1-Mở bài : Giới thiệu vài nét cơ bản về tác giả, tác phẩm.
+ Huy Cận là một trong những nhà thơ hàng đầu của phong trào thơ mới. Với lối viết hàm súc nhưng lại giàu chất trữ tình, đầy triết lý suy tưởng nhưng lại dạt giàu cảm xúc.
+ Tràng Giang là một trong những tác phẩm nổi bật nhất của Huy Cận. Bài thơ lấy cảm xúc chủ đạo từ vẻ đẹp rộng lớn của thiên nhiên, của dòng sông Hồng mênh mang sống nước.
2-Thân bài
a) Bức tranh sông nước mênh mông, rộng lớn.
* "Sóng gợn Tràng giang buồn điệp điệp"
=>Gợi tả những con sóng gợn nhẹ trên dòng sông mênh mông, rộng lớn, những con sóng nói tiếp nhau như những nổi buồn cứ từ từ nhưng chất chồng thành từng lớp, triền miên và vô định.
- Từ láy "điệp điệp": Cảm giác tuần hoàn, lặp đi lặp lại .
- Hình ảnh nổi bật :
+ Con thuyền trôi giữa dòng tràng giang mang dấu hiệu của sự sống - một đấu chấm phá khác biệt giữa bức tranh tưởng trừng như bị nuốt trọn bởi sự rộng lớn của thiên nhiên, bởi sự mênh mang của dòng sông hùng vĩ.
+ "Con thuyền xuôi mái nước song song": Thuyền và nước mang tính ước lệ tượng trưng và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, tuy nhiên "song song" gợi tả sự chia li, cách biệt chẳng thể gần nhau. => Gợi lên nổi trơ trội , phó mặc.
+ Phép tiểu đối "thuyền về nước lại": Làm cho khung cảnh thiên nhiên vốn đã trơ trội nay lại càng thêm u sầu, trống trải => Gợi nỗi chia li tan tác .
+ "Củi một cành khô lạc mấy dòng": Hình ảnh tưởng chừng nhhw bình dị và đơn giản nhưng lại mang một nét chấm phá mới mẻ và hiện đại. Đấy là ảnh ẩn dụ cho biết bao kiếp người nhỏ bé, cô đơn trôi dạt trên dòng sông cuộc đời rộng lớn.
b) Khung cảnh vắng lặng của thiên nhiên:
- "Lơ thơ... đìu hiu": Sự kết hợp các từ láy "lơ thơ, đìu hiu" trong cùng một câu thơ + biện pháp tu từ nhân hóa+ Nghệ thuật đảo ngữ đã giúo khắc họa một cách độc đáo sự êm đềm, tĩnh của thiên nhiên cảnh vật=> Gợi lên sự buồn bã , vắng lặng và cô đơn.
=> Nhấn mạnh thêm nỗi buồn, cả một khoảng không rộng lớn chỉ còn vài cồn cát thưa thớt, vài ngọn gió hắt hiu khiến cho nỗi buồn càng thêm thấm thía.
- "Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều": => Không gian vắng lặng đến nỗi âm thanh của cuộc sống dường như bị tách biệt hoàn toàn.
Từ "đâu" được đặt ở đầu câu thơ như sự lắng nghe của Huy Cận giữa không gian vắng lặng
=> Khung cảnh chợ chiều đã tàn ở làng quê nghèo miền Bắc những năm trước Cách mạng càng khiến lòng người thêm buồn xơ xác
- "Nắng xuống trời lên, sâu chót vót": Phép đối "nắng xuống, trời lên" => gợi ra một khoảng không gian mở rộng cả ba chiều sâu dài và rộng.
- "sâu chót vót": Cách nói sáng tạo mới mẻ, giàu sức gợi tả=> làm cho khung cảnh càng trở nên sâu rộng hơn và trong khung cảnh ấy, sự cô đơn của con người cũng đến cùng cực.
- Phép tiểu đối "sông dài trời rộng" + cụm từ "bến cô liêu": Hình ảnh nhân hóa gợi nên tâm trạng cô đơn, buồn bả của cả con người và cảnh vật => Tận cùng sự mênh mang, đơn độc bé nhỏ và trơ trội trước không gian bao la, rộng lớn.
- "Bèo dạt về đâu hàng nối hàng": Hình ảnh ẩn dụ gợi lên thân phận của bao kiếp người nổi trôi, lênh đênh, phiêu bạc và vô định giữa dòng sông cuộc đời rộng lớn.
+ Từ láy "mênh mông", "lặng lẽ" kết hợp với điệp từ "không", cụm từ "không một chuyến đò ngang, không cầu": Khắc họa rõ nét sự hoang vắng của cảnh vật và sự cô đơn, lạc lõng của con người.
- "Bờ xanh tiếp bãi vàng": Cảnh thiên nhiên có màu sắc gây hút mắt người nhìn, góp phần tô điểm cho khung cảnh thiên nhiên có phần tẻ nhạt, thế nhưng chính sự phân cách màu sắt đó lại làm bức tranh thiên nhiên thêm não nề, buồn bã bởi nó gợi ra sự xa cách , chia lìa.
c) Bóng chiều và nỗi niềm tâm sự của nhà thơ:
- Bức tranh hoàng hôn có:
+ " Lớp lớp " có sức gợi tả cao, thể hiện sywj chồng chất.=> Vức tranh thiên nhiên hùng vĩ.
+ Xuất hiện cánh chim nhỏ bé "chim nghiêng cánh nhỏ": Hình ảnh ước lệ tượng trưng quen thuộc của thi ca.
3 Kết Bài
- Nêu cảm nhận của bản thân trước khung cảnh thiên nhiên
Chúc bạn học tốt.