Sử 8 Trắc nghiệm thi học kì

Nguyễn Thị Thu Hiền 13042006

Cựu TMod Sử
Thành viên
11 Tháng hai 2022
470
1
382
66
18
Hà Tĩnh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

28 câu 7đ
Mỗi câu 0.25đ
Câu 1: Phe Liên Minh gồm những nước nào?
A. Đức-Ý-Nhật.
B. Đức-Áo-Hung.
C. Đức-Nhật-Áo.
D. Đức-Nhật-Mĩ
Đáp án B Năm 1882, Đức cùng Áo - Hung và I-ta-li-a thành lập Liên minh tay ba, được gọi là phe Liên minh
Câu 2: Vì sao ở Nga, năm 1917, Cách mạng Tháng 2 thắng lợi nhưng vẫn tiếp tục nổ ra cuộc Cách mạng Tháng 10?
A. Vì 2 chính quyền tư sản và vô sản song song tồn tại
B. Vì 2 chính quyền phong kiến và vô sản song song tồn tại
C. Vì 2 chính quyền phong kiến và tư sản song song tồn tại
D. Vì 2 chính quyền phong kiến và tư sản song song tồn tại.
Đáp án C. Cách mạng tháng 2 giành thắng lợi,nhưng kết quả chưa trọn vẹn.Chính phủ lâm thời tư sản tiếp tục thi hành chính sách chiến tranh và đàn áp quần chúng.Vì vậy,đảng Bôn-sê-vích chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng chấm dứt tình trạng chính quyền phong kiến và tư sản song song tồn tại
Câu 3:Tính chất của chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Chiến tranh nhân dân chính nghĩa.
B. Chiến tranh giải phóng dân tộc
C. Chiến tranh đế quốc xâm lược phi nghĩa.
D. Chiến tranh đế quốc chính nghĩa
Đáp án C Mục đích tham chiến của các nước đế quốc nhằm tranh giành thuộc địa của nhau,… nhằm phân chia lại thế giới.Chỉ đem lại quyền lợi cho riêng mình
Câu 4: Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Sự hung hãn của Đức
B. Thái tử Áo - Hung bị ám sát
C. Mâu thuẫn Anh - Pháp
D. Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa
Đáp án B Ngày 28-6-1914, Thái tử Áo - Hung bị một người Xéc-Bi ám. Giới quân phiệt Đức, Áo chớp lấy cơ hội đó để gây chiến tranh
Câu 5: Trong cuộc đua giành giật thuộc địa nước nào hung hãn nhất?
A. Mĩ.
B. Anh
C. Đức
D. Nhật
Đáp án C
Đức được xem như con Hổ đói đến bàn tiệc muộn
Câu 6. Nguyên nhân chính dẫn đến sự phát triển của kinh tế Nhật Bản ngay trong và sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. Được Mĩ viện trợ
B. Chính quyền có những biện pháp tích cực để phát triển kinh tế.
C. Tăng cường bóc lột các thuộc địa
D. Được hưởng nhiều nguồn lợi từ chiến tranh
Đáp án D
Câu 7: Nguồn gốc của chiến tranh thế giới thứ hai là
A. do khủng hoảng kinh tế trong những năm 1929 - 1933
B. do Anh, Pháp, Mỹ thực hiện chính sách dung dưỡng, thỏa hiệp chủ nghĩa phát xít.
C. hệ thốngVecxai-Oasinhton làm kết quả của chiến tranh thế giới thứ nhất không còn phù hợp nữa dẫn đến một cuộc chiến tranh mới giữa các nước đế quốc để phân chia lại thế giới.
D. do chủ nghĩa đế quốc muốn tiêu diệt Liên Xô và phong trào cách mạng thế giới.
Đáp án C

Câu 8. Cuộc khởi nghĩa vũ trang lớn và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX– đầu thế kỉ XX là:
A. khởi nghĩa Hương Khê.
B. khởi nghĩa của đồng bào Tây Nguyên
C. khởi nghĩa ở vùng Tây Bắc và hạ lưu sông Đà.
D.Khởi nghĩa Yên Thế
Đáp án D:kéo dài gần 30 năm
Từ 1884-1913
Câu 9.Thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta vào thời gian nào?
A.1/9/1858
B.24/12/1913
C.5/7/1885
D.18/8/1883
Đáp án A
Câu 10.Hiệp ước Nhâm Tuất được triều đình kí kết với thực dân Pháp vào thời gian nào?
A.25/8/1883
B.6/6/1884
C.5/6/1862
D.15/3/1874
Đáp án C
Câu 11. Thực dân Pháp hoàn thành cơ bản công cuộc xâm lược Việt Nam khi nào?
A. Sau khi đánh chiếm thành Hà Nội lần thứ hai.
B. Sau khi kí Hiệp ước Hác măng và Patơnốt.
C. Sau khi đánh chiếm kinh thành Huế.
D. Sau khi đánh chiếm Đà Nẵng.
Đáp án B
Câu 12 . Đặc điểm của phong trào Cần vương là:
A. phong trào yêu nước theo khuynh hướng và ý thức hệ phong kiến.
B. phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
C. phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản.
D. phong trào yêu nước của các tầng lớp nông dân.
Đáp án A
Câu 13. Cuộc khởi nghĩa vũ trang lớn và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là:
A. khởi nghĩa Hương Khê.
B. khởi nghĩa của đồng bào Tây Nguyên
C. khởi nghĩa ở vùng Tây Bắc và hạ lưu sông Đà.
D. khởi nghĩa Yên Thế
Đáp án D
Câu 14. Chính sách “cấm đạo” của nhà Nguyễn đã dẫn đến hậu quả gì?
A. Làm cho Thiên Chúa giáo không thể phát triển ở Việt nam.
B. Gây ra mâu thuẫn, làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc, khiến người dân theo các tôn giáo khác lo sợ.
C. Gây mâu thuẫn trong quan hệ với phương Tây, làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc, bất lợi cho sự nghiệp kháng chiến
D. Gây không khí căng thẳng trong quan hệ với các nước phương Tây
Đáp án C
Câu 15.Hiệp ước Giáp Tuất được triều đình kí kết với thực dân Pháp vào thời gian nào?
A.25/8/1883
B.6/6/1884
C.5/6/1862
D.15/3/1874
Đáp án D
Câu 16 : Vì sao vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt?
A. Do Cao Thắng hi sinh.
B. Do Phan Đình Phùng hi sinh
C. Do Tôn Thất Thuyết sang Trung Quốc cầu viện.
D. Do Trương Quang Ngọc phản bội.
Đáp án D
Câu 17. Nguyên nhân bùng nổ của phong trào Yên Thế:
A. vì bị vua quan phong kiến áp bức nặng nề.
B. căm thù Pháp, chống Pháp để bảo vệ cuộc sống tự do.
C. muốn giúp vua cứu nước.
D. muốn lật đổ vương triều nhà Nguyễn.
Đáp án B
Câu 18: Cuộc khởi nghĩa nào sau đây đã để lại kinh nghiệm tác chiến ở đồng bằng?
A. Bãi Sậy.
B. Hương Khê.
C. Ba Đình.
D. Yên Thế.
Đáp án A
Câu 19. Thực dân Pháp hoàn thành cơ bản cuộc xân lược Việt nam khi nào ?
A. Sau khi đánh chiếm Hà Nội lần thứ 2.
B. Sau khi đánh chiếm Đà Nẵng.
C. Sau khi Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt được kí kết.
D. Sau khi đánh chiếm kinh thành Huế.
Đáp án C
Câu 20 : Phong trào Cần vương cuối cùng bị thất bại vì lí do chủ yếu nào sau đây?
A. Phong trào diễn ra trên qui mô còn nhỏ lẻ.
B. Thực dân Pháp còn mạnh, lực lượng chống Pháp quá yếu.
C. Thiếu giai cấp tiên tiến lãnh đạo với đường lối đúng đắn.
D. Phong trào bùng nổ trong lúc Pháp đã đặt ách thống trị Việt Nam.
Đáp án C
Câu 21 Người đầu tiên tự chế tạo được súng trường theo kiểu của Pháp là:
A. Cao Thắng.
B. Phan Đình Phùng.
C. Trương Định.
D. Đề Thám.
Đáp án A
Câu 22. Chủ trương giải phóng dân tộc của nhà yêu nước Phan Bội Châu theo khuynh hướng:
A. bất hợp tác.
B. cải cách.
C. đấu tranh nghị trường.
D. bạo động cách mạng.
Đáp án D
Câu 23: Trước khi Pháp xâm lược xã hội Việt Nam có hai giai cấp cơ bản:
A. Địa chủ phong kiến và nô lệ.
B. Công nhân và nông dân.
C. Địa chủ phong kiến và tư sản.
D. Địa chủ phong kiến và nông dân
Đáp án D
Câu 24: Tại sao gọi cải cách của Minh Trị là cuộc cách mạng tư sản không triệt để?
A. Giai cấp tư sản chưa thật sự nắm quyền.
B. Nông dân được phép mua bán ruộng đất.
C. Liên minh quý tộc – tư sản nắm quyền.
D. Chưa xóa bỏ những bất bình đẳng với đế quốc.
Đáp án C
Câu 25: Điều kiện quan trọng nào để Nhật Bản có thể tiến hành được cải cách Minh Trị?
A. Tầng lớp quý tộc có ưu thế chính trị lớn và có vai trò quyết định.
B. Giai cấp tư sản ngày càng trưởng thành và có thế lực về kinh tế.
C. Lật đổ chế độ Mạc Phủ, Thiên hoàng Minh Trị nắm quyền.
D. Xác lập quyền thống trị của quý tộc, tư sản.
Đáp án C
Câu 26: Sau sự kiện nào, Trung Quốc thực sự trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến?
A. Sau sự thất bại của khởi nghĩa nông dân Thái Bình Thiên Quốc.
B. Cuộc Duy Tân Mậu Tuất thất bại.
C. Sau khi phong trào Nghĩa Hòa Đoàn bị đánh bại.
D. Sau khi nhà Mãn Thanh ký với các nước đế quốc Điều ước Tân Sửu.
Đáp án D
Câu 27.Hiệp ước Hác Măng được triều đình kí kết với thực dân Pháp vào thời gian nào?
A.25/8/1883
B.6/6/1884
C.5/6/1862
D.15/3/1874
Đáp án A
Câu 28.Hiệp ước Pa Tơ Nốt được triều đình kí kết với thực dân Pháp vào thời gian nào?
A.25/8/1883
B.6/6/1884
C.5/6/1862
D.15/3/1874
Đáp án B
 
Last edited:
Top Bottom