- 29 Tháng mười 2018
- 3,304
- 4,365
- 561
- TP Hồ Chí Minh
- THCS Nguyễn Hiền


Cách đây hai ngày, mình có đăng một topic này: https://diendan.hocmai.vn/threads/g...-tren-kien-thuc-lien-mon.759124/#post-3792692. Topic gợi ra một vấn đề khá mới mẻ với giới nghiên cứu và các độc giả muốn nghiên cứu về tâm lý người Việt, điều mà các sách nghiên cứu trước đây không nhắc đến - hoặc nếu nhắc đến thì cũng hời hợt mà thôi. Do vấn đề quá mới nên hình như không bạn nào có ý kiến gì cả trên topic. Nhân đây, mình cung cấp vài thông tin trích từ sách "Tâm lý dân tộc An-nam" của Paul Giran, để bạn có cái nhìn rõ hơn về tâm lý của người Việt, để bạn thử trả lời một số câu hỏi ở topic mà mình đã dẫn link ra đây:
Tác giả Paul Giran học Trường Thuộc địa, sau đó được bổ nhiệm làm việc tại Đông Dương. Tâm lý dân tộc An Nam là công trình nghiên cứu của ông sau 3 năm làm việc tại Đông Dương, được ra mắt độc giả nước Pháp năm 1904, vì mục đích “để cai trị tốt một dân tộc, trước tiên phải học hỏi tìm hiểu, phải biết rõ, phải thấu đáo tâm hồn, thần minh của họ”.
Chủng tộc và môi trường, theo Paul Giran chính là hai yếu tố góp phần hình thành bản sắc quốc gia An Nam nên ông tập trung khảo sát ở các góc độ ấy.
Đây không phải là một cuốn sách của ngôn ngữ ngoại giao mà là một cái nhìn thẳng thắn của Paul Giran về tâm hồn và sự tiến hoá của dân tộc An Nam sau những năm tiếp xúc, thu thập tài liệu và nghiên cứu.
Chính vì vậy, người đọc Việt có thể bị sốc khi tác giả cho rằng đặc trưng tình cảm của người An Nam là sự lãnh đạm, đặc trưng ý chí xứ này là sự trơ ỳ.
Sách viết: “Tình thương yêu đồng loại, biểu hiện ở lòng trắc ẩn và bác ái là những đức tính ít khi thấy hành xử ở An Nam” hoặc “Không thể nói thẳng thừng rằng người An Nam lười biếng; trái lại, họ rất siêng năng; rất ít người An Nam ăn không ngồi rồi; có điều, họ lao động một cách uể oải, đặc biệt là khi họ làm không phải do bị nhu cầu thúc bách hoặc không vì lợi riêng”.
Sách cũng viết thêm: “Trên hết, người An Nam giữ mối hằn thù thâm sâu đối với bất cứ kẻ ngoại bang nào có thể tới để đánh bật họ ra khỏi tín ngưỡng, tập tục và định chế của họ. Dù cho người Trung Quốc hay người châu Âu đến xâm lăng xứ sở, sai khiến họ nhân danh một người chủ này hay người chủ kia, điều đó chẳng mấy quan trọng đối với họ, chừng nào người ta còn tôn trọng tôn giáo, luật lệ và tập quán của họ.”
Về nghệ thuật, khoa học ở An Nam, tác giả cũng đánh giá ở mức độ tầm thường, hời hợt, thiếu sáng tạo.
Trong quá trình chuyển ngữ cuốn sách này, dịch giả Phan Tín Dụng cảm nhận rằng “có lẽ Paul Giran cũng bị sốc trong quá trình tiếp cận, nghiên cứu về người An Nam”, vì vậy đây ít nhiều là cái nhìn chủ quan của tác giả.
Tác giả Paul Giran học Trường Thuộc địa, sau đó được bổ nhiệm làm việc tại Đông Dương. Tâm lý dân tộc An Nam là công trình nghiên cứu của ông sau 3 năm làm việc tại Đông Dương, được ra mắt độc giả nước Pháp năm 1904, vì mục đích “để cai trị tốt một dân tộc, trước tiên phải học hỏi tìm hiểu, phải biết rõ, phải thấu đáo tâm hồn, thần minh của họ”.
Chủng tộc và môi trường, theo Paul Giran chính là hai yếu tố góp phần hình thành bản sắc quốc gia An Nam nên ông tập trung khảo sát ở các góc độ ấy.
Đây không phải là một cuốn sách của ngôn ngữ ngoại giao mà là một cái nhìn thẳng thắn của Paul Giran về tâm hồn và sự tiến hoá của dân tộc An Nam sau những năm tiếp xúc, thu thập tài liệu và nghiên cứu.
Chính vì vậy, người đọc Việt có thể bị sốc khi tác giả cho rằng đặc trưng tình cảm của người An Nam là sự lãnh đạm, đặc trưng ý chí xứ này là sự trơ ỳ.
Sách viết: “Tình thương yêu đồng loại, biểu hiện ở lòng trắc ẩn và bác ái là những đức tính ít khi thấy hành xử ở An Nam” hoặc “Không thể nói thẳng thừng rằng người An Nam lười biếng; trái lại, họ rất siêng năng; rất ít người An Nam ăn không ngồi rồi; có điều, họ lao động một cách uể oải, đặc biệt là khi họ làm không phải do bị nhu cầu thúc bách hoặc không vì lợi riêng”.
Sách cũng viết thêm: “Trên hết, người An Nam giữ mối hằn thù thâm sâu đối với bất cứ kẻ ngoại bang nào có thể tới để đánh bật họ ra khỏi tín ngưỡng, tập tục và định chế của họ. Dù cho người Trung Quốc hay người châu Âu đến xâm lăng xứ sở, sai khiến họ nhân danh một người chủ này hay người chủ kia, điều đó chẳng mấy quan trọng đối với họ, chừng nào người ta còn tôn trọng tôn giáo, luật lệ và tập quán của họ.”
Về nghệ thuật, khoa học ở An Nam, tác giả cũng đánh giá ở mức độ tầm thường, hời hợt, thiếu sáng tạo.
Trong quá trình chuyển ngữ cuốn sách này, dịch giả Phan Tín Dụng cảm nhận rằng “có lẽ Paul Giran cũng bị sốc trong quá trình tiếp cận, nghiên cứu về người An Nam”, vì vậy đây ít nhiều là cái nhìn chủ quan của tác giả.
