toppic sinh 12: các vấn đề về lí thuyết cần quan tâm

H

hunganhdo

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

đây là toppic sinh học 12 ,........... toppic này chỉ dành cho phần lí thuyết, ai có thắc mắc gì về

.......các vấn đề trong sách giáo khoa hoặc có chỗ nào không hiểu, còn vướng mắc thì hãy

vào toppic này để cùng nhau giải quyết vấn đề khó khăn đó...........

mong các bạn tham gia nhiệt tình:)
 
H

hoatra12

cho mình hỏi tí : khi nói về các khái niệm cơ bản trong nghiên cứu di truyền học thì cần nêu những nội dung nào vậy?
 
K

khongbaogioyeu

trời ơi! tuyệt vời quá ! đúng thứ mình cần ! 1 lần cảm ơn bạn nhiều lần cảm ơn bạn!
==> đâSy lài nhữngh thắch mắcc của mình:
sinh12 nâng cao! 1 lo loc nhung dieu khong hieu! giup minh voi!?
thật chẳng biết hỏi từ đâu nữa! mình không hiểu 1 chút nào cả!
+thế nào là thuần chủng, có bao giờ trong cá thể mang gen AB . vậy các kí hiệu này là j
+thế nào là alen. mối quan hệ với gen, và NST ntn ; kí hiệu AA, aA là j.
+ tại sao đề bài lại cho là lai thuận nghịch....(nghĩa là j);
+cách làm 1 bài lai 1 tính trạng (ct liên quan)
+ nhiều tính trạng , ct liên quan

tác đọng của 1 gen lên nhiều tính trạng hay tác đọng của nhiều gen lên 1 tính trạng là j ; có j khác với bthường và cachs làm bt loại này
+thế nào là lai liên kết, tại sao có lai liên kết, nhân biết nó thế nào, BV/bv nghĩa là j; nó phân li thành giao tử ntn, và cách làm bài toán này như thế nào
==>mọi người giúp mình nhé!
cảm ơn nhiều!
 
H

hunganhdo

ok, mình sẽ giúp nhưng trước hết cậu hãy sửa lại lỗi chính tả ở bài mình đã, cậu có thể trình bày cho dễ đọc hơn được chứ.
 
H

hunganhdo

xin nhắc lại, đây là toppic học chứ không phải để trò chuyện, nếu muốn trò chuyện thì đã có riêng một toppic khác, mình nhắc nhở các bạn nới chung và các mem mới nói riêng như vậy
- nếu các bạn có vướng mắc gì thì về phần mình, mình sẽ giải đáp, nhưng tất nhiên là chỉ trong giới hạn hiểu biết của mình thôi:p:)
các bạn tham gia nhiệt tình nhé!
 
H

hunganhdo

cho mình hỏi tí : khi nói về các khái niệm cơ bản trong nghiên cứu di truyền học thì cần nêu những nội dung nào vậy?

uhm, các khái niệm cơ bản trong nghiên cứu di truyền học , theo tớ chỉ cần nêu:
- 1, tính trạng
- 2, cặp gen tương ứng
- 3, Alen
- 4, gen Alen
- 5, kiểu gen
- 6, kiểu hình
- 7, giống thuần chủng
- 8, gen không alen
- 9, tính trạng trội
-10,tính trạng lặn
-11, lai phân tích
-12, di truyền độc lập
- 13, liên kết gen
-14, nhóm gen liên kết
-15, NST giới tính
-16, sự di truyền giới tính
-17, sự di truyền liên kết giới tính
-18, giao tử thuần khiết
-19, bản đồ di truyền, bản đồ gen
 
T

tanba

hay giup minh voi : làm thế nào có thể tính được Nugen khi biết tổng số liên kết hóa trị của gen
 
Last edited by a moderator:
T

tranvietchinh

ah ở trong sách sinh học cơ bản bài 4 đột biến gen có in là G* liên kết với T bằng 3 liên kết hidro
nhưng đã là bazo hỗ biến thì G*liên kết với T bằng 2 lk thôi chứ, nếu mà bằng 3 lk hidro thi sao G* lại ko liên kết luôn với X ????
giúp mình với nha khó hiểu quá.!!!
 
H

hunganhdo

:confused:nhưng ai có thể nói rõ hơn về các khái niệm đó cho mình không.hông hỉu rõ lắm.thank

sau đây là nội dung chính của các khái niệm đó


1. Tính trạng: La` đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí riêng của một cơ thể nào đó mà có thể làm dấu hiệu để phân biệt với cơ thể khác. Có 2 loại tính trạng:
- Tính trạng tương ứng là những biểu hiện, khác nhau của cùng một tính trạng.
- Tính trạng tương phản là 2 tính trạng tương ứng có biểu hiện trái ngược nhau.

2. Cặp gen tương ứng: là cặp gen nằm ở vị trí tương ứng trên cặp NST tương đồng và quy định một cặp tính trạng tương ứng hoặc nhiều cặp tính trạng không tương ứng (di truyền đa hiệu)

3. Alen: Là những trạng thái khác nhau của cùng một gen.

4. Gen alen: các trạng thái khác nhau của cùng 1 gen tồn tại trên 1 vị trí nhất định của cặp NST tương đồng có thể giống hoặc khác nhau về số lượng, thành phần, trình tự phân bố các nuclêôtit.

5. Kiểu gen: là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể thuộc 1 loài sinh vật.

6. Kiểu hình: là tập hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể. Kiểu hình thay đổi theo giai đoạn phát triển va` điều kiện của môi trường. Trong thực tế khi đề cập tới kiểu hình người ta chỉ quan tâm tới 1 hay một số tính trạng.

7. Giống thuần chủng: là giống có đặc tính di truyền đồng nhất và ổn định, thế hệ con cháu không phân li có kiểu hình giống bố mẹ. Trong thực tế khi đề cập tới giống thuần chủng thường chỉ đề cập tới 1 hay 1 vài tính trạng nào đó mà nhà chọn giống quan tâm tới.

8. Gen không alen: là các trạng thái khác nhau của các cặp gen không tương ứng tồn tại trên các NST không tương đồng hoặc nằm trên cùng 1 NST thuộc 1 nhóm liên kết.

9. Tính trạng trội: là tính trạng biểu hiện khi có kiểu gen ở dạng đồng hợp tử trội hoặc dị hợp tử. Thực tế có trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn.

10. Tính trạng lặn: là tính trạng chỉ xuất hiện khi kiểu gen ở trạng thái đồng hợp lặn.

11. Lai phân tích: là phương pháp lấy cơ thể cần kiểm tra kiểu gen lai với cơ thể mang cặp gen lặn. Nếu đời con không phân tính thì cơ thể cần kiểm tra kiểu gen la` đồng hợp tử trội, nếu đời con phân tính thì có thể đưa kiểm tra kiểu gen dị hợp tử.

12. Di truyền độc lập: là sự di truyền của cặp tính trạng này không phụ thuộc vào sự di truyền của tính trạng khác và ngược lại.

13. Liên kết gen: là hiện tượng các gen không alen cùng nằm trong một nhóm liên kết, mỗi gen chiếm một vị trí nhất định gọi là locut. Nếu khoảng cách giữa các gen gần nhau, sức liên kết bền chặt tạo nên sự liên kết gen hoàn toàn. Nếu khoảng cách giữa các gen xa nhau, sức liên kết lỏng lẻo sẽ dẫn tới sự hoán vị gen.

14. Nhóm gen liên kết: nhiều gen không alen cùng nằm trên 1 NST, mỗi gen chiếm 1 vị trí nhất định theo chiều dọc NST tạo nên 1 nhóm gen liên kết.
Số nhóm gen liên kết thường bằng số NST đơn trong bộ NST đơn bội của loài.

15. NST giới tính: là NST đặc biệt khác NST thường, khác nhau giữa cơ thể đực với cơ thể cái. NST đó qui định việc hình thành tính trạng giới tính, mang gen xác định việc hình thành 1 số tính trạng, khi biểu hiện gắn liền với biểu hiện tính trạng giới tính.

16. Sự di truyền giới tính: Là sự di truyền tính trạng đực cái ở sinh vật luôn tuân theo tỉ lệ trung bình 1 đực: 1 cái tính trên qui mô lớn được chi phối bởi cặp NST giới tính của loài.

17. Sự di truyền liên kết giới tính: là sự di truyền của các gen nằm ở các vùng khác nhau của NST giới tính khi biểu hiện tính trạng tuân theo qui luật di truyền chéo (gen nằm trên X) hoặc di truyền thẳng (gen nằm trên Y).

18. Giao tử thuần khiết: là hiện tượng khi phát sinh giao tử, mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền tương ứng là chỉ một mà thôi.

19. Bản đồ di truyền (bản đồ gen): là sơ đồ sắp xếp vị trí tương đối của các gen trên từng NST theo đường thẳng, mỗi gen chiếm một vị trí nhất định gọi là locut, khoảng cách giữa các gen được xác định vào tần số trao đổi chéo. Tần số giữa các gen càng thấp thì khoảng cách giữa các gen càng gần, tần số giữa các gen càng cao thì khoảng cách giữa các gen càng xa nhau.
 
H

hunganhdo

trong các khái niệm đó cũng bao gồm máy câu hỏi mà bạn khongbaogioyeu hỏi, đọc kĩ lại đi bạn nhé, nếu còn không hiểu nữa thì hãy hỏi.okie
 
H

hunganhdo

hay giup minh voi : làm thế nào có thể tính được Nugen khi biết tổng số liên kết hóa trị của gen

+) khi biết tổng số liên kết hóa trị của gen, tính số Ngen:

..........N= (HT/2) + 1 (Nu)

+) còn nếu khi biết tổng số liên kết hóa trị nối giữa các Nu trong gen thì:

..........N=HT + 2 (Nu)
 
H

hoatra12

các bạn cho mình hỏi câu : có thể giải thích lá lốm đốm các màu ở một sỗ loài thực vật như thế nào? khó quá!:confused:
 
H

hunganhdo

oh, tớ xin trả lời cụ thể như sau:

Gen ti thể và lạp thể cũng có khả năng đột biến.ADN của lục lạp có đột biến làm mất khả năng tổng hợp chất diệp lục, tạo ra các lạp thể màu trắng.Lạp thể trắng lại sinh ra lạp thể trắng.
Do vậy, trong cùng một tế bào lá có thể có cả 2 loại lạp thể màu lục và màu trắng.Sự phân phối ngẫu nhiên và không đều của 2 loại lạp thể này qua các lần nguyên phân sinh ra hiện tuợng lá có các đốm trắng, có khi cả một mảng lớn tế bào lá không có diệp lục, vd như lá ở cây vạn niên thanh chẳng hạn:D
 
T

thaigia1989

sau đây là nội dung chính của các khái niệm đó


1. Tính trạng: La` đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí riêng của một cơ thể nào đó mà có thể làm dấu hiệu để phân biệt với cơ thể khác. Có 2 loại tính trạng:
- Tính trạng tương ứng là những biểu hiện, khác nhau của cùng một tính trạng.
- Tính trạng tương phản là 2 tính trạng tương ứng có biểu hiện trái ngược nhau.

2. Cặp gen tương ứng: là cặp gen nằm ở vị trí tương ứng trên cặp NST tương đồng và quy định một cặp tính trạng tương ứng hoặc nhiều cặp tính trạng không tương ứng (di truyền đa hiệu)

3. Alen: Là những trạng thái khác nhau của cùng một gen.

4. Gen alen: các trạng thái khác nhau của cùng 1 gen tồn tại trên 1 vị trí nhất định của cặp NST tương đồng có thể giống hoặc khác nhau về số lượng, thành phần, trình tự phân bố các nuclêôtit.

5. Kiểu gen: là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể thuộc 1 loài sinh vật.

6. Kiểu hình: là tập hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể. Kiểu hình thay đổi theo giai đoạn phát triển va` điều kiện của môi trường. Trong thực tế khi đề cập tới kiểu hình người ta chỉ quan tâm tới 1 hay một số tính trạng.

7. Giống thuần chủng: là giống có đặc tính di truyền đồng nhất và ổn định, thế hệ con cháu không phân li có kiểu hình giống bố mẹ. Trong thực tế khi đề cập tới giống thuần chủng thường chỉ đề cập tới 1 hay 1 vài tính trạng nào đó mà nhà chọn giống quan tâm tới.

8. Gen không alen: là các trạng thái khác nhau của các cặp gen không tương ứng tồn tại trên các NST không tương đồng hoặc nằm trên cùng 1 NST thuộc 1 nhóm liên kết.

9. Tính trạng trội: gen lai với cơ thể mang cặp gen lặn. Nếu chứa một nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền tương ứng là chỉ một mà thôi.

cách giữa các gen càng xa nhau.

hic cái này sao mình đọc 10 từ mà hết 11 từ không hiểu rồi, mình mất căn bản sinh học 12 rồi:(, xấu hổ quá, vì hồi đó xem thường môn Sinh, bây giờ mới biết nó là niềm đam mê của mình, ngành nghề mình thích sau này cần nhiều tới kiến thức sinh học. các bạn cho mình hỏi là muốn lấy lại căn bản, cụ thể là hiểu hiết những kiến thức mà bạn nobita cung cấp thì mình phải bắt đầu từ đâu, đọc những sách gì. thank các bạn nhiều lắm :)
 
H

hunganhdo

ôi, sinh là niềm đam mê của cậu mà những cái khái niệm này cũng hok hiểu thì tớ cũng bó tay thôi, nhưng hok sao, giờ chuyên tâm vào học cũng ổn thôi, nhưng vất vả, có gì hok hiểu cậu cứ hỏi thẳng nhé,các bạn trong này sẽ giúp đỡ nhiệt tình
 
A

adelna

tớ không hiểu bài 1 về gen , tớ không hiểu trình tự tháo xoắn của các NU, sự bắt cặp của A-t, G-X theo chiều nào thắng chéo , mà tại sao A lại bắt cặp với T mà không bắt cặp với G hay X hoặc A. Mà giả dụ nó có bắt cặp với G,X hoặc A đi thì tại sao nó lại bắt cặp với A này hoặc X này , G này mà không phải X kia G kia A kia , có chất gì mà làm cho chúng dính lại với nhau . Tớ không iểu lấy đâu ra các ATGX tự do để mà khi tháo xoắn chúng lắp ghép vào với nhau , rồi tự dưng khi chuyển sang ARN chẳng biết U chui ra từ đâu nữa . Có bạn nào biết thì trả lời cho tớ với
 
H

hunganhdo

oh, tất cả các cái cậu hỏi là cơ chế có sẵn người ta qui ước cho nó:::::::::uhm, đối với ADN thì là ATGX, còn với ARN thì AUGX.............mấy cái kia cũng vậy thôi, như tên cậu là lan hay hoa gì chẳng hạn.k nên đi quá sâu về các vấn đề vốn dĩ thuộc về nó, đừng cố giải thích 1+1=2 cậu ạ
 
Top Bottom