- 29 Tháng mười 2018
- 3,304
- 4,365
- 561
- TP Hồ Chí Minh
- THCS Nguyễn Hiền


Văn thân và sĩ phu vốn là hai giai tầng khác nhau trong xã hội nửa thuộc địa, nửa phong kiến xưa. Hai giai tầng này đều có sự khác biệt rất lớn với nhau nhưng vẫn thường bị đánh đồng và nhiều người lầm tưởng là một : '' Phong trào của văn thân sĩ phu cả nước '' ..... Bài viết này muốn giải thích và bóc tách khái niệm giữa văn thân và sĩ phu.
1. Văn Thân
Xét theo định nghĩa của từ điển tiếng việt, văn thân được định nghĩa là nhà nho yêu nước thời phong kiến. Xét theo Hán Văn, văn (文) chỉ những người có học thức và thân(紳) nghĩa là dải thắt lưng bằng lụa của các viên chức nhỏ thời xưa. . Như vậy dựa vào nghĩa của từ văn thân trên phương diện Hán Văn và Tiếng Việt có thể định nghĩa rằng văn thân là từ ngữ dùng để chỉ cho những người có học vấn, theo con đường nho học.
Văn thân có thể xuất thân từ nhiều tầng lớp khác nhau nhưng chắc chắn là người có học vấn, và được kính trọng trong xã hội phong kiến nửa thuộc địa. Có thể nói giai tầng văn thân là một giai tầng đứng giữa, trung gian giữa nhà cầm quyền phong kiến với dân chúng, bao gồm các sĩ tử, các nhân sĩ hay thân sĩ. Họ là người có học thức, lễ nghĩa nên được các tầng lớp khác xem trọng.
2. Sĩ Phu
Theo định nghĩa trong từ điển tiếng việt , định nghĩa từ sĩ phu được hiểu là người trí thức có danh tiếng trong xã hội phong kiến. Theo hán văn , sĩ phu (士夫) được hiểu theo từng chữ, từ sĩ (士) chỉ học trò - quan người có học thức và chức sắc còn từ phu chỉ người đàn ông hoặc người chồng trong gia đình. Nói theo văn cảnh, từ sĩ phu 士夫 ý chỉ người đàn ông có chức sắc (quan) có thế lực và tiếng nói trong xã hội được nhiều người kính trọng.
Đi sâu về cổ đại, Sĩ Phu (士夫) vốn chỉ tầng lớp đại phu ( chức quan to xuất hiện vào thời Hạ - Trung Quốc thần thuộc chư hầu ) như vậy có thể nói, xét về gốc rễ , sĩ phu vốn là tầng lớp có học thức và ra làm quan cho nhà nước có thế lực và có tiếng nói trong xã hội. Được trọng vọng trong xã hội đương thời, xuất thân thường thuộc thư hương thế gia. Trong xã hội nửa thuộc địa nửa phong kiến kia cũng vậy, giai tầng sĩ phu là giai tầng có chức sắc và địa vị xã hôi.
Trên mặt chữ thì có thể hiểu về văn thân và sĩ phu là như vậy, nhưng nếu nôm na mà nói ta chỉ cần hiểu một cách đơn giản đó là văn thân là người có học thức và tiếng nói, còn sĩ phu là người có học thức và địa vị xã hội.
Ảnh : Cụ Phan Châu Trinh một văn thân đương thời.
Nguồn: Tôn gia - Sĩ tộc
1. Văn Thân
Xét theo định nghĩa của từ điển tiếng việt, văn thân được định nghĩa là nhà nho yêu nước thời phong kiến. Xét theo Hán Văn, văn (文) chỉ những người có học thức và thân(紳) nghĩa là dải thắt lưng bằng lụa của các viên chức nhỏ thời xưa. . Như vậy dựa vào nghĩa của từ văn thân trên phương diện Hán Văn và Tiếng Việt có thể định nghĩa rằng văn thân là từ ngữ dùng để chỉ cho những người có học vấn, theo con đường nho học.
Văn thân có thể xuất thân từ nhiều tầng lớp khác nhau nhưng chắc chắn là người có học vấn, và được kính trọng trong xã hội phong kiến nửa thuộc địa. Có thể nói giai tầng văn thân là một giai tầng đứng giữa, trung gian giữa nhà cầm quyền phong kiến với dân chúng, bao gồm các sĩ tử, các nhân sĩ hay thân sĩ. Họ là người có học thức, lễ nghĩa nên được các tầng lớp khác xem trọng.
2. Sĩ Phu
Theo định nghĩa trong từ điển tiếng việt , định nghĩa từ sĩ phu được hiểu là người trí thức có danh tiếng trong xã hội phong kiến. Theo hán văn , sĩ phu (士夫) được hiểu theo từng chữ, từ sĩ (士) chỉ học trò - quan người có học thức và chức sắc còn từ phu chỉ người đàn ông hoặc người chồng trong gia đình. Nói theo văn cảnh, từ sĩ phu 士夫 ý chỉ người đàn ông có chức sắc (quan) có thế lực và tiếng nói trong xã hội được nhiều người kính trọng.
Đi sâu về cổ đại, Sĩ Phu (士夫) vốn chỉ tầng lớp đại phu ( chức quan to xuất hiện vào thời Hạ - Trung Quốc thần thuộc chư hầu ) như vậy có thể nói, xét về gốc rễ , sĩ phu vốn là tầng lớp có học thức và ra làm quan cho nhà nước có thế lực và có tiếng nói trong xã hội. Được trọng vọng trong xã hội đương thời, xuất thân thường thuộc thư hương thế gia. Trong xã hội nửa thuộc địa nửa phong kiến kia cũng vậy, giai tầng sĩ phu là giai tầng có chức sắc và địa vị xã hôi.
Trên mặt chữ thì có thể hiểu về văn thân và sĩ phu là như vậy, nhưng nếu nôm na mà nói ta chỉ cần hiểu một cách đơn giản đó là văn thân là người có học thức và tiếng nói, còn sĩ phu là người có học thức và địa vị xã hội.

Ảnh : Cụ Phan Châu Trinh một văn thân đương thời.
Nguồn: Tôn gia - Sĩ tộc