Vài bài toán tổng hợp.

Q

quydo2012

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1) Trong thang máy có treo một con lắc lò xo có độ cứng k = 25 N/m, vật nặng có khối lượng 400g. Khi thang máy đứng yên ta cho con lắc dao động điều hòa, chiều dài con lắc lò xo thay đổi từ 32cm đến 48cm. Sau đó thang máy đi lên với gia tốc a = g/5. Tìm chiều dài cực đại của lò xo trong quá trình thang máy đi lên. lấy [TEX]g =\pi^2 = 10 m/s^2[/TEX].
A. 48 cm B. 56 cm. C. 38,4 cm D. 51,2 cm.
Bài 2)Khung dây kim loại phẳng có diện tích [TEX]S = 100cm^2[/TEX], có N = 500 vòng dây, quay đều với tốc độ 3000 vòng/phút, quay quanh trục vuông góc với đường sức của một từ trường đều B = 0,1T. Chọn gốc thời gian là lúc pháp tuyến của khung dây có chiều trùng với chiều của véc tơ cảm ứng từ. Tìm biểu thức xác định suất điện động cảm ứng e xuất hiện trong khung dây ?
Bài 3)Mạch dao động gồm tụ điện có điện dung C=10pF và cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L=10mH. Tụ điện được tích điện đến hiệu điện thế 12V, sau đó cho tụ phóng điện trong mạch. Lấy [TEX]\pi^2=10[/TEX] và gốc thời gian là lúc tụ phóng điện. Biểu thức của cường độ dòng điện qua cuộn cảm là?
 
H

hocmai.vatli

Chào em! bài em hỏi cóa thể giải như sau:
Bài 1:
+ Biên độ: [TEX]A=\frac{l_{max}-l_{min}}{2}=8cm[/TEX]
+ Khi thang máy đứng yên, có 2 lực tác dụng lên thang máy: [TEX]F_{dh}; P[/TEX]
\Rightarrow tại vị trí cân bằng: [TEX]mg=k\Delta l\Rightarrow \Delta l=\frac{mg}{k}=16cm[/TEX]
\Rightarrow Chiều dài tự nhiên của lò xo: [TEX]l_0=l_{cb}-\Delta l=l_{max}-A-\Delta l=24cm[/TEX]
+ Khi thang máy đi lên con lắc chịu tác dụng của các lực: [TEX]F_{dh}; P; F_{qt}[/TEX] (lực quán tính luôn cùng phương, ngược chiều với chiều chuyển động, nên thang máy đi lên thì lực quán tính cùng chiều với P)
\Rightarrow [TEX]P+F_{qt}=F_{dh}\Rightarrow m(g+a)=k\Delta l'\Rightarrow \Delta l'=\frac{m(g+a)}{k}[/TEX]
Vậy chiều dài cực đại của lò xo trong quá trình con lắc đi lên là: [TEX]l'=l_0+A+\Delta l'[/TEX]
 
H

hocmai.vatli

Bài 2:
Từ thông qua cuộn dây: [TEX]\phi =NBScos(\omega t+\varphi )\Rightarrow e_c=-\phi '=NBS\omega sin(\omega t+\varphi )[/TEX]
Theo bài : [TEX]\omega =\frac{3000.2\pi }{60}Rad/s; E_0=NBS\omega =100\pi (V); \varphi =0[/TEX]
\Rightarrow Biểu thức của suất điện động cảm ứng (dạng sin hoặc cosin tùy thuộc vào các đáp án bài cho)
Bài 3:
Phương trình điện tích trên tụ có dạng: [TEX]q=Q_0cos(\omega t+\varphi )[/TEX] (q)
TRong đó:
+ [TEX]Q_0=12V; \omega =\frac{1}{\sqrt{LC}}[/TEX]
+ Tại t=0 thì: [TEX]q=Q_0\Leftrightarrow Q_0cos\varphi =Q_0\Rightarrow \varphi =0[/TEX]
Thay vào (1)
Mặt khác: [TEX]i=q'=-Q_0\omega sin(\omega t)\Rightarrow i=Q_0\omega cos(\omega t+\frac{\pi }{2})[/TEX]
 
Top Bottom