- 29 Tháng mười 2018
- 3,304
- 4,365
- 561
- TP Hồ Chí Minh
- THCS Nguyễn Hiền


1. Vị trí chiến lược của Buôn Ma Thuột trong chiến dịch giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và những chuẩn bị của quân ta trước chiến dịch
Đầu năm 1975, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương lấy Buôn Ma Thuột làm mục tiêu chủ yếu, vì: Buôn Ma Thuột là thị xã lớn nhất Tây Nguyên và nằm trên trục đường 14 và đường 21; thuận lợi cho việc mở chiến dịch và mở rộng lên các tỉnh Tây Nguyên đồng thời xuống các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ. Đánh thị xã này sẽ làm đảo lộn thế phòng thủ của quân Sài Gòn ở Tây Nguyên, uy hiếp đồng bằng ven biển miền Trung và mở hướng tiến công quan trọng vào Sài Gòn
Mùa xuân 1975, đoàn cán bộ bí mật do đại tướng Văn Tiến Dũng dẫn đầu đã vào Daklak để triển khai kế hoạch. Theo Đại tướng Văn Tiến Dũng kể lại: việc đánh chiếm thị xã là cả một kế hoạch đấu trí với quân địch để giữ được bí mật của kế hoạch, yếu tố bất ngờ và cách đánh mới chưa thực hiện. Thượng tướng Hoàng Minh Thảo nhận định: Tây Nguyên là mái nhà của Đông Dương, chiếm được Tây Nguyên sẽ uy hiếp và khống chế vùng đồng bằng khu 5 và Sài Gòn. Tây Nguyên rộng lớn, có dung lượng chiến trường lớn. Tây Nguyên là nơi hiểm yếu, đạt hai yêu cầu là phá vỡ chiến lược của địch và dễ phát triển chiến lược của ta.
2. Mục đích và những chuẩn bị của quân ta trước chiến dịch tiến công Buôn Ma Thuột
Để chuẩn bị cho chiến dịch đánh Buôn Ma Thuột, ta thực hiện nghi binh chiến lược với các mục đích:
- chi lương, tải đạn tiếp viện cho chiến trường Daklak
- chuẩn bị lực lượng và quần chúng nổi dậy
- cắt tuyến giao thông đường bộ, cô lập quân đội Sài Gòn tại thị xã Buôn Ma Thuột
Trước khi tiến đánh, quân ta đã chuẩn bị xong tới 90% lực lượng đã sẵn sàng xung trận đánh quyết định này.
3. Diễn biến chiến dịch tiến công Buôn Ma Thuột
Lúc hai giờ sáng ngày 10/3/1975, quân ta từ nhiều hướng bắt đầu tiến công thị xã Buôn Ma Thuột. Theo lời kể của Ama H'Oanh - nguyên Bí thư thị xã Buôn Ma Thuột thì: đội quân của thị xã có 83 người cả nam lẫn nữ, ai cũng háo hứng bước vào trận chiến quyết định này. Nhân dân thì khao khát đánh bại quân địch. Lúc này đặc công đánh sân bay thị xã và kho Mai Hắc Đế; bộ binh đánh vào sân bay Hòa Bình. Hỏa lực của quân ta đã giáng những đòn sấm sét vào sư đoàn 83 của quân Sài Gòn. Ở hướng bắc thị xã, quân ta nổ dúng đánh chiếm hoàn toàn tiểu khu Buôn Ma Thuột. Ở phía Tây Bắc, quân ta phá tan hai cứ điểm vòng ngoài của quân địch, tạo điều kiện cho một bộ phận quân tiến vào thị xã. Ở hướng Tây Nam, quân ta diệt quân y của địch và áp sát sư đoàn dù 23 của Sài Gòn. Ở phía Nam, ta đánh vào khu hành chính và một số khu tiếp vận của địch
Với phương châm của chiến dịch là kiên trì, giữ bí mật, bất ngờ về ý định để đưa quân địch vào ý đồ của ta, tạo thế đánh nhanh thắng nhanh và sự chuẩn bị chu đáo của ta; quân đội Sài Gòn nhanh chóng thất thủ. Sau 32 giờ chiến đấu, sáng ngày 11/3/1975, quân ta nhanh chóng đánh bật 2 đợt phản công của quân địch và bắt sống Tỉnh trưởng Buôn Ma Thuộtgiải phóng hoàn toàn thị xã Buôn Ma Thuột.
Thừa thắng xông lên, quân ta giải póng các địa phương khác; tiến tới giải phóng hoàn toàn tỉnh Daklak ngày 28/3/1975.
4. Nguyên nhân thắng lợi:
- Quân dân phối hợp tốt
- Các dận tộc đều đoàn kết.
5. Ý nghĩa lịch sử:
- có ý nghĩa lớn về quân sự và chính trị (tức "thắng lợi kép"), mở ra cục diện mới cho chiến dịch Tây Nguyên và tạo ra chấn động mạnh về chiến lược
- làm đảo lộn thế phòng thủ của quân đội Sài Gòn, uy hiếp đồng bằng ven biển miền Trung
- mở ra hướng tiến công mới, tạo đà tiến công quan trọng vào Sài Gòn để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Nguồn tham khảo:
Đầu năm 1975, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương lấy Buôn Ma Thuột làm mục tiêu chủ yếu, vì: Buôn Ma Thuột là thị xã lớn nhất Tây Nguyên và nằm trên trục đường 14 và đường 21; thuận lợi cho việc mở chiến dịch và mở rộng lên các tỉnh Tây Nguyên đồng thời xuống các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ. Đánh thị xã này sẽ làm đảo lộn thế phòng thủ của quân Sài Gòn ở Tây Nguyên, uy hiếp đồng bằng ven biển miền Trung và mở hướng tiến công quan trọng vào Sài Gòn
Mùa xuân 1975, đoàn cán bộ bí mật do đại tướng Văn Tiến Dũng dẫn đầu đã vào Daklak để triển khai kế hoạch. Theo Đại tướng Văn Tiến Dũng kể lại: việc đánh chiếm thị xã là cả một kế hoạch đấu trí với quân địch để giữ được bí mật của kế hoạch, yếu tố bất ngờ và cách đánh mới chưa thực hiện. Thượng tướng Hoàng Minh Thảo nhận định: Tây Nguyên là mái nhà của Đông Dương, chiếm được Tây Nguyên sẽ uy hiếp và khống chế vùng đồng bằng khu 5 và Sài Gòn. Tây Nguyên rộng lớn, có dung lượng chiến trường lớn. Tây Nguyên là nơi hiểm yếu, đạt hai yêu cầu là phá vỡ chiến lược của địch và dễ phát triển chiến lược của ta.
2. Mục đích và những chuẩn bị của quân ta trước chiến dịch tiến công Buôn Ma Thuột
Để chuẩn bị cho chiến dịch đánh Buôn Ma Thuột, ta thực hiện nghi binh chiến lược với các mục đích:
- chi lương, tải đạn tiếp viện cho chiến trường Daklak
- chuẩn bị lực lượng và quần chúng nổi dậy
- cắt tuyến giao thông đường bộ, cô lập quân đội Sài Gòn tại thị xã Buôn Ma Thuột
Trước khi tiến đánh, quân ta đã chuẩn bị xong tới 90% lực lượng đã sẵn sàng xung trận đánh quyết định này.
3. Diễn biến chiến dịch tiến công Buôn Ma Thuột
Lúc hai giờ sáng ngày 10/3/1975, quân ta từ nhiều hướng bắt đầu tiến công thị xã Buôn Ma Thuột. Theo lời kể của Ama H'Oanh - nguyên Bí thư thị xã Buôn Ma Thuột thì: đội quân của thị xã có 83 người cả nam lẫn nữ, ai cũng háo hứng bước vào trận chiến quyết định này. Nhân dân thì khao khát đánh bại quân địch. Lúc này đặc công đánh sân bay thị xã và kho Mai Hắc Đế; bộ binh đánh vào sân bay Hòa Bình. Hỏa lực của quân ta đã giáng những đòn sấm sét vào sư đoàn 83 của quân Sài Gòn. Ở hướng bắc thị xã, quân ta nổ dúng đánh chiếm hoàn toàn tiểu khu Buôn Ma Thuột. Ở phía Tây Bắc, quân ta phá tan hai cứ điểm vòng ngoài của quân địch, tạo điều kiện cho một bộ phận quân tiến vào thị xã. Ở hướng Tây Nam, quân ta diệt quân y của địch và áp sát sư đoàn dù 23 của Sài Gòn. Ở phía Nam, ta đánh vào khu hành chính và một số khu tiếp vận của địch
Với phương châm của chiến dịch là kiên trì, giữ bí mật, bất ngờ về ý định để đưa quân địch vào ý đồ của ta, tạo thế đánh nhanh thắng nhanh và sự chuẩn bị chu đáo của ta; quân đội Sài Gòn nhanh chóng thất thủ. Sau 32 giờ chiến đấu, sáng ngày 11/3/1975, quân ta nhanh chóng đánh bật 2 đợt phản công của quân địch và bắt sống Tỉnh trưởng Buôn Ma Thuộtgiải phóng hoàn toàn thị xã Buôn Ma Thuột.
Thừa thắng xông lên, quân ta giải póng các địa phương khác; tiến tới giải phóng hoàn toàn tỉnh Daklak ngày 28/3/1975.

4. Nguyên nhân thắng lợi:
- Quân dân phối hợp tốt
- Các dận tộc đều đoàn kết.
5. Ý nghĩa lịch sử:
- có ý nghĩa lớn về quân sự và chính trị (tức "thắng lợi kép"), mở ra cục diện mới cho chiến dịch Tây Nguyên và tạo ra chấn động mạnh về chiến lược
- làm đảo lộn thế phòng thủ của quân đội Sài Gòn, uy hiếp đồng bằng ven biển miền Trung
- mở ra hướng tiến công mới, tạo đà tiến công quan trọng vào Sài Gòn để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Nguồn tham khảo:
- Lê Mậu Hãn, Đại cượng lịch sử Việt Nam, tập 3, Nxb Giáo dục
- Trần Bá Đệ, Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến nay, Nxb Giáo dục
- Một số tư liệu từ các tư liệu của các nhân chứng, đài truyền hình Daklak.