Tự tình II” :

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

Trơ cái hồng nhan với nước non(…)

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”


Một tâm trạng buồn đau, oán hận, cô độc, trong màn đêm vắng lặng. Sự bẽ bàng, tủi hổ, dầu dãi cay đắng là nỗi đau của Hồ Xuân Hương nói riêng và người. Phụ nữ Việt Nam nói chung. Duyên phận họ thật hẩm hiu, hạnh phúc ít ỏi ( tuổi xuân trôi qua mà hạnh phúc không trọn vẹn như trăng xế mà vẫn khuyết). Mang cho mình một thân phận lẻ mọn, tình yêu bị chia năm sẻ bảy chỉ còn tí con con: “Mảnh tính san sẻ tí con con”.
Đối với Trần Tế Xương, ông đứng dưới khí cạnh một người đàn ông, cảm thông thương xót cho số phận của người phụ nữ bị đối xủ bất công, luôn chịu cơ cực gian truân nhưng không dám phản kháng. Họ luôn sống cam chịu, hi sinh cho chồng con:

“Lặn lội than cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông”

(Thương Vợ)


Câu thơ mang chất liệu ca dao, các hình ảnh “lặn lội”, “eo sèo”, “khi quãng vắng”, “buổi đò đông” thể hiện sự tủi than của người phụ nữ, trước sự đơn chiếc, chen chút làm ăn vật lôn với cuộc sống để mưu sinh, nuôi chồng con. Người phụ nữ xưa khi về nhà chồng phải chịu sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến, chấp nhận không kêu ca, oán than (“Một duyên hai nợ âu đành phận – Năm nắng mười mưa dám quản công”). Mặc dù rất vất vả, khổ cực. Hình ảnh bà Tú chính là chân dung của một người phụ nữ không quản khó khăn vì chồng vì con, là một hình ảnh tiêu biểu cảu người phụ nữ Việt Nam.
Qua đó, đã làm nổi bật những vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất người phụ nữ Việt Nam xưa. Đồng thời phê phán cái xã hội thối nát, giận người đời bạc bẽo vô tâm (“Sau giận vì duyên để mỏi mõm mòm” – Tự tình I của Hồ Xuân Hương), giận cuộc sống đã đưa những người phụ nữ vào chỗ lẻ loi cô dơn, hiu hút:
“Oán hận trông ra khắp mọi chòm”

(Tự tình I – Hồ Xuân Hương)


Họ oán hận trước nỗi đau âm ỉ, dai dẳng đốt cháy tâm can và tê tái nhất.
Trong thơ Hồ Xuân Hương ta luôn bắt gặp những hình ảnh người phụ nữ biết vượt lên số phận, không để nỗi đau làm mình gục ngã:

“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám

Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”

(Tự tình II)


Quả thật, họ không bao giờ chịu khuất phục, luôn cựa quậy. Xuân Hương lại càng khẳng định”

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà en vẫn giữ tấm lòng son”

( Bánh trôi nước)



Đúng là một phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ với tấm lòng thủy chung, con sắc, quyết gìn giữ không để hoàn cảnh xã hội lam hoen ố, là niềm tự hào, lòng kiêu hãnh và hãnh diện về chính mình. Và trong tâm hồn người phụ nữ luôn khao khát được hòa hợp trong một tình yêu trọn vẹn, mãnh liệt:

“Chém cha cái kiếp lấy cồng chung”



Nó thể hiện một niềm khao khát chính đáng cảu người phụ nữ ở mọi thời đại.
Đến với “Thương vợ” cảu Tú Xương nhìn với góc độ đạo lý, bà Tú đang tuân theo bổn phận làm vợ nhưng nhìn ở góc độ tình cảm, ta thấy bà làm tất cả vì chồng con mà không than thở, ở bà hiện lên vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Đó là sự đảm đang, chịu thương, chịu khó và đức hi sinh âm thầm vì chồng con.
Từ đây ta càng cảm thông sâu sắc cho số phận người phụ nữ Việt Nam xưa, phải chịu nhiều khổ cực, tủi nhục, hiu quạnh, tình duyên hẩm hiu, trắc trở…

Ngày nay thân phận người phụ nữ đã chiếm một vị trí quan trọng trong gia đình. Bởi lẽ cái xã hội “Trọng nam khinh nữ” đã bị xóa bỏ mà thay vào đó là một xã hội “công bằng, bình đẳng, nam nữ bình quyền”. Nhưng không vì thế mà người phụ nữ Việt Nam làm mất đi vẻ thuần phong mỹ tục vốn có của mình. Và vẫn giữ được phẩm chất, vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Viêt Nam, đảm đang tháo vác. Điều đặc biệt hơn là họ có cá tính mạnh mẽ hơn, dám đấu tranh triệt để vì hạnh phúc, vì quyền lợi của chính mình và phát triển theo phương châm:

“Giỏi việc nước, đảm việc nhà”"
 
Top Bottom