- 29 Tháng mười 2018
- 3,304
- 4,365
- 561
- TP Hồ Chí Minh
- THCS Nguyễn Hiền
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Trịnh Kiểm không sai khi cho Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa. Tính toán của ông thất bại.
Hãy bắt đầu từ xuất thân của chúa Trịnh đầu tiên.
Trịnh Kiểm xuất thân bần hàn, sau ra yết kiến Nguyễn Kim rồi lập công cao, dựng danh vọng. Kiểm đóng vai trò quan trọng trong trận Lôi Dương (Thanh Hóa) vào năm 1539. Thắng trận này, Nam triều thu lại Tây Kinh (Thanh Hóa) vốn là đất tổ của nhà Lê, đồng thời cô lập Nghệ An, Thuận Hóa, Quảng Nam khỏi tầm ảnh hưởng của nhà Mạc.
1 năm sau trận Lôi Dương, Mạc Đăng Doanh qua đời. Vừa thua to, lại mất đứa con nối dõi tài danh – thành quả của bao nhiêu năm đào tạo. Mạc Đăng Dung buộc phải đầu hàng nhà Minh để bảo toàn lãnh thổ.
Như vậy, công của Trịnh Kiểm rất lớn. Ông công thành chiếm đất thôi uy vọng đã lớn rồi. Đằng này quân công của ông còn mở ra cơ hội “thay triều đổi đại” cho họ Lê. Quân danh theo thế càng lớn.
Vấn đề là: Ông có uy vọng nhưng chưa có danh vọng. Vì sao?
Vì ông chỉ là con rễ của họ Nguyễn, một dòng dõi hai đời phò Lê. Cha Nguyễn Kim là Nguyễn Hoằng Dụ trước cũng phò Lê trong cơn biến loạn, rồi chính Nguyễn Kim sau này cũng lập vua Lê để chống nhà Mạc. Đến khi chết, Nguyễn Kim cũng bị nhà Mạc đầu độc. Nói theo nhà Nho thì họ Nguyễn hai đời tận trung. Ấy là trung là nghĩa, là danh vọng đời đời.
Thế thì, hai anh em Nguyễn Uông và Nguyễn Hoàng sau khi cha mất hiển nhiên phải tập ấm quyền lực và nối chí cha chống Mạc. Thực tế, họ đã làm thế. Nguyễn Hoàng đã nhiều lần đi theo Trịnh Kiểm ra trận lập công.
Vậy: Xét về quân công, quân trạng, Kiểm hơn Uông và Hoàng, nhưng vẫn dưới 2 ông một bậc.
Nói về đạo lý, Kiểm phải giúp Uông và Hoàng phò Lê. Đó vừa là đạo quân thần, vừa là nghĩa thông gia. Mặt khác, họ Nguyễn tuy mất minh chủ nhưng không mất thế lực. Để phò Lê, Nguyễn Kim hẳn phải có 1 lực lượng đông đảo những người ủng hộ.
Nguyễn Hoằng Dụ, Nguyễn Kim, Nguyễn Uông là những đỉnh đỉnh của ngọn thủy triều phò Lê chống Mạc. Ai cũng thấy họ, ai cũng biết họ. Nhưng dưới họ còn hàng trăm, hàng ngàn người vô danh đầy quyền lực và danh vọng ủng hộ hoặc từng chịu ơn. Vua Lê cũng nằm trong số đó.
Thế thì cái chết của Nguyễn Uông và sự kiện Nguyễn Hoàng cáo bệnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho họ Trịnh. Từ ngày Nguyễn Kim chết đến ngày Nguyễn Uông chết là 13 năm, thế lực họ Trịnh đã mạnh lên nhiều, nhưng so với 2 đời phò vua thì chẳng thấm vào đâu.
Nếu Nguyễn Hoàng cũng chết và kẻ đứng sau là Kiểm, ông ta sẽ rơi vào thế bất nhân, bất nghĩa, bất trung. Anh rể giết em, tiếm quyền nhà vợ và kiểm sooát nhà vua. Thế thì những người ủng hộ họ Nguyễn sẽ có lý làm phản. Họ có thể theo về nhà Mạc. Họ cũng có thể mang quân làm loạn. Đó là chưa nói tới tính chính danh của họ Trịnh không còn, nhân sĩ hào kiệt sẽ quay lưng đi hết.
Vậy thì giết Hoàng không được mà giữ Hoàng không xong.
Cho nên ngay khi nghe vợ xin cho Hoàng vào Thuận Hóa, Kiểm đã đồng ý. Vùng đất này ở giữa Nghệ An và Quảng Nam, nơi có lực lượng họ Trịnh đóng giữ. Địa lý Thuận Hóa khô cằn lại nhiều giặc cướp, tiềm năng phát triển không cao. Thêm nữa, quân Mạc vẫn hiện diện tại nơi đây.
Nếu Nguyễn Hoàng chết dưới đao nhà Mạc, Kiểm chỉ cần thương tiếc rồi truy phong là xong. . Nếu Nguyễn Hoàng diệt được quân Mạc thì đất Thuận Hóa cũng chẳng đủ để ông ta làm gì, vì vẫn ở trong thế hai đầu thọ địch.
Tinh túy của việc đẩy Hoàng đi là buộc ông ta phải mang theo những kẻ thân tín, những người ủng hộ vào Thuận Hóa - một nơi Trịnh Kiểm quan sát được. Một nước cờ đẩy họ Nguyễn ra khỏi trung tâm quyền lực. Họ Trịnh sẽ độc chiếm vua Lê.
Thế thì quyết định ấy không sai mà tình lý vẹn toàn.
Nhưng lịch sử đã có Trịnh-Nguyễn phân tranh về sau?
Nói công bằng Trịnh Kiểm không sai. Tính toán của ông thất bại vì Nguyễn Hoàng ẩn mình suốt từ đó về sau.
Thậm chí, chúng ta có thể nghi ngờ Nguyễn Hoàng đã đạo diễn một màn kịch: Trịnh Kiểm dâng biểu xin cho mình trấn giữ Quảng Nam, gọi trấn thủ vùng ấy là Nguyễn Bá Quýnh về Tây Kinh.
Được biết, Quýnh là người trung thành với họ Trịnh và Kiểm mất sau khi tờ biểu trên được thông qua chỉ 1 tháng.
Không có đất Quảng Nam, Nguyễn Hoàng chẳng thể trở thành chúa Tiên hay Thái Tổ nhà Nguyễn.
-Hết-
Nội dung: © Nam Du (@ecentronic.vo)
Hình ảnh: Chụp tượng Trịnh Kiểm ở nhà thờ họ Trịnh (© Nam Du)
Hãy bắt đầu từ xuất thân của chúa Trịnh đầu tiên.
Trịnh Kiểm xuất thân bần hàn, sau ra yết kiến Nguyễn Kim rồi lập công cao, dựng danh vọng. Kiểm đóng vai trò quan trọng trong trận Lôi Dương (Thanh Hóa) vào năm 1539. Thắng trận này, Nam triều thu lại Tây Kinh (Thanh Hóa) vốn là đất tổ của nhà Lê, đồng thời cô lập Nghệ An, Thuận Hóa, Quảng Nam khỏi tầm ảnh hưởng của nhà Mạc.
1 năm sau trận Lôi Dương, Mạc Đăng Doanh qua đời. Vừa thua to, lại mất đứa con nối dõi tài danh – thành quả của bao nhiêu năm đào tạo. Mạc Đăng Dung buộc phải đầu hàng nhà Minh để bảo toàn lãnh thổ.
Như vậy, công của Trịnh Kiểm rất lớn. Ông công thành chiếm đất thôi uy vọng đã lớn rồi. Đằng này quân công của ông còn mở ra cơ hội “thay triều đổi đại” cho họ Lê. Quân danh theo thế càng lớn.
Vấn đề là: Ông có uy vọng nhưng chưa có danh vọng. Vì sao?
Vì ông chỉ là con rễ của họ Nguyễn, một dòng dõi hai đời phò Lê. Cha Nguyễn Kim là Nguyễn Hoằng Dụ trước cũng phò Lê trong cơn biến loạn, rồi chính Nguyễn Kim sau này cũng lập vua Lê để chống nhà Mạc. Đến khi chết, Nguyễn Kim cũng bị nhà Mạc đầu độc. Nói theo nhà Nho thì họ Nguyễn hai đời tận trung. Ấy là trung là nghĩa, là danh vọng đời đời.
Thế thì, hai anh em Nguyễn Uông và Nguyễn Hoàng sau khi cha mất hiển nhiên phải tập ấm quyền lực và nối chí cha chống Mạc. Thực tế, họ đã làm thế. Nguyễn Hoàng đã nhiều lần đi theo Trịnh Kiểm ra trận lập công.
Vậy: Xét về quân công, quân trạng, Kiểm hơn Uông và Hoàng, nhưng vẫn dưới 2 ông một bậc.
Nói về đạo lý, Kiểm phải giúp Uông và Hoàng phò Lê. Đó vừa là đạo quân thần, vừa là nghĩa thông gia. Mặt khác, họ Nguyễn tuy mất minh chủ nhưng không mất thế lực. Để phò Lê, Nguyễn Kim hẳn phải có 1 lực lượng đông đảo những người ủng hộ.
Nguyễn Hoằng Dụ, Nguyễn Kim, Nguyễn Uông là những đỉnh đỉnh của ngọn thủy triều phò Lê chống Mạc. Ai cũng thấy họ, ai cũng biết họ. Nhưng dưới họ còn hàng trăm, hàng ngàn người vô danh đầy quyền lực và danh vọng ủng hộ hoặc từng chịu ơn. Vua Lê cũng nằm trong số đó.
Thế thì cái chết của Nguyễn Uông và sự kiện Nguyễn Hoàng cáo bệnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho họ Trịnh. Từ ngày Nguyễn Kim chết đến ngày Nguyễn Uông chết là 13 năm, thế lực họ Trịnh đã mạnh lên nhiều, nhưng so với 2 đời phò vua thì chẳng thấm vào đâu.
Nếu Nguyễn Hoàng cũng chết và kẻ đứng sau là Kiểm, ông ta sẽ rơi vào thế bất nhân, bất nghĩa, bất trung. Anh rể giết em, tiếm quyền nhà vợ và kiểm sooát nhà vua. Thế thì những người ủng hộ họ Nguyễn sẽ có lý làm phản. Họ có thể theo về nhà Mạc. Họ cũng có thể mang quân làm loạn. Đó là chưa nói tới tính chính danh của họ Trịnh không còn, nhân sĩ hào kiệt sẽ quay lưng đi hết.
Vậy thì giết Hoàng không được mà giữ Hoàng không xong.
Cho nên ngay khi nghe vợ xin cho Hoàng vào Thuận Hóa, Kiểm đã đồng ý. Vùng đất này ở giữa Nghệ An và Quảng Nam, nơi có lực lượng họ Trịnh đóng giữ. Địa lý Thuận Hóa khô cằn lại nhiều giặc cướp, tiềm năng phát triển không cao. Thêm nữa, quân Mạc vẫn hiện diện tại nơi đây.
Nếu Nguyễn Hoàng chết dưới đao nhà Mạc, Kiểm chỉ cần thương tiếc rồi truy phong là xong. . Nếu Nguyễn Hoàng diệt được quân Mạc thì đất Thuận Hóa cũng chẳng đủ để ông ta làm gì, vì vẫn ở trong thế hai đầu thọ địch.
Tinh túy của việc đẩy Hoàng đi là buộc ông ta phải mang theo những kẻ thân tín, những người ủng hộ vào Thuận Hóa - một nơi Trịnh Kiểm quan sát được. Một nước cờ đẩy họ Nguyễn ra khỏi trung tâm quyền lực. Họ Trịnh sẽ độc chiếm vua Lê.
Thế thì quyết định ấy không sai mà tình lý vẹn toàn.
Nhưng lịch sử đã có Trịnh-Nguyễn phân tranh về sau?
Nói công bằng Trịnh Kiểm không sai. Tính toán của ông thất bại vì Nguyễn Hoàng ẩn mình suốt từ đó về sau.
Thậm chí, chúng ta có thể nghi ngờ Nguyễn Hoàng đã đạo diễn một màn kịch: Trịnh Kiểm dâng biểu xin cho mình trấn giữ Quảng Nam, gọi trấn thủ vùng ấy là Nguyễn Bá Quýnh về Tây Kinh.
Được biết, Quýnh là người trung thành với họ Trịnh và Kiểm mất sau khi tờ biểu trên được thông qua chỉ 1 tháng.
Không có đất Quảng Nam, Nguyễn Hoàng chẳng thể trở thành chúa Tiên hay Thái Tổ nhà Nguyễn.
-Hết-
Nội dung: © Nam Du (@ecentronic.vo)
Hình ảnh: Chụp tượng Trịnh Kiểm ở nhà thờ họ Trịnh (© Nam Du)