bn tham khảo
DÀN Ý:
Ý 1: Giải thích nhận định:
- Nếu vắng bóng truyện Kiều trên thi đàn văn học nước nhà, diện mạo văn học Việt Nam sẽ khó có thể hoàn thiện và mái nhà văn chương cũng kém phần phong phú, đầy đủ cả về tư tưởng chủ đề lẫn hình thức nghệ thuật
- Truyện Kiều của Nguyễn Du đã "lấp đầy khoảng trống" trong văn học trung đại nói riêng và diện mạo văn học nói chung. Đó là tác phẩm kết tinh từ chủ nghĩa nhân đạo cao cả, thể hiện màu sắc hiện thực sâu sắc và hội tụ những tinh hoa nghệ thuật của thơ ca nước nhà. Nhận định trên khẳng định giá trị của truyện Kiều đối với văn học dân tộc, tầm ảnh hưởng sâu rộng của truyện Kiều đối với thơ ca nước nhà.
Ý 2: Giá trị truyện Kiều:
- Nội dung:
+ Giá trị hiện thực:
phản ánh xã hội đồng tiền trong chế độ phong kiến
số phân oan trái người phụ nữ
+ giá trị nhân đạo:
ca ngợi, đề cao vẻ đẹp người phụ nữ
cảm thông, lo lắng cho số phận của nhân vật
phản ánh, phê phán, lên án xã hội phong kiến đương thời
khát vọng, ước mơ chân chính về tình yêu và hạnh phúc gia đình
- Nghệ thuật:
+ khắc họa, miêu tả nhân vật chi tiết, cụ thể bằng phương thức tự sự
+ ngôn ngữ trang trọng, bình dị
+ sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật: ẩn dụ, so sánh, ước lệ, gợi và tả...
Ý 3: BLNX
- Truyện Kiều đã góp phần tạo nên sự hoàn thiện về diện mạo nền văn học nước nhà bởi tác phẩm đã đạt đến đỉnh cao rực rỡ về nội dung lẫn hình thức nghệ thuật.
- 200 năm trôi qua, truyện Kiều khơi nguồn sáng tạo cho các nhà nghiên cứu, phê bình, tầng lớp học sinh-sinh viên, là món ăn tinh thần vô giá đối với mỗi người dân Việt Nam.