Sử Trật tự hai cực Yalta và tác động của nó (1945 - 1991)

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Ps: đây là bài phục vụ cho ôn thi đại học từ 2020 trở đi; phục vụ cho bài 1 của lịch sử 12 và bài 6 của lịch sử 9. Đón xem:

1. Bối cảnh lịch sử:
- Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn cuối. Lực lượng quân đồng minh hùng mạnh đang truy quét tàn quân phát xít đến tận sào huyệt. Lãnh thổ Liên Xô sạch bóng quân thù, nhiều nước Đông Âu đã được giải phóng.
- Nổi lên ba vấn đề: (1) cần nhanh chóng tiêu diệt chủ nghĩa phát xít; (2) cần thành lập một tổ chức quốc tế để duy trì hòa bình và an ninh thế giới sau chiến tranh; (3) vấn đề chia sẻ thành quả của các nước đồng minh như thế nào sau khi thắng trận
- Các vấn đề trên được ba cường quốc là Liên Xô, Mĩ và Anh trao đổi và đi tới triệu tập Hội nghị Yalta ở thị xã Yalta (Liên Xô) vào đầu tháng 2/1945.
=> Thực chất của Hội nghị: xoay quanh các vấn đề về quyền lợi của các cường quốc trong lực lượng đồng minh chống phát xít. (đây là vấn đề chính)
2. Nội dung Hội nghị:
- Vấn đề phát xít: các cường quốc đều đi tới thống nhất cao là cùng nhau tiêu diệt chủ nghĩa phát xít nhằm kết thúc chiến tranh thế giới thật nhanh. Liên Xô hứa sẽ đánh Nhật sau khi chiến tranh thế giới kết thúc ở châu Âu (8/8/1945, quân Liên Xô đánh tan quân Nhật ở đông bắc Trung Quốc khiến quân Nhật ở Đông Dương lo sợ và tạo ra thời cơ cho cách mạng 1945 tại Việt Nam).
- Vấn đề hòa bình thế giới sau chiến tranh: các cường quốc đều thống nhất sẽ thành lập tổ chức quốc tế mang tên Liên Hiệp quốc để duy trì an ninh và hòa bình thế giới sau chiến tranh
- Vấn đề quyền lợi của các cường quốc: ở châu Âu, các cường quốc thỏa thuận rằng khu vực phía đông nước Đức (Đông Berlin) và các nước Đông Âu thuộc pham vị ảnh hưởng của Liên Xô; khu vực phía tây và Tây Berlin thuộc ảnh hưởng của Mĩ, Anh và Pháp. Ở châu Á, quân Mĩ sẽ chiếm đóng Nhật Bản theo chế độ quân quản; vấn đề Triều Tiên sẽ bị chia cắt bởi vĩ tuyến 38 sau Hội nghị Yalta và còn kéo dài đến hiện nay; ở Trung Quốc đang phức tạp vi có lực lượng Quốc dân Đảng, Đảng Cộng sản đấu tranh với nhau để đi tới thống nhất; các nước Nam Á và Đông Nam Á vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.
Hội nghị Potsdam (tháng 8/1945) cụ thể hóa nội dung của hội nghị Yalta: cho quân Anh và quân Trung Hoa Dân quốc vào Đông Dương làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật => có tác động trực tiếp đến cách mạng Việt Nam.
3. Những tác động của Hội nghị Yalta:
a. Tích cực:
- Chiến tranh thế giới sớm kết thúc: vì cường quốc nào cũng muốn nhanh chóng xác lập ảnh hưởng của mình nên họ cùng nhau dốc sức diệt nhanh chủ nghĩa phát xít, vì khi đó họ mới thực thi được quyền lợi của mình. Thậm chí khi quân Liên Xô đang tấn công phát xít, quân Mĩ - Anh đánh thật nhanh để mau chóng kết thúc cuộc chiến.
- Tổ chức Liên Hiệp quốc: chiến tranh thế giới thứ hai sở dĩ nổ ra vì chưa có tổ chức quốc tế nào đủ sức đảm nhiệm duy trì hòa bình thế giới; Tổ chức Hội Quốc liên của Mĩ và các nước tư bản khác lập ra cũng nhanh chóng rơi vào mâu thuẫn nội bộ nên không đảm đương trách nhiệm duy trì hòa bình thế giới; Quốc tế Cộng sản cũng không giải quyết được vấn đề này => nên các cương quốc quyết định thành lập Liên Hiệp quốc để mục đích chính là duy trì hòa bình, an ninh thế giới sau chiến tranh. Đến nay, Liên Hiệp Quốc là một tổ chức quốc tế, liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất hành tinh với hơn 200 quốc gia thành viên, Việt Nam là thành viên thứ 149 của tổ chức quốc tế này.
- Đem lại thời cơ mới cho cách mạng ở các nước thuộc địa và phụ thuộc để các nước này nhanh chóng giành chính quyền và độc lập, bởi vì chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc sớm đem lại thời cơ cho các nước thuộc địa, nhất là các nước chuẩn bị kỹ - đó là nghệ thuật chớp thời cơ. Khi Nhật đầu hàng đồng minh, chớp thời cơ thuận lợi, ba nước Đông Nam Á là Indonesia, Việt Nam và Lào được sự lãnh đạo của các tổ chức chính trị cùng với sự chuẩn bị của quần chúng nhân dân đã khiến ba nước giành độc lập: Indonesia (8/1945), Việt Nam (9/1945) và Lào (tháng 10/1945); các nước khác do không chuẩn bị kịp nên khi thời cơ đến đã làm cách mạng rất lúng túng
b. Tiêu cực:
- Hình thành trật tự thế giới mới: những quyết định của hội nghị Yalta, Potsdam đã dẫn tới sự hình thành khuôn khổ trật tự hai cực Yalta; để phân biệt với trật tự một cực là trật tự Versailles - Washington. Trật tự Yalta kéo dài đến 1947 thì hình thành hai cực: "cực" Liên Xô với các nước XHCN; "cực" còn lại là Mĩ và các nước TBCN, kéo đài đến tận khi Liên Xô sụp đổ năm 1991 thì chấm dứt. Trật tự Yalta làm thế giới luận trong tình trạng lo âu, đỉnh điểm là "chiến tranh lạnh" giữa Liên Xô và Mỹ
- Nhân tố hàng đầu chi phối quan hệ quốc tế sau 1945. Trật tự Yalta là nhân tố hàng đầu chi phối quan hệ quốc tế; còn "chiến tranh lạnh" là nhân tố chi phối chủ yếu trong quan hệ quốc tế sau 1945 vì "chiến tranh lạnh" là con đẻ của trật tự Yalta.
- Quan hệ Liên Xô và Mĩ thay đổi theo hướng không có lợi cho cách mạng Việt Nam
4. Tác động của Hội nghị Yalta đến cách mạng Việt Nam
- Hội nghị Yalta tác động trực tiếp đến cách mạng Việt Nam: theo quyết định thứ ba của Yalta là phân chia quyền lợi giữa các cường quốc thắng trận, các nước Đông Nam Á thuộc ảnh hưởng của các nước phương Tây. Lấy cớ dựa vào quyết định này nên sau khi cách mạng tháng Tám thành công, Pháp đã ráo riết chuẩn bị lực lượng và đến 23/9/1945 thì Pháp được Anh che chở đã chính thức nổ súng trở lại xâm lược Việt Nam. Liên Xô dù muốn giúp đỡ cách mạng Việt Nam thì cũng không giúp đỡ được vì hội nghị Yalta không quy định phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô
- Tới hội nghị Potsdam, quân Anh và quân Trung Hoa Dân quốc được vào lãnh thổ làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật. Từ vĩ tuyến 16 ra bắc là thuộc quân Trung Hoa Dân quốc; vĩ tuyến 16 vào nam thuộc phạm vi của quân Anh. Trên lý thuyết là giải giáp quân Nhật, nhưng thực tế hai đạo quân này đều có chung âm mưu là lật đổ, phá hoại chính quyền cách mạng. Liên Xô không giúp được vì: khoảng cách địa lý rất xa; Liên Xô không có quyền hạn gì ở Đông Nam Á sau hai hội nghị lịch sử này.
- Các hội nghị quốc tế sau này cũng liên quan đến cách mạng Việt Nam. Hội nghị Yalta là khởi đầu của các hội nghị quốc tế kế sau, rồi hội nghị Potsdam. Ta thấy ở hội nghị Genève 1954 được ký kết lập lại hòa bình ở ba nước Đông Dương, hội nghị Paris 1973 lập lại hòa bình ở Việt Nam. Điểm chung của Geneve và Paris là cả hai đều được ký kết khi các cường quốc đã có sự thỏa thuận, hòa hoãn với nhau: Geneve được ký kết khi các nước lớn thỏa thuận, hòa hoãn với nhau (thỏa thuận chia cắt nước Đức, chia cắt Triều Tiên và lập hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên), Việt Nam bị chia cắt là hệ quả của thỏa thuận ngầm giữa các nước lớn tại Geneve. Đến Hội nghị Paris cũng được ký kết khi các cường quốc thỏa thuận với nhau - Paris do thỏa thuận của Mỹ với Trung Quốc: thông cáo Thượng Hải 1972 cho phép Mỹ hứa giúp Trung Quốc 400 triệu USD để phát triển đất nước, giúp Trung Quốc ngồi vào chiếc ghế ở Liên Hiệp quốc; đổi lại Trung Quốc ngừng viện trợ cho Việt Nam. Mỹ cùng sang hòa hoãn với Liên Xô thành công.
5. Quan hệ Mỹ - Liên Xô thay đổi theo chiều hướng không có lợi cho cách mạng Việt Nam
Tham dự Hội nghị Yalta là Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Liên Xô là Stalin, Thủ tướng Churchill của Anh và Tổng thống Roosevelt của Mỹ. Ánh mắt của ba người nhìn ba hướng khác nhau thể hiện sự không hài lòng về bản Hội nghị. Sự kiện Yalta mở đầu cho quan hệ Xô - Mĩ ngày càng căng thẳng, đỉnh điểm là "chiến tranh lạnh" (mở đầu "chiến tranh lạnh" là vào tháng 3/1947, Tổng thống Mỹ đọc diễn văn Harvard kêu gọi chống Liên Xô và các nước XHCN để "bảo vệ thế giới tự do". Mỹ triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới với ba mục tiêu: đánh bại và tiêu diệt CNXH, đàn áp đấu tranh của nhân dân, buộc các nước tư bản lệ thuộc Mỹ). Hội nghị Yalta cho thấy quan hệ Mỹ - Liên Xô đã thay đổi: từ chỗ là đồng minh chống phát xít, họ chuyển sang đối đầu mà đỉnh điểm là "chiến tranh lạnh". Quan hệ giữa hai cường quốc này ảnh hưởng đến toàn cục thế giới, trong đó có Việt Nam.
6. Trật tự Yalta sụp đổ và sự chuyển biến của quan hệ quốc tế
Trật tự Yalta sụp đổ có nhiều biểu hiện: (1) sự giải thể của liên minh chính trị Warsaw; (2) sự giải thể của tổ chức SEV; (3) sự hình thành trật tự đa cực nhiều trung tâm với Tây Âu, Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc, Australia và nước Nga. Sự sụp đổ của Liên Xô là biểu hiện chính, nó chính là sự sụp đổ của một mô hình của chủ nghĩa xã hội. Sự sụp đổ của Yalta cho thấy thế giới có xu thế hòa bình, hợp tác cùng phát triển đang chiểm ưu thế. Mặc dù biểu hiện chính của Yalta là chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, nhưng thế giới vẫn trong tình trạng căng thẳng, khó lường như xung đột sắc tộc, tôn giáo, Mỹ bị khủng bố năm 2001
 
  • Like
Reactions: Pyrit
Top Bottom