Sử Trắc nghiệm lịch sử THCS

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Một trong những thắng lợi quan trọng về mặt chính trị của nhân dân miền Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh"?
a. Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập.
b. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời.
c. Quân giải phóng miền Nam được thành lập.
d. Uy tín của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế.
Câu 2: Chiến thắng nào của nhân dân miền Nam được coi là "Ấp Bắc" thứ hai đối với quân Mĩ, mở ra khả năng đánh bại chiến lược "Chiến tranh cục bộ"?
a. Chiến thắng Núi Thành.
b. Chiến thắng Vạn Tường.
c. Đập tan cuộc phản công hai mùa khô 1965 - 1966 và 1966 - 1967.
d. Thắng lợi trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968.
Câu 3: Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ triển khai ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1965 - 1968 là
a. hình thức chiến tranh thực dân kiểu mới, được tiến hành bằng lực lượng quân đội Mĩ, quân một số nước đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta.
b. hình thức chiến tranh thực dân kiểu mới, được tiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn quân sự Mĩ, dựa vào vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ, nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta.
c. hình thức chiến tranh thực dân kiểu mới, được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp về hoả lực, không quân Mĩ, vẫn do cố vấn Mĩ chỉ huy.
d. hình thức chiến tranh thực dân kiểu mới, được tiến hành bằng hệ thống cố vấn quân sự Mĩ và quân đội tay sai, nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta.
Câu 4: Đâu không phải là điểm chung của các chiến lược chiến tranh mà Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam?
a. Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, nằm trong "Chiến lược toàn cầu" của đế quốc Mĩ.
b. Đều là cuộc chiến tranh phi nghĩa nhằm biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ.
c. Đều có sự chi phối của hệ thống cố vấn, vũ khí và đô la Mĩ.
d. Đều giành thắng lợi
Câu 5: Đế quốc Mĩ tiến hành chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" chủ yếu bằng lực lượng nào?
a. Quân đội viễn chinh Mĩ.
b. Quân đội đồng minh của Mĩ.
c. Quân đội Sài Gòn.
d. Quân Mĩ và quân đội Sài Gòn.
Câu 6: Điểm giống nhau của Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương năm 1954 và Hiệp định Pari về Việt Nam năm 1973 là gì?
a. Đều được kí kết sau khi nhân dân ta giành thắng lợi quyết định về mặt quân sự.
b. Các nước đều cam kết rút quân trong 2 năm.
c. Đều có thành phần 4 bên tham dự.
d. Đều phản ánh đúng những thắng lợi của nhân dân ta trên chiến trường.
Câu 7: Nội dung quan trọng nhất mà Chính phủ ta đạt được trong Hiệp định Pari năm 1973 bàn về Việt Nam là gì?
a. Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam và quyền tự quyết của nhân dân miền Nam.
b. Hoa Kỳ rút hết quân đội của mình và các nước đồng minh, hủy bỏ các căn cứ quân sự, cam kết không dính líu quân sự hoặc can thiệp quân sự vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.
c. Hoa Kỳ cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương, thiết lập quan hệ bình thường, cùng có lợi với Việt Nam.
d. Hai bên ngừng bắn ở miền Nam và Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống miền Bắc Việt Nam.
Câu 8: Mĩ tiến hành chiến lược "Chiến tranh cục bộ" thông qua một loạt thủ đoạn, ngoại trừ
a. việc đưa quân viễn chinh, quân chư hầu ồ ạt vào miền Nam Việt Nam, hiện đại hóa vũ khí và phương tiện chiến tranh, tăng cường viện trợ cho quân Ngụy Sài Gòn.
b. dựa vào ưu thế lực lượng và vũ khí hiện đại, mở các cuộc hành quân "tìm diệt" vào căn cứ kháng chiến của ta.
c. việc mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc, chiến tranh ở Lào và Campuchia.
d. gây chiến tranh phá hoại miền Bắc để quyết định những thắng lợi ở miền Nam.
Câu 9: Trọng điểm của chiến lược "Chiến tranh cục bộ" mà Mĩ áp dụng ở miền Nam Việt Nam là
a. "Ấp chiến lược".
b. "Tìm diệt" và "bình định".
c. "Tố cộng", "Diệt cộng".
d. "chống cộng, đả thực, bài phong”
Câu 10: Đâu KHÔNG phải là âm mưu của đế quốc Mĩ trong chiến lược "Chiến tranh cục bộ"?
a. Nhanh chóng tạo ra thế và lực để áp đảo quân chủ lực của ta giành lại thế chủ động trên chiến trường chính.
b. Đẩy lực lượng vũ trang của ta vào thế phòng ngự nhằm cô lập, tiến tới tiêu diệt hoàn toàn quân ta.
70
c. Chứng minh với thế giới sức mạnh của Mĩ nhằm đe dọa phong trào đấu tranh của các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc.
b. Tận dụng tối đa xương máu của người Việt để đánh người Việt, giảm tối đa xương máu của người Mĩ.

Nguồn: trang web thuvienhoclieu.vn
 
  • Like
Reactions: Lanh Đồng
Top Bottom