Tư vấn các dạng văn lớp 10

hunghoaink@gmail.com

Học sinh
Thành viên
30 Tháng tám 2014
73
31
36
22
TP Hồ Chí Minh
  • Like
Reactions: Đình Hải

p3nh0ctapy3u

Cựu Trưởng nhóm Văn
Thành viên
22 Tháng ba 2012
1,617
1,048
299
27
Ninh Bình
- Chương trình lớp 10 gồm các dạng văn :
+ Văn tự sự
+ Văn thuyết minh
+ Văn nghị luận
- Cách viết một bài văn tốt trước hết em phải xác định đúng yêu cầu đề bài,nắm bắt chắc các ý chính của một dạng bài làm văn,mở bài phải hấp dẫn để khơi gợi sự chú ý của người chấm,trau dồi thêm thật nhiều dẫn chứng của đời sống,biết cách lập luận và cơ bản nhất là nắm bắt kĩ năng làm một bài văn,ngôn ngữ phải mang được phong cách của mình thì mới dễ ghi điểm cộng sáng tạo trong bài
- Khi viết ,điểm tối kị nhất là không chia đoạn rõ ràng,viết lan man gây cảm giác "ngán",em nên chia thành nhiều đoạn nhỏ biểu đạt từng luận điểm chính của bài ( không chia đoạn quá nhỏ để tránh gây vụn bài viết)
_Chúc em học tốt_
 

hunghoaink@gmail.com

Học sinh
Thành viên
30 Tháng tám 2014
73
31
36
22
TP Hồ Chí Minh
- Chương trình lớp 10 gồm các dạng văn :
+ Văn tự sự
+ Văn thuyết minh
+ Văn nghị luận
- Cách viết một bài văn tốt trước hết em phải xác định đúng yêu cầu đề bài,nắm bắt chắc các ý chính của một dạng bài làm văn,mở bài phải hấp dẫn để khơi gợi sự chú ý của người chấm,trau dồi thêm thật nhiều dẫn chứng của đời sống,biết cách lập luận và cơ bản nhất là nắm bắt kĩ năng làm một bài văn,ngôn ngữ phải mang được phong cách của mình thì mới dễ ghi điểm cộng sáng tạo trong bài
- Khi viết ,điểm tối kị nhất là không chia đoạn rõ ràng,viết lan man gây cảm giác "ngán",em nên chia thành nhiều đoạn nhỏ biểu đạt từng luận điểm chính của bài ( không chia đoạn quá nhỏ để tránh gây vụn bài viết)
_Chúc em học tốt_
cảm ơn chị đã tư vấn tận tình cho em ạ ^^:)
 

p3nh0ctapy3u

Cựu Trưởng nhóm Văn
Thành viên
22 Tháng ba 2012
1,617
1,048
299
27
Ninh Bình
Chú ý là em nên cập nhật tin tức thời sự,vì các vấn đề nóng hổi sẽ giúp ta có thêm vốn kiến thức đưa vào dẫn chứng,nắm bắt rõ các thao tác lập luận cho hệ thống lập luận,lí lẽ thêm phần chặt chẽ.Chị tin nó sẽ giúp ích cho em ở kì thi vào đại học trong tương lai
Em có thể tham khảo dàn ý chính của dạng nghị luận xã hội thường gặp khi thi và làm bài trên lớp như sau để tránh mất điểm vì thiếu luận điểm.
●Dàn ý khái quát của nghị luận về một hiện tượng đời sống
1. Phần mở bài
- Giới thiệu hiện tượng đời sống được bàn luận
- Xác định vấn đề đặt ra cần nghị luận trong hiện tượng ấy
2. Phần thân bài
- Nêu thực trạng của hiện tượng
- Nguyên nhân của hiện tượng ấy ( Nguyên nhân khách quan và chủ quan)
- Đánh giá,phân tích mặt tích cực và tiêu cực của vấn đề
- Đề xuất giải pháp cho vấn đề
3. Phần kết bài
- Tóm tắt,chốt lại vấn đề
- Rút ra bài học cho bản thân
- Nêu suy nghĩ, hướng hành động của bản thân đối với vấn đề
●Dàn ý khái quát cho bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí
1. Phần mở bài
- Giới thiệu tư tưởng đạo lí cần bàn luận
- Nêu khái quát nội dung,ý nghĩa của tư tưởng đạo lí
2. Phần thân bài
- Giải thích nội dung tư tưởng,đạo lí
+ Cắt nghĩa tư tưởng đạo lí thông qua từ ngữ
+ Biểu hiện của tư tưởng,đạo lí
- Đánh giá tư tưởng đạo lí
+ Đưa ra các dẫn chứng để chứng minh tính đúng đắn của tư tưởng đạo lí
+ Khẳng định sự đúng đắn,sâu sắc của tư tưởng đạo lí
- Bác bỏ những biểu hiện sai lệch liên quan đến tư tưởng đạo lí
3. Phần kết bài
- Khẳng định ý nghĩa của tư tưởng đạo lí
- Cần rút ra bài học bản thân
▲Văn thuyết minh
●Yêu cầu
- Cung cấp tri thức chính xác
- Ngôn ngữ đơn nghĩa, tường minh,chặt chẽ
● Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh theo trình tự
+ Không gian
+ Thời gian
+ Logic
+ Hỗn hợp
~> Sử dụng tùy thuộc vào đối tượng,mục đích thuyết minh và người tiếp nhận
● Cách làm bài văn thuyết minh
- Tri thức để làm bài văn thuyết minh
+ Muốn thuyết minh rõ ràng,mạch lạc phải có vốn tri thức nhất định về điều mình muốn thuyết minh
+ Phải tìm hiểu trực tiếp sự vật hiện tượng bằng sự quan sát ghi chép thông qua việc đi lại thực tế,sách vở
- Quy trình làm bài văn thuyết minh
+ Tìm hiểu đề
+ Tìm ý
+ Lập dàn ý
+ Viết bài và sửa chữa
- Trình tự sắp xếp ý của văn bản thuyết minh
+ Trình tự thời gian: từ trước đến nay,..
+ Trình tự không gian: gần ~>xa, ngoài ~> trong
+ Trình tự nhận thức của con người: lạ ~> quen, dễ ~>khó,..
+ Trình tự chứng minh- phản bác hoặc phân tích - chứng minh
-> Cần vận dụng linh hoạt để phù hợp với yêu cầu của bài văn thuyết minh giúp sáng tỏ đối tượng thuyết minh, phù hợp với các hình thức kết cấu của một văn bản thuyết minh
● Dàn ý
*Mở bài:
- Nội dung chính: Nêu được đối tượng cần thuyết minh
- Yêu cầu:
+ Giúp người đọc nhận ra kiểu văn bản thuyết minh
+ Phải thu hút sự chú ý của người đọc
* Thân bài
- Nội dung chính: triển khai các nội dung chính cần thuyết minh
- Các bước cần có cho phần thân bài:
+ Tìm ý,chọn ý: tìm những tri thức chuẩn xác khoa học đủ để làm cho rõ đối tượng thuyết minh
+ Sắp xếp ý: Theo các trình tự sắp xếp ý đã lựa trên phương diện các trình tự kết cấu
* Kết bài:
- Trở lại đề tài của bài văn thuyết minh
- Lưu lại những cảm xúc,suy nghĩ lâu bền trong lòng độc giả



 
Last edited:
  • Like
Reactions: Đình Hải

p3nh0ctapy3u

Cựu Trưởng nhóm Văn
Thành viên
22 Tháng ba 2012
1,617
1,048
299
27
Ninh Bình
Nhìn chung không có gì khác biệt lắm em nhé nhưng chị thấy ở văn THPT nó đòi hỏi e suy nghĩ sâu xa hơn nữa,triển khai ý và việc bắt tay vào làm bài cũng cần đến sự linh hoạt sáng tạo cũng như trong cách nhận diện đề.Nếu là nghị luận văn học thì nhiều khi ta sẽ bắt gặp đề trong dạng nhận định ý kiến chứ không đơn thuần là đề bài nổi ngay trong từng câu chữ,bắt ta phải đi tìm yêu cầu chính trong đề bài
Ví dụ đề của THCS chỉ là phân tích hay cảm nhận đoạn thơ,bài thơ hay nhân vật thì trong THPT có thể người ta sẽ yêu cầu bàn luận đến hình tượng nghệ thuật thông qua một nhận định hay trong đoạn thơ có lời nhận định,em hãy làm sáng tỏ nhận định đó.Nếu như em muốn ôn thi HSG thì cần bồi dưỡng hơn nữa trong việc đọc các tài liệu khai thác sâu về tác phẩm và các lí luận về truyện và thơ nhé.
 

hunghoaink@gmail.com

Học sinh
Thành viên
30 Tháng tám 2014
73
31
36
22
TP Hồ Chí Minh
Nhìn chung không có gì khác biệt lắm em nhé nhưng chị thấy ở văn THPT nó đòi hỏi e suy nghĩ sâu xa hơn nữa,triển khai ý và việc bắt tay vào làm bài cũng cần đến sự linh hoạt sáng tạo cũng như trong cách nhận diện đề.Nếu là nghị luận văn học thì nhiều khi ta sẽ bắt gặp đề trong dạng nhận định ý kiến chứ không đơn thuần là đề bài nổi ngay trong từng câu chữ,bắt ta phải đi tìm yêu cầu chính trong đề bài
Ví dụ đề của THCS chỉ là phân tích hay cảm nhận đoạn thơ,bài thơ hay nhân vật thì trong THPT có thể người ta sẽ yêu cầu bàn luận đến hình tượng nghệ thuật thông qua một nhận định hay trong đoạn thơ có lời nhận định,em hãy làm sáng tỏ nhận định đó.Nếu như em muốn ôn thi HSG thì cần bồi dưỡng hơn nữa trong việc đọc các tài liệu khai thác sâu về tác phẩm và các lí luận về truyện và thơ nhé.
Cảm ơn chị nhiều lắm ạ. Chị đã giúp em bớt bỡ ngờ phần nào với năm học đầu tiên của cấp 3 ^^c29
 
Top Bottom