K
koutogima
1, Nêu nhận xét of em về nhan đề tác phẩm, và câu giới thiệu đầu tiên
2, Phân tích những chi tiết tác giả thêm vào: lời nói of bà mẹ chồng trước khi mất, ý nghĩa 3 lời thoại of Vũ Nương khi bị chồng nghi oan
3, Có ý kiến cho rằng: chi tiết cái bóng là 1 chi tiết đặc sắc.Phân tich
4, tìm những chi tiết thực và kì ảo? Nêu ý nghĩa của những chi tiết đó
5,Em hiểu thế nào là giá trị hiện thực? Giá trị hiện thực của tác phẩm là jì?
6, Nêu giá trị nhân đạo, giá trị nghệ thuật của truyện!
1. Câu giới thiệu đầu tiên là câu nào thế ? o___O Nhận xét về nhan đề : "Người con gái" => mang lại một cảm giác "trong sạch".
2. Câu nói của mẹ chồng : Nói về ý nghĩa chính chung quy là diễn giải về việc chuyện mình chết là đương nhiên và mong Vũ Nương không đau buồn về chuyện đó. Tuy nhiên, có đoạn này đáng chú ý :
"Chồng con nơi xa xôi chưa biết sống chết thế nào, không thể về đền ơn được. Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con chẳng phụ mẹ."
Nếu để ý kĩ câu này và xét đến những chuyện xảy ra sau này cho Vũ Nương, sẽ thấy chúng thật cay đắng. Vũ Nương đã làm rất nhiều điều tốt (thứ lỗi, từ ngữ tớ kém cỏi), được ngay chính người mẹ chồng chúc phúc và công nhận đức hạnh của Vũ Nương. Vậy mà sau đó Vũ Nương lại bị chồng nghi oan là "mất nết hư thân". Xét cho cùng, cái câu lời thoại của Vũ Nương đã tỏ rõ sự bức xúc và ngang trái tột cùng ấy, đồng thời cũng là một cái gì đó, một sự thật đối ngược lại với lời mẹ chồng đã nói. (tính cho tới lúc Vũ Nương bị nghi oan, chưa nói lúc Vũ Nương được giải oan)
3. Đó là một chi tiết lí thú. "Bóng" là cái gì đó giống như "bản sao của con người". ^____^ Nó cũng nói lên sự thiếu vắng cha của Đản, cha của Đản, đối với Đản, chỉ là một cái "bóng". "Bóng", vô dụng, vì thế nó cũng nói lên sự cực nhọc của Vũ Nương trong việc nuôi con không chồng của mình. Còn về phần "bất ngờ", thì có lẽ chi tiết "bóng" là chi tiết bất ngờ nhất trong bài này. ^^
4. Chi tiết thực : từ đầu cho đến "Thì ra, ngày thường, ở một mình, nàng hay đùa con, trỏ bóng mình mà bảo là cha Đản. Bấy giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã qua rồi !" => Nói lên hiện thực cay đắng của xã hội thời bấy giờ, về số phận của những người phụ nữ bất hạnh như Vũ Nương.
Chi tiết kì ảo : Từ "Cùng làng với nàng, có người tên là Phan Lang, khi trước làm đầu mục ở bến đò Hoàng Giang, một đêm chiêm bao thấy người con gái áo xanh đến kêu xin tha mạng." đến hết. => Thể hiện ước mơ của nhân dân ta về một tương lai tươi sáng cho số phận người phụ nữ. ^^
5. Giá trị hiện thực là những chi tiết phản ánh lên sự thật bất công. Giá trị hiện thực của "Chuyện người con gái Nam Xương" là cho thấy rõ số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến thông qua nhân vật Vũ Nương.
Còn câu 6... Đuối quá rồi... Sợ mình viết sai, ko chắc lắm. Có gì thì mong được sửa lỗi giùm. ^^''
Last edited by a moderator: