Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Chào các bạn, nếu như ai đã học đến chương trình Ngữ Văn 9 thì chắc chắn không thể nào không biết đến "Truyện Kiều." Dạo gần đây, trên cộng đồng mạng có nhiều luồng ý kiến trái chiều về nhiều mặt của tác phẩm. Bằng vốn hiểu biết của mình, mình cũng xin được trình bày suy nghĩ trước một vài ý kiến về tác phẩm này. Các bạn có ý kiến gì xin cứ để lại bình luận, mình sẵn sàng cũng các bạn xem xét vấn đề.
1. Thúy Vân là một nhân vật bất hạnh?
Chắc nhiều bạn ở đây cũng đã nghe qua ý kiến này hay muốn bày tỏ quan điểm về nhận định trên phải không? Theo mình, Thúy Vân KHÔNG BẤT HẠNH.
Thứ nhất, Thúy Vân sinh ra trong gia cảnh "êm đềm trướng rủ màn che", là tiểu thư khuê các. Nguyễn Du bằng cảm hứng nhân đạo đã dự đoán số phận, cuộc đời bình lặng, êm ấm của Thúy Vân qua những câu thơ miêu tả vẻ đẹp của nàng.
Thứ hai, Thúy Vân cưới được Kim Trọng là một cái phúc vô cùng lớn. Ở thời đại xưa, hiếm có chuyện tình cảm nam nữ nảy sinh rồi mới đi đến hôn nhân, mà thường "cha mẹ đặt đâu con nằm đấy", tình cảm chỉ phát sinh sau hôn nhân. Tình cảm ấy dù cho không thật sâu đậm nhưng cũng là cái nghĩa vợ chồng. Kim Trọng là người thế nào, chắc chỉ tìm hiểu sơ qua thôi các bạn cũng hiểu. Hoàn cảnh gia đình, nhan sắc, tính cách... đều tốt mọi mặt.
Thứ ba, Vân không được hạnh phúc khi lấy Kim Trọng? Như mình phân tích bên trên, Thúy Vân cưới được Kim Trọng là quá tốt nếu nói đến thời đó. Dù tình cảm của Kim Trọng có ra sao? Bởi lẽ đàn ông thời ấy năm thê bảy thiếp là QUÁ BÌNH THƯỜNG, hơn nữa Kim Trọng vô cùng thấu tình đạt lí. Vì sao ấy à? Các bạn hãy nhớ đến chi tiết Kiều bán mình chuộc cha, phải CẬY NHỜ Vân trả nghĩa cho Kim Trọng. Đó là món nợ ân tình mà Kiều luôn day dứt cũng như Kim Trọng luôn đủ tinh tế để hiểu được. Việc Kim Trọng chấp nhận lấy Vân đã thể hiện nhiều điều. Sau này, Kim Trọng đi tìm Kiều, rồi hai người đoàn tụ. Nhiều bạn cho rằng Vân quá đáng thương khi tình cảm không được nếm xỉa. Nhưng các bạn ơi, Kiều và Trọng về sau chỉ làm bạn thôi nhé, và đọc lại phần bên trên rồi lắp chúng vào bối cảnh đi. Suy nghĩ sai lệch ấy cũng giống như cách bạn đòi một ông có chục người vợ phải thương yêu người này, đừng lạnh nhạt với người kia.
Thứ tư, cuộc đời Vân không nếm trải sóng gió như Kiều. Nhiều bạn bảo Kiều sau sóng gió cũng được cứu đấy thôi. Nhưng các bạn ơi, có ai hiểu cho Kiều không vậy? Kiều cô đơn buồn tủi, nhớ thương người thân da diết nơi lầu Ngưng Bích quạnh quẽ, bị hành hạ, đánh đập khi được Thúc Sinh cưới về, bị Hồ Tôn Hiến lừa lọc, bị bọn buôn người đẩy vào lầu xanh,... một khuê nữ đài các đã bị hạ thấp đến mức nào rồi? Trong khi Vân sống trong cảnh êm đềm, các bạn thấy xem? Không biết Vân khổ chỗ nào?
2. Kiều không đáng được ca ngợi?
Lí do dẫn đến quan điểm trên có rất nhiều, tiêu biểu là: Kiều thông minh mà lại bị lừa hết lần này đến lần khác.
Xin thưa, đối với phụ nữ thời xưa, nết na và cầm kì thi họa đã gọi là thông minh rồi nhé. Cái thông minh ở đây không phải trải nghiệm đời sống các bạn ạ. Một tiểu thư khuê các sao có thể xử trí những chiêu trò lừa lọc, cạm bẫy trong thế gian?
3. Quan điểm gay gắt của Nguyễn Công Trứ về nhân vật Thúy Kiều.
Để biết thêm chi tiết, các bạn hãy tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Công Trứ nhé. Tuy nhiên, để kể lại, mình xin dẫn một ý kiến khá tâm đắc:
"Nguyễn Công Trứ tuy có tài kinh bang tế thế nhưng là một vị quan gia đánh giá Kiều cực đoan cũng như ông vua Tự Đức xét đoán Từ Hải. Cụ Thượng Trứ sẽ chẳng bao giờ thông cảm với tâm trạng Nguyễn Du qua Thúy Kiều cũng như hoàng đế Tự Đức chẳng thể nào hiểu được ước mơ của Nguyễn Du qua Từ Hải! Chỉ có nhà thơ Tố Như người của những nỗi đau thân phận mới xem Kiều là tri âm , Từ Hải là giấc mộng. Và chính nỗi cộng cảm nhân sinh lớn lao đó đã khiến Nguyễn Du hơn thế kỷ sau trở thành một điểm sáng trong bầu trời văn hoá nhân loại mặc dầu đương thời không khoả lấp được nỗi nghi ngờ ở một số người, trong đó NCT là một."
(Nguồn: hoangkimlongblogspot)
=> Như vậy, một số nhận định sai lệch hầu như xuất phát từ sự thiếu cẩn thận trong tìm hiểu cũng như không đặt tác phẩm vào bối cảnh. Cô giáo của mình và nhiều người, trong số đó có mình cũng từng hiểu sai về một tác phẩm khác nhưng sau này tìm hiểu mới biết. Mình không biết có phải một phần vì xu hướng ngôn tình hóa mà nhiều người lại áp đặt quan điểm một cách vô cùng nông cạn hay không?
Trên đây là một phần nhỏ được nêu đến trong vô số ý kiến về tác phẩm "Truyện Kiều" mà mình đã bày tỏ ý kiến. Nếu có thêm ý kiến, hi vọng các ban sẽ không ngại bày tỏ bên dưới.
1. Thúy Vân là một nhân vật bất hạnh?
Chắc nhiều bạn ở đây cũng đã nghe qua ý kiến này hay muốn bày tỏ quan điểm về nhận định trên phải không? Theo mình, Thúy Vân KHÔNG BẤT HẠNH.
Thứ nhất, Thúy Vân sinh ra trong gia cảnh "êm đềm trướng rủ màn che", là tiểu thư khuê các. Nguyễn Du bằng cảm hứng nhân đạo đã dự đoán số phận, cuộc đời bình lặng, êm ấm của Thúy Vân qua những câu thơ miêu tả vẻ đẹp của nàng.
Thứ hai, Thúy Vân cưới được Kim Trọng là một cái phúc vô cùng lớn. Ở thời đại xưa, hiếm có chuyện tình cảm nam nữ nảy sinh rồi mới đi đến hôn nhân, mà thường "cha mẹ đặt đâu con nằm đấy", tình cảm chỉ phát sinh sau hôn nhân. Tình cảm ấy dù cho không thật sâu đậm nhưng cũng là cái nghĩa vợ chồng. Kim Trọng là người thế nào, chắc chỉ tìm hiểu sơ qua thôi các bạn cũng hiểu. Hoàn cảnh gia đình, nhan sắc, tính cách... đều tốt mọi mặt.
Thứ ba, Vân không được hạnh phúc khi lấy Kim Trọng? Như mình phân tích bên trên, Thúy Vân cưới được Kim Trọng là quá tốt nếu nói đến thời đó. Dù tình cảm của Kim Trọng có ra sao? Bởi lẽ đàn ông thời ấy năm thê bảy thiếp là QUÁ BÌNH THƯỜNG, hơn nữa Kim Trọng vô cùng thấu tình đạt lí. Vì sao ấy à? Các bạn hãy nhớ đến chi tiết Kiều bán mình chuộc cha, phải CẬY NHỜ Vân trả nghĩa cho Kim Trọng. Đó là món nợ ân tình mà Kiều luôn day dứt cũng như Kim Trọng luôn đủ tinh tế để hiểu được. Việc Kim Trọng chấp nhận lấy Vân đã thể hiện nhiều điều. Sau này, Kim Trọng đi tìm Kiều, rồi hai người đoàn tụ. Nhiều bạn cho rằng Vân quá đáng thương khi tình cảm không được nếm xỉa. Nhưng các bạn ơi, Kiều và Trọng về sau chỉ làm bạn thôi nhé, và đọc lại phần bên trên rồi lắp chúng vào bối cảnh đi. Suy nghĩ sai lệch ấy cũng giống như cách bạn đòi một ông có chục người vợ phải thương yêu người này, đừng lạnh nhạt với người kia.
Thứ tư, cuộc đời Vân không nếm trải sóng gió như Kiều. Nhiều bạn bảo Kiều sau sóng gió cũng được cứu đấy thôi. Nhưng các bạn ơi, có ai hiểu cho Kiều không vậy? Kiều cô đơn buồn tủi, nhớ thương người thân da diết nơi lầu Ngưng Bích quạnh quẽ, bị hành hạ, đánh đập khi được Thúc Sinh cưới về, bị Hồ Tôn Hiến lừa lọc, bị bọn buôn người đẩy vào lầu xanh,... một khuê nữ đài các đã bị hạ thấp đến mức nào rồi? Trong khi Vân sống trong cảnh êm đềm, các bạn thấy xem? Không biết Vân khổ chỗ nào?
2. Kiều không đáng được ca ngợi?
Lí do dẫn đến quan điểm trên có rất nhiều, tiêu biểu là: Kiều thông minh mà lại bị lừa hết lần này đến lần khác.
Xin thưa, đối với phụ nữ thời xưa, nết na và cầm kì thi họa đã gọi là thông minh rồi nhé. Cái thông minh ở đây không phải trải nghiệm đời sống các bạn ạ. Một tiểu thư khuê các sao có thể xử trí những chiêu trò lừa lọc, cạm bẫy trong thế gian?
3. Quan điểm gay gắt của Nguyễn Công Trứ về nhân vật Thúy Kiều.
Để biết thêm chi tiết, các bạn hãy tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Công Trứ nhé. Tuy nhiên, để kể lại, mình xin dẫn một ý kiến khá tâm đắc:
"Nguyễn Công Trứ tuy có tài kinh bang tế thế nhưng là một vị quan gia đánh giá Kiều cực đoan cũng như ông vua Tự Đức xét đoán Từ Hải. Cụ Thượng Trứ sẽ chẳng bao giờ thông cảm với tâm trạng Nguyễn Du qua Thúy Kiều cũng như hoàng đế Tự Đức chẳng thể nào hiểu được ước mơ của Nguyễn Du qua Từ Hải! Chỉ có nhà thơ Tố Như người của những nỗi đau thân phận mới xem Kiều là tri âm , Từ Hải là giấc mộng. Và chính nỗi cộng cảm nhân sinh lớn lao đó đã khiến Nguyễn Du hơn thế kỷ sau trở thành một điểm sáng trong bầu trời văn hoá nhân loại mặc dầu đương thời không khoả lấp được nỗi nghi ngờ ở một số người, trong đó NCT là một."
(Nguồn: hoangkimlongblogspot)
=> Như vậy, một số nhận định sai lệch hầu như xuất phát từ sự thiếu cẩn thận trong tìm hiểu cũng như không đặt tác phẩm vào bối cảnh. Cô giáo của mình và nhiều người, trong số đó có mình cũng từng hiểu sai về một tác phẩm khác nhưng sau này tìm hiểu mới biết. Mình không biết có phải một phần vì xu hướng ngôn tình hóa mà nhiều người lại áp đặt quan điểm một cách vô cùng nông cạn hay không?
Trên đây là một phần nhỏ được nêu đến trong vô số ý kiến về tác phẩm "Truyện Kiều" mà mình đã bày tỏ ý kiến. Nếu có thêm ý kiến, hi vọng các ban sẽ không ngại bày tỏ bên dưới.
Last edited by a moderator: