H
hocmai.tuyensinh
Tổng hợp lần 1
Chào các em,
Sau 1 thời gian mở topic, Ban tư vấn đã nhận được rất nhiều câu hỏi thông qua các kênh như mail, tin nhắn diễn đàn.... Ban tư vấn tổng hợp lại và có gửi tới các thầy cô để giúp các em có câu trả lời chính xác hơn.
Sau đây là một số câu hỏi và câu trả lời được tổng hợp, cũng là các vấn đề chung của các em nhé:
Một số lưu ý cho các bạn mất gốc kiên thức:
Đặt mục tiêu rõ ràng
Xác định chính xác, rõ ràng mục tiêu cho từng môn học sẽ giúp các bạn học sinh mất gốc kiến thức có thêm động lực để phấn đấu. Trước tiên, căn cứ vào đề thi, Bạn cần xác định những kiến thức nào đã biết, đã có và những kiến thức còn thiếu, còn yếu để lên kế hoạch học tập trong những tháng tiếp theo. Với khối lượng lớn kiến thức cần phải bù đắp, Bạn không nên ôm đồm toàn bộ mà nên chọn lọc các nội dung “dễ kiếm điểm” trong đề thi để học thật chắc. Không nên đặt mục tiêu điểm số bài thi quá cao vì điều đó sẽ gây áp lực về thời gian và tâm lí cho Bạn.
Bắt đầu từ kiến thức căn bản
Sách giáo khoa sẽ là lựa chọn tốt nhất ở thời điểm này. Bạn cần học lại từ lý thuyết căn bản, làm các bài tập trong sách bài tập, luyện tập thêm các bài tập trong đề thi. Bắt đầu từ những nội dung trong sách giáo khoa Bạn sẽ từng bước lấy lại căn bản của mình.
Bạn nên kết hợp giữa việc tự học và học trực tuyến các khóa học căn bản để được giáo viên hướng dẫn chi tiết lại các nội dung trong sách, tránh tình trạng lơ mơ, “võ đoán” phương pháp làm bài.
Các khóa học trực tuyến dưới đây được cấu trúc theo nội dung sách giáo khoa sẽ giúp Bạn nắm vững các kiến thức căn bản.
Tích cực trao đổi, thảo luận với thầy cô, bạn bè
Học từ kinh nghiệm của bạn bè, hỏi thầy cô là cách nhanh nhất để Bạn hiểu rõ các thắc mắc của mình khi bắt đầu học lại từ đầu. Bạn nên tham gia trao đổi trực tuyến tại diendan.hocmai.vn để được chia sẻ, giải đáp tất cả những thắc mắc về nội dung lí thuyết, phương pháp giải bài tập. Mặt khác, tại đây Bạn cũng sẽ tìm thấy nhiều bài tập hay, các kinh nghiệm hữu ích của anh chị đi trước để luyện tập cũng như tránh mắc phải sai lầm khi đi thi.
Nỗ lực, kiên trì phấn đấu
Học lại từ đầu sẽ gây tâm lí chán nản và muốn bỏ cuộc, chính vì vậy, các bạn học sinh càng cần phải nỗ lực phấn đấu, kiên trì đạt được mục tiêu ban đầu đặt ra. Hãy chia nhỏ mục tiêu của mình theo Ngày, Tuần, Tháng và nỗ lực mỗi ngày để đạt được mục tiêu đề ra. Khi tạo được thói quen học tập, Bạn sẽ thấy việc học sẽ rất hiệu quả.
II. Một số lời khuyên của các thầy cô.
Môn Toán - Thầy Lê Bá Trần Phương:
“Thời điểm này nếu các em bị mất gốc kiến thức bắt đầu học thì cần nỗ lực hơn các em học sinh khác. Các em nên đặt mục tiêu rõ ràng, học tới đâu chắc tới đó, không nên đặt ra mục tiêu quá cao cho điểm bài thi môn Toán. Căn cứ vào đề thi, các em nên tập trung vào các câu cơ bản, xem lại sách giáo khoa để nắm lý thuyết và thực hành với các câu trong sách bài tập, trong đề thi.”
Môn Hóa học - Thầy Phạm Ngọc Sơn:
Trước hết cần nhớ rằng Môn Hoá học có một số đặc điểm chung khác biệt với như sau:
Nội dung thi có cả 3 năm học 10, 11 và 12.
Được chia làm 2 phần chính: Vô cơ và Hữu cơ.
Nội dung kiến thức trong một bài có thể tổng hợp từ các kiến thức ở nhiều phần khác nhau trong chương trình.
Đặc điểm của mỗi phần là:
Hữu cơ: chịu khó nhớ và suy luận. Tất cả tính chất của các chất đều được bắt nguồn từ cấu tạo của chất đó. Mỗi loại hợp chất có một phương pháp giải riêng.
Vô cơ: Biết cách suy luận tính chất từ số oxi hoá và tính axit - bazơ. Học các phương pháp giải bài toán chung (bảo toàn khối lượng, bảo toàn e...) rồi áp dụng cho từng bài.
Nếu bị mất gốc, nên bắt đầu theo các bước:
Lập kế hoạch ôn tập từng phần: Vô cơ và hữu cơ.
Phần hữu cơ:
Học kĩ các hợp chất Hiđrocacbon, ancol, anđehit, axit, este theo từng phần: Cấu tạo, tính chất, điều chế.
Khi học nên suy luận tính chất của các chất có cấu tạo tương tự. Ví dụ: CH2=CH-CHO ngoài tính chất của anđehit còn có tính chất của anken.
Mỗi loại hợp chất có một phương pháp giải toán riêng. Ví dụ: Ancol có các bài toán liên quan đến đốt cháy, tác dụng với kim loại kiềm, tách nước... Mỗi dạng có một phương pháp giải riêng.
Phần vô cơ:
Tính chất của các kim loại, phi kim và các hợp chất quan trọng của nó.
Tính chất của các hợp chất vô cơ thường xét theo các loại phản ứng: oxi hoá khử, axit bazơ, trao đổi.
Học các phương pháp giải bài toán hoá học vô cơ: Bảo toàn, tăng giảm...
Mỗi em cần phải tìm cho mình 1 phương pháp chung trên cái nền kiến thức đó, một khóa học online phù hợp với các học hiệu quả và sự nổ lực gấp nhiều lần bạn khác là điều cần thiết nhất lúc này.
III. Tư vấn học sinh
Thầy cho em hỏi về các vấn đề sau ạ:
1. Nếu không đi thi học sinh giỏi, thì không nên lao vào những bài quá khó. Vậy thì nên dừng ở mức nào thì gọi là "không quá khó"? Và làm thế nào để từ bỏ suy nghĩ: thấy bài tập khó mới làm?
2. Làm sao để tránh các sai sót lặt vặt (nhưng lại ảnh hưởng lớn đến quá trình làm bài) hay nói cách khác là rèn luyện tính cẩn thận khi làm bài.
3. Áp dụng phương pháp vector vào giải toán (một số PT, HPT, BĐT, BPT và nhất là các bài hình học cổ điển) có làm cho bài toán trở nên rắc rồi hơn không? Và làm thế nào để biết khi nào phải dùng phương pháp này?
4. Làm sao để tìm bản chất hình học của 1 bài toán đại số: giải BĐT, BPT...)? (thanhson1995)
Thầy Nguyễn Thượng Võ:
1. Em nên xác định rõ mục tiêu cuối cùng là gì. Nếu chỉ vào ĐH thôi thì nên học các kiến thức đơn giản thôi. Nếu em chuyên Toán thì thầy không nói gì. Nếu chỉ thi ĐH thôi thì em chỉ làm các bài tập đơn giản thôi. Không nên kiêu hãnh với bạn bè là phải cứ làm bài khó. Cái quan trọng là đỗ ĐH là được rồi.
2. Sau khi làm xong bài thi em nên tranh thủ 1 chút thời gian để xem lại bài. Mình nên trình bày bài theo từng dòng 1 để sau này còn xem lại. Chú ý khi giản ước 2 vế nên đánh các kí tự khác nhau để dễ nhận thấy. Đồng thời dành cho mình thời gian để xem lại bài em nhé!
3. Áp dụng được phương pháp vector vào giải toán thì quá tốt. Ví dụ chứng minh 3 điểm cố định thẳng hàng thì có các cách khác nhau: Lập Phương trình đường thẳng đi qua 2 điểm rồi thả điểm thứ 3 vào. Hay có thể áp dụng vecto này bằng k lần vectơ kia. Đặc biệt chú ý: Bài toán Hình học Không gian có thể áp dụng được hình giải tích vào bài toán đo bằng việc gắn tọa độ và áp dụng hệ thức về các vectơ để làm. Chúc em có phương pháp đúng!
4. Nói thực ra bây giờ rất ít sử dụng kiến thức này em ạ. Trong chương trình rất ít, chẳng hạn hệ thức lượng trong tam giác hay bất đẳng thức tam giác, Phương trình đường tròn. Nên vấn đề này em chỉ cần học sơ qua thôi em ah! Chúc em học tốt nhé!
Thưa thầy, trong cấu trúc đề thi có phần viết phương trình tiếp tuyến đi qua 1 điểm không ạ? (saonovotinh_1675)
Thầy Nguyễn Thượng Võ: Chắc chắn là có em ạ. Các em cần phân biệt rõ 2 loại bài toán rất giống nhau về tiếp tuyến đó là: Tiếp tuyến tại 1 điểm trên đồ thị và tiếp tuyến đi qua 1 điểm cố định. Sự khác nhau cơ bản dễ nhận thấy đó là: Tiếp tuyến tại 1 điểm trên đồ thị thì chỉ có 1 và chỉ 1 tiếp tuyến với đồ thị tại đó (Kết quả là 1 phương trình đường thẳng). Còn đối với tiếp tuyến đi qua 1 điểm thì có thể điểm đó nằm trên đồ thị hay nằm ngoài đồ thị thì không cần quan tâm. Chỉ cần biết rằng khi đưa về điều kiện có nghiệm thì nó có thể không có nghiệm, có 1 nghiệm, 2 ,3... nghiệm.
Đề thi ĐH có thể hay ra vào phần: Tiếp tuyến, cực trị hay đơn điệu của hàm số…
Trong quá trình học và ôn thi, em thấy môn Sinh học là một môn học đòi hỏi phải nhớ rất nhiều, ngoài những công thức tính toán và bài tập đòi hỏi tư duy không kém môn Toán thì lượng lý thuyết phải học là tương đối lớn. Đặc biệt kiến thức cũng liên quan 1 phần đến chương trình sinh học 9. Vì thế cũng khá khó khăn đối với những ai đã mất gốc môn này. Do đó, thầy cô có thể cho chúng em biết cách học môn này sao cho hiệu quá nhất mà không bị tốn quá nhiều thời gian, cách hệ thống kiến thức sau mỗi bài, mỗi chương và những điều lưu ý đặc biệt trong quá trình ôn thi đối với môn này được không ạ? (hienzu)
Thầy Quang Anh: Môn Sinh là môn khoa học của sự sống, để học được lí thuyết môn Sinh học cần phải nắm được bản chất của từng quá trình Sinh học. Khi nắm được bản chất thì các em sẽ giải quyết được toàn bộ bài tập, tình huống đặt ra trong đề thi.
Chương trình thi đại học chủ yếu tập trung vào chương trình lớp 12, vì vậy nếu chưa nắm vững kiến thức của các lớp dưới, các em chỉ cần nỗ lực ôn tập kiến thức trong năm lớp 12 là có thể thi đỗ ĐH.
Em có thể tham khảo bài viết Phương pháp học trực tuyến hiệu quả để tham khảo thêm về phương pháp học.
Thầy cô cho em hỏi giờ em đang là học sinh lớp 13 nhưng hiện tại em cảm thấy mình hổng kiến thức nhiều quá, mong thầy cô giúp em lập kế hoạch ôn thi khối C hiểu quả ạ? Em cảm ơn thầy cô.
Cô Tuyết: Căn cứ vào cấu trúc đề thi, em lập kế hoạch ôn luyện theo 3 vấn đề chính:
Ôn các kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm của phần văn học hiện đại (Các tác giả Nam Cao, Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh, Tố Hữu với quan điểm sáng tác, sự nghiệp sáng tác, phong cách nghệ thuật; 2 bài khái quát văn học VN (giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến 1945 và giai đoạn 1ừ 1945 đến hết thế kỉ XX); các vấn đề cơ bản trong mỗi tác phẩm văn học như hoàn cảnh sáng tác, nhan đề, lời đề từ, tình huống truyện, cảm hứng chủ đạo, giá trị nội dung, nghệ thuật... Đây là phần kiến thức đáp ứng câu hỏi 1 phần chung trong đề thi.
Ôn tập các tác phẩm giảng văn, phần VH hiện đại trong chương trình lớp 11 và 12, phần này đáp ứng câu hỏi 3,phần riêng, bài nghị luận văn học 5 điểm trong đề thi. Lưu ý kết hợp học kiến thức cơ bản với nâng cao để có thể đáp ứng những dạng bài yêu cầu phân tích 1 đơn vị kiến thức cụ thể (VD: Phân tích bài thơ Chiều tối, tác giả Hồ Chí Minh) và cả những dạng bài yêu cầu phân tích một vấn đề nâng cao (VD: Phân tích chất cổ điển và hiện đại trong bài thơ Chiều tối - Hồ Chí Minh).
Luyện các dạng bài nghị luận xã hội cơ bản (Nghị luận về một tư tưởng đạo lí và NL về một hiện tượng xã hội); phần này đáp ứng câu hỏi 2 trong đề thi.
Em được biết trong đề thi đại học môn Toán có 8 điểm dễ và 2 điểm khó, em muốn hỏi 8 điểm dễ thường thuộc phần nào ạ?
Thầy Phương: Chào em! Trong mỗi đề thi ĐH thường có phần dễ gồm:
Khảo sát hàm số và các bài toán liên quan
Tích phân
Số phức
Phương trình, bất phương trình mũ logarit
Phương trình lượng giác
Hình học không gian – Hình học tọa độ không gian.
Các em tiếp tục gửi câu hỏi để hocmai.vn tổng hợp và tư vấn cho các em nhé. Chúc các em học tốt.
Chào các em,
Sau 1 thời gian mở topic, Ban tư vấn đã nhận được rất nhiều câu hỏi thông qua các kênh như mail, tin nhắn diễn đàn.... Ban tư vấn tổng hợp lại và có gửi tới các thầy cô để giúp các em có câu trả lời chính xác hơn.
Sau đây là một số câu hỏi và câu trả lời được tổng hợp, cũng là các vấn đề chung của các em nhé:
Một số lưu ý cho các bạn mất gốc kiên thức:
Đặt mục tiêu rõ ràng
Xác định chính xác, rõ ràng mục tiêu cho từng môn học sẽ giúp các bạn học sinh mất gốc kiến thức có thêm động lực để phấn đấu. Trước tiên, căn cứ vào đề thi, Bạn cần xác định những kiến thức nào đã biết, đã có và những kiến thức còn thiếu, còn yếu để lên kế hoạch học tập trong những tháng tiếp theo. Với khối lượng lớn kiến thức cần phải bù đắp, Bạn không nên ôm đồm toàn bộ mà nên chọn lọc các nội dung “dễ kiếm điểm” trong đề thi để học thật chắc. Không nên đặt mục tiêu điểm số bài thi quá cao vì điều đó sẽ gây áp lực về thời gian và tâm lí cho Bạn.
Bắt đầu từ kiến thức căn bản
Sách giáo khoa sẽ là lựa chọn tốt nhất ở thời điểm này. Bạn cần học lại từ lý thuyết căn bản, làm các bài tập trong sách bài tập, luyện tập thêm các bài tập trong đề thi. Bắt đầu từ những nội dung trong sách giáo khoa Bạn sẽ từng bước lấy lại căn bản của mình.
Bạn nên kết hợp giữa việc tự học và học trực tuyến các khóa học căn bản để được giáo viên hướng dẫn chi tiết lại các nội dung trong sách, tránh tình trạng lơ mơ, “võ đoán” phương pháp làm bài.
Các khóa học trực tuyến dưới đây được cấu trúc theo nội dung sách giáo khoa sẽ giúp Bạn nắm vững các kiến thức căn bản.
Tích cực trao đổi, thảo luận với thầy cô, bạn bè
Học từ kinh nghiệm của bạn bè, hỏi thầy cô là cách nhanh nhất để Bạn hiểu rõ các thắc mắc của mình khi bắt đầu học lại từ đầu. Bạn nên tham gia trao đổi trực tuyến tại diendan.hocmai.vn để được chia sẻ, giải đáp tất cả những thắc mắc về nội dung lí thuyết, phương pháp giải bài tập. Mặt khác, tại đây Bạn cũng sẽ tìm thấy nhiều bài tập hay, các kinh nghiệm hữu ích của anh chị đi trước để luyện tập cũng như tránh mắc phải sai lầm khi đi thi.
Nỗ lực, kiên trì phấn đấu
Học lại từ đầu sẽ gây tâm lí chán nản và muốn bỏ cuộc, chính vì vậy, các bạn học sinh càng cần phải nỗ lực phấn đấu, kiên trì đạt được mục tiêu ban đầu đặt ra. Hãy chia nhỏ mục tiêu của mình theo Ngày, Tuần, Tháng và nỗ lực mỗi ngày để đạt được mục tiêu đề ra. Khi tạo được thói quen học tập, Bạn sẽ thấy việc học sẽ rất hiệu quả.
II. Một số lời khuyên của các thầy cô.
Môn Toán - Thầy Lê Bá Trần Phương:
“Thời điểm này nếu các em bị mất gốc kiến thức bắt đầu học thì cần nỗ lực hơn các em học sinh khác. Các em nên đặt mục tiêu rõ ràng, học tới đâu chắc tới đó, không nên đặt ra mục tiêu quá cao cho điểm bài thi môn Toán. Căn cứ vào đề thi, các em nên tập trung vào các câu cơ bản, xem lại sách giáo khoa để nắm lý thuyết và thực hành với các câu trong sách bài tập, trong đề thi.”
Môn Hóa học - Thầy Phạm Ngọc Sơn:
Trước hết cần nhớ rằng Môn Hoá học có một số đặc điểm chung khác biệt với như sau:
Nội dung thi có cả 3 năm học 10, 11 và 12.
Được chia làm 2 phần chính: Vô cơ và Hữu cơ.
Nội dung kiến thức trong một bài có thể tổng hợp từ các kiến thức ở nhiều phần khác nhau trong chương trình.
Đặc điểm của mỗi phần là:
Hữu cơ: chịu khó nhớ và suy luận. Tất cả tính chất của các chất đều được bắt nguồn từ cấu tạo của chất đó. Mỗi loại hợp chất có một phương pháp giải riêng.
Vô cơ: Biết cách suy luận tính chất từ số oxi hoá và tính axit - bazơ. Học các phương pháp giải bài toán chung (bảo toàn khối lượng, bảo toàn e...) rồi áp dụng cho từng bài.
Nếu bị mất gốc, nên bắt đầu theo các bước:
Lập kế hoạch ôn tập từng phần: Vô cơ và hữu cơ.
Phần hữu cơ:
Học kĩ các hợp chất Hiđrocacbon, ancol, anđehit, axit, este theo từng phần: Cấu tạo, tính chất, điều chế.
Khi học nên suy luận tính chất của các chất có cấu tạo tương tự. Ví dụ: CH2=CH-CHO ngoài tính chất của anđehit còn có tính chất của anken.
Mỗi loại hợp chất có một phương pháp giải toán riêng. Ví dụ: Ancol có các bài toán liên quan đến đốt cháy, tác dụng với kim loại kiềm, tách nước... Mỗi dạng có một phương pháp giải riêng.
Phần vô cơ:
Tính chất của các kim loại, phi kim và các hợp chất quan trọng của nó.
Tính chất của các hợp chất vô cơ thường xét theo các loại phản ứng: oxi hoá khử, axit bazơ, trao đổi.
Học các phương pháp giải bài toán hoá học vô cơ: Bảo toàn, tăng giảm...
Mỗi em cần phải tìm cho mình 1 phương pháp chung trên cái nền kiến thức đó, một khóa học online phù hợp với các học hiệu quả và sự nổ lực gấp nhiều lần bạn khác là điều cần thiết nhất lúc này.
III. Tư vấn học sinh
Thầy cho em hỏi về các vấn đề sau ạ:
1. Nếu không đi thi học sinh giỏi, thì không nên lao vào những bài quá khó. Vậy thì nên dừng ở mức nào thì gọi là "không quá khó"? Và làm thế nào để từ bỏ suy nghĩ: thấy bài tập khó mới làm?
2. Làm sao để tránh các sai sót lặt vặt (nhưng lại ảnh hưởng lớn đến quá trình làm bài) hay nói cách khác là rèn luyện tính cẩn thận khi làm bài.
3. Áp dụng phương pháp vector vào giải toán (một số PT, HPT, BĐT, BPT và nhất là các bài hình học cổ điển) có làm cho bài toán trở nên rắc rồi hơn không? Và làm thế nào để biết khi nào phải dùng phương pháp này?
4. Làm sao để tìm bản chất hình học của 1 bài toán đại số: giải BĐT, BPT...)? (thanhson1995)
Thầy Nguyễn Thượng Võ:
1. Em nên xác định rõ mục tiêu cuối cùng là gì. Nếu chỉ vào ĐH thôi thì nên học các kiến thức đơn giản thôi. Nếu em chuyên Toán thì thầy không nói gì. Nếu chỉ thi ĐH thôi thì em chỉ làm các bài tập đơn giản thôi. Không nên kiêu hãnh với bạn bè là phải cứ làm bài khó. Cái quan trọng là đỗ ĐH là được rồi.
2. Sau khi làm xong bài thi em nên tranh thủ 1 chút thời gian để xem lại bài. Mình nên trình bày bài theo từng dòng 1 để sau này còn xem lại. Chú ý khi giản ước 2 vế nên đánh các kí tự khác nhau để dễ nhận thấy. Đồng thời dành cho mình thời gian để xem lại bài em nhé!
3. Áp dụng được phương pháp vector vào giải toán thì quá tốt. Ví dụ chứng minh 3 điểm cố định thẳng hàng thì có các cách khác nhau: Lập Phương trình đường thẳng đi qua 2 điểm rồi thả điểm thứ 3 vào. Hay có thể áp dụng vecto này bằng k lần vectơ kia. Đặc biệt chú ý: Bài toán Hình học Không gian có thể áp dụng được hình giải tích vào bài toán đo bằng việc gắn tọa độ và áp dụng hệ thức về các vectơ để làm. Chúc em có phương pháp đúng!
4. Nói thực ra bây giờ rất ít sử dụng kiến thức này em ạ. Trong chương trình rất ít, chẳng hạn hệ thức lượng trong tam giác hay bất đẳng thức tam giác, Phương trình đường tròn. Nên vấn đề này em chỉ cần học sơ qua thôi em ah! Chúc em học tốt nhé!
Thưa thầy, trong cấu trúc đề thi có phần viết phương trình tiếp tuyến đi qua 1 điểm không ạ? (saonovotinh_1675)
Thầy Nguyễn Thượng Võ: Chắc chắn là có em ạ. Các em cần phân biệt rõ 2 loại bài toán rất giống nhau về tiếp tuyến đó là: Tiếp tuyến tại 1 điểm trên đồ thị và tiếp tuyến đi qua 1 điểm cố định. Sự khác nhau cơ bản dễ nhận thấy đó là: Tiếp tuyến tại 1 điểm trên đồ thị thì chỉ có 1 và chỉ 1 tiếp tuyến với đồ thị tại đó (Kết quả là 1 phương trình đường thẳng). Còn đối với tiếp tuyến đi qua 1 điểm thì có thể điểm đó nằm trên đồ thị hay nằm ngoài đồ thị thì không cần quan tâm. Chỉ cần biết rằng khi đưa về điều kiện có nghiệm thì nó có thể không có nghiệm, có 1 nghiệm, 2 ,3... nghiệm.
Đề thi ĐH có thể hay ra vào phần: Tiếp tuyến, cực trị hay đơn điệu của hàm số…
Trong quá trình học và ôn thi, em thấy môn Sinh học là một môn học đòi hỏi phải nhớ rất nhiều, ngoài những công thức tính toán và bài tập đòi hỏi tư duy không kém môn Toán thì lượng lý thuyết phải học là tương đối lớn. Đặc biệt kiến thức cũng liên quan 1 phần đến chương trình sinh học 9. Vì thế cũng khá khó khăn đối với những ai đã mất gốc môn này. Do đó, thầy cô có thể cho chúng em biết cách học môn này sao cho hiệu quá nhất mà không bị tốn quá nhiều thời gian, cách hệ thống kiến thức sau mỗi bài, mỗi chương và những điều lưu ý đặc biệt trong quá trình ôn thi đối với môn này được không ạ? (hienzu)
Thầy Quang Anh: Môn Sinh là môn khoa học của sự sống, để học được lí thuyết môn Sinh học cần phải nắm được bản chất của từng quá trình Sinh học. Khi nắm được bản chất thì các em sẽ giải quyết được toàn bộ bài tập, tình huống đặt ra trong đề thi.
Chương trình thi đại học chủ yếu tập trung vào chương trình lớp 12, vì vậy nếu chưa nắm vững kiến thức của các lớp dưới, các em chỉ cần nỗ lực ôn tập kiến thức trong năm lớp 12 là có thể thi đỗ ĐH.
Em có thể tham khảo bài viết Phương pháp học trực tuyến hiệu quả để tham khảo thêm về phương pháp học.
Thầy cô cho em hỏi giờ em đang là học sinh lớp 13 nhưng hiện tại em cảm thấy mình hổng kiến thức nhiều quá, mong thầy cô giúp em lập kế hoạch ôn thi khối C hiểu quả ạ? Em cảm ơn thầy cô.
Cô Tuyết: Căn cứ vào cấu trúc đề thi, em lập kế hoạch ôn luyện theo 3 vấn đề chính:
Ôn các kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm của phần văn học hiện đại (Các tác giả Nam Cao, Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh, Tố Hữu với quan điểm sáng tác, sự nghiệp sáng tác, phong cách nghệ thuật; 2 bài khái quát văn học VN (giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến 1945 và giai đoạn 1ừ 1945 đến hết thế kỉ XX); các vấn đề cơ bản trong mỗi tác phẩm văn học như hoàn cảnh sáng tác, nhan đề, lời đề từ, tình huống truyện, cảm hứng chủ đạo, giá trị nội dung, nghệ thuật... Đây là phần kiến thức đáp ứng câu hỏi 1 phần chung trong đề thi.
Ôn tập các tác phẩm giảng văn, phần VH hiện đại trong chương trình lớp 11 và 12, phần này đáp ứng câu hỏi 3,phần riêng, bài nghị luận văn học 5 điểm trong đề thi. Lưu ý kết hợp học kiến thức cơ bản với nâng cao để có thể đáp ứng những dạng bài yêu cầu phân tích 1 đơn vị kiến thức cụ thể (VD: Phân tích bài thơ Chiều tối, tác giả Hồ Chí Minh) và cả những dạng bài yêu cầu phân tích một vấn đề nâng cao (VD: Phân tích chất cổ điển và hiện đại trong bài thơ Chiều tối - Hồ Chí Minh).
Luyện các dạng bài nghị luận xã hội cơ bản (Nghị luận về một tư tưởng đạo lí và NL về một hiện tượng xã hội); phần này đáp ứng câu hỏi 2 trong đề thi.
Em được biết trong đề thi đại học môn Toán có 8 điểm dễ và 2 điểm khó, em muốn hỏi 8 điểm dễ thường thuộc phần nào ạ?
Thầy Phương: Chào em! Trong mỗi đề thi ĐH thường có phần dễ gồm:
Khảo sát hàm số và các bài toán liên quan
Tích phân
Số phức
Phương trình, bất phương trình mũ logarit
Phương trình lượng giác
Hình học không gian – Hình học tọa độ không gian.
Các em tiếp tục gửi câu hỏi để hocmai.vn tổng hợp và tư vấn cho các em nhé. Chúc các em học tốt.