1. Tại sao khởi nghĩa Trần Cảo là khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào đấu tranh của nhân dân ta đầu thế kỷ XVI ?
2. Tại sao vào thế kỷ XVI - XVIII lại xảy ra thời kỳ "Nam - Bắc triều" và "Trịnh - Nguyễn" ?
3. Tại sao vào thời Trịnh - Nguyễn, chính quyền chúa Trịnh lại buộc phải duy trì ngôi vua Lê (vốn đã hết sức mục nát) thay vì dẹp bỏ nó ?
1. Vì đây là cuộc khởi nghĩa nổ ra trong thời gian dài so với các cuộc khởi nghĩa khác;địa bàn hoạt động rộng;nhiều lần tấn công vào kinh thành và nhiều lần khiến vua Lê phải chạy vào Thanh Hóa.
2. Không chấp nhận chính quyền của họ Mạc, một số quan lại cũ của nhà Lê, đứng đầu là Nguyễn Kim, đã họp quân, nêu danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc”, nổi dậy ở vùng Thanh Hoá. Một nhà nước mới được thành lập ở đây, sử cũ gọi là Nam triều để phân biệt với Bắc triều của nhà Mạc. Chiến tranh Nam - Bắc triều bùng nổ, kéo dài cho đến cuối thế kỉ XVI. Triều Mạc bị lật đổ. Đất nước bước đầu được thống nhất lại. Nhưng không lâu sau, hình thành một thế lực căn cứ ở mạn Nam — thế lực phong kiến họ Nguyễn.
Năm 1545, Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm được cử lên thay, nắm toàn bộ binh quyền. Người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng xin được vào trấn thủ đất Thuận Hoá. Đất Thuận Hoá trở thành nơi dấy nghiệp của họ Nguyễn.
Năm 1627, cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ, kéo dài đến cuối năm 1672. Không phân được thắng bại, hai bên giảng hoà, lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm giới tuyến, chia đất nước làm hai : Đàng Ngoài và Đàng Trong, với hai chính quyền riêng biệt.
3.
- Thứ nhất, Nguyễn Huệ tiến quân ra Đàng Ngoài trên danh nghĩa "phù Lê diệt Trịnh", tức là lật đổ chính quyền họ Trịnh, khôi phục lại ngôi vị cho vua Lê.
- Thứ hai, mặc dù ban đầu vua Lê chỉ là cái bóng mờ không có quyền lực, nhưng vẫn là một vị vua được nhân dân công nhận. Nên Nguyễn Huệ không thể lên ngôi, vì một nước không thể có hai vua.
- Thứ ba, mục đích lật đổ chính quyền họ Trịnh của Nguyễn Huệ là xoá bỏ ranh giới sông Gianh, tạo điều kiện cơ bản để thống nhất đất nước chứ không phải là để cướp ngôi vị của vua Lê.