Chú ý là em nên cập nhật tin tức thời sự,vì các vấn đề nóng hổi sẽ giúp ta có thêm vốn kiến thức đưa vào dẫn chứng,nắm bắt rõ các thao tác lập luận cho hệ thống lập luận,lí lẽ thêm phần chặt chẽ.Chị tin nó sẽ giúp ích cho em ở kì thi vào đại học trong tương lai
Em có thể tham khảo dàn ý chính của dạng nghị luận xã hội thường gặp khi thi và làm bài trên lớp như sau để tránh mất điểm vì thiếu luận điểm.
●Dàn ý khái quát của nghị luận về một hiện tượng đời sống
1. Phần mở bài
- Giới thiệu hiện tượng đời sống được bàn luận
- Xác định vấn đề đặt ra cần nghị luận trong hiện tượng ấy
2. Phần thân bài
- Nêu thực trạng của hiện tượng
- Nguyên nhân của hiện tượng ấy ( Nguyên nhân khách quan và chủ quan)
- Đánh giá,phân tích mặt tích cực và tiêu cực của vấn đề
- Đề xuất giải pháp cho vấn đề
3. Phần kết bài
- Tóm tắt,chốt lại vấn đề
- Rút ra bài học cho bản thân
- Nêu suy nghĩ, hướng hành động của bản thân đối với vấn đề
●Dàn ý khái quát cho bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí
1. Phần mở bài
- Giới thiệu tư tưởng đạo lí cần bàn luận
- Nêu khái quát nội dung,ý nghĩa của tư tưởng đạo lí
2. Phần thân bài
- Giải thích nội dung tư tưởng,đạo lí
+ Cắt nghĩa tư tưởng đạo lí thông qua từ ngữ
+ Biểu hiện của tư tưởng,đạo lí
- Đánh giá tư tưởng đạo lí
+ Đưa ra các dẫn chứng để chứng minh tính đúng đắn của tư tưởng đạo lí
+ Khẳng định sự đúng đắn,sâu sắc của tư tưởng đạo lí
- Bác bỏ những biểu hiện sai lệch liên quan đến tư tưởng đạo lí
3. Phần kết bài
- Khẳng định ý nghĩa của tư tưởng đạo lí
- Cần rút ra bài học bản thân
▲Văn thuyết minh
●Yêu cầu
- Cung cấp tri thức chính xác
- Ngôn ngữ đơn nghĩa, tường minh,chặt chẽ
● Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh theo trình tự
+ Không gian
+ Thời gian
+ Logic
+ Hỗn hợp
~> Sử dụng tùy thuộc vào đối tượng,mục đích thuyết minh và người tiếp nhận
● Cách làm bài văn thuyết minh
- Tri thức để làm bài văn thuyết minh
+ Muốn thuyết minh rõ ràng,mạch lạc phải có vốn tri thức nhất định về điều mình muốn thuyết minh
+ Phải tìm hiểu trực tiếp sự vật hiện tượng bằng sự quan sát ghi chép thông qua việc đi lại thực tế,sách vở
- Quy trình làm bài văn thuyết minh
+ Tìm hiểu đề
+ Tìm ý
+ Lập dàn ý
+ Viết bài và sửa chữa
- Trình tự sắp xếp ý của văn bản thuyết minh
+ Trình tự thời gian: từ trước đến nay,..
+ Trình tự không gian: gần ~>xa, ngoài ~> trong
+ Trình tự nhận thức của con người: lạ ~> quen, dễ ~>khó,..
+ Trình tự chứng minh- phản bác hoặc phân tích - chứng minh
-> Cần vận dụng linh hoạt để phù hợp với yêu cầu của bài văn thuyết minh giúp sáng tỏ đối tượng thuyết minh, phù hợp với các hình thức kết cấu của một văn bản thuyết minh
● Dàn ý
*Mở bài:
- Nội dung chính: Nêu được đối tượng cần thuyết minh
- Yêu cầu:
+ Giúp người đọc nhận ra kiểu văn bản thuyết minh
+ Phải thu hút sự chú ý của người đọc
* Thân bài
- Nội dung chính: triển khai các nội dung chính cần thuyết minh
- Các bước cần có cho phần thân bài:
+ Tìm ý,chọn ý: tìm những tri thức chuẩn xác khoa học đủ để làm cho rõ đối tượng thuyết minh
+ Sắp xếp ý: Theo các trình tự sắp xếp ý đã lựa trên phương diện các trình tự kết cấu
* Kết bài:
- Trở lại đề tài của bài văn thuyết minh
- Lưu lại những cảm xúc,suy nghĩ lâu bền trong lòng độc giả