Hóa 10 [TOPIC] VIẾT CTCT CỦA HỢP CHẤT CỘNG HÓA TRỊ THEO QUI TẮC BÁT TỬ

Tâm Hoàng

Cựu Cố vấn Hóa
Thành viên
25 Tháng mười 2018
1,560
1,681
251
27
Quảng Bình
Đại học Sư phạm Huế
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào các bạn!
Việc viết, xác định được công thức cấu tạo của các chất rất quan trọng, nó giúp chúng ta dự đoán được tính chất hóa học cơ bản của chất đó. Mình nhận thấy, khi viết công thức hóa học của các chất theo qui tắc bát tử, thì khá nhiều bạn học sịnh lúng túng.
Ở bài viết này, mình sẽ chia sẻ cách viết công thức cấu tạo các hợp chất cộng hóa trị theo qui tắc bát tử. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích được các bạn.
Nếu bài viết có gì sai sót mong các bạn thông cảm, hy vọng nhận được sự góp ý của các bạn để mình sửa chữa và hoàn thiện hơn.


Các bước viết CTCT của các hợp chất cộng hóa trị theo qui tắc bát tử.
Bước 1: Xác định tổng số e mà các nguyên tử mà từng nguyên tố cần cho hay nhận để đạt cấu hình bền vững theo quy tắc bát tử (lớp ngoài cùng có 8 e, đối với Heli thì lớp ngoài cùng có 2e là bền vững).
- Đối với phi kim thì tính số e nhận thêm.
- Đối với kim loại thì tính số e nhường đi.
Bước 2: Xác định tổng số e của tất cả các nguyên tố cần để đạt cấu hình bền vững theo quy tắc bát tử (xét tổng của toàn bộ phân tử).
Bước 3: Tính số liên kết tồn tại trong phân tử hợp chất đó. Vì mỗi liên kết cộng hóa trị là sự góp chung 2e từ hai nguyên tử → mỗi liên kết chứa 2e.
Số liên kết = (tổng số e mà phân tử cần để đảm bảo quy tắc bát tử (tổng số e mà phân tử cần để đảm bảo quy tác bát tử): 2
Bước 4: Sắp xếp các nguyên tử sao đúng trật tự của chúng và tổng số liên kết phải bằng tổng số liên kết để tính ở trên.
- Viết bộ khung liên kết giữa các nguyên tử (thường nguyên tử nào có độ âm điện nhỏ hơn, có trị tuyệt đối số oxi hóa lớn hơn là nguyên tử trung tâm)
- Cho liên kết giữa các nguyên tử trong bộ khung cấu tạo vừa viết là các liên kết đơn.
- Bố trí các liên kết cho bằng với tổng số liên kết tính ở trên.
- Xem xét các nguyên tử trong công thức đã đạt cấu hình bát tử chưa để có sự điều chỉnh phù hợp.
=> Nếu các nguyên tử đạt bát tử rồi -> CTCT của phân tử.
Ví dụ 1: Viết CT của PCl3 theo qui tắc bát tử
Bước 1: Xác định số e mà các nguyên tử cần để đạt cấu hình bát tử.
- 1 nguyên tử Cl cần thêm 1 e để thỏa mãn bát tử → 3 nguyên tử Cl cần 3.1 = 3e
- 1 nguyên tử Cl cần thêm 3 e để thỏa mãn bát tử
Bước 2: Tổng số e mà phân tử PCl3 cần để đạt bát tử= 3 + 3 = 6e
Bước 3: Số liên kết = 6/2 = 3 liên kết
Bước 4: Số oxi hóa của P = 3, độ âm điện của P < Cl -> P là nguyên tử trung tâm
Bộ khung liên kết: Cl - P - Cl
|
Cl
Số liên kết trong bộ khung = 3
Số liên kết mà phân tử cần = 3
Kiểm tra: các nguyên tử trong trên đều đã đạt cấu hình bát tử
=> CTCT của PCl3

Ví dụ 2: Viết công thức cấu tạo của SO2 theo qui tắc bát tử
Bước 1: Xác định số e mà các nguyên tử cần để đạt cấu hình bát tử
- Nguyên tử S có 6e lớp ngoài cùng -> cần thêm 2 e để đạt bát tử.
- Nguyên tử O có 6e lớp ngoài cùng -> cần thêm 2e để đạt cấu hình bát tử.
Bước 2: Số e cần = 2 + 2.2 = 6e
Bước 3: Số liên kết = 6/2 = 3 liên kết
Bước 4: |Số oxi hóa của S| > |Số oxi hóa O|; độ âm điện S < O
=> S là nguyên tử trung tâm
Thứ tự liên kết O – S – O => Số liên kết trong bộ khung liên kết = 2
Còn 1 liên kết nữa => CT O = S – O
Nguyên tử O (O=S) đã đạt cấu hình bát tử, nguyên tử S đạt bát tử, nguyên tử O (S-O chưa đạt bát tử) => S tạo liên kết cho nhận với nguyên tử O.
=> CT: O=S->O ,các nguyên tử đều đã đạt cấu hình bát tử
=> CTCT của SO2: O=S->O
Ví dụ 3: Viết công thức cấu tạo của H2CO3
Bước 1: Xác định số e mà các nguyên tử cần để đạt cấu hình bát tử
- 1 nguyên tử H cần 1e => 2 nguyên tử H cần 2e
- 1 nguyên tử C cần 4 e
- 1 nguyên tử O cần 2e => 4 nguyên tử O cần 2.3 = 6e
Bước 2: Tổng số e mà nguyên tử cần = 2 + 4 + 6 = 12e
Bước 3: Số liên kết SO2 cần để đạt bát tử = 14/2 = 6
Bước 4: |số oxi hóa C| lớn nhất => C là nguyên tử trung tâm
Viết bộ khung liên kết của H2CO3 (các bạn tham khảo hình đính kèm ở dưới)
- Số liên kết ở bộ khung liên kết = 5
- Số liên kết còn lại = 6 - 5 = 1
Bố trí liên kết còn lại này vào bộ khung liên kết H2CO3 ở trên.
Kiểm tra lại xem các nguyên tử đã đạt cấu hình bát tử chưa
=> CTCT của H2CO3 (Hình đính kèm ở dưới)
Kết luận:
– Phương pháp này chỉ áp dụng cho các hợp chất vô cơ có bản chất liên kết cộng hóa trị trong phân tử.
– Vì bản thân quy tắc bát tử không nghiệm đúng với tất cả các hợp chất hóa học nên phương pháp này cũng nhận các thiếu sót đó.
– Nó không nghiệm đúng với các hợp chất: NO, NO2 ……..
Bài tập vận dung: Viết CTCT của H2SO4, HNO3, H3PO4, SO3 theo qui tắc bát tử.
 
Top Bottom