M
minhhoang_vip


ĐỀ 1
Xét biểu thức:
2) Giả sử x > 1. Chứng minh rằng [TEX]y - |y| = 0[/TEX].
3) Tìm giá trị nhỏ nhất của y?
Bài 2: (2 điểm)
Giải hệ phương trình:
[TEX]\Large \left\{ \begin{array}{l} x \sqrt{y} + y \sqrt{x} = 12 \\ x \sqrt{x} + y \sqrt{y} = 28 \end{array} \right [/TEX]
Bài 3: (2 điểm)
Cho hình vuông có cạnh bằng 1, tìm số lớn nhất các điểm có thể đặt vào hình vuông (kể cả các cạnh) sao cho không có bất cứ 2 điểm nào trong số các điểm đó có khoảng cách bé hơn [TEX] \frac{1}{2}[/TEX] đơn vị.
Bài 4: (2 điểm)
Cho hai đường tròn đồng tâm và một điểm M cố định trên đường tròn nhỏ. Qua M kẻ hai đường thẳng vuông góc với nhau, một đường cắt đường tròn nhỏ ở A khác M, đường kia cắt đường tròn lớn ở B và C. Khi cho hai đường thẳng này quay quanh M và vẫn vuông góc với nhau, chứng minh rằng:
a) Tổng [TEX]MA^2 + MB^2 + MC^2[/TEX] không đổi.
b) Trọng tâm tam giác ABC là điểm cố định.
Bài 5: (2 điểm)
1) Chứng minh rằng tích của 4 số nguyên dương liên tiếp không thể là số chính phương.
2) Cho tam giác ABC và một điểm E nằm trên cạnh AC. Hãy dựng một đường thẳng qua E và chia tam giác ABC thành hai phần có diện tích bằng nhau.
ĐỀ 2
Cho biểu thức
2) Tìm các giá trị của x để B > 0.
3) Tìm các giá trị của x để B = -2.
Bài 2: (2,5 điểm)
Cho phương trình [TEX]x^2 - (m+5)x - m + 6 = 0 [/TEX] (1)
1) Giải phương trình với m = 1.
2) Tìm các giá trị của m để phương trình (1) có một nghiệm x = -2.
3) Tìm các giá trị của m để phương trình (1) có nghiệm [TEX]x_1, x_2[/TEX] thoả mãn: [TEX]S = x_1^2 + x_2^2 = 13[/TEX].
Bài 3: (2 điểm)
Một phòng họp có 360 chỗ ngồi và được chia thành các dãy có số chỗ ngồi bằng nhau. Nếu thêm cho mỗi dãy 4 chỗ ngồi và bớt đi 3 dãy thì số chỗ ngồi trong phòng họp không thay đổi. Hỏi ban đầu số chỗ ngồi trong phòng họp được chia thành bao nhiêu dãy?
Bài 4: (3 điểm)
Cho hai đường tròn (O) và (O') cắt nhau tại A và B. Đường kính AC của đường tròn (O) cắt đường tròn (O') tại điểm thứ hai E. Đường kính AD của đường tròn (O') cắt đường tròn (O) tại điểm thứ hai F.
1) Chứng minh tứ giác CDEF nội tiếp.
2) Chứng minh C, B, D thẳng hàng và tứ giác OO'EF nội tiếp.
3) Với điều kiện và vị trí nào của hai đường tròn (O) và (O') thì EF là tiếp tuyến chung của hai đường tròn (O) và (O')?
ĐỀ 3
2) Với giá trị nào của a thì hệ (1) có nghiệm duy nhất?
Bài 2: (2 điểm)
Cho biểu thức:
2) Chứng minh rằng 0 < A < 2.
Bài 3: (2 điểm)
Cho phương trình [TEX](m-1)x^2+2mx+2-m=0 \ \ {(*)}[/TEX]
1) Giải phương trình [TEX]{(*)}[/TEX] khi m = 1.
2) Tìm tất cả các giá trị của m để phương trình [TEX]{(*)}[/TEX] có 2 nghiệm phân biệt.
Bài 4: (3 điểm)
Từ điểm M nằm ngoài đường tròn tâm O bán kính R vẽ hai tiếp tuyến MA, MB (A, B là tiếp điểm) và một đường thẳng qua M cắt đường tròn tại C và D. Gọi I là trung điểm của CD. Gọi E, F, K lần lượt là giao của đường thẳng AB với các đường thẳng MO, MD, OI.
1) Chứng minh rằng [TEX]R^2 = OE . OM = OI . OK[/TEX].
2) Chứng minh rằng 5 điểm M, A, B, O, I cùng thuộc một đường tròn.
3) Khi cung CAD nhỏ hơn cung CBD, chứng minh rằng [TEX]\widehat{DEC} = 2 \widehat{DBC}[/TEX] (số đo góc DEC bằng 2 lần số đo góc DBC).
Bài 5: (2 điểm)
Cho 3 số dương x, y, z thoả mãn x + y + z = 1.
Chứng minh [TEX]\frac{3}{xy+yz+zx} + \frac{2}{x^2 + y^2 + z^2} > 14[/TEX].
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 NĂNG KHIẾU
TRƯỜNG NĂNG KHIẾU HÀN THUYÊN (BẮC NINH)
Khóa thi: 2002 - 2003 - Thời gian: 150 phút
Bài 1: (2 điểm)TRƯỜNG NĂNG KHIẾU HÀN THUYÊN (BẮC NINH)
Khóa thi: 2002 - 2003 - Thời gian: 150 phút
Xét biểu thức:
[TEX]\Large y = \frac{x^2 + \sqrt{x}}{x - \sqrt{x} + 1} + 1 - \frac{2x + \sqrt{x}}{\sqrt{x}}[/TEX]
1) Rút gọn y. Tìm x để y = 2.2) Giả sử x > 1. Chứng minh rằng [TEX]y - |y| = 0[/TEX].
3) Tìm giá trị nhỏ nhất của y?
Bài 2: (2 điểm)
Giải hệ phương trình:
[TEX]\Large \left\{ \begin{array}{l} x \sqrt{y} + y \sqrt{x} = 12 \\ x \sqrt{x} + y \sqrt{y} = 28 \end{array} \right [/TEX]
Bài 3: (2 điểm)
Cho hình vuông có cạnh bằng 1, tìm số lớn nhất các điểm có thể đặt vào hình vuông (kể cả các cạnh) sao cho không có bất cứ 2 điểm nào trong số các điểm đó có khoảng cách bé hơn [TEX] \frac{1}{2}[/TEX] đơn vị.
Bài 4: (2 điểm)
Cho hai đường tròn đồng tâm và một điểm M cố định trên đường tròn nhỏ. Qua M kẻ hai đường thẳng vuông góc với nhau, một đường cắt đường tròn nhỏ ở A khác M, đường kia cắt đường tròn lớn ở B và C. Khi cho hai đường thẳng này quay quanh M và vẫn vuông góc với nhau, chứng minh rằng:
a) Tổng [TEX]MA^2 + MB^2 + MC^2[/TEX] không đổi.
b) Trọng tâm tam giác ABC là điểm cố định.
Bài 5: (2 điểm)
1) Chứng minh rằng tích của 4 số nguyên dương liên tiếp không thể là số chính phương.
2) Cho tam giác ABC và một điểm E nằm trên cạnh AC. Hãy dựng một đường thẳng qua E và chia tam giác ABC thành hai phần có diện tích bằng nhau.
HẾT
ĐỀ 2
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
TỈNH BẮC NINH
Khóa thi: 2002 - 2003 - Thời gian: 150 phút
Bài 1: (2,5 điểm)TỈNH BẮC NINH
Khóa thi: 2002 - 2003 - Thời gian: 150 phút
Cho biểu thức
[TEX]B = \Large {\left (\frac{\sqrt{x}}{2} - \frac{1}{2 \sqrt{x}} \right ) ^2 . \left ( \frac{\sqrt{x}-1}{\sqrt{x}+1} - \frac{\sqrt{x}+1}{\sqrt{x}-1} \right )}[/TEX]
1) Rút gọn B.2) Tìm các giá trị của x để B > 0.
3) Tìm các giá trị của x để B = -2.
Bài 2: (2,5 điểm)
Cho phương trình [TEX]x^2 - (m+5)x - m + 6 = 0 [/TEX] (1)
1) Giải phương trình với m = 1.
2) Tìm các giá trị của m để phương trình (1) có một nghiệm x = -2.
3) Tìm các giá trị của m để phương trình (1) có nghiệm [TEX]x_1, x_2[/TEX] thoả mãn: [TEX]S = x_1^2 + x_2^2 = 13[/TEX].
Bài 3: (2 điểm)
Một phòng họp có 360 chỗ ngồi và được chia thành các dãy có số chỗ ngồi bằng nhau. Nếu thêm cho mỗi dãy 4 chỗ ngồi và bớt đi 3 dãy thì số chỗ ngồi trong phòng họp không thay đổi. Hỏi ban đầu số chỗ ngồi trong phòng họp được chia thành bao nhiêu dãy?
Bài 4: (3 điểm)
Cho hai đường tròn (O) và (O') cắt nhau tại A và B. Đường kính AC của đường tròn (O) cắt đường tròn (O') tại điểm thứ hai E. Đường kính AD của đường tròn (O') cắt đường tròn (O) tại điểm thứ hai F.
1) Chứng minh tứ giác CDEF nội tiếp.
2) Chứng minh C, B, D thẳng hàng và tứ giác OO'EF nội tiếp.
3) Với điều kiện và vị trí nào của hai đường tròn (O) và (O') thì EF là tiếp tuyến chung của hai đường tròn (O) và (O')?
HẾT
ĐỀ 3
ĐỀ THI VÀO LỚP 10
TRƯỜNG BC ĐH SƯ PHẠM TP HẢI PHÒNG
Khóa thi: 2003 - 2004 - Thời gian: 150 phút
Bài 1: (2 điểm) Cho hệ phương trìnhTRƯỜNG BC ĐH SƯ PHẠM TP HẢI PHÒNG
Khóa thi: 2003 - 2004 - Thời gian: 150 phút
[TEX]\Large \left\{ \begin{array}{l} x+ay=1 \\ ax+y=2 \end{array} \right \ \ \ (1)[/TEX]
1) Giải hệ phương trình (1) khi a = 2.2) Với giá trị nào của a thì hệ (1) có nghiệm duy nhất?
Bài 2: (2 điểm)
Cho biểu thức:
[TEX]A = \Large{\left ( \frac{x+2}{x \sqrt{x}-1}+\frac{\sqrt{x}}{x + \sqrt{x} + 1} + \frac{1}{1 - \sqrt{x}} \right ) : \frac{\sqrt{x}-1}{2}}[/TEX] với [TEX]x > 0[/TEX] và [TEX]x \neq 1[/TEX]
1) Rút gọn biểu thức A.2) Chứng minh rằng 0 < A < 2.
Bài 3: (2 điểm)
Cho phương trình [TEX](m-1)x^2+2mx+2-m=0 \ \ {(*)}[/TEX]
1) Giải phương trình [TEX]{(*)}[/TEX] khi m = 1.
2) Tìm tất cả các giá trị của m để phương trình [TEX]{(*)}[/TEX] có 2 nghiệm phân biệt.
Bài 4: (3 điểm)
Từ điểm M nằm ngoài đường tròn tâm O bán kính R vẽ hai tiếp tuyến MA, MB (A, B là tiếp điểm) và một đường thẳng qua M cắt đường tròn tại C và D. Gọi I là trung điểm của CD. Gọi E, F, K lần lượt là giao của đường thẳng AB với các đường thẳng MO, MD, OI.
1) Chứng minh rằng [TEX]R^2 = OE . OM = OI . OK[/TEX].
2) Chứng minh rằng 5 điểm M, A, B, O, I cùng thuộc một đường tròn.
3) Khi cung CAD nhỏ hơn cung CBD, chứng minh rằng [TEX]\widehat{DEC} = 2 \widehat{DBC}[/TEX] (số đo góc DEC bằng 2 lần số đo góc DBC).
Bài 5: (2 điểm)
Cho 3 số dương x, y, z thoả mãn x + y + z = 1.
Chứng minh [TEX]\frac{3}{xy+yz+zx} + \frac{2}{x^2 + y^2 + z^2} > 14[/TEX].
HẾT
Last edited by a moderator: