Sinh 10 Trắc nghiệm sinh bài 18, 19

Phan Thị Xuân Huyên

Học sinh chăm học
Thành viên
20 Tháng tư 2017
165
208
101
20
Quảng Nam
THCS Huỳnh Thúc Kháng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Nhận biết
Câu 1: Ở những loài sinh sản hữu tính, giảm phân chỉ xảy ra ở loại tế bào nào sau đây?
A. Tế bào sinh dưỡng
B. Tế bào giao tử
C. Tế bào sinh dục chín
D. Tế bào hợp tử
Câu 2: Sự tiếp hợp và trao đổi chéo NST diễn ra ở kì nào trong giảm phân?
A. Kì đầu I
B. Kì giữa I
C. Kì đầu II
D. Kì giữa II
Câu 3: Phát biểu nào sau đây đúng với sự phân li của các NST ở kì sau I của giảm phân?
A. Phân li các NST đơn.
B. Phân li các NST kép, không tách tâm động.
C. NST chỉ di chuyển về 1 cực của tế bào.
D. Tách tâm động rồi mới phân li.
Câu 4: Về mặt di truyền, sự trao đổi chéo của NST tại kì đầu của giảm phân I có ý nghĩa nào sau đây?
A. Làm tăng số lượng NST trong tế bào.
B. Tạo ra sự ổn định về thông tin di truyền.
C. Tạo ra nhiều loại giao tử, góp phần tạo ra sự đa dạng sinh học.
D. Duy trì tính đặc trưng về cấu trúc NST.
Thông hiểu
Câu 5: Những phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về giảm phân?
(1) Giảm phân sinh ra các tế bào con có số lượng NST giảm đi một nửa so với tế bào mẹ.
(2) Trong giảm phân có 2 lần nhân đôi NST ở hai kì trung gian.
(3) Giai đoạn thực chất làm giảm đi một nửa số lượng NST ở các tế bào con là giảm phân I.
(4) Tại kì đầu của giảm phân I và giảm phân II có sự tiếp hợp của các NST kép theo từng cặp tương đồng.
Những phương án trả lời đúng là
A. (1), (2)
B. (1), (3)
C. (2), (4)
D. (3), (4)
Câu 6: Có bao nhiêu sự kiện sau đây xảy ra vào kì giữa trong lần phân bào I của quá trình giảm phân?
(1) Có sự tiếp hợp của các NST kép theo từng cặp tương đồng.
(2) Các NST tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.
(3) Mỗi NST kép trong cặp NST kép tương đồng di chuyển theo thoi vô sắc đi về 2 cực của tế bào.
(4) NST kép co xoắn cực đại
(5) Mỗi NST kép tách nhau ra đi về 2 cực của tế bào.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 7: Có bao nhiêu đặc điểm sau đây có ở phân bào nguyên phân và giảm phân?

(1) Nhiễm sắc thể trải qua một lần nhân đôi tại kì trung gian.
(2) Tế bào trải qua 2 lần phân bào gồm phân bào giảm nhiễm và phân bào nguyên nhiễm.
(3) Đều là hình thức phân bào của tế bào sinh dục tại vùng chín.
(4) Thường xuyên xảy ra sự tiếp hợp của các NST kép theo từng cặp tương đồng.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Vận dụng thấp
Câu 8: Ở một loài sinh vật có bộ NST lưỡng bội 2n = 8. Số NST đơn môi trường nội bào cần cung cấp cho 2 tế bào sinh tinh hoàn thành giảm phân là
A. 80
B. 8
C. 16
D. 40
Câu 9: Ở đậu Hà lan có NST 2n = 14, số NST trong mỗi tế bào của đậu Hà lan đang ở kỳ sau của lần phân bào I trong giảm phân là
A. 7 NST đơn.
B. 14 NST kép.
C. 14 NST đơn.
D. 7 NST kép.
Vận dụng cao
Câu 10: : Hình vẽ sau đây mô tả hai tế bào ở hai cơ thể lưỡng bội thuộc cùng một loài đang phân bào.
Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Hai tế bào đều đang ở kì giữa của nguyên phân .
B. Khi kết thúc quá trình phân bào ở hai tế bào trên thì từ tế bào 1 tạo ra hai tế bào lưỡng bội, từ tế bào 2 tạo ra hai tế bào đơn bội.
C. Bộ nhiễm sắc thể của tế bào 1 là 2n = 8, bộ nhiễm sắc thể của tế bào 2 là n = 4.
D. Tế bào 1 đang ở kì giữa của giảm phân I, tế bào 2 đang ở kì giữa của giảm phân II.
NHẬN BIẾT:
Câu 1. Thứ tự nào sau đây đúng khi nói về các pha của kì trung gian?
A. Pha S, pha G1, pha G2.
B. Pha S, pha G2, pha G1.
C. Pha G1, pha G2, pha S.
D. Pha G1, pha S, pha G2.
Câu 2. Trong chu kì tế bào, sự nhân đôi NST diễn ra ở pha hay kì nào?
A. Pha G1
B. Pha S.
C. Kì giữa của nguyên phân.
D. Kì đầu của nguyên phân.
Câu 3. Kì nào sau đây của phân bào nguyên phân xảy ra hiện tượng các nhiễm sắc thể (NST) kép co xoắn cực đại và tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào?
A. Kì giữa.
B. Kì cuối.
C. Kì sau.
D. Kì đầu.
Câu 4. Hình vẽ bên mô tả kì nào của nguyên phân?
A. Kì đầu
B. Kì giữa
C. Kì sau
D. Kì cuối

THÔNG HIỂU:
Câu 5. Một hợp tử của một loài nguyên phân liên tiếp 5 lần, không xảy ra đột biến. Số tế bào con tạo ra sau khi kết thúc lần nguyên phân cuối cùng là
A. 5
B. 10
C. 20 tế bào
D. 32 tế bào.
Câu 6. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về nguyên phân?
I. Quá trình nguyên phân chỉ xảy ra ở tế bào sinh dưỡng.
II. Các phương pháp giâm, chiết, ghép cành được tiến hành dựa trên cơ sở của quá trình nguyên phân.
III. Trong nguyên phân, việc phân chia vật chất di truyền và phân chia tế bào chất được tiến hành đồng thời.
IV. Trong nguyên phân NST quan sát rõ nhất ở kì giữa.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 7. Những phát biểu nào sau đây đúng khi nói về chu kì tế bào?
I. Thời gian của chu kì tế bào giống nhau ở các loài sinh vật.
II. Quá trình nguyên phân chiếm phần lớn chu kì tế bào.
III. Cuối pha G1 có điểm kiểm soát R, nếu tế bào không vượt qua được thì sẽ không đi vào pha S.
IV. Ở kì trung gian, sự nhân đôi ADN và NST diễn ra ở pha S.
A. I, II, III.
B. I, II, IV.
C. II,III.
D. III,IV.
VẬN DỤNG:
Câu 8. Một hợp tử của một loài nguyên phân bình thường một số lần liên tiếp tạo ra 128 tế bào con. Số lần nguyên phân của hợp tử là
A. 8.
B. 5.
C. 7.
D. 6.
Câu 9. Một hợp tử ở người ( 2n = 46) nguyên phân liên tiếp một số lần đã tạo ra các tế bào con với tổng số 368 NST ở trạng thái chưa nhân đôi, không xảy ra đột biến. Số lần nguyên phân của hợp tử và số tế bào con được tạo ra ở lần nguyên phân cuối cùng lần lượt là
A. 3, 8.
B. 8, 3.
C. 4, 16.
D. 16, 4.
VẬN DỤNG CAO:
Câu 10: Điều gì sẽ xảy ra nếu ở kì giữa của lần nguyên phân đầu tiên ở 1 tế bào sinh dưỡng, thoi phân bào bị phá hủy?
A. Quá trình nguyên phân bị dừng lại B. Tạo ra 2 tế bào con có bộ NST (2n)
C. Tạo ra loại tế bào có bộ NST (4n) D. Tạo ra 2 tế bào con có bộ NST (n)
 

Thủy Ling

Cựu Mod Sinh học
Thành viên Test
Thành viên
19 Tháng chín 2017
2,249
2,409
409
Phú Yên
trung học
cái này để ôn lại lí thuyết cơ bản thôi, bạn xem thêm lại phần Phân bào và chu kì tế bào, làm và có thể dò lại đáp án của mình
P1 : 1C 2A 3B 4C 5B 6B 7A 8C 9B 10 không có hình
P2: 1D 2B 3A 4 không có hình 5D 6B 7D 8C 9A
Riêng câu 10 cuối nếu không tranh cãi thì có thể chọn C. Theo đó thì do thoi phân báo không tách ra nên tb ở dạng 4n
Nhưng mình thấy không hợp lí lắm vì khi mất thoi phân bào, tức là ở kì giữa không có sự tách đôi, mà kì giữa NST ở dạng 2n kép nên không tách đôi thì khi phần bào tb vẫn ở 2n kép, chỉ khi tách đôi rồi thành 4n mà không có màng nhân nó mới tạo tb con 4n
(=> nên đảm bảo kiến thức hơn thay vì quá tin mấy quyển sách, bạn tham khảo nhé)
 
  • Like
Reactions: Only Normal
Top Bottom