Topic viết bài vòng thi thứ nhất lần I

Status
Không mở trả lời sau này.
Q

quansuquatmo

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

TOPIC POST BÀI LÀM VÒNG THI THỨ NHẤT LẦN I CỦA CUỘC THI “GỬI CẢM XÚC QUA HÌNH ẢNH”​
Thời gian diễn ra vòng thi từ 15/06/2009 đến ngày 30/06/2009​

divider_31.gif
divider_31.gif


Đề 1:
VANHOAVONG1.jpg


Đề 2:
vanhoavong2.jpg

Bạn hãy viết một bài văn không quá 1000 từ nói về đề tài của các hình ảnh phía trên và ghi rõ tên đề bài mà bạn đặt đựơc suy ra từ hình ảnh phía trên nha. Các bạn chọn một trong hai đề nha.
divider_31.gif
divider_31.gif

Thông báo: Đề sẽ được post lên vào sáng 15/06/2009

AA37D7A6DBBDAB053489AC78743AC20C.gif

>>> "THỂ LỆ CUỘC THI (Nếu bạn chưa biết hãy click vào xem nha!)"

Lưu ý: Khi nào các bạn copy tài nguyên trên mạng thì "Quocte" dùm cái nha các bạn.​
 
Last edited by a moderator:
Q

quansuquatmo

8cat133.gif
MÌNH XIN THÔNG BÁO VÒNG THI THỨ NHẤT CHÍNH THỨC BẮT ĐẦU​

Đặc biệt vòng một sẽ có 2 đề các bạn chọn đề nào ghi rõ đề đó nha:
 
Last edited by a moderator:
T

trinhdethuong12

Phần bài thi của em

Em chưa thấy ai trả lời vậy em xin đóan đề trước nha, rồi em sẽ post bài làm bổ sung sau nha anh. Đề em đóan là: Việt Nam vẻ đẹp tiềm ẩn. Em đặt tên này vì 4 hình được đặt trên bảng đồ Việt Nam đó là những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của nước ta được thế giới công nhận, với các địa danh sau: Vịnh Hạ Long, Phong Nha Kẻ Bàng, Cố Đô Huế và Phố Cổ Hội An. Vì thế em rất tự hào về mình là người Việt Nam, nên em đặt tên ảnh của anh là Việt Nam vẻ đẹp tiềm ẩn.
 
Last edited by a moderator:
M

meoluoi_9x

Đề 1:
Tên đề bài: Có nơi nào đẹp như tổ quốc ta!
bài viết:
Tôi đã từng dành rất nhiều thời gian để tìm hiểu về vẻ đẹp của các quốc gia, các nền văn hóa lâu đời.Có gì đâu, đó đôi khi chỉ là những suy nghĩ rất hồn nhiên của một cô bé 17:p.Nhân loại đã 1 thời từng ca tụng nên văn minh sông Hằng, sông Nin rực rỡ, vậy tại sao tôi lại không tự hào về chính đất nước con người Việt Nam?
Đã qua gần 4000 năm lịch sử dân ta dựng nước, giữ nước.Có những vẻ đẹp đã làm nên tên tuổi của dân tộc như chiến công chống giặc Nguyên-Mông, chiến thắng Điện Biên " lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".Cũng có cả những vẻ đẹp được tạo dựng bởi bàn tay của tạo hóa, của con người.Trên khắp dải đất Việt Nam ta, đâu đâu cũng thấy những nét vẽ tài hoa của người nghệ sĩ.ta bắt gặp hồn dân tộc trong từng mảnh đất ông cha.Vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước từ lâu là chủ đề chính trên văn đàn dân tộc.Trong bài thơ "Đất nước", nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cũng đã hơn một lần ca ngợi vẻ đẹp của quê hương:
Những người vợ nhớ chồng góp cho đất nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái..................
Những học trò nghèo góp cho đất nước mình những núi Bút, non Nghiên............
Từ bao đời nay, quê hương vẫn được tôn vinh đẹp như thế.Dải Trường Sơn trùng điệp,biển Đông rộng bao la, tất cả đi vào thơ văn đẹp như bức tranh vẽ.Không tự hào vì mình đã đi hết, nhưng tôi tự hào rằng mình đã khám phá đc rất nhiều danh lam, thắng cảnh đẹp.Tôi đã từng đặt chân lên Hà Giang, đã từng đắm mình trong làn nước mát của biển Sầm sơn, Nha trang..........Thiên nhiên Việt Nam đẹp vô cùng.Tạo hóa đã rất ưu ái khi ban tặng cho Việt Nam những sản vật quý.29/63 tỉnh thành phố giáp biển là điều kiện thuân lợi để phát triển du lịch biển.Đất nước trải dọc qua nhiều vĩ độ là tiền đề cho sự phân hóa phong phú, đa dạng của tự nhiên. Các cao nguyên badan như Mộc Châu, Lâm viên hay khu rừng TRường Sơn tạo cho nước ta những thác nước, hang động hùng vĩ, tráng lệ.Hạ Long ở Quảng Ninh, Phong Nha-Kẻ bàng ở Quảng Bình hay Đại nội Huế( cố đô Huế) và phố cổ Hội An(Quảng Nam)………, tất cả đều mang vẻ đẹp nổi bật của Việt Nam.
byw0taep6qi4v8yspvxx.jpg
zmjz1xpr4lhg6y0hof0.jpg

Núi đá từ ngàn năm nay vẫn câm lặng.Không ai biết núi đá nghĩ gì.Dường như từ khi sinh ra, núi đá có thiên chức duy nhất, đó là làm đẹp thêm cho non sông, đất nước.Núi không nói, nhưng qua những gì thể hiện bên ngoài, có lẽ nó đã làm hết sức trọng trách thiêng liêng, cao cả của mình.Du khách đã 1 lần đến với Hạ Long đều không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp non nước nơi đây.Núi đá, hang động cùng các khối thạch nhũ đã làm nên vẻ đẹp cho vùng biển này.Những hòn Trống Mái, những hang Đầu Gỗ, động Thiên Cung……..như níu kéo, mời gọi bước chân những vị khách du lịch.Quần thể hang động núi đã vôi Phong Nha-Kẻ Bàng cũng làm nên tên tuổi của mình trong trang du lịch đất nước bằng vẻ đẹp hoang sơ, thánh thiện dưới những tán cây rừng xanh rậm rạp.Không gì có thể nói hết được vẻ đẹp của thiên nhiên.Con người chỉ có thể ngước nhìn và rồi thán phục trước sự sắp xếp đến hoàn mĩ của tạo hóa.
fmjp72jqk1dd2fed4j5.jpg
9yr0aabd4try50r8jp72.jpg

Nếu như Hạ long hay động Phong Nha là tiêu biểu cho vẻ đẹp của thiên nhiên, thì Đại nội kinh thành Huế, phố cổ Hội An là kết tinh trong nghệ thuật kiến trức xưa.Huế một thời là kinh thành của nước Việt Nam ta.Dưới các triều vua Nguyễn, Huế thực sự là kinh thành nguy nga, tráng lệ.Ở Huế quy tụ đầy đủ những vẻ đẹp của văn hóa, của con người.Huế đẹp, vẻ đẹp trầm mặc xa xăm của những năm tháng xưa cũ.Người Huế nhẹ nhàng, đằm thắm như nét trữ tình trong thơ ca.Huế cuốn hút lòng người bởi màu áo dài tím, một màu tím rất Huế, màu tím của sự thủy chung, thiết tha.Nếu cả kinh thành Huế là một chỉnh hợp hoàn chỉnh của kiên trúc cung đình xưa, thì Đại nội Huế đã đóng góp phần rất lớn trong kiến trúc đó.
090130151119-588-576.jpg
t0zd2ngcc3g5mwuhk5r2.jpg

9q1ftp78i6b4y4f8j1b.jpg
20070731024522.jpg

Bất cứ ai đến Huế đều muốn chụp cho riêng mình 1 bức hình có khu Đại nội, như một minh chứng cho chuyến đi chơi, hay một thông điệp từ quá khứ truyền lại:Huế sống mãi trong lòng nhân dân.
Cũng như Huế, trong thế kỉ II đến thế kỉ XIV,Hội An là khu đô thị sầm uất, buôn bán thông thương với nhiều quốc gia.
viewimg.asp

Hội An còn nổi tiếng với những nét văn hóa mang giá trị truyền thống, với khu phố cổ của người Hoa, hay những dãy nhà treo đèn lồng vải
d5nzdtlj5f9c555usnz9.jpg

Theo đà phát triển của lịch sử, Hội An dần trở về trong yên tĩnh với những khu nhà cổ kính rêu phong.Chính điều này đã làm nên nét đẹp riêng cho khu phố cổ, 1 trong 2 điểm đến du lịch của Quảng Nam. Qua nhiều thế kỷ, người dân vẫn giữ quyết tâm giữ gìn những vốn quí của cha ông để lại bao đời nay để giữ lấy một từ "Cổ". Giờ đây, Hội An, cũng như nhiều khu danh lam khác đã không chỉ mang giá trị địa phương, mà xa hơn nữa, đó là vẻ đẹp, là bộ mặt của cả một dân tộc, một đất nước.Người dân Việt Nam cũng như nhân loại thế giới sãn sàng giữ gìn, phát huy bản sắc đẹp của từng vùng miền.
Đã lâu tôi bỏ thói quen ngồi tự suy ngẫm.Bài viết này chính là một lần tôi tự nhìn lại về bản thân, về những gì tôi đá, đang và sẽ làm.Không ước mong xa xôi, tôi chỉ ước một ngày nào đó, trên tất cả các trang du lịch thế giới sẽ có điểm đến: Việt Nam.
:D
 
Last edited by a moderator:
B

balep

Đê 1:
Tên đề bài : Việt Nam quê hương tôi.
Bài làm​
S ko chỉ là một chữ cái thứ hai mươi ba trong Tiếng Việt mà nó còn là một biểu tượng của 4000 năm lịch sự giữ nước và dựng nước của dân tộc Việt Nam.Từ thời kì đồ đá cho đến lúc đất nước độc lập là một quảng đường dài có nhiều chông gai, nhưng từ đấy đã sản sinh ra nhiều anh hùng, nhiều vẻ đẹp huyền ảo cho đến nay vẫn còn là một bài toán khó cho những nhà thám hiểu.Là một hướng dẫn viên nhí ( 16 tuổi ) tôi có thể giúp bạn tìm hiểu thêm về một đất nước anh hùng và có nhiều vẻ đẹp tiềm ẩn này nhé !!!!!
Hẳn ai đã từng nghe câu thơ :
“Hạ Long nổi tiếng kỳ quan mới

Cửa Lục vang danh chiến thắng đầu

Phá nát quân lương đồn bốn cõi

Bắn tan thần sấm vọng năm châu...”
Của tác giả Vũ Đức
Cũng phải bỡ ngỡ trước vẻ đẹp nên thơ huyền ảo của nó - đang được bầu chọn là 1trong kì quan thiên nhiên thế giới-Nằm ở vùng Ðông Bắc Việt Nam, vịnh Hạ Long là một phần vịnh Bắc Bộ, bao gồm vùng biển của thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Ðồn. Phía tây nam Vịnh giáp đảo Cát Bà, phía đông là biển. Từ trên cao nhìn xuống, vịnh Hạ Long như một bức tranh khổng lồ vô cùng sống động. Ði giữa Hạ Long, ta ngỡ như lạc vào một thế giới cổ tích bị hoá đá, đảo thì giống hình một người đang đứng hướng về đất liền.
Thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta nhiều tài nguyên vô cùng phong phú và quí báu như tài nguyên rừng, chẳng hạn như rừng Cúc Phương nơi đây là nơi sinh sống của hàng ngàn loài động vật quí hiếm có trong sách đỏ như sếu đầu đỏ ( còn gọi là cò đầu đỏ ), và nhiều thực vật quí hiếm có giá trị kinh tế cao... . Về nguồn khoảng sản ở nước ta, nói đến nền khoáng sản than thì chúng ta liên tưởng đến Quảng Ninh, nước khoảng ở Vĩnh Hảo-Bình Thuận, Nha Trang-Khánh hoà
Giấu mình trong núi đá vôi được che chở bởi những cánh rừng nhiệt đới, Phong Nha giờ đây đã trở nên nổi tiếng bởi sự hào phóng của tạo hoá đã ban tặng cho vùng đất này một hệ thống hang động thật lộng lẫy với con sông ngầm được xác định là dài nhất thế giới.Cũng như Vịnh Hạ Long, Phong Nha cũng đang đc bầu chọn là kì quan thiên nhiên của thế giới, với vẻ đẹp huyền ảo và nên thơ, đây là địa điểm đc các khách du lịch quan tâm đến.Hiện nay, các tour du lịch thường hay tổ chức cho các du khách đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp thuần tuý do tạo hoá ban tặng.Tháng 4 - 1997, một cuộc hội thảo khoa học về di tích danh thắng Phong Nha - Xuân Sơn được tổ chức tại Quảng Bình. Kết quả nghiên cứu khảo sát cho biết Phong Nha có 7 cái nhất:
1. Hang nước dài nhất
2. Cửa hang cao và rộng nhất
3. Bãi cát và đá rộng đẹp nhất
4. Hồ ngầm đẹp nhất
5. Thạch nhũ tráng lệ và kỳ ảo nhất
6. Dòng sông ngầm dài nhất Việt Nam (13.969 m)
7. Hang khô rộng và đẹp nhất.
Nói đến Huế là nhắc đến vùng đất của những cung điện nguy nga của các Vua xây dựng.Nằm giữa lòng Huế, bên bờ Bắc của con sông Hương dùng dằng chảy xuyên qua từ Tây sang Đông, hệ thống kiến trúc biểu thị cho quyền uy của chế độ trung ương tập quyền Nguyễn vẫn đang sừng sững trước bao biến động của thời gian. Đó là Kinh thành Huế, Hoàng thành Huế, Tử cấm thành Huế, ba tòa thành lồng vào nhau được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc. Nói đến vẻ đẹp áo dài...Áo dài tím. Sắc tím của Huế.Tà áo dài của những nữ sinh Đồng Khánh ngày xưa..
Việt Nam là một đất nước tuy nhỏ nhưng có rất nhiều cảnh quan đẹp và kì thú do thiên nhiên, con người hoá tạo ra.Đến đây chúng ta có thể tự hào về một đất nước giàu truyền thống lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước.
 
Last edited by a moderator:
T

thuyan9i

em chọn đề 2 nhé

Văn hóa Việt​


Đất nước ta đã trải qua không ít những thăng trầm của lịch sử và thời gian.Những cái gì không hợp với lẽ thường thì tự nó sẽ biến mất và cái gì đúng đắn thì tồn tại đến mãi mãi.
Tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Hà Thành nghìn năm văn hiến.Tôi thấy tự hào vì điều đó và tự hào hơn nữa vì Ha nội có một nền văn hóa rực rỡ nhất tiêu biểu cho văn hóa Việt.
Tôi nhớ không rõ các tục lệ xưa có tự bao giờ, nhưng tôi biêt đã rất lâu và lâu rồi.Từ khi con người có mặt trên đời người ta đã tự đặt ra những tục lê ấy.Tôi rất yêu con người Việt Nam bởi vì dòng máu chảy trong tôi là dòng máu Lạc Hồng.Tôi yêu cả những tục lệ xưa ấy.Nhìn vào trong ảnh ta vương vất cái cảm giác vừa kính trọng vừa tự hào.Và để bắt đầu bài viết tôi cũng bắt đầu từ miếng trầu thơm .Miếng trầu là đầu câu chuyện”, trầu cau là “đầu trò tiếp khách”, lại là biểu tượng cho sự tôn kính, phổ biến dùng trong các lễ tế thần, tế gia tiên, lễ tang, lễ cưới, lễ mừng, lễ thọ... Trong chuyện cưới hỏi ngày xưa cho tới ngày nay, những quả cau, miếng trầu luôn chiếm vị trí rất quan trọng, nó như sợi dây kết chặt mối lương duyên cho những đôi trai gái thành vợ thành chồng.


Với tổ tiên ta, miếng trầu đã trở thành một nghi lễ thân mật để mở đầu một giao tế, một dịch vụ. Phong tục nước Việt ta xưa, miếng trầu luôn đi đôi với lời chào:
Tiện đây ăn một miếng trầu
Hỏi rằng quê quán ở đâu chăng là
Quí nhau mời trầu, còn ghét nhau thì "cau sáu bổ ra thành mười". Đặc biệt, xưa kia, "miếng trầu là đầu câu chuyện" giao duyên giữa đôi trai gái:
Trầu vàng nhá lẫn trầu xanh...
Lân la điếu thuốc miếng trầu
Đường ăn ở dễ chiều lòng bạn lứa
Trầu vàng nhá lẫn trầu xanh
Duyên em sánh với tình anh tuyệt vời.
Mời trầu mà không ăn thì trách móc nhau rằng "chiếu trải không ngồi":
Đi đâu cho đổ mồ hôi
Chiếu trải không ngồi trầu để không ăn.
Thưa rằng bác mẹ tôi răn
Làm thân con gái chớ ăn trầu người.
Khi đã quen biết nhau, trai gái mượn miếng trầu để tỏ tình:
Từ ngày ăn phải miếng trầu
Miệng ăn môi đỏ dạ sầu đăm chiêu.
Một thương, hai nhớ, ba sầu
Cơm ăn chẳng được, ăn trầu cầm hơi.
"Có trầu, có vỏ, không vôi" thì làm sao cho môi đỏ được, khác chi "có chăn, có chiếu không người nằm chung".
Cho anh một miếng trầu vàng
Mai sau anh trả cho nàng đôi mâm.
Yêu nhau chẳng lấy được nhau
Con lợn bỏ đói, buồng cau bỏ già.
Trong chuyện cưới hỏi ngày xưa cho tới ngày nay, những quả cau, miếng trầu luôn chiếm vị trí rất quan trọng, nó như sợi dây kết chặt mối lương duyên cho những đôi trai gái thành vợ thành chồng.

Khi một người nào đó đến tuổi lấy vợ và chọn cho mình được người con gái ưng ý cũng như cha mẹ thuận lòng, lúc đó nhà trai sẽ mang một lễ nhỏ gọi là lễ dạm ngõ đến nhà gái se duyên cho đôi trẻ, lễ dạm ngõ là một cơi trầu.

Hai bên đồng ý thì sẽ chọn ngày ăn hỏi, lễ ăn hỏi gồm từ một đến hai buồng cau, một cơi trầu, một khúc vỏ. Ngoài ra còn có thêm những món lễ vật khác như: mứt sen, bánh cốm, chai rượu, thuốc lá và thường có cả tiền dẫn cưới. Tất cả được đựng trong những tráp lớn có phủ vải đỏ.

Khi đám cưới kết thúc, cô dâu chú rể sẽ bưng khay trầu mời và cảm ơn họ hàng, khách khứa.

Lễ cưới là vậy, còn khi tế gia tiên thì có trầu têm, tế lễ thiên thần thì phải 3 lá trầu phết một tí vôi trên ngọn lá và quả cau để nguyên.

Ngày nay, mặc dù trong cuộc sống giao tiếp hàng ngày, người ta không còn mời nhau ăn trầu nữa mà thay vào đó là những đồ ăn thức uống của thời hiện đại, nhưng hình ảnh người bà ngồi bên hiên nhà bỏm bẻm nhai trầu, vừa quạt vừa kể chuyện cổ tích cho đàn cháu nhỏ nghe sẽ vẫn khắc sâu trong tâm tưởng mỗi chúng ta. Tục lệ ăn trầu mãi mang đậm nét bản sắc dân tộc và tính nhân văn trong cuộc sống của dân tộc Việt Nam.

Miếng trầu ngày xưa gồm có 4 thứ: cau (ngọt), trầu (cay),vỏ (đắng), vôi (nồng). Khi xưa giã trầu cho bà, em vẫn dùng cái chày nhỏ xíu giã trầu trong cái cối đồng. Các ba các mẹ nhuộm răng đen, bỏm bẻm nhai trầu cho thơm môi thắm miệng. Ăn trầu không chỉ có tác dụng vệ sinh răng miệng mà còn thể hiện nét văn hoá lâu đời của dân tộc.
Lá trầu có nhiều loại và vị trầu cũng khác nhau. Ngon nhất là trầu Kinh Bắc (nổi tiếng lâu rồi) với hai loại trầu quế và trầu mỡ. Trầu mỡ lá rất to còn trầu quế cho lá nhỏ, dày, khi ăn vào cho hương vị thơm và giòn. Ngoài ra có trầu ngọt (trầu của vùng Hà Nam cho vị nhạt) và trầu từ vùng Lạng Sơn cũng như các vùng núi khác (lá dày, thường gọi là trầu hôi).Lá trầu bày bán ngoài chợ được xếp theo liền, mỗi liền gồm 15 lá trầu.Đối với cau
“Mua vôi chợ Quán, chợ Cầu
Mua cau Nam Phố, mua trầu chợ Dinh”
Nam Phố là tên cũ của phố Hàng Bè ngày nay, còn chợ Dinh là chợ gần dinh quan phủ Phụng Thiên (quãng phố Phủ Doãn đến Ngõ Huyện). Cau ngon phải là cau bánh tẻ, không non quá, và cũng không già quá. Cau dùng để ăn trầu được chẻ thành miếng nhỏ và đều tăm tắp(thương nhau cau sáu bổ ba, ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười). Cau tươi bổ ra có phần ngàu trắng muốt và phần hạt màu hồng nhạt. Hạt cau được nấu lên rồi lấy nước đã nấu này phun lên ngàu cau để tạo màu trông cho đẹp và ngon mắt hơn.

Ăn trầu cau không thể thiếu được các vật dụng đi kèm với nó: bình vôi, cơi trầu, chìa vôi, dao bổ cau, ống nhổ. Ăn trầu lâu ngày tạo thành môi cắn chỉ rất đẹp. Khi ăn không được bỏ tất cả vào miệng cùng một lúc mà phải ăn cau trước, cắn dập rồi mới đến trầu, sau cùng là vỏ quệt thêm ít vôi. Trước khi ăn, miếng trầu được têm thành hình cánh phượng nhìn thật mềm mại và đẹp mắt. Các cụ ngày xưa khi chọn con dâu đều nhìn cách têm trầu để phán đoán tính nết.

Các tục lệ ấy hay là thê nhưng đến hôm nay thì ko còn giữ được nữa do hoàn cảnh ko phù hợp và cũng do những con người đã quen với nếp sống mới hiện đại hơn.Nhưng có lẽ dù tân tiến kiểu các thế nào thì người ta vẫn ko bỏ qua đựoc tục ăn hỏi dạm ngõ ngày nay.Chạm ngõ” (hay lễ “Dạm”) là cái lễ đầu tiên nhà trai mang đến nhà gái nhằm tìm chỗ đi lại, hỏi rõ tên tuổi người con gái (vấn danh) . Người ta hỏi tuổi người con gái rồi đối chiếu với tuổi người con trai xem có “hoà hợp” hay “xung khắc”. Đây là một việc làm mà người xưa rất coi trọng cũng như việc xem xét gia đình hai bên có “Môn đăng hộ đối” hay không để quyết định có hay không việc thành thân cho đôi lứa sau này. Trong khi “Công, dung, ngôn, hạnh” lại là tiêu chuẩn hàng đầu, cái cần nhất khi nhìn nhận một người con gái thì các gia đình có nền nếp bao giờ cũng quan tâm. Ngày nay, lễ “Chạm ngõ” vẫn được xem như một thủ tục cần thiết, không thể thiếu trong phong tục cưới hỏi. Đây là dịp để hai gia đình “Chỗ người lớn” chính thức gặp nhau. Nhà trai ngỏ lời xin phép nhà gái cho “bọn trẻ” được công khai đi lại, tìm hiểu nhau. Người ta vẫn giữ nếp chọn ngày, giờ đẹp (thường là ngày hoàng đạo) cho công việc quan trọng này.
Đồ lễ ăn hỏi có rất nhiều thứ tuy nhiên nó tuỳ thuộc vào mỗi gia cảnh. Ví dụ như bánh cốm, bánh su sê, chè, thuốc lá, rượu, hạt sen, trầu cau, ... có gia đình còn có lợn sữa quay. Lễ vật nhiều, ít cũng như đã nói ở trên nhưng không thể thiếu bánh “Su sê”, nguyên xưa gọi là bánh “Phu thê”, một số địa phương nói chệch thành bánh “Su sê”. Sở dĩ gọi là bánh “Phu thê” (chồng vợ) vì đó là biểu tượng của đôi vợ chồng phận đẹp duyên ưa: Ngoài thì vuông tròn, trong lại mềm dẻo, ngọt ngào, thơm tho, xanh thắm. Bánh cũng là biểu tượng của đất trời (trời tròn, đất vuông) có âm dưng ngũ hành: ruột trắng, nhân vàng, hai vỏ xanh úp lại buộc bằng sợi dây hồng.

Nhân dân ta cầu kì nhưng ko kiểu cách.Vì có lẽ người Vịêt Nam dễ mến rất giản dị.Trong cuộc sống thì cưới hỏi là bước ngọăt quan trọng nhất nên ta không thể đơn giản hóa nó được .Có lẽ vì vậy mà tục lệ ăn hỏi vẫn giữ đươc đến ngay hôm nay.

Hòi bé tôi hỏi bà tôi:"Phong tục là gì hả bà?".Bà không nói nhưng bà bảo:"Sau này cháu gái của bà sẽ biết ngay thôi"Và bây giờ tôi đã biết.“Phong” là nề nếp đã lan truyền rộng rãi và “tục” là thói quen lâu đời. Do vậy, nói đến phong tục là bao hàm mọi mặt của xã hội và có những phong tục trở thành luật tục, ăn sâu bén rễ trong nhân dân rất bền chặt, có sức mạnh hơn cả những đạo luật. Trong truyền thống văn hoá của dân tộc ta có nhiều thuần phong mỹ tục rất cần thiết cho đạo lý làm người,

Tôi tự hỏi cúng ngày rằm cũng là 1 phong tục chứ nhỉ.Đúng thế.Có ai nói là sai đâu.Hằng tháng mỗi ngày rằm cha mẹ tôi đều thắp hương để bày tỏ lòng biết ơn đối với tổ tiên "Uống nước nhớ nguồn" mà.Một năm, không theo trong Phật giáo, thông thường dân gian có ba ngày rằm chính. Đó là: Rằm tháng giêng, Rằm tháng bảy và Rằm tháng mười.

Trong ba ngày rằm nầy, người ta còn gọi các danh từ khác nữa như: Thượng nguơn, trung nguơn và hạ nguơn, hay: Thượng nguyên, trung nguyên và hạ nguyên.

Ca dao, tục ngữ Việt nam thường truyền khẩu:

Rằm tháng Giêng, ai có tiền thì quảy,

Rằm tháng Bảy, người quảy kẻ không,

Rằm tháng Mười, mười người mười quảy.

Chữ quảy tức là cúng với danh từ chung là cúng quảy được tách ra, theo danh từ địa phương mà đặc biệt là miền trung Việt Nam của chúng ta.

Phật giáo có chung một ngày rằm với dân gian, đó là ngày rằm tháng bảy hằng năm. Tất cả những ngày mồng một và ngày rằm trong năm, Phật giáo đều gọi là ngày Sóc và ngày Vọng (dùng theo danh từ Phật học). Chư Tăng dùng hai ngày nầy để bố tát và tụng giới, tùy theo khả năng và cấp bậc đã phát nguyện vâng giữ. Phật tử cũng tùy theo giới luật đã cầu thọ của mình, nương theo chư Tăng để được học giới, tụng giới và tiến tu.
Những kiến thức văn hóa của tôi khong nhiều Nhưng tôi biết rằng: Văn hóa Việt Nam rất đa dạng. Nó được đúc kết qua hàng ngàn năm lịch sử".Đó là cả một quá trình dài và rộng.Kết thúc bài viết tôi muốn nói với bạn rằng.Hãy trân trọng những nét văn hóa truyền thông quý báu của dân tộc.Vì không ai thành công khi không nhớ cái gốc của mình.

hưo hgơ
mỏi quá ta
bài của em có gì sơ xuất xin đựoc lượng thứ:D:D
 
Last edited by a moderator:
8

816554

Đề 1:
Việt Nam - vẻ đẹp tiềm ẩn
Đọc topic này, nó đã không định viết vì tài viết lách của mình chẳng bằng ai :D. Nhưng thấy các anh chị viết nhiều quá nên mình cũng liều :D. Việt Nam - một quê hương, một đất nước không phải là lớn nhưng là một thế giới vô tận đối với một con bé 12 tuổi. Từ nhỏ đã dúi mũi vào quyển sách, chỉ biết cảnh đẹp qua sách, nó chẳng có cảm xúc gì về những cảnh đẹp của đất nước
Rồi một ngày, nó được đi chơi. Ngồi trên xe lửa, nó lướt mắt ra cửa sổ, những cảnh vật xa lạ hiện lên trước mắt nó. Nó thấy cánh đồng lúa, nó thấy con trâu, con bò, những thứ hết sức xa lạ đối với một con bé ở thành phố, nó thấy những ụ rơm to ơi là to, nó tưởng tượng mình được nằm lên, không biết có êm không nhỉ? Qua đi những cảnh đồng ruộng bạt ngàn, êm ả, dịu dàng, xe đến những khu đất mà nó chỉ thấy toàn là cát, có cả xương rồng nữa, và… nó thấy hoa xương rồng nở, cái hoa đỏ nở em ấp dịu dàng, nổi bật lên trong màu xanh của cây, nhìn xương rồng dịu dàng hẳn, không gai góc như mọi khi. Nó dần ngủ… mơ màng trong giấc mơ, hình ảnh đồng ruộng là hiện ra… nó không ngờ Việt Nam mình đẹp như thế!:)
1…2…3… thời gian trôi đi, nó đã đến nơi Tối, nó lang thang khắp phố phường, cứ đi lẩn thần, gió biển luồn qua tóc mát rượi. Sáng hôm sau nó ra thuỳên đi ra các đảo. Thuỳên lớn, bé đậu đầy cảng, mỗi con thuyền lại mang mỗi cái tên rất đặc biệt như thuyền bài thơ,..Vịnh Hạ Long có từ thời tiền sử. Theo truyền thuyết, khi người Việt mới lập nước đã bị giặc ngoại xâm, Ngọc Hoàng sai Rồng Mẹ mang theo một đàn Rồng Con xuống hạ giới giúp người Việt đánh giặc. Thuyền giặc từ ngoài biển ào ạt tiến vào bờ, vừa lúc đàn Rồng tới hạ giới. Đàn Rồng lập tức phun ra vô số châu ngọc và thoắt biến thành muôn ngàn đảo đá trên biển, như bức tường thành vững chắc, bất ngờ chặn bước tiến của thuyền giặc. Đoàn thuyền của giặc đang lao nhanh, bị chặn đột ngột đâm vào các đảo đá và đâm vào nhau vỡ tan tành.Sau khi giặc tan, Rồng Mẹ và Rồng Con không trở về trời mà ở lại hạ giới, nơi vừa diễn ra trận chiến. Vị trí Rồng Mẹ đáp xuống là Hạ Long, Rồng Con đáp xuống là Bái Tử Long. Đuôi đàn Rồng quẫy nước trắng xoá là Bạch Long Vĩ (bán đảo Trà Cổ ngày nay) thành bãi cát mịn và dài hơn chục km. Tôi đến thăm Động Tiên Cung và hang Đồ Đá, động tiên cung có một vẻ đẹp huyền ảo, lung linh của những nhũ đá, nơi đây đc ví như cung điện của nhà trời, nơi đây có những tưỡng đá hình tiên nữ múa hát,….
vnh_h_long_-_v_p_huyn_s5.jpg

Hang Đồ Đá không có vẻ đẹp huyền ảo như động Tiên Cung nhưng lại có một vẻ đẹp dịu dàng, nó có những bông hoa đá “nở” rộ. Có ba cột cao ngất ngưỡng tượng trưng cho : quá khứ - hiện tại – tương lai, hang còn có tên là Giấu Gỗ do theo truyền thuyết thì Trần Hưng Đạo giấu gỗ ở đây để đóng cọc chông quân xâm lược. Ra khỏi động chúng tôi lên thuyền ăn trưa, thuỳên trôi theo dòng nước, nứơc trong xanh, những gợn sóng nhẹ nhàng đùa giỡn với gió,những hòn Trống Mái, hòn Gà chọi dần hiện lên trước mắt nó.Nơi đây có những loài cá rất lạ, nó chưa từng biết dù là dân vùng biển :). Rồi nó rời Hạ Long với đầy luyến tiếc về vẻ đẹp tuyệt vời ấy. Nó không ngờ Việt Nam đẹp như thế!
vnh_h_long_-_v_p_huyn_s6.jpg

Tiếp theo nó đến Phong Nha - Kẻ Bàng nơi nổi danh về những hang động có thạch nhũ đẹp nhất thế giới, ở đây những khối thạch nhũ lại có hình những con vật nhìn rất thật như voi, hổ,… cách xuống động cũng rất khác, chúng tôi phải thòng dây thừng xuống mới xuống đc đến nơi. Phong Nha - Kẻ Bàng, một tuyệt tác của thiên nhiên không thể gì có thể tạo ra khéo léo như thiên nhiên, không một con người, không một kiến trúc sư nào có thể tạo ra được. Con người đến đây để thán phục thiên nhiên, để cảm nhận sự khoé léo của thiên nhiên. Sự hài hoà về màu sắc, về bối cảnh của nơi đây thật la tuyệt vời. Việt Nam thật là đẹp quá.
1404.jpg


Điểm dừng tiếp theo là Cố đô Huế. Nó đến đây, hình ảnh mà đọng lại trong nó là tà áo dài tím thướt tha của những thiếu nữ xinh đẹp Huế. Họ có vẻ đẹp dịu dàng của một người con gái Cố đô. Người Huế rất hiếu khách, giọng người Huế ấm áp, nhẹ nhàng …nhưng nó lại khó khăn khi nghe vì nó là người miền Nam, nó cảm nhận giọng nói đó như cảm nhận một bài hát. Chiều đó, nó lên thuỳên ra sông Hương. Sông Hương cũng dịu dàng mến khách như người Húê, ngồi trên thuỳên nghe hát ca Huế, tận hưởng ly trà nóng thì còn gì hơn được cơ chứ. Sáng hôm sau nó lang thang đi tìm quán bán … bún bò Huế. Tô bún nỏng hổi, cay xé lưỡi nhưng rất ngon, đậm chất Huế. Sau đó nó đi thăm kinh thành Huế. Một công trình kiến trúc đồ sộ tuyệt đẹp, không có gì diển tả được, ột quần thể kiến trúc đã kì công xây dụng và tu bổ suốt mấy đời Nguyễn. Ôi, Việt Nam đẹp quá!
Hue%20dem%281%29.jpg


Điểm dừng chân cuối cùng của nó là Phố cổ Hội An. Đây là nơi yên bình nhất trong các nơi nó đã đi qua. Hội An như một thành phố của sự thiên bình, ngưòi dân thì hiếu khách, lúc nào cũng vui vẻ. Những ngôi nhà ở đây mang đậm chất cổ, đẹp một cách lạ lùng. Nơi đây qua thời gian phát triển đã vẫn giữ lại cho mình một phong cách là “cổ”. Hội An đã dần lùi vào sự yên bình chứ không còn sầm uất như xưa. Chính sự yên bình này đã tạo nên cho Hội An một vẻ đẹp tiềm ẩn, cuốn hút khách du lịch. Đi trên đường có thể bắt gặp những gánh hàng rong mang tính chất cổ xưa. Ở đây nó có một cảm giác ấm áp vô cùng, không biết tại sao…
Hoian.jpg

Sau chuyến du lịch nó đã khác rất nhiều, yêu tổ quốc hơn và biết được rằng : Việt Nam mang một vẻ đẹp tiềm ẩn, một vẻ đẹp dịu dàng, tươi mát đầy sức sống nhưng lại hết sức bí ẩn :). Ôi, Việt Nam tổ quốc tôi! :x:x
vietnam_map.gif

viet-nam.jpg
 
Last edited by a moderator:
Q

quynhhattieu.com

mình chọn đề hai nha.
tên bài viết:tôi yêu việt nam vì tất cả ...
Bài làm :
Trải qua hơn 4000 năm lịch sử nhưng nét đẹp trong thuần phong mĩ tục Việt nam vẫn không phai nhoà theo thời gian .Từ xưa nhân dân việt nam có thói quen ăn trầu một món ăn mới lạ nhưng có từ rất xưa và đậm đã phong cánh phương đông .Nguyên liệu làm cũng thật đơn giản ,từ những là trầu không không quá non mà cũng không quá già , đi đôi phải là quả cau bổ múi nhỏ . Một đơn vị nhơ nhưng khong thể thiếu đó là vôi sống ,chỉ cần một chút là ổn .Bó chặt lại để thừa cuống lá trầu không dài xiên giữa thân của miếng trầu .Ăn trầu còn là thú vui của bà con nông dân trong những ngày lạnh trong lúc làm việc mà ăn trầu không sẽ cảm thấy ngươiấm dần và dễ chịu hơn nhiều .
"miếng trầu là đầu câu chuyện "câu nói này chắc ít ai là không biết đến ,trong cuộc sống mỗi khi mọi người xum họp nói chuyện bao giờ cũng phải mời nhau miến trầu ,sau đó mới cùng chuyện trò ,tâm sự .Nhờ vậy mà mời trầu còn thể hiện sự gắn kết tình cảm giữa người với người trở nên hiểu và hợp nhau hơn .Ngay cả trong chuyện cổ tích tấm cám cũng đã đề cập đến miếng trầu được têm cánh cánh phượng mà vua đã tìm được người con gái của mình .Chứng tỏ miếng trầu đẹp còn thể hiện được bàn tay khéo léo của người phụ nữ việt.
Giờ đây người thành phố không còn mấy ai hứng thú với việc ăn trầu .Nhưng trong sính lễ,cưới hỏi thì không thể thiếu một thứ lễ đó là trầu cau.Có thể hiểu rõ hơn qua câu chuyện sự tính trầu cau về mối nhân duyên không thành của 2 nhân vật sau khi chết họ đã hoá thành cây trầu khong leo quanh mình cây cau thể hiện tình cảm gắn bó vì vậy mà trong nhân duyên xưa và nay người ta dựa vào đó mà bắt buộc khi cưới hỏi phải có hai thứ này chứng minh cho tinh cảm của đoi trai gái ngày càng gắn kết như trong sự tích .
Ăn trầu không có hại cho sức khoẻ mà nguyên liệu rất tự nhiên đơn giản ,cách làm không cầu kì nhưng nó thể hiện một nét đặc chưng riêng của việt nam .
Việt Nam là một đất nhỏ cong cong hình chữ S nhưng sự tồn tại lâu đời đã đúc kết được một truyèn thống " uống nước nhớ nguồn".Nhân dân Việt Nam luôn lấy nghĩa tình làm trọng, sự biết ơn đến ông cha đã xây dựng một non nước và tổ tiên đã tạo dựng cơ ngơi cho con cháu sau này vì vậy tục thờ cúng tổ tiên , ông cha đã ra đời từ rất xưa. vào những ngày lễ giỗ cứ mỗi dịp tết đến là từng thành viên trong gia đình lại thắp những nén nhang thơm đẻ cúng và khẩn những điều mình mong muốn cầu mong cho sang một năm mới những điều hạnh phúc sẽ đến với các thành viên trong gia đình của mình, hay cầu cho mưa thuận gió hoà cho việc đồng áng thuận lợi.cúng giỗ tổ tiên còn thể hiện sư hiếu thảo,biết ơn của con cháu vơi nhưng người đi trước.
Nếu có ai hỏi tôi có yêu Việt Nam không tôi sẽ trả lơi không ngay không cần mât 1 giây suy nghĩ đó là:"sao lại không?tôi yêu Việt nam vì tất cả..."
 
Last edited by a moderator:
H

hoabattu1072000

Đề 1 :

VIỆT NAM TRONG TRÁI TIM TÔI!

Là 1 người con của Việt Nam, chúng ta có quyền tự hào về đất nước nhỏ bé này không?. Chúng ta hoàn toàn có thể tự hào về đất nước và con người Việt Nam - 1 đất nước nhỏ bé về diện tích nhưng lại giàu về tài nguyên và những truyền thống tốt đẹp.
Trải qua 4000 năm thăng trầm của lịch sử. Đất nc và con người VN đã lập nên những chiến công lẫy lừng làm chấn động địa cầu như trận Điện Biên Phủ... Tôi thật sự tự hào về truyền thống của dân tộc VN - 1 truyền thống hào hùng trong quá khứ. Và từ đây đã sản sinh ra những người con yêu nước, những vẻ đẹp huyền ảo, kì thú và thật sự tiềm ẩn của đất nc VN này. Các bạn hãy cùng tôi khám phá những vẻ đẹp của đất nước VN anh hùng và kì vĩ này nhé!!!

Việt Nam đất nước ta ơi!
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.
Từ bao đời nay, vẻ đẹp của VN vẫn thế, vẫn là những cánh đồng cò bay thẳng cánh, vẫn là dãy Trường Sơn trùng điệp. Vẻ đẹp của Vn luôn hiện hữu trong kí ức của những con người nơi đây với một vẻ đẹp giản dị, thanh bình nhưng hùng vĩ.

Nhắc đến vẻ đẹp của VN ta không thể không nhắc đến những vẻ đẹp tiềm ẩn mà thiên nhiên ban tặng. Là những hang động, những thác nước tráng lệ hay cả những phố cở rêu phong. Hạ Long (Quảng Ninh), Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), phố cổ Hội An (Quảng Nam) và còn cả Cố Đô Huế - những vẻ đẹp rất Việt Nam.

Hạ Long - 1 bức tranh khổng lồ vô cùng sống động. Đi giữa dòng Hạ Long ta ngỡ như đang lạc vào thế giới cổ tích bị hoá đá cùng với những hòn đảo mang nhiều cái tên kì lạ : hòn Đầu Người, hòn Rồng, hòn Lã Vọng... Những hình dáng kì lạ cũa những đảo đá diệu kì được biến hoá theo ánh sáng và cả cách nhìn của du khách. Tất cả những cảnh quan nơi đây trông rất thực, thực đến kinh ngạc.

Phong Nha- Kẻ Bàng 1 di sản thiên nhiên thế giới với những vẻ đẹp phong phú không kém Hạ Long. Đông Phong Nha nằm trong khu rừng nguyên sinh Kẻ Bàng như còn nguyên sinh và tinh khôi. Những phiến đá, măng đá, nhũ đá, sông ngầm muôn hình, muôn vẻ lung linh, kì vĩ. Những nhủ đá nhỏ xuống trông như những giọt sương khổng lồ đang tan chảy. Có lẽ như Phong Nha là nơi hội tụ những vẻ đẹp hoàn mỹ của thiên nhiên và là nơi trí tưởng tượng được thăng hoa nhất.

Phố cổ Hội An - 1 phố cổ rêu phong, 1 bảo tàng sống của nhân loại. Bước chân vào phố cổ, bạn như đang lạc vào 1 thế giới biệt lập, tách khỏi dòng chảy và sức phá huỷ của thời gian. Để lại sau lưng là khoảng không lắng đọng trong những nếp nhà cổ kính. Khu phố cổ mang vẻ đẹp lãng mạn, sâu lắng và yên bình dưới ánh đèn ***g huyền ảo. Dù được toả sáng nhờ ngọn đèn thông thường, song ánh sáng mờ dịu của đèn ***g vẫn phảng phất đâu đây dấu ấn của thời gian xưa cũ. Trong ngôi nhà cổ rêu phong, bóng người phụ nữ xưa mặc áo dài ngồi làm việc dưới ánh đèn ***g hay người già râu tóc bác phơ đang chìm đắm vào ván cờ thắp sáng bằng ngọn nến lung linh. Trong bầu không khí cổ kính đó, con người dường như đang sống với dĩ vãng khi những phiền toái của cuộc sống hiện tại chưa hiện hữu.

Màu áo dài tím, chiếc nón bài thơ, sông Hương thơ mộng... Nhắc đến đây chắc có lẽ các bạn biết rằng chúng ta sẽ đi đến đâu phải không? Chúng ta đang đi đến một vùng đất thơ mộng của miền Trung đấy - Cố đô Huế.

Huế - nơi hội tụ của muôn vàn vẻ đẹp văn hoá, con người đất Việt. 1 nét Huế hiện lên nhẹ nhàng trong sắc áo dài tím thơ mộng, trong chiếc nón bài thơ truyền thống. Huế nơi 1 thời là kinh thành của VN dưới triều Nguyễn - 1 kinh thành nguy nga, tráng lệ.

Nhắc đến Huế, không thể khôg nhắc đến Sông Hương, nuí Ngự, Vọng Cảnh,... thực sự là một bức tranh non nước, tuyệt mỹ.

Bạn thấy không, đất nước VN của tôi đấy! VN trong trái tim tôi luôn đẹp, 1 vẻ đẹp thật sự tiềm ẩn phải không nào. Chúng tôi luôn tự hào là người con của đất Việt - 1 đất nước anh hùng. Nếu có dịp được đi du lịch, bạn đừng ngần ngại khi chọn đến VN bạn nhé. VN chúng tôi là một đất nước tuy nhỏ bé nhưng rất hiếu khách đấy bạn ạh . Hãy để hai tiếng "Việt Nam" mãi in đậm trong trái tim của bạn giống như tôi bạn nhé!
 
Last edited by a moderator:
P

phamminhkhoi

Chiều hôm nay buồn quá. Dẫu là chiều đầu tiên xa xứ, biết là không phải giờ biệt ly. Nhưng nỗi buồn từ đâu cứ nhói lên :khi nghe một tiếng chuông vang vang, một khúc dân ca xứ Nghệ đậm đà - bài ca thường ngày ta vẫn chê già nua, mà sao hôm nay thấy nao lòng lạ, hay mơ màng tưởng tượng một vầng trăng xứ Huế. Việt Nam, Việt Nam đẹp đến mênh mang, buồn rầu đến say đắm, da diết đến não nề. Ngọin gió nào từ phương xa sẽ thổi hết nỗi buồn đau, sẽ thanh lọc cho hồn ta và đẩy bước chân ta đi tiếp ?
Việt Nam trong tôi chập chờn màu xanh của bánh chưng ngày tết, màu xanh non, xanh đến mượt của lá giầu không, hay ánh đỏ chập chờn trong một nén nhang thắp vội, nhưng đừng để mất sự linh thiêng. Quê hương, dù ở nơi nao, vẫn dùng dằng níu giữ bước chân ta, âm thầm thổi vọng vào giấc mơ một lời nhắ gửi âm thầm của ngàn xưa còn sót lại.
Yêu lắm quê hương, mối tình khăng khít và chung thuỷ tựa như gốc rễ truyện cau trầu. Như trong câu chuyện bà ngày xưa kể, có chàng Lang Liêu luộc bánh dâng cha, có chàng Trương Chi khúc hát mê lòng nàng công chúa Mị Nương, có cô Tấm hiền lành, chàng Thạch Sanh ngay thẳng và kiên cường như chính tâm hông người Việt...
Hạ Long ơi, đã xanh đứng mãi làm chi buồn. Có phải đang chờ đợi ai, như nàng thục nữ thuỷ chung chờ chồng không về mà hoá đá ? Sao nao lòng lạ. Bước chân vương vấn trên mạn tàu, phóng tầm mắt khuất sâu tự chân trời xanh biếc như biển khơi, thấy hùng vĩ và mênh mông biết mấy. Có gì đâu khi quê hương và người ta đã hoà vào làm một. Yêu làm sao những câu thơ của Chế Lan Viên
Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta, như vợ như chồng
Ôi, Tổ quốc, nếu cần, ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông
Ừ, Việt Nam. Việt Nam của bánh chưng xanh, của đồng lúa chín. Đêm nằm lắng tai nghe ngoài đồng một tiếng chim tu hú kêu, nghe xao động cả nền trời nhấp nháy những vì sao. Yêu Việt Nam, yêu cả vịnh Hạ Long, cả động Phong Nha, đến cả xứ Huế thương (ô kìa tà áo ai bay mãi làm mắt nhoè cay, nhớ Huế lắm) đến Hội An cổ kính, nên thơ. Đẹp gì ư, còn các giá trị khảo cổ, nghệ thuật, thơ văn, hãy để nhà sử học, nhà kiến trúc và nhà văn, nhà thơ họ xét. Ta có cần gì một bài thống kê trọn vẹn như tờ trình lên LHQ, chỉ cần ta yêu, thế là đủ. Cũng như yêu một người, yêu say đắm, đâu còn biết họ là ai ?
Ôi, Việt Nam. Hiểu được Việt nam có gì bằng lòng người con xa xứ. Nghe một thứ tiếng quê hương quen thuộc, liuếc nhìn một dải đất hình chữ s, trông một tấm ảnh, lòng nao nao, bồi hồi. Cũng như tình cờ bắt gặp một kỷ niệm vương vấn từ xa xưa. Conbf gì kuwu luyến bằng ? Tâm hồn ta, thân xác ta như dùng dằng mãi chẳng bước đi. Là lòng yêu nước đấy! Như lời của Ê ren bua: "Lòng yêu nước ban đầu là yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh...". Còn gì có thể chân thực hơn.
Việt Nam, Việt Nam trong tôi đấy. Việt Nam không chỉ được hiểu bằng một vịnh Hạ Long, một động Kẻ Bàng, một xứ Huế... Việt nam là cả dải đất bao la hình chữ s, từ thành thị đến nông thôn, từ miền xuôi về miền ngược. Hễ nơi nào còn nòi giống Lạc Hồng dang sống và tồn tại, thì nơi đó có Việt Nam... Có gì khó hiểu đâu. Khi mà một nhà thơ đã nói
Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hoá tâm hồn...
Biết là tâm hồn người lẻ loi thôi hay là hồn chung của đất nước.
Ô kìa, hương gì nồng ấm quá, hay vị lá giầu không. Thương thương mỗi đám cưới ngày xưa, cô dâu e thẹn trong bộ áo mới may, khay giầu không của nhà trai đã đưa đến ngõ. Thế là hỏi dạm... Ôi, lá trầu, lá trầu sao thân thiết quá. Hàm răng đen hiền lành của người Việt ta xưa cũng là do ăn trầu. Hay dây trầu cũng quấn quýt ta như đạo nghĩa thuỷ chung? Bàn thờ đêm ba mươi tết, khay trầu cau đặt cho ngay ngắn, sao thật cẩn thận, cho cha ông chứng được lòng thành con cháu. Bạn ơi, đừng cho đấy là lạc hậu. Ở thời nào, xứ sở nào người Việt cũng luôn trọng tình trọng nghĩa: Nếp ăn nếp ở của người Việt ta từ xưa là vậy, đừng nỡ mà xoay chuyển nó đi....
Tôi viết văn không hay, có thể bạn sẽ nói thế- tôi biết rằng sẽ có nhiều người chê bai tôi lắm. Nhưng tôi chẳng trách ai. Tôi biết bạn muốn nghe nhiều hơn, nghe nhiều về vịnh Hạ Long, về phong nha, về Huế... Nhưng bạn ạ, muốn biết rõ những thứ ấy, ngoài kia giới thiệu thiếu gì. Họ nói đã nhiều rồi, nghe đến phát chán, phát ngấy. Thể thì tôi nói lòng tôi thử xem sao. Nhưng lòng tôi nhỏ hẹp quá. Có thể sẽ có chê bai. Chê sao tôi chịu vậy. Nhưng bạn ơi, dẫu có bằng lòng với tôi hay không, thì bạn hãy tự hào rằng: bạn vẫn luôn là người Việt Nam. Lời nhắn nhủ của cha ông vẫn đi vào những giấc mơ, âm thầm khuyên răn mỗi khi bạn làm điều gì sai trái....Đừng bắt chước nước ngoài mà làm nhạt nhoà đi bản sắc thân yêu.
Nhớ lắm, biết ngày nào trở lại.

Làm việc đêm, không đọc kỹ nên là gộp vào cả hai đề, anh giám khảo nếu thấy không hợp lệ thì báo cho em để sửa lại.
 
Last edited by a moderator:
J

jun11791

(đề 1) Văn hóa Việt & sự bảo tồn

“Em ơi em
Hãy nhìn vào rất xa
Vào bốn nghìn năm Đất nước
Năm tháng nào cũng người người lớp lớp
Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta
Cần cù làm lụng
Khi có giặc người con trai ra trận
Người con gái trở về nuôi cái cùng con
Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh”​

(“Đất nước” – Nguyễn Khoa Điềm)​

----------Đất Nước ta đã hơn 4000 năm tuổi rồi nhỉ. Trong 4000 năm tuổi ấy, nước ta đã phải chịu cảnh Bắc thuộc suốt 1000 năm, cùng với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp suốt hơn 50 năm, và cuộc kháng Mỹ hơn 20 năm, dường như mọi người chỉ biết đến Việt Nam với 1 lịch sử chiến tranh dày dặn. Nhưng ở đây, tôi muốn nói về quê hương mình với bề sâu văn hóa với các di sản văn hóa.

---------- Có thể nói, văn hóa chính là thứ đặc trưng cho mỗi quốc gia, nó giống như là vân tay của mỗi người, chỉ có một và chỉ một mà thôi. Một Đất Nước tuy có thể nghèo, có thể đói, có thể khát, có thể bị tuyệt chủng nhưng văn hóa là giá trị duy nhất còn tồn tại với thời gian. Ta từng thấy triều đại của các Pharaong Ai Cập đã kết thúc từ rất lâu nhưng nét văn hóa thần bí của họ vẫn được ta biết đến và say mê cho đến ngày hôm nay đó thôi. Nhưng văn hóa cũng như viên đá nhỏ trong lòng một dòng sông vậy. Dòng chảy sông làm ta nhiều khi lãng quên nó. “Nước chảy đá mòn”, văn hóa cứ mau một dần nếu chúng ta không quan tâm bảo vệ, duy trì, phát triển nó. Và Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó.

---------- Báo chí thường nói rất nhiều về hiện tượng bản sắc dân tộc ngày càng mai một trong giới trẻ hiện nay. Một chương trình “Vẻ đẹp Việt Nam” gần đây vừa được trực tiếp để nhằm tôn vinh các nghệ nhân và đưa giới trẻ tiếp cận gần hơn với những nét văn hóa xưa cổ, mà ở đây là các thể loại ca nhạc dân tộc. Ta thấy trong chương trình là những nghệ nhân cao tuổi, có người phải ngồi trên xe lăn, nhưng vẫn còn tâm huyết lắm với nền ca cổ nước nhà. Nhưng tôi nghĩ, ẩn sâu trong tâm hồn lớp trẻ hiện nay vẫn âm ỉ những làn điệu ca cổ đấy, không phải hoàn toàn không có. Tôi đã từng khá bất ngờ khi xem một chương trình dành cho thiếu nhi trên vtv2, thấy một vở kịch nhỏ, các diễn viên trong vở kịch này đến 80% là các em thiếu nhi, và lời thoại thỉnh thoảng được thể hiện dưới hình thức ca cải lương do các em hát. Chao ôi, ai bảo cải lương chỉ là những ca khúc ai oán sầu não, khó tiếp cận với bọn trẻ nào? Rồi nhớ hồi trước trường cấp 2 tôi tổ chức ca nhạc liên hoan ngày 20.11. Đến tiết mục hát cải lương, thật bất ngờ khi học sinh trường tôi hưởng ứng khá nhiệt tình. Bác ý hát xong, cả trường vỗ tay rần rần, lại còn có tiếng “bis” nữa chứ. Sau đó mc ra tiếp nối chương trình, nở một nụ cười khá tươi. Cũng thật là lạ, và cả thú vị nữa, khi mà trường tôi lại cho chương trình cải lương vào, nghĩ cũng hay và độc đáo ấy chứ. Tôi nhớ cũng trong chương trình đó, một thầy cũng lên hát một bài dân ca, có thể nói là “ca rất mùi”. Cả tiết mục trình diễn áo dài do giáo viên và học sinh trường cùng biểu diễn. Tuy sự kiện này diễn ra từ rất lâu rồi (nếu tôi nhớ không lầm thì đó là khi tôi học lớp 8) nhưng những ấn tượng đó vẫn in sâu vào tôi. Tôi cũng nhớ một người bạn trong lớp kể rằng bố mẹ nó khi xưa cũng “thuộc phường gánh hát” nhưng bây giờ thì không hát nữa, nhưng mà con em nó chưa biết chữ nhưng khi mới chỉ nghe qua một đoạn dân ca thôi đã có thể bắt chước nhạc điệu giống y chang và sau vài lần thì hát không khác tí nào. Tôi nghe mà to tròn mắt, hay thật đấy. Tôi nhớ khi Đài truyền hình Việt Nam không phát sóng 24/24h như bây giờ mà chỉ bắt đầu phát sóng lúc 10h sáng. Trước đó, trên màn hình hiện lên một hình tròn nhiều màu sắc và những bài hát thời CM. Có thể nói ngày nào cũng nghe nên nhiều khi thuộc luôn lúc nào không biết. Rồi mẹ tôi còn đưa cho tôi quyển bài hát bé chỉ bằng lòng bàn tay nhưng đầy ắp bài hát mà mẹ rất thÝch, từ lâu rồi, xuất bản năm 1971. Giấy vàng vọt và rách tơi tả, mất không ít trang, nhưng tôi rất quý, đến nỗi đem cả đến trường tiểu học. Không ngờ, con bạn tôi, rất thÝch nhạc nước ngoài, nhà nó dán toàn hình Westlife, khi thấy cuốn sổ, nó có vẻ thÝch thú, mượn tôi đem về nhà. Tôi không biết nó cần làm gì, nên dặn dò nó giữ rất kĩ. Ngày hôm sau nó trả lại và nói rằng mấy bài này mẹ tôi thÝch lắm đó, nghe hát cũng hay. Tôi tròn xoe mắt, rồi nó hát cho tôi nghe mấy câu. Đó là minh chứng sinh động rằng không phải lúc nào giới trẻ cũng quay lưng lại với truyền thống như mọi người thường nghĩ.

---------- Một hôm đi trên xe bus, tình cờ nghe được cuộc trò chuyện giữa một người Hàn Quốc với anh chàng Việt Nam. Cô ta bắt chuyện bằng câu hỏi: “Anh đã đến Sapa chưa?”. Câu hỏi tưởng chừng khi người Việt Nam nghe xong có thể bật cười, vì Sapa ở Việt Nam mà, đâu cần phải đến một người nước ngoài phải hỏi như thế. Nhưng ngẫm nghĩ lại thì quả thực, là dân Việt Nam mà lỡ có du khách nào đó hỏi mình về Sapa, thì có lẽ mình cũng phải lắc đầu, “Tôi chưa đến bao giờ”. Thế đấy, con người ta cứ thÝch đi du ngoạn khắp năm châu bốn bể, mà có mấy khi đi hết dọc dải đất “hình tia chớp thân yêu” mình, tuy ai cũng bảo Việt Nam bé. Người phụ nữ Hàn Quốc tiếp lời: “Bạn chưa đi Sapa à? Sapa đẹp lắm, Việt Nam rất đẹp”. Tôi ngồi hàng ghế trên nên không thấy được khuôn mặt khi người phụ nữ nói. Nhưng tôi tin rằng người phụ nữ Hàn Quốc ấy nói thật lòng mình. Vì người phụ nữ ấy, qua cuộc trò chuyện sau đó có vẻ mới đến Việt Nam lần đầu tiên và đã ở được một năm, lại bắt chuyện trước với một câu hỏi không giống với lời chào hỏi thông thường, và cũng không cần đợi anh chàng Việt Nam kia hỏi có thích Việt Nam không thì người phụ nữ ấy đã bày tỏ lòng thích thú đối với Việt Nam rồi. Người phụ nữ này làm tôi nhớ đến một người phụ nữ Nga từng lên TV với lòng đam mê ca trù mà đã quyết định sống ở Việt Nam và hát ca trù. Hay như một nữ thiết kế người Pháp trong chương trình “Những không gian đẹp” của FourOrange đã từng bày tỏ lòng thích thú với thiên nhiên Việt Nam đến nỗi xây cho mình hẳn một không gian nhà theo kiểu nhà Nam Bộ, cây trái trồng đầy ắp xung quanh nhà và cũng quyết định ở lại Việt Nam. Nhiều khi tự hỏi, mình đã làm được gì cho nền văn hóa nước nhà và điều gì lại thu hút du khách đến các điểm văn hóa ở Việt Nam nhiều đến vậy, trong khi chính chútng ta lại không mặn mà. Tôi nghĩ do sự hiếu kì của khách du lịch một phần. Cũng giống như khán giả Việt Nam từng nô nức đến xem lễ hội Hoa anh đào với màn trình diễn của các nghệ nhân Nhật Bản đó thôi, trong khi các rạp hát truyền thống lại vắng bóng khán giả. Nhưng tại sao ta lại không thể thu hút khách du lịch trở lại Đất Nước lần thứ hai? Cho dù xét về các yếu tố văn hóa tinh thần (các làn điệu truyền thống, các trò chơi dân gian,…) lẫn vật chất (di sản thiên nhiên, danh lam thắng cảnh,..) ta không thua kém, biết bao di sản đã được UNESCO công nhận, thậm chí Vịnh Hạ Long cũng được liệt trong danh sách “100 địa điểm nên đến trước khi chết”!

---------- Tôi nghĩ, Việt Nam có thể đang là một nước đang phát triển, chưa giàu mạnh về kinh tế, nhưng chúng ta luôn giàu về tinh thần. Tại sao chúng ta ko làm cho "vẻ đẹp tiềm ẩn" của Việt Nam ko thôi "tiềm ẩn" nữa, mà hãy bộc lộ ra đi chứ, nhỉ?Tôi muốn các giá trị văn hóa ấy sẽ không còn là những hạt sỏi lẻ loi, mà là phù sa, như phù sa sông Hồng, ngày ngày vẫn bội tụ và đắp cao lên, mãi…....

---------- Và xin dẫn lời thơ "Đất Nước" của Nguyễn Khoa Điềm, thay cho lời kết, đọc và suy ngẫm

"Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta
...

Ôi những dòng sông đã bắt nước từ đâu
Mà khi về Đất Nước thì bắt lên câu hát
Người đến hát khi chèo đò kéo thuyền vượt thác
Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi"


 
Last edited by a moderator:
L

lookatme123

Văn hóa Việt Nam, hay nói riêng là văn hóa của dân tộc Kinh mà đã có nguồn gốc tại miền bắc Việt Nam, là một trong những nền văn hóa lâu đời nhất ở trong khu vực Thái Bình Dương. Mặc dù như vậy, nhưng qua ảnh hưởng lớn của Trung Hoa, văn hóa Việt Nam đã lập ra rất nhiều đặc điểm gần giống với những dân tộc của miền Đông Á, và khác những nước ở khu Thái Bình Dương (như là Campuchia, Lào và Thái Lan) mà đã chịu một phần lớn ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ.

Nhưng tuy là ảnh hưởng Trung Hoa được coi là ảnh hưởng lớn nhất của một nước ngoài trên nền văn hóa cổ truyền Việt Nam, dân tộc Kinh đã vẫn giữ gìn được rất nhiều nét văn hóa riêng của mình, mà cho tới ngày hôm nay những phong tục riêng đó vẫn quan trọng vô cùng trong đời sống của người Việt.

Có nhiều nhà viết sử cho rằng là trước khi ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa, Văn hóa Đông Sơn có gốc ở miền bắc Việt Nam (mà cũng đã phát triển mạnh ở những nước khác ở khu Thái Bình Dương) là phần đầu của lịch sử Việt Nam.

Có thể nói chung văn hóa của Việt Nam là một pha trộn đặc biệt giữa nhiều những văn hóa cổ xưa cùng với văn hóa bản xứ của người Việt, ngoài ảnh hưởng lớn nhất của Trung Hoa cũng có ảnh hưởng rất nhỏ hơn của văn hóa Ấn Độ, Chàm, và sau này ảnh hưởng lớn của văn hóa phương tây (Pháp, Nga, Mỹ).
 
C

chini106

Ai cũng chọn đề 1, Chjn chọn đề 2 ^^!

Từ ngàn xưa, ông bà ta đã dùng lá trầu, quả cau, vôi đó, trắng để làm nên một loại "thức ăn" đặc biệt, có vị cay cay, the the, ... Trầu cau còn được hiện diện trên mâm cúng của mỗi nhà vào những dịp lễ, tết! Trong mỗi dịp cưới hỏi, mâm quả lúc nào cũng có trầu, cau. Đó là một nét truyền thống độc đáo, riêng biệt của đất Việt với ngàn năm văn hiến.

Nhìn thấy hình ảnh này, tôi chợt nghĩ ngay tới những người bà của mình.
Người thứ nhất là bà cố tôi. Năm nay bà đã cao tuổi nhưng thói quen ăn trầu vẫn còn. Cả một đời mình, bà dành trọn cho con cháu. Có quả cam, quả táo, bà giữ cẩn thận, khi nào có dịp thì đem cho tôi, cho anh tôi. Biết ba tôi thích ăn rau má cả rễ, bà cất công nhổ từng cây một, rửa cẩn thân. Dù giờ đây bà có thể sống thoải mái mà không lo nghĩ gì, nhưng bà vẫn chăm chút nhà cửa, sống tiết kiệm, bà theo đạo Phật mà! Nhìn cảnh bà nhặt từng quả mận rơi trên sân hay cho gà ăn, tôi lại thấy thương bà vô cùng. Tuy bà đã già rồi, sức khỏe không còn tốt như trước nữa, nhưng bà vẫn ăn trầu, bà bảo để sạch răng, và đó là thói quen của bà...
Người thứ hai là bà nội tôi. Cách đây 1 tháng, bà bị ốm nặng, những tưởng không thể qua khỏi. Thời gian đầu tôi ở xa quê nên ko thể thăm bà dc, sau này ba mẹ cho tôi về quê thăm bà. Lúc ba tôi về bà khỏe hơn nhiều. Sau này, khi bà đã khỏe hơn, nhưng vẫn chưa ăn được trầu , điều đó làm bà buồn lắm. Lúc nhỏ, tôi thich ngồi nhìn bà têm trầu cánh phượng, bà têm đẹp lắm! Bà còn bảo, khi nào tôi lớn, đi lấy chồng, bà sẽ têm cho tôi. Bất giác, tôi thấy sợ, sợ lúc bà khôg còn nhìn tôi đi lấy chồng được nữa.

Trong mắt mọi người, người bà là người kể những câu chuyện cổ tích, nhưng với tôi, bà là người gìn giữ những nét đẹp văn hóa của đất nứoc, là người truyền lửa cho thế hệ sau. Bà nội tôi từng là cô nữ thanh niên xung phong đây ^^!

Tôi chợt nhớ đến bài thơ "Mời trầu" của nữ sĩ Hồ Xuân Hương:
"Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi.... "

Hay đơn giản là bài thơ của nhà thơ Trần Đăng Khoa
"Đã ngủ rồi hả trầu?
Tao hái vài lá nhé!
Cho bà và cho mẹ..."

Chợt nhớ đến cây trầu sau vườn, đã lâu rồi, chưa ai hái một lá nào cả, lá vẫn lên xanh tốt, nhưng ....


Ham hố chút cho vui ^^! Nhớ Đi tìm cây bút trẻ quá!
 
P

_phonglinh_

Đề 1: Tôi yêu đất nước tôi

[YOUTUBE]<object width="425" height="344"><param name="movie" value="http://www.youtube.com/v/2fpJuKZIGVg&hl=en&fs=1&color1=0x3a3a3a&color2=0x999999"></param><param name="allowFullScreen" value="true"></param><param name="allowscriptaccess" value="always"></param><embed src="http://www.youtube.com/v/2fpJuKZIGVg&hl=en&fs=1&color1=0x3a3a3a&color2=0x999999" type="application/x-shockwave-flash" allowscriptaccess="always" allowfullscreen="true" width="425" height="344"></embed></object>[/YOUTUBE]

Nếu có ai hỏi tôi:
“Tại sao bạn yêu quê hương, đất nước bạn?”
Có lẽ sẽ có rất rất nhiều cau trả lời nhưng tôi xin trả lời chân thành và đơn giản nhất rằng: Đó là vì tôi sinh ra đã là con người Việt Nam, trong tôi có dòng máu nóng của dân tộc tôi, và từ tiềm thức tôi đã yêu đất nước tôi.

Có một câu chuyện rất ngắn nhưng vô cùng ý nghĩa mà tôi xin kể ra đây:

Em tôi học đến kiệt sức để có một suất du học.

Thư đầu viết: "ở đây, đường phó sạch đẹp, văn minh bỏ xa lắc nước mình..."

Cuối năm viết: "mùa đông bên này tĩnh lặng, tinh khiết như tranh, thích lắm..."

Mùa đông sau viết: "em thèm một chút nắng ấm quê nhà, muốn được đi giữa phố xá bụi bặm, ồn ào, nhớ chợ bến xôn xao lầy lội... Biết bao lần trên phố, em đuổi theo một người châu Á, để hỏi coi có phải người Việt không..."
(st)
Đất nước Việt Nam rất đẹp, nó còn đẹp hơn vì tôi yêu mảnh đất này tha thiết. Câu thơ của Chế Lan Viên tưởng như mộc mạc, chân chất lại thật sâu sắc khi ta thử trải nghiệm:

“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất bỗng hoá tâm hồn
Nôi nào qua lòng chẳng yêu thương”

Từng đi dọc miền đất nước, tôi dã từng nghĩ nhiều về đất nước mình, từng ngắm nhiều cảnh đẹp đất nước, ăn những món ăn quê hương. Tôi hiểu rằng mảnh đất này là do bao nhiêu máu của ông cha ta đã đổ xuống để giành giật được, là bao nhiêu mồ hôi của nhiều thế hệ cùng chung tay xây dựng.

Những cảnh đẹp đất nước ta được thiên nhiên ban tặng đáng để chúng ta tự hào cùng bạn bè quốc tế: Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận về giá trị thẩm mĩ, giá trị địa mạo, địa chất,cố đô Huế, phố cổ Hội An là di sản văn hoá thế giới năm 1999, động Phong Nha - Kẻ Bàng là di sản thiên nhiên lớn,… Mỗi địa danh ở 1 phần đất nước tô điểm thêm cho vẻ đẹp ngàn đời dân tộc Việt Nam:

“Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang 1 dáng hình, 1 ao ước, 1 lối sống ông cha
Ôi đất nước sau 4 nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hoá núi sông ta.”

(đất nước - Nguyễn Khoa Điềm)

Vẻ đẹp thiên nhiên đã đi vào thơ ca, tranh ảnh. Đó ko chỉ là vẻ đẹp đất nước, mà còn là vẻ đẹp của tình người, của đấu tranh và lao động. Đó là những cảnh đẹp đã đi vào thơ ca, vào tâm hồn con người Việt Nam.

Vịnh Hạ Long với hòn trống mái, hòn con cóc, hang sửng sốt… là những “bản thảo tạo vật còn nặng dở” và “đá thưở trước khổng lồ chơi ném thử” (Xuân Diệu). Có phải chăng rằng rồng đã đáp xuống vùng đất đẹp đẽ này như trong truyền thuyết ngàn năm để tạo ra 1 kì quan tuyệt vời như thế?

3638122710_efd901b7db.jpg


Động Phong Nha - Kẻ Bàng lại là 1 kiệt tác khác của thiên nhiên, là sự hoà hợp tuyệt mĩ của: sông, núi và sinh vật. Nếu đấng tạo hoá đã tạo ra con người thì đấng tạo hoá cũng đã chở che cho trời đất. Trải qua bao cuộc chiến, Phong Nha vẫn đó, nguyên sơ, lộng lẫy như hàng triệu năm về trước.

PhongNha_09.jpg


Nếu vịnh Hạ Long và động Phong Nha là kì quan thiên nhiên thì phố cổ Hội An và cố đô Huế lại là 2 di sản văn hoá tinh thần do chính bàn tay con người tôn tạo nên.

Thương cảng sầm uất Hội An khi xưa giờ đây đứng bình lặng, yên ả… Vậy mà từng nóc nhà, từng con thuyền độc mộc, từng con đường, cây cầu cổ xưa vẫn mang một vẻ đẹp kì lạ, bí ẩn thu hút lòng người.

Hoian.jpg


Còn nói đến Huế, tôi lại nhớ đến mấy câu thơ:

“Chiều chiều trên bến Văn Lâu
Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm
Ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai trông”

Câu ca dao đã học từ lâu nhưng khó mà quên được. Nó là vần điệu trúc trắc, nhẹ nhàng của xứ Huế, nơi con người đa sầu, đa cảm, là sông Hương, núi Ngự ngàn đời thuỷ chung,… Đó còn là nơi nhiều đời ông cha ta đừng xây, cố đô của 1 thời vàng son. Dấu tích đó in rõ là kinh thành Huế với Kinh thành, Hoàng thành, Tử Cấm thành,… cùng với lăng tẩm, chùa, đài,…

p154021-Hue-Approaching_the_Ngo_Mon_Gate%5B1%5D_(2118574).jpg


Nước chúng ta đẹp thế đấy! Vậy có lẽ gì là 1 con người Việt Nam chúng ta lại không yêu, không tự hào cơ chứ? Trách nhiệm của chúng ta - mỗi con người Việt Nam là tôn tạo, làm đẹp thêm món quà lớn mà thiên nhiên, ông cha ta đời trước ban tặng: giữ gìn,bảo tồn, tôn tạo, và phát huy… Để dải đất chữ S trên bản đồ được nhắc đến không phải là một nước lạc hậu, đói nghèo mà là đất nước của cảnh đẹp, văn hoá và con người.

Xin thay lời kết bằng mấy câu thơ:
“Đây trời đất, núi sông, những cánh đồng,
Mỗi mái nhà hoá thành chân trời rộng.
Đẹp biết mấy xin cảm ơn đất nước!
Cho tôi mãi lưu luyến tìm về.”
 
M

mongmanhmotkiniem

cho em hỏi gửi bài ở đâu ạ. có phải gửi ở đây ko ạ.có ai giúp em với ko
 
Q

quocviethy

Thác Bản Giốc được xem là một trong những tặng vật vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho Cao Bằng. Đó là một thác nước cao, hùng vĩ và đẹp vào bậc nhất của Việt Nam.

Thác Bản Giốc nằm trên biên giới Việt - Trung, thuộc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, cách thị xã Cao Bằng 89 km theo tỉnh lộ 206 về phía Bắc, cách thị trấn Trùng Khánh 26 km. Sau dòng thác là dòng sông, bạn có thể đi du thuyền trên sông.

Bờ sông với cảnh quan đẹp nên thơ, trong lành với thảm cỏ, rừng núi xanh ngắt, mây trắng bồng bềnh. Với độ cao 53 m, rộng 300 m, thác có 3 tầng gồm nhiều ngọn thác lớn nhỏ khác nhau. Những khối nước lớn đổ xuống qua nhiều bậc đá vôi, tạo thành một màn bụi nước trắng xóa.

Ngay từ xa, du khách đã có thể nghe thấy tiếng ầm ào của thác vang động cả một vùng rộng lớn. Giữa thác có một mô đá rộng phủ đầy cây đã xẻ dòng sông thành ba luồng nước như ba dải lụa trắng.

Đường từ Cao Bằng đi Bản giốc rất nhỏ và hiểm trở, tuy là một thắng cảnh nhưng Bản giốc chưa thu hút được nhiều khách du lịch vì việc chưa được xây dựng cơ sở hạ tầng và Giao thông đến đó.
Vịnh Hạ Long (vịnh nước nơi rồng đáp xuống) là một vịnh nhỏ thuộc phần bờ Tây vịnh Bắc Bộ tại khu vực biển Đông Bắc Việt Nam, bao gồm vùng biển đảo thuộc thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Đồn.

Là trung tâm của một khu vực rộng lớn có những yếu tố ít nhiều tương đồng về địa chất, địa mạo, cảnh quan, khí hậu và văn hóa, với vịnh Bái Tử Long phía Đông Bắc và quần đảo Cát Bà phía Tây Nam, vịnh Hạ Long giới hạn trong diện tích khoảng 1.553km² bao gồm 1.960 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi, trong đó vùng lõi của Vịnh có diện tích 334km² quần tụ dày đặc 775 hòn đảo[1]. Lịch sử kiến tạo địa chất đá vôi của Vịnh đã trải qua khoảng 500 triệu năm với những hoàn cảnh cổ địa lý rất khác nhau; và quá trình tiến hóa carxtơ đầy đủ trải qua trên 20 triệu năm với sự kết hợp các yếu tố như tầng đá vôi dày, khí hậu nóng ẩm và tiến trình nâng kiến tạo chậm chạp trên tổng thể[2]. Sự kết hợp của môi trường, khí hậu, địa chất, địa mạo, đã khiến vịnh Hạ Long trở thành quần tụ của đa dạng sinh học bao gồm hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và hệ sinh thái biển và ven bờ với nhiều tiểu hệ sinh thái[3]. 14 loài thực vật đặc hữu[4] và khoảng 60 loài động vật đặc hữu[5] đã được phát hiện trong số hàng ngàn động, thực vật quần cư tại Vịnh.

Những kết quả nghiên cứu, thám sát khảo cổ học và văn hóa học cho thấy sự hiện diện của những cư dân tiền sử trên vùng vịnh Hạ Long từ khá sớm, đã tạo lập những hình thái văn hóa cổ đại tiếp nối nhau bao gồm văn hóa Soi Nhụ trong khoảng 18.000-7.000 năm trước Công Nguyên, văn hóa Cái Bèo trong 7.000-5.000 năm trước Công Nguyên[6] và văn hóa Hạ Long cách ngày nay khoảng từ 3.500-5.000 năm[7]. Tiến trình dựng nước và truyền thống giữ nước của dân tộc Việt Nam, trong suốt hành trình lịch sử, cũng khẳng định vị trí tiền tiêu và vị thế văn hóa của vịnh Hạ Long qua những địa danh mà tên gọi gắn với điển tích còn lưu truyền đến nay, như núi Bài Thơ, hang Đầu Gỗ, Bãi Cháy[7]v.v. Hiện nay, là một khu vực phát triển năng động nhờ những điều kiện và lợi thế sẵn có, vịnh Hạ Long có một tiềm năng lớn về du lịch, nghiên cứu khoa học, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, giao thông thủy đối với khu vực vùng biển Đông Bắc Việt Nam nói riêng và miền Bắc Việt Nam nói chung[8].

Từ hơn 500 năm về trước trong bài thơ Lộ nhập Vân Đồn, Nguyễn Trãi đã lần đầu tiên ca ngợi vịnh Hạ Long là "kỳ quan đá dựng giữa trời cao"[9]. Năm 1962 Bộ Văn hóa-Thông tin Việt Nam đã xếp hạng vịnh Hạ Long là di tích danh thắng cấp quốc gia đồng thời quy hoạch vùng bảo vệ[10]. Năm 1994 vùng lõi của vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới với giá trị thẩm mỹ (tiêu chuẩn vii), và được tái công nhận lần thứ 2 với giá trị ngoại hạng toàn cầu về địa chất-địa mạo (tiêu chuẩn viii) vào năm 2000[11]. Cùng với vịnh Nha Trang của Việt Nam, vịnh Hạ Long là một trong số 29 vịnh được câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất trên thế giới xếp hạng và chính thức công nhận vào tháng 7 năm 2003[12].
Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng là một vườn quốc gia tại huyện Bố Trạch, và Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, cách thành phố Đồng Hới khoảng 50 km về phía Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 500 km về phía nam[1][2]. Vườn quốc gia này giáp khu bảo tồn thiên nhiên Hin Namno ở tỉnh Khammouan, Lào về phía tây, cách Biển Đông 42 km về phía đông kể từ biên giới của hai quốc gia.

Phong Nha-Kẻ Bàng nằm ở một khu vực núi đá vôi rộng khoảng 200.000 ha thuộc lãnh thổ Việt Nam, khu vực lãnh thổ Lào tiếp giáp vườn quốc gia này cũng có diện tích núi đá vôi khoảng 200.000 ha. Diện tích vùng lõi của vườn quốc gia là 85.754 ha và một vùng đệm rộng 195.400 ha[3]. Vườn quốc gia này được thiết lập để bảo vệ một trong hai vùng carxtơ lớn nhất thế giới với khoảng 300 hang động và bảo tồn hệ sinh thái bắc Trường Sơn ở khu vực Bắc Trung Bộ Việt Nam[4][5]. Đặc trưng của vườn quốc gia này là các kiến tạo đá vôi, 300 hang động, các sông ngầm và hệ động thực vật quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ thế giới. Các hang động ở đây có tổng chiều dài khoảng hơn 80 km nhưng các nhà thám hiểm hang động Anh và Việt Nam mới chỉ thám hiểm 20 km, trong đó 17 km ở khu vực Phong Nha và 3 km ở khu vực Kẻ Bàng.

Động Phong Nha là động giữ nhiều kỷ lục: (1) Hang nước dài nhất; (2) Cửa hang cao và rộng nhất; (3) Bãi cát, đá rộng và đẹp nhất; (4) Hồ ngầm đẹp nhất; (5) Thạch nhũ tráng lệ và kỳ ảo nhất; (6) Dòng sông ngầm dài nhất Việt Nam; (7) Hang khô rộng và đẹp nhất thế giới[3][6].

Kiến tạo carxtơ của Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng được hình thành từ 400 triệu năm trước, từ thời kỳ Đại Cổ Sinh do đó là carxtơ cổ nhất ở châu Á[4].

Trải qua nhiều thay đổi lớn về địa tầng và địa mạo, địa hình khu vực này hết sức phức tạp. Phong Nha-Kẻ Bàng phô diễn các bằng chứng ấn tượng về lịch sử Trái Đất, giúp nghiên cứu lịch sử hiểu được lịch sử địa chất và địa hình của khu vực[4]. Khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng có lẽ là một trong những mẫu hình riêng biệt và đẹp nhất về sự kiến tạo carxtơ phức tạp ở Đông Nam Á[4]. Được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chí địa chất, địa mạo năm 2003, Phong Nha-Kẻ Bàng đang hướng tới mục tiêu được UNESCO công nhận lần 2 là Di sản thiên nhiên thế giới với tiêu chí đa dạng sinh học vào năm 2008.
 
T

thanhnhan_1404

VIỆT NAM - ĐẤT NƯỚC CỦA CHÚNG TÔI

Việt Nam đẹp khắp trăm miền,
Bốn mùa một sắc trời riêng đất này.
Xóm làng, đồng ruộng, rừng cây,
Non cao gió dựng, sông đầy nắng chan.
Xum xuê xoài biếc, cam vàng,
Dùa nghiêng, cau thẳng, hàng hàng nắng soi.
(Lê Anh Xuân)

Tôi thật tự hào vì được sống ở nơi đây- một nước Việt Nam anh dũng kiên cường trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm, một đất nước giàu truyền thống văn hóa được hình thành từ cách đây 4000 năm, một đất nước với nhiều phong cảnh đẹp và hữu tình, một đất nước với những người dân chân chính, mộc mạc và vô cùng giản dị...


Việt Nam đã trải qua hơn 4000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Nhắc đến văhóa của người Việt thì không thể không nhắc đến trống đồng. Đó là tiêu biểu cho lịch sử dựng nước từ những ngày đầu của người Việt cổ. Nó đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người Việt cổ lúc bấy giờ. Nhiều chiếc trống có quy mô lớn, hình dáng cân đối, hài hoà đã thể hiện một trình độ rất cao về kỹ năng và nghệ thuật.
culture_1150909587.jpg

1413044357_c83aafeb4a_o.jpg

Hoa văn trên mặt trống hết sức tinh xảo và phong phú
1413924524_1aa44dbb96.jpg

2662777180102527348S425x425Q85.jpg


Khi được nói về đất nước Việt Nam yêu dấu thì ta không thể không nhắc đến vẻ đẹp của đất nước. Mỗi người trong chúng ta đều rất tự hào, tự hào vì đất nước ta có đến 5 di sản được thế giới công nhận là: Hạ Long, Phong Nha-Kẻ Bàng, cố đô Huế, phố cổ Hội An, thánh địa Mĩ Sơn.
Vịnh Hạ Long là vịnh nằm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Vịnh Hạ Long có nghĩa là vịnh nước nơi rồng đáp xuống. Vịnh Hạ Long có diện tích khoảng 1.553km² gồm 1.960 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi; trong đó, vùng lõi của Vịnh có diện tích 334km² quần tụ dày đặc 775 hòn đảo.
vinh_ha_long.jpg

37752_7540_1.jpg

Từ trên cao nhìn xuống, vịnh Hạ Long như một bức tranh khổng lồ vô cùng sống động. Ði giữa Hạ Long, ta ngỡ như lạc vào một thế giới cổ tích bị hoá đá, đảo thì giống hình một người đang đứng hướng về đất liền (hòn Ðầu Người), đảo thì giống như một con rồng đang bay lượn trên mặt nước (hòn Rồng), đảo thì lại giống như một ông lão đang ngồi câu cá (hòn Ông Lã Vọng), hòn Cánh Buồm, hòn Cặp Gà, hòn Lư Hương... Tất cả trông rất thực, thực đến kinh ngạc. Hình dáng những đảo đá diệu kỳ ấy biến hoá khôn lường theo góc độ ánh sáng trong ngày và theo góc nhìn. Tiềm ẩn trong lòng các đảo đá ấy là những hang động tuyệt đẹp như động Thiên Cung, hang Ðầu Gỗ, động Sửng Sốt, động Tam Cung... Ðó thực sự là những lâu đài của tạo hoá giữa chốn trần gian. Từ xưa, Hạ Long đã được đại thi hào dân tộc Nguyễn Trãi mệnh danh là kỳ quan đất dựng giữa trời cao
Nhắc đến vịnh Hạ Long thì không thể không nhắc đến:
VinhHaLong5.jpg

Hang đầu gỗ
hang-sung-sot_3.jpg

Hang sửng sốt
....
Tiếp theo hãy đến với Phong Nha- Kẻ Bàng. Chúng ta sẽ bị bất ngờ bởi Phong Nha có đến 7 cái nhất
1/Hang nước dài nhất
2/Cửa hang cao và rộng nhất
3/Bãi cát và đá rộng đẹp nhất
4/Hồ ngầm đẹp nhất
5/Thạch nhũ tráng lệ và kỳ ảo nhất
6/Dòng sông ngầm dài nhất Việt Nam
7/Hang khô rộng và đẹp nhất
Điều là nên sự khác biệt của Phong Nha là động được nằm trong khu rừng nguyên sinh Kẻ Bảng dường như còn nguyên sơ và tinh khôi. Những người dân tại đây cư xử rát thân thiện, hiếu khách; du khách đã từng đến đây cũng đều phải trầm trồ khen ngợi họ.
PhongNha_cave.jpg

phongnha_cave

phongnha.jpg

Sau khi đến Quảng Bình để thăm Phong Nha, chúng ta sẽ đến với đất Huế dịu dàng và đầy thơ mộng
voi-hue-mot-dem.jpg

Nơi đây có cố đô Huế
hue1.jpg

TThue.jpg

Dọc theo chiều dài đất nước, dừng chân tại Quảng Nam, chúng ta sẽ có dịp đến thăm phố cổ Hội An. Đó là một khu vực phố cổ trong thành phố Hội An, được xây từ thế kỷ 16 và vẫn còn tồn tại gần như nguyên vẹn đến nay.
0.jpg

Nếu được đến thăm Hội An thì bạn đừng quên ghé chân đến các di tích tiêu biểu:Chùa Cầu, Nhà cổ Tấn Ký, Nhà cổ Quân Thắng, Nhà cổ Phùng Hưng, Hội quán Phúc Kiến, Hội quán Triều Châu, Hội quán Quảng Đông, Chùa Ông, Quan âm Phật tự Minh Hương, Nhà thờ tộc Trần, Nhà thờ tộc Trương.
chua-cau.jpg

11-phuoc-kien-assembly-hall-with-chairs.jpg

Hai lễ hội lớn của Hội An là: Đêm rằm Phố Cổ, Bài chòi.
untitled.bmp

Các bạn ơi, ông bà ta từng nói: "trăm nghe không bằng mắt thấy", vậy tại sao các bạn không thử đến thăm các di sản trên. Ngoài ra khi đến với Hội An và Huế, các bạn đừng quên thưởng thức ẩm thực nơi đây.
Việt Nam còn có một vẻ đẹp yên bình, êm ả.
Việt Nam đất nước ta ơi!
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn,
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.

Bài hát này xin được gởi đến các bạn, những ai đang được sống trên quê hương Việt Nam, cũng như những ai đang sống xa quê với niềm tự hào: " Chẳng nơi nào đẹp bằng đất nước mình!"
[MUSIC]http://mp3.zing.vn/mp3/nghe-bai-hat/Viet-Nam-Que-Huong-Toi-Trong-Tan.IW60DBZ7.html[/MUSIC]
 
Last edited by a moderator:
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom