Hóa 12 Topic ôn thi HKI Hóa 12 (2019 - 2020)

Dio Chemistry

Cựu Mod Hóa
Thành viên
26 Tháng chín 2013
1,559
1,379
361
Vĩnh Long
THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào các em lớp 12, topic này không những sẽ giúp các em ôn thi HK mà còn có thể là ôn thi THPTQG luôn đấy. Vì năm lớp 12 là năm học vô cùng quan trọng nên anh sẽ đồng hành cùng các em trong suốt thời gian này.
Chương trình học của chúng ta như sau:

Chương 1: Este - Lipit
Chương 2: Cacbohidrat
Chương 3: Amin, aminoaxit và protein
Chương 4: Polime và vật liệu polime
Chương 5: Đại cương kim loại


Lịch hoạt động của chúng ta cũng là 19h00 T5 và CN hàng tuần nhé
 

Dio Chemistry

Cựu Mod Hóa
Thành viên
26 Tháng chín 2013
1,559
1,379
361
Vĩnh Long
THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
CHƯƠNG 1: ESTE – LIPIT
A. ESTE
I. Định nghĩa

- Este là sản phẩm thu được khi thay thế nhóm OH trong axit cacboxylic bằng nhóm OR.
- Công thức tổng quát của một số loại este hay gặp:
+ Este no, đơn chức, mạch hở: CnH2n+1COOCmH2m+1 hay CxH2xO2 (n ≥ 0; m ≥ 1; x ≥ 2).
+ Este đơn chức: CxHyO2 hoặc RCOOR’ (x ≥ 2; y ≥ 4; y chẵn; y ≤ 2x):
(Cấu tạo của este đơn chức)
+ Este của axit đơn chức và Ancol đa chức: (RCOO)xR’.
+ Este của axit đa chức và Ancol đơn chức: R(COOR’)x.
+ Este của axit đa chức và Ancol đa chức: Rt(COO)xyR’x.
Lưu ý rằng số chức este là bội số chung nhỏ nhất của số chức ancol và số chức axit.
II. Danh pháp
1. Tên thay thế

Gốc Ancol + tên thay thế của axit (đổi đuôi ic thành đuôi at).
2. Tên thường
Gốc Ancol + tên thường của axit (đổi đuôi ic thành đuôi at)
III. Tính chất vật lí
- Thường là chất lỏng dễ bay hơi có mùi thơm dễ chịu của trái cây.
- Nhẹ hơn nước, ít tan trong nước, dễ tách chiết bằng phễu chiết.
- Nhiệt độ sôi của este thấp hơn nhiều so với nhiệt độ sôi của các axit và Ancol có cùng số nguyên tử C vì giữa các phân tử este không có liên kết hiđro.
- Là dung môi tốt để hòa tan các chất hữu cơ.
IV. Tính chất hóa học
1. Phản ứng thủy phân

Ry(COO)xyR’x + xyH2O ↔ yR(COOH)x + xR’(OH)y
- Phản ứng thực hiện trong môi trường axit loãng và được đun nóng.
- Muốn tăng hiệu suất của phản ứng thủy phân este phải dùng dư nước và sử dụng chất xúc tác axit, đun nóng hỗn hợp phản ứng.
- Nếu ancol sinh ra không bền thì phản ứng xảy ra theo một chiều.
2. Phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm (phản ứng xà phòng hóa)
Ry(COO)xyR’x + xyNaOH → yR(COONa)x + xR’(OH)y
- mchất rắn sau phản ứng = m muối + m kiềm dư.
- Với este đơn chức: n este phản ứng = nNaOH phản ứng = n muối = n ancol.
3. Phản ứng khử este bởi LiAlH4 tạo hỗn hợp ancol
4. Một số phản ứng riêng

- Este của ancol không bền khi thủy phân hoặc xà phòng hóa không thu được ancol:
RCOOCH=CH2 + H2O → RCOOH + CH3CHO
- Este của phenol phản ứng tạo ra hai muối và nước:
RCOOC6H5 + 2NaOH → RCOONa + C6H5ONa + H2O
- Este của axit fomic (HCOO)xR có khả năng tham gia phản ứng tráng gương.
(HCOO)xR + 2xAgNO3 + 3xNH3 + xH2O → (NH4CO3)xR + 2xAg + 2xNH4NO3
- Nếu este có gốc axit hoặc gốc Ancol không no thì este đó còn tham gia được phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp và phản ứng oxi hóa không hoàn toàn.
CH2=CH-COOCH3 + Br2 → CH2Br-CHBr-COOCH3
nCH2=C(CH3)COOCH3 → (-CH2-C(CH3)(COOCH3)-)n → (Poli(MetylMetacrylat) - Plexiglass - thủy tinh hữu cơ - PMM)
nCH3COOCH=CH2 → (-CH2-CH(OOCCH3)-)n → (poli(vinyl axetat) - PVA)
V. Điều chế
1. Thực hiện phản ứng este hóa giữa ancol và axit

yR(COOH)x + xR’(OH)y ↔ Ry(COO)xyR’x + xyH2O (H+, t0)
2. Thực hiện phản ứng cộng giữa axit và hiđrocacbon không no
RCOOH + C2H2 → RCOOCH = CH2
3. Thực hiện phản ứng giữa muối Na của axit và dẫn xuất halogen
RCOONa + R’X → RCOOR’ + NaX (xt, t0)
4. Thực hiện phản ứng giữa phenol và anhidrit axit
(RCO)2O + C6H5OH → RCOOC6H5 + RCOOH
VI. Nhận biết este
- Este của axit fomic có khả năng tráng gương.
- Các este của ancol không bền bị thủy phân tạo anđehit có khả năng tráng gương.
- Este không no có phản ứng làm mất màu dung dịch Brom
- Este của glixerol hoặc chất béo khi thủy phân cho sản phẩm hòa tan Cu(OH)2.


B. LIPIT
1. Khái niệm

Là những HCHC có trong tế bào sống, không tan trong nước, nhưng tan trong các dung môi hữu cơ không phân cực.
2. Phân loại
- Lipit gồm: chất béo, sáp, steroit và photpholipit.
- Chất béo là trieste của glixerol với các axit monocacboxylic có số chẵn C không phân nhánh (axit béo) gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol. Công thức chung là C3H5(OOCR)3:
- Các axit béo thường gặp là:
Axit panmitic C15H31COOH
Axit stearic C17H35COOH
Axit oleic C17H33COOH
Axit linoleic C17H31COOH.
3. Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lý của chất béo
- Chất béo có gốc axit no: rắn, mỡ động vật. Chất béo có gốc axit không no: lỏng, dầu thực vật
4. Tính chất hóa học của chất béo
Bản chất chất béo là este nên có những tính chất như este.
- Chỉ số axit là số miligam KOH cần dùng để trung hòa hết lượng axit béo tự do có trong 1 gam chất béo.
- Chỉ số xà phòng hóa là số miligam KOH cần dùng để xà phòng hóa hết 1 gam chất béo.


C. CHẤT GIẶT RỬA
- Là những chất khi dùng cùng với nước thì có tác dụng làm sạch các chất bẩn bám trên vật rắn mà không xảy ra các phản ứng hóa học.
- Đặc điểm chung về cấu tạo của các chất giặt rửa là có một đầu ưa nước và một đầu kị nước.

Bài tập mẫu
Bài 1:
Số hợp chất đơn chức, đồng phân cấu tạo của nhau có cùng công thức phân tử C4H8O2, đều tác dụng được với dung dịch NaOH là:
A. 5
B. 3
C. 6
D. 4.
Giải
Este: HCOOC-C-C; HCOOC(C)C; CH3COOC-C; C2H5COOC.
Axit: C-C-C-COOH; C-C(C)-COOH.

Bài 2: Este X không no, mạch hở, có tỉ khối hơi so với oxi bằng 3,125 và khi tham gia phản ứng xà phóng hóa tạo ra một anđehit và một muối của axit hữu cơ. Có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp với X?
A. 2
B. 5
C. 3
D. 4
Giải
- Xét este X đơn chức: MX = 3,125 . 32 = 100 => CTPT của X: C5H8O2
- HCOOC=C-C-C; HCOOC=C(C)-C ; C-COOC=C-C; C-C-COOC=C.
- Nếu X hai chức thì không có công thức cấu tạo phù hợp.

 

Dio Chemistry

Cựu Mod Hóa
Thành viên
26 Tháng chín 2013
1,559
1,379
361
Vĩnh Long
THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Bài 1: Đun 12 gam axit axetic với 13,8 gam etanol (có H2SO4 đặc làm xúc tác) đến khi phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng, thu được 11 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hóa là:
A. 55%
B. 50%
C. 62,5%
D. 75%

Bài 2: Hỗn hợp X gồm axit HCOOH và axit CH3COOH tỉ lệ mol 1:1. Lấy 5,3 gam hỗn hợp X tác dụng với 5,75 gam C2H5OH có xúc tác H2SO4 đặc thu được m gam hỗn hợp este (hiệu suất của các phản ứng este hóa đều bằng 80%). Giá trị của m là:
A. 8,10
B. 10,12
C. 16,20
D. 6,48.

Bài 3: Một este có công thức phân tử là C4H6O2, khi thủy phân trong môi trường axit thu được axetanđehit. Công thức cấu tạo thu gọn của este đó là:
A. HCOO-CH=CH-CH3 B. CH3COO-CH=CH2.
C. CH2=CH-COO-CH3 D. HCOO-C(CH3)=CH2.

Bài 4: X là một este no đơn chức, có tỉ khối hơi đối với CH4 là 5,5. Nếu đem đun 2,2 gam este X với dung dịch NaOH (dư), thu được 2,05 gam muối. Công thức cấu tạo thu gọn của X là:
A. HCOOCH2CH2CH3 B. C2H5COOCH3
C. CH3COOC2H5 D. HCOOCH(CH3)2.

Bài 5: Hai este đơn chức X và Y là đồng phân của nhau. Khi hóa hơi 1,85 gam X, thu được thể tích hơi đúng bằng thể tích của 0,7 gam N2 (đo ở cùng điều kiện). Công thức cấu tạo thu gọn của X và Y là:
A. HCOOC2H5 và CH3COOCH3 B. C2H3COOC2H5 và C2H5COOC2H3.
C. C2H5COOCH3 và HCOOCH(CH3)2 D.HCOOCH2CH2CH3 và H3COOC2H5.
 
  • Like
Reactions: thaohien8c

Nguyễn Hương Trà

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
18 Tháng tư 2017
3,551
3,764
621
21
Du học sinh
Foreign Trade University
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Bài 1: Đun 12 gam axit axetic với 13,8 gam etanol (có H2SO4 đặc làm xúc tác) đến khi phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng, thu được 11 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hóa là:
A. 55%
B. 50%
C. 62,5%
D. 75%

Bài 2: Hỗn hợp X gồm axit HCOOH và axit CH3COOH tỉ lệ mol 1:1. Lấy 5,3 gam hỗn hợp X tác dụng với 5,75 gam C2H5OH có xúc tác H2SO4 đặc thu được m gam hỗn hợp este (hiệu suất của các phản ứng este hóa đều bằng 80%). Giá trị của m là:
A. 8,10
B. 10,12
C. 16,20
D. 6,48.

Bài 3: Một este có công thức phân tử là C4H6O2, khi thủy phân trong môi trường axit thu được axetanđehit. Công thức cấu tạo thu gọn của este đó là:
A. HCOO-CH=CH-CH3 B. CH3COO-CH=CH2.
C. CH2=CH-COO-CH3 D. HCOO-C(CH3)=CH2.

Bài 4: X là một este no đơn chức, có tỉ khối hơi đối với CH4 là 5,5. Nếu đem đun 2,2 gam este X với dung dịch NaOH (dư), thu được 2,05 gam muối. Công thức cấu tạo thu gọn của X là:
A. HCOOCH2CH2CH3 B. C2H5COOCH3
C. CH3COOC2H5 D. HCOOCH(CH3)2.

Bài 5: Hai este đơn chức X và Y là đồng phân của nhau. Khi hóa hơi 1,85 gam X, thu được thể tích hơi đúng bằng thể tích của 0,7 gam N2 (đo ở cùng điều kiện). Công thức cấu tạo thu gọn của X và Y là:
A. HCOOC2H5 và CH3COOCH3 B. C2H3COOC2H5 và C2H5COOC2H3.
C. C2H5COOCH3 và HCOOCH(CH3)2 D.HCOOCH2CH2CH3 và H3COOC2H5.
1C
2D
3B
4C
5A
 

Dio Chemistry

Cựu Mod Hóa
Thành viên
26 Tháng chín 2013
1,559
1,379
361
Vĩnh Long
THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
LỜI GIẢI:
Bài 1:
upload_2019-10-13_15-22-11.png
Bài 2:

Qui hỗn hợp X thành RCOOH vì số mol 2 chất bằng nhau nên theo tính chất của giá trị trung bình ta có R = (H + CH3)/2 = 8.
nRCOOH: 5,3/(8 + 45) = 0,1 mol.
nC2H5OH: 0,125 mol → nRCOOC2H5 tính theo mol của RCOOH bằng 0,1.
Do hiệu suất phản ứng chỉ có 80% nên: m = 0,8.0,1.(R + 44 + C2H5) = 6,48 gam.

Bài 3: Phản ứng tạo rượu không bền (OH đính vào C không no) thì biến thành anđehit. Loại A vì không tạo thành axetanđehit.
Bài 4:

Khối lượng phân tử của Este là : 16.5,5 = 88 , Este no đơn chức có công thức
CnH2n O2 => 14n + 32 = 88 => n = 4 => C4H8O2
2,2 gam este có 2,2/88 = 0,025 mol
RCOOR’ + NaOH => RCOONa + R’OH
=> M muối = 2,05 : 0,025 = 82 => R + 67 = 82 => R = 15 => CH3
Este là CH3COOC2H5
Bài 5:
upload_2019-10-13_15-26-26.png

 

Dio Chemistry

Cựu Mod Hóa
Thành viên
26 Tháng chín 2013
1,559
1,379
361
Vĩnh Long
THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Bài 1: Cho chất X tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sau đó cô cạn dung dịch thu được chất rắn Y và chất hữu cơ Z. Cho Z tác dụng với AgNO3/NH3 thu được chất hữu cơ T. Cho chất T tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được chất Y. Chất X có thể là:
A. HCOOCH=CH2 B. CH3COOCH=CH2.
C. HCOOCH3 D. CH3COOCH=CH-CH3.
Bài 2: Thủy phân hoàn toàn 444 gam một lipit thu được 46 gam glixerol (glixerin) và hai loại axit béo đó là:
A. C15H31COOH và C17H35COOH B. C17H31COOH và C17H33COOH.
C. C17H33COOH và C15H31COOH D. C17H33COOH và C17H35COOH.
Bài 3: Xà phòng hóa 8,8 gam etyl axetat bằng 200 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là:
A. 8,56 gam B. 8,2 gam C. 3,28 gam D. 10,4 gam.
Bài 4: Thủy phân este có công thức phân tử C4H8O2 (với xúc tác axit), thu được 2 sản phẩm hữu cơ X và Y. Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y. Vậy chất X là:
A. rượu metylic B. etyl axetat C. axit fomic D. rượu etylic.
Bài 5: Cho glixerol (glixerin) phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH, số loại trieste được tạo ra tối đa là:
A. 6
B. 3
C. 5
D. 4.


 

Dio Chemistry

Cựu Mod Hóa
Thành viên
26 Tháng chín 2013
1,559
1,379
361
Vĩnh Long
THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
LỜI GIẢI CHI TIẾT
Bài 1: Đáp án là B
upload_2019-10-18_17-26-26.png

Bài 2: Đáp án là D
upload_2019-10-18_17-25-42.png

Bài 3: Đáp án là C

Etylaxetat : CH3COOC2H5 (88) => n Etylaxetat = 8,8/88 = 0,1 mol
n NaOH = 0,2.0,2 = 0,04 mol
CH3COOC2H5 + NaOH => CH3COONa + C2H5OH (Etyl axetat dư)
m chất rắn khan = m CH3COONa = 82.0,04 = 3,28
Bài 4: Đáp án là D
CH3COOC2H5 + H2O CH3COONa + C2H5OH.
C2H5OH (X) + O2→ CH3COOH (Y) + H2O
Bài 5: Đáp án là A
Coi C17H33COO là A, C15H31COO là B. Sắp xếp vào 3 vị trí của glixerol.
AAA, BBB, ABB, ABA, BAA, BAB.
 

Dio Chemistry

Cựu Mod Hóa
Thành viên
26 Tháng chín 2013
1,559
1,379
361
Vĩnh Long
THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
CHƯƠNG 2: CACBOHIDRAT
I. ĐỊNH NGHĨA
- Cacbohiđrat (còn gọi là gluxit hoặc saccarit) là những HCHC tạp chức thường có công thức chung là Cn(H2O)m, có chứa nhiều nhóm OH và nhóm cacbonyl (anđehit hoặc xeton) trong phân tử.
- Gluxit được chia thành 3 loại thường gặp là:
+ Monosaccarit: glucozơ, fructozơ có CTPT là C6H12O6.
upload_2019-10-18_17-28-19.png
+ Đisaccarit: saccarozơ và mantozơ có CTPT là C12H22O11.
+ Polisaccarit: xenlulozơ và tinh bột có CTPT là (C6H10O5)n.
Khi đốt cháy gluxit chú ý:
+ nO2 = nCO2
+ Dựa vào tỷ lệ số mol CO2/số mol H2O để tìm loại saccarit.
II. GLUCOZƠ
- Công thức phân tử C6H12O6.
- Công thức cấu tạo CH2OH - (CHOH)4 - CHO.
- Glucozơ tồn tại ở cả hai dạng mạch hở và mạch vòng (dạng α là 36% dạng β là 64%):
upload_2019-10-18_17-29-18.png
1. Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên
- Là chất rắn, không màu, tan tốt trong nước, độ tan trong nước tăng khi nhiệt độ tăng.
- Có vị ngọt kém đường mía.
- Có nhiều trong các loại hoa quả: quả nho, mật ong (30%), máu người (0,1%):
upload_2019-10-18_17-29-31.png
Hoa quả chín chứa nhiều glucozơ
2. Tính chất hóa học
Trong phân tử glucozơ có 5 nhóm OH nằm liền kề và 1 nhóm CHO nên glucozơ có các phản ứng của ancol đa chức và của anđehit.
a. Các phản ứng của ancol đa chức
- Hòa tan Cu(OH)2 ở ngay nhiệt độ thường tạo thành dung dịch màu xanh lam.
2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + 2H2O
→ Phản ứng này chứng minh glucozo có nhiều nhóm OH
- Tác dụng với anhiđrit axit tạo thành este 5 chức:
CH2OH(CHOH)4CHO + 5(CH3CO)2O → CH3COOCH2(CHOOCCH3)4CHO + 5CH3COOH
→ Phản ứng này dùng để chứng minh trong phân tử glucozơ có 5 nhóm OH.
b. Các phản ứng của anđehit
- Tác dụng với H2 tạo thành ancol sorbitol (sobit):
CH2OH(CHOH)4CHO + H2 → CH2OH(CHOH)4CH2OH (Ni, t0)
- Tác dụng với AgNO3/NH3 tạo thành Ag (phản ứng tráng gương)
CH2OH(CHOH)4CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CH2OH(CHOH)4COONH4 + 2Ag + 2NH4NO3
- Phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ cao:
CH2OH(CHOH)4CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH → CH2OH(CHOH)4COONa + Cu2O + 3H2O
- Phản ứng làm mất màu dung dịch Brom:
CH2OH(CHOH)4CHO + Br2 + H2O → CH2OH(CHOH)4COOH + 2HBr
→ Các phản ứng này chứng tỏ glucozơ có nhóm CHO.
c. Phản ứng lên men
C6H12O6 → 2CO2 + 2C2H5OH
d. Phản ứng với CH3OH/HCl tạo metylglicozit
- Chỉ có nhóm OH hemiaxetal tham gia phản ứng.
→ Phản ứng này chứng tỏ glucozo có dạng mạch vòng.
- Sau phản ứng nhóm metylglicozit không chuyển trở lại nhóm CHO nên không tráng gương được.
Ngoài ra khi khử hoàn toàn glucozơ thu được n-hexan chứng tỏ glucozơ có mạch 6C thẳng.
3. Điều chế
- Thủy phân saccarozơ, tinh bột, mantozơ, xenlulozơ:
+ Mantozơ:
C12H22O11 + H2O → 2C6H12O6 (glucozơ)
+ Tinh bột và xenlulozơ:
(C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6
+ Saccarozơ:
C12H22O11 + H2O → C6H12O6 (glucozơ) + C6H12O6 (fructozơ)
- Trùng hợp HCHO:
6HCHO → C6H12O6 (Ca(OH)2, t0)
III. FRUCTOZƠ
- Công thức phân tử C6H12O6.
- Công thức cấu tạo CH2OH-CHOH-CHOH-CHOH-CO-CH2OH.
- Trong dung dịch, frutozơ tồn tại chủ yếu ở dạng β, vòng 5 hoặc 6 cạnh:
upload_2019-10-18_17-31-1.png
1. Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên
- Là chất rắn kết tính, dễ tan trong nước.
- Vị ngọt hơn đường mía.
- Có nhiều trong hoa quả và đặc biệt trong mật ong (40%):
upload_2019-10-18_17-31-11.png
2. Tính chất hóa học
Vì phân tử fructozơ chứa 5 nhóm OH trong đó có 4 nhóm liền kề và 1 nhóm chức C = O nên có các tính chất hóa học của ancol đa chức và xeton.
- Hòa tan Cu(OH)2 ở ngay nhiệt độ thường.
- Tác dụng với anhiđrit axit tạo este 5 chức.
- Tác dụng với H2 tạo sorbitol.
- Trong môi trường kiềm fructozơ chuyển hóa thành glucozơ nên fructozơ có phản ứng tráng gương, phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm. Nhưng fructozơ không có phản ứng làm mất màu dung dịch Brom.
IV. SACCAROZƠ

- Công thức phân tử C12H22O11.
- Công thức cấu tạo: hình thành nhờ 1 gốc α - glucozơ và 1 gốc β - fructozơ bằng liên kết 1,2-glicozit:
upload_2019-10-18_17-31-38.png
1. Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên
- Là chất kết tinh, không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước.
- Có nhiều trong tự nhiên trong mía, củ cải đường, hoa thốt nốt. Có nhiều dạng: đường phèn, đường phên, đường cát, đường tinh luyện…
2. Tính chất hóa học
Do gốc glucozơ đã liên kết với gốc fructozơ thì nhóm chức anđehit không còn nên saccarozơ chỉ có tính chất của ancol đa chức.
- Hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch màu xanh lam.
- Phản ứng thủy phân:
C12H22O11 + H2O → C6H12O6 (glucozơ) + C6H12O6 (fructozơ)
3. Điều chế
Trong công nghiệp người ta thường sản xuất saccarozơ từ mía.
V. MANTOZƠ
- Công thức phân tử C12H22O11.
- Công thức cấu tạo: được tạo thành từ sự kết hợp của 2 gốc α-glucozơ bằng liên kết α-1,4-glicozit:
upload_2019-10-18_17-31-59.png
1. Tính chất hóa học
Do khi kết hợp 2 gốc glucozơ, phân tử mantozơ vẫn còn 1 nhóm CHO và các nhóm OH liền kề nên mantozơ có tính chất hóa học của cả Ancol đa chức và anđehit.
a. Tính chất của ancol đa chức
Hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch màu xanh lam.
b. Tính chất của anđehit
- Mantozơ tham gia phản ứng tráng gương:
C12H22O11 → 2Ag
- Phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ cao tạo kết tủa đỏ gạch Cu2O, với dung dịch Brom.
c. Phản ứng thủy phân
C12H22O11 + H2O → 2C6H12O6 (glucozơ)
2. Điều chế
Thủy phân tinh bột nhờ men amylaza có trong mầm lúa.
VI. XENLULOZƠ
- Công thức phân tử (C6H10O5)n.
- Công thức cấu tạo: do các gốc β-glucozơ liên kết với nhau bằng liên kết β-1,4-glicozit tạo thành mạch thẳng, mỗi gốc chỉ còn lại 3 nhóm OH tự do nên có thể viết công thức cấu tạo ở dạng [C6H7O2(OH)3]n:
upload_2019-10-18_17-33-4.png
1. Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên
- Là chất rắn, hình sợi, màu trắng, không mùi, không vị.
- Không tan trong nước ngay cả khi đun nóng, không tan trong các dung môi hữu cơ thông thường như ete, benzen...
2. Tính chất hóa học
- Phản ứng thủy phân:
(C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6 (glucozơ)
- Phản ứng este hóa với axit axetic và axit nitric:
[C6H7O2(OH)3] + 3nCH3COOH → [C6H7O2(OOCCH3)3]n + 3nH2O
[C6H7O2(OH)3] + 3nHNO3 → [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O
Từ xenlulozơ cho phản ứng với CS2 trong NaOH rồi phun qua dung dịch axit để sản xuất tơ visco.
VII. TINH BỘT
- Công thức phân tử (C6H10O5)n.
- Công thức cấu tạo: tinh bột do các gốc α-glucozơ liên kết với nhau bằng liên kết α-1,4-glicozit tạo mạch thẳng (amilozơ) hoặc bằng liên kết α-1,4-glicozit và α-1,6-glicozit tạo thành mạch nhánh (amilopectin):

upload_2019-10-18_17-33-45.png
upload_2019-10-18_17-33-55.png
upload_2019-10-18_17-34-0.png
1. Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên
- Chất rắn vô định hình, không tan trong nước lạnh, phồng lên và vỡ ra trong nước nóng thành dung dịch keo gọi là hồ tinh bột.
- Màu trắng.
- Có nhiều trong các loại hạt (gạo, mì, ngô...), củ (khoai, sắn...) và quả (táo, chuối...).
2. Tính chất hóa học
- Phản ứng của hồ tinh bột với dung dịch I2 tạo thành dung dịch xanh tím. (nếu đun nóng dung dịch bị mất màu, để nguội màu xuất hiện trở lại).
→ Phản ứng này thường được dùng để nhận biết hồ tinh bột.
- Phản ứng thủy phân:
(C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6 (glucozơ)
Khi có men thì thủy phân:
Tinh bột → đextrin → mantozơ → glucozơ
3. Điều chế
Trong tự nhiên, tinh bột được tổng hợp chủ yếu nhờ quá trình quang hợp của cây xanh.
6nCO2 + 5nH2O → (C6H10O5)n + 6nO2 (clorofin, ánh sáng)
 
  • Like
Reactions: tiểu thiên sứ

Dio Chemistry

Cựu Mod Hóa
Thành viên
26 Tháng chín 2013
1,559
1,379
361
Vĩnh Long
THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Bài 1: Thủy phân m gam saccarozơ trong môi trường axit với hiệu suất 90% thu được sản phẩm chứa 10,8 gam glucozơ. Giá trị của m là
A. 20,5
B. 22,8
C. 18,5
D. 17,1
Bài 2: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm xenlulozơ, tinh bột, glucozơ và sacarozơ cần 2,52 lít O2 (đktc), thu được 1,8 gam nước. Giá trị của m là:
A. 3,60.
B. 3,15.
C. 5,25.
D. 6,20.
Bài 3: Kết quả thí nghiệm củacác dung dịch X, Y, Z, T với các thuốc thử được ghi lại dưới bảng sau:
upload_2019-10-18_17-46-15.png

Dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là
A. Lòng trắng trứng, hồ tinh bột, glucozơ, anilin.
B. Hồ tinh bột, anilin, lòng trắng trứng, glucozơ.
C. Hồ tinh bột, lòng trắng trứng, anilin, glucozơ.
D. Hồ tinh bột; lòng trắng trứng; glucozơ; anilin.
Bài 4: Cho các phát biểu sau đây:
(a) Glucozơ được gọi là đường nho do có nhiều trong quả nho chín.
(b) Chất béo là đieste của glixerol với axit béo.
(c) Phân tử amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
(d) Ở nhiệt độ thường, triolein ở trạng thái rắn.
(e) Trong mật ong chứa nhiều fructozơ.
(f) Tinh bột là một trong những lương thực cơ bản của con người.
Số phát biểu đúng là
A. 3
B. 4
C. 6
D. 5
 

Dio Chemistry

Cựu Mod Hóa
Thành viên
26 Tháng chín 2013
1,559
1,379
361
Vĩnh Long
THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
LỜI GIẢI CHI TIẾT
Bài 1: Chọn đáp án B
upload_2019-10-20_18-15-42.png
Bài 2: Chọn đáp án B
Cách 1:
Sử dụng số đếm
1. Có 4 chất
2. Có 2 dữ kiện
3. Bỏ đi (4-2) = 2 chất bất kỳ
Bỏ đi xenlulozơ và tinh bột (hoặc 2 chất bất kỳ)
4. X còn glucozơ (C6H12O6) và saccarozơ (C12H22O11) với số mol là x và y
upload_2019-10-20_18-16-46.png
Cách 2: Gluxit đều có dạng Cx ngậm nước mà nước là phần không cháy, mol O2 cần dùng để đốt C trong hỗn hợp bằng mol C (C + O2 CO2)
upload_2019-10-20_18-16-55.png
Bài 3: Chọn đáp án D
X + I2 có màu xanh tím: Loại X là lòng trắng trứng (loại A)
Z có phản ứng tráng gương: loại B, C
Bài 4: Chọn đáp án B
(b) Sai.
Chất béo là trieste của glixeron với axit béo.
(e) Sai. Triolein không no nên ở trạng thái lỏng.
 
  • Like
Reactions: tiểu thiên sứ

Dio Chemistry

Cựu Mod Hóa
Thành viên
26 Tháng chín 2013
1,559
1,379
361
Vĩnh Long
THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Bài 1: Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ nào sau đây thu được sản phẩm có chứa N2?
A. Chất béo.
B. Tinh bột.
C. Xenlulozơ.
D. Protein.
Bài 2: Chất nào sau đây không thủy phân trong môi trường axit?
A. Xenlulozơ.
B. Saccarozơ.
C. Tinh bột.
D. Glucozơ.
Bài 3: Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau ở dạng dung dịch nước : X, Y, Z, T và Q
upload_2019-10-20_18-27-38.png
Các chất X, Y, Z, T và Q lần lượt là
A. Glixerol, glucozơ, etylen glicol, metanol, axetanđehit
B. Phenol, glucozơ, glixerol, etanol, anđehit fomic
C. Anilin, glucozơ, glixerol, anđehit fomic, metanol
D. Fructozơ, glucozơ, axetanđehit, etanol, anđehit fomic
 
  • Like
Reactions: tiểu thiên sứ

Dio Chemistry

Cựu Mod Hóa
Thành viên
26 Tháng chín 2013
1,559
1,379
361
Vĩnh Long
THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
LỜI GIẢI CHI TIẾT
Bài 1: Chọn đáp án A
Chất béo C3H5(CxHy)3; Tinh bột (C6H10O5)n; Xenlulozơ (C6H10O5)n khi đốt cho ra CO2 và nước.
Protein: được cấu tạo từ α-aminoaxit mà α-aminoaxit thì có nhóm NH2 nên đốt cho ra N2.

Bài 2: Chọn đáp án D
Monosaccarit là nhóm cacbohiđrat đơn giản nhất, không thể thủy phân được. Thí dụ: glucozơ, fructozơ
Bài 3: Chọn đáp án B
+ Quan sát nhanh bảng thấy thuốc thử Br2 chỉ tạo hiện tượng với 1 chất, Xét Brom trước. Kết tủa trắng thì chỉ có thể là Phenol hoặc Anilin.
→ Loại A, D.
+ So sánh đáp án B, C thấy chúng bắt đầu khác nhau ở chất thứ 3 (Z). Xét Z. Quan sát bảng thấy Z không có phản ứng tráng gương nên
→ loại C.
 
  • Like
Reactions: tiểu thiên sứ

Dio Chemistry

Cựu Mod Hóa
Thành viên
26 Tháng chín 2013
1,559
1,379
361
Vĩnh Long
THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
CHƯƠNG 3: AMIN, AMINOAXIT VÀ PROTEIN
I. ĐỊNH NGHĨA
- Các định nghĩa về amin:
+ Amin là sản phẩm thu được khi thay thế nguyên tử H trong phân tử NH3 bằng các gốc hiđrocacbon. (chỉ đúng với amin đơn chức):
upload_2019-10-23_18-9-8.png
Amoniac
+ Amin là sản phẩm thu được khi thay thế nguyên tử H trong hidrocacbon bằng nhóm -NH2 (chỉ đúng với amin bậc 1).
+ Amin là hợp chất hữu cơ trong phân tử chỉ chứa 3 nguyên tố: C, H và N.
- Bậc của amin là số gốc hiđrocacbon liên kết với nguyên tử N.
upload_2019-10-23_18-9-20.png
Amin bậc 1
upload_2019-10-23_18-9-30.png
Amin bậc 2
upload_2019-10-23_18-9-35.png
Amin bậc 3
- Công thức tổng quát của amin:
+ CxHyNz (x, y, z thuộc N*; y ≤ 2x + 2 + z; y chẵn nếu z chẵn; y lẻ nếu z lẻ)
+ CnH2n+2-2k+tNt (n thuộc N*; k thuộc N; t thuộc N*).
+ Số liên kết pi + số vòng trong phân tử amin = (2x + 2 + t - y)/2.
+ Nếu là amin bậc I thì công thức tổng quát có thể đặt là: CnH2n+2-2k-t(NH2)t..
II. DANH PHÁP
1. Tên thay thế

Tên amin = Tên của hiđrocacbon tương ứng + Số thứ tự của C chứa nhóm NH2 + amin
2. Tên gốc chức
Tên amin = Gốc hiđrocacbon + amin
3. Tên thường
Anilin
upload_2019-10-23_18-10-16.png
III. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
- Các amin có khả năng tan tốt trong nước. Độ tan trong nước giảm khi số nguyên tử C tăng.
- Giữa amin và nước có liên kết Hiđro liên phân tử
- Metylamin, đimetylamin, trimetylamin và etylamin là chất khí, có mùi khai; các amin còn lại đều tồn tại ở trạng thái lỏng, rắn. Anilin: lỏng, không màu, độc ít tan trong nước dễ bị oxi hóa chuyển thành màu nâu đen.
IV. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
1. Tính bazơ
a. Giải thích tính bazơ của các amin

Do nguyên tử N trong phân tử amin còn cặp e chưa sử dụng có khả năng nhận proton.
b. So sánh tính bazơ của các amin
- Nếu nguyên tử N trong phân tử amin được gắn với gốc đẩy e (gốc no: ankyl) thì tính bazơ của amin mạnh hơn so với tính bazơ của NH3. Những amin này làm cho quỳ tím chuyển thành màu xanh.
- Nếu nguyên tử N trong phân tử amin gắn với các gốc hút e (gốc không no, gốc thơm) thì tính bazơ của amin yếu hơn so với tính bazơ của NH3. Những amin này không làm xanh quỳ tím.
- Amin có càng nhiều gốc đẩy e thì tính bazơ càng mạnh, amin có càng nhiều gốc hút e thì tính bazơ càng yếu.
2. Các phản ứng thể hiện tính bazơ
a. Phản ứng với dung dịch axit

CH3NH2 + H2SO4 → CH3NH3HSO4
2CH3NH2 + H2SO4 → (CH3NH3)2SO4
CH3NH2 + CH3COOH → CH3NH3OOCCH3
b. Phản ứng với dung dịch muối tạo bazơ không tan
2CH3NH2 + MgCl2 + 2H2O → Mg(OH)2 + 2CH3NH3Cl
3. Phản ứng nhận biết bậc của amin
- Nếu là amin bậc I khi phản ứng với HNO2 tạo khí thoát ra:
RNH2 + HNO2 → ROH + N2 + H2O
Anilin phản ứng tạo muối điazoni ở 0 → 50C:
C6H5NH2 + HNO2 → C6H5N2+Cl- + 2H2O
- Nếu là amin bậc II thì tạo hợp chất nitrozo màu vàng nổi trên mặt nước:
RNHR’ + HNO2 → RN(NO)R’ + H2O
- Amin bậc III không có phản ứng này.
4. Phản ứng nâng bậc amin
RNH2 + R’I → RNHR’ + HI
RNHR’ + R’’I → RNR’R’’ + HI
5. Phản ứng riêng của anilin
- Anilin là amin thơm nên không làm đổi màu quỳ tím thành xanh.
- Anilin tạo kết tủa trắng với dung dịch nước Brom:
upload_2019-10-23_18-10-38.png
→ Phản ứng này được dùng để nhận biết anilin.
V. ĐIỀU CHẾ
1. Hiđro hóa hợp chất nitro

C6H5NO2 + 6H → C6H5NH2 + 2H2O (Fe/HCl)
2. Dùng kiềm mạnh đẩy amin ra khỏi muối amoni
C6H5NH3Cl + NaOH → C6H5NH2 + NaCl + H2O
→ Phản ứng này dùng để tách anilin ra khỏi hỗn hợp.
3. Thay thế nguyên tử H của NH3 (phản ứng nâng bậc)
NH3 + RI → R - NH2 + HI
 
Last edited:
  • Like
Reactions: tiểu thiên sứ

Dio Chemistry

Cựu Mod Hóa
Thành viên
26 Tháng chín 2013
1,559
1,379
361
Vĩnh Long
THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Bài 1: Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc 3?
A. (CH3)3N.
B. CH3-NH2.
C. C2H5-NH2.
D. CH3-NH-CH3.
Bài 2: Cho m gam H2NCH2COOH phản ứng hết với dung dịch KOH, thu được dung dịch chứa 28,25 gam muối. Giá trị của m là:
A. 28,25
B. 18,75
C. 21,75
D. 37,50
Bài 3: Thủy phân 14,6 gam Gly-Ala trong dung dịch NaOH dư thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 16,8.
B. 20,8.
C. 18,6.
D. 20,6.
Bài 4: Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit Glutamic (trong đó nguyên tố oxi chiếm 41,2% về khối lượng). Cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 20,532 gam muối. Giá trị của m là:
A. 13,8
B. 12,0
C. 13,1
D.16,0
Bài 5: Hỗn hợp X gồm 3 peptit Y,Z,T (đều mạch hở) với tỉ lệ mol tương ứng là 2:3:4 . Tổng số liên kết peptit trong phân tử Y,Z,T bằng 12. Thủy phân hoàn toàn 39,05 gam X, thu được 0,11 mol X1, 0,16 mol X2 và 0,2 mol X3. Biết X1, X2, X3 đều có dạng H2NCnH2nCOOH. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 32,816 l O2 (đktc). Giá trị m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 31
B. 28
C. 26
D. 30
 
  • Like
Reactions: tiểu thiên sứ

Dio Chemistry

Cựu Mod Hóa
Thành viên
26 Tháng chín 2013
1,559
1,379
361
Vĩnh Long
THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
LỜI GIẢI CHI TIẾT
Bài 1: Chọn đáp án A
Bậc amin là số gốc hiđrocabon liên kết với nguyên tử N, Amin bậc 3 có 3 gốc hiđrocacbon liên kết với N. Chỉ có A thỏa mãn.
Bài 2: Chọn đáp án B
Muối là H2NCH2COONa (GlyK) từ đó tính được mGly bằng 28,25.75/(75+38) = 18,75
Bài 3: Chọn đáp án B
Cách 1:
Bảo toàn khối lượng cho phản ứng
npeptit = 0,1 = nH2O; nNaOH = nN = 0,2
BTKL: 14,6 + 0,2.40 = m + 0,1.18 m = 20,8 gam
Cách 2: Bảo toàn khối lượng cho chất:
upload_2019-10-27_10-43-12.png
Bài 4: Chọn đáp án D
Cách 1:
Sử dụng số đếm
1. Có 3 chất
2. Có 2 dữ kiện
3. Bỏ đi (3-2) = 1 chất bất kì
Bỏ đi axit glutamic (hoặc 1 chất bất kỳ khác)
4. Hỗn hợp còn C2H5NO2, C3H7NO2 với số mol là x và y
upload_2019-10-27_10-44-34.png
Cách 2:
mO = 0,412m; nO = 0,412m/16
nNaOH=nCOO = nO/2 = 0,412m/32 = nH2O
BTKL: m + 0,412m.40/32 = 20,532 + 0,412m.18/32 m = 16
Bài 5: Chọn đáp án C
Trùng ngưng hóa kết hợp đồng đẳng hóa
upload_2019-10-27_10-47-24.png
 

Dio Chemistry

Cựu Mod Hóa
Thành viên
26 Tháng chín 2013
1,559
1,379
361
Vĩnh Long
THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Bài 1: Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc một?
A. CH3NHCH3.
B. (CH3)3N.
C. CH3NH2.
D. CH3CH2NHCH3.
Bài 2: Amino axit X trong phân tử có một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH. Cho 26,7 gam X phản ứng với lượng dư dung dịch HCl, thu được dung dịch chứa 37,65 gam muối. Công thức của X là
A. H2N-[CH2]4-COOH.
B. H2N-[CH2]2-COOH.
C. H2N-[CH2]3-COOH.
D. H2N-CH2-COOH.
Bài 3: Amino axit X chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH trong phân tử. Y là este của X với ancol đơn chức, MY = 89. Công thức của X, Y lần lượt là
A. H2N-[CH2]2-COOH, H2N-[CH2]2-COOCH3.
B. H2N-[CH2]2-COOH, H2N-[CH2]2-COOC2H5.
C. H2N-CH2-COOH, H2N-CH2-COOC2H5.
D. H2N-CH2-COOH, H2N-CH2-COOCH3.
Bài 4: Hỗn hợp X gồm 2 chất có công thức phân tử là C3H12N2O3 và C2H8N2O3. Cho 3,40 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH (đun nóng), thu được dung dịch Y chỉ gồm các chất vô cơ và 0,04 mol hỗn hợp 2 chất hữu cơ đơn chức (đều làm xanh giấy quỳ tím ẩm). Cô cạn Y, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 3,12
B. 2,76
C. 3,36
D. 2,97
Bài 5: Cho 0,7 mol hỗn hợp T gồm hai peptit mạch hở là X (x mol) và Y (y mol), đều tạo bởi glyxin và alanin. Đun nóng 0,7 mol T trong lượng dư dung dịch NaOH thì có 3,8 mol NaOH phản ứng và thu được dung dịch chứa m gam muối. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn x mol X hoặc y mol Y thì đều thu được cùng số mol CO2. Biết tổng số nguyên tử oxi trong hai phân tử X và Y là 13, trong X và Y đều có số liên kết peptit không nhỏ hơn 4. Giá trị của m là:
A. 396,6
B. 340,8
C. 409,2
D. 399
 
Last edited:

Dio Chemistry

Cựu Mod Hóa
Thành viên
26 Tháng chín 2013
1,559
1,379
361
Vĩnh Long
THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
LỜI GIẢI CHI TIẾT
Bài 1: Chọn đáp án C
Bậc của amin được tính bằng số gốc hiđrocacbon liên kết với nguyên tử N
Bài 2: Chọn đáp án D
upload_2019-10-31_16-15-47.png

Bài 3: Chọn đáp án D

Y có M = 89 loại A, B, C
Bài 4: Chọn đáp án B
upload_2019-10-31_16-16-54.png
Bài 5: Chọn đáp án A
Cách 1:
Quy đổi về gốc axyl
upload_2019-10-31_16-19-36.png
Cách 2: Biện luận theo mắt xích
upload_2019-10-31_16-20-7.png
 
  • Like
Reactions: tiểu thiên sứ

Dio Chemistry

Cựu Mod Hóa
Thành viên
26 Tháng chín 2013
1,559
1,379
361
Vĩnh Long
THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
CHƯƠNG 4: POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME
I. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ DANH PHÁP
1. Khái niệm

- Là hợp chất hữu cơ có khối lượng phân tử lớn do nhiều đơn vị nhỏ (mắt xích) liên kết với nhau.
- Công thức tổng quát: (A)n trong đó:
+ n: là hệ số trùng hợp, hệ số polime hóa, độ polime hóa.
+ A là mắt xích.
- Tên polime = Poli + tên monome.
2. Phân loại
a. Theo nguồn gốc
- Polime thiên nhiên (có sẵn trong thiên nhiên: tơ tằm, tinh bột, protein, cao su thiên nhiên, xenlulozơ..):
upload_2019-10-31_16-25-24.png
Bông với thành phần chính là xenlulozơ - polime thiên nhiên
- Polime nhân tạo hay bán tổng hợp (nguyên liệu tổng hợp có sẵn trong tự nhiên: tơ visco, tơ axetat, tơ đồng - amoniac, xenlulozơ trinitrat điều chế từ xenlulozơ).
- Polime tổng hợp (nguyên liệu không có sẵn phải tổng hợp nên).
b. Theo cấu trúc
- Mạch thẳng (hầu hết polime).
- Mạch nhánh (rezol, amilopectin, glicogen…).
- Mạng không gian (rezit hay bakelit, cao su lưu hóa).
upload_2019-10-31_16-25-42.png
Chú ý phân biệt mạch polime chứ không phải mạch cacbon.
c. Theo phương pháp điều chế
* Polime trùng hợp
- Trùng hợp là phản ứng cộng hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ giống nhau hoặc tương tự nhau để tạo thành polime.
- Monome tham gia phản ứng trùng hợp phải có chứa liên kết bội hoặc vòng không bền (caprolactam).
* Piolime trùng ngưng
- Trùng ngưng là phản ứng cộng hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ giống nhau hoặc tương tự nhau để tạo thành polime đồng thời có giải phóng các phân tử chất vô cơ đơn giản như H2O.
- Điều kiện để monome tham gia phản ứng trùng ngưng: trong phân tử phải có 2 nhóm chức trở lên có khả năng tham gia phản ứng: -OH, -COOH, -NH2 (trừ HCHO và phenol).
II. TÍNH CHẤT CỦA POLIME
1. Tính chất vật lý

Hầu hết là chất rắn, không bay hơi, không có nhiệt độ nóng chảy xác định, đa số không tan trong dung môi thường.
2. Tính chất hóa học
Tham gia các phản ứng cắt mạch (n giảm), khâu mạch (n tăng) hoặc giữ nguyên mạch.
III. MỘT SỐ POLIME QUAN TRỌNG ĐƯỢC DÙNG LÀM CHẤT DẺO
1. Polietilen (PE)

nCH2=CH2 → (-CH2-CH2-)n
upload_2019-10-31_16-25-55.png
PE được dùng làm túi đựng, màng mỏng
2. Polipropilen (PP)

nCH2=CH-CH3 → (-CH2-CH(CH3)-)n
3. Polimetylmetacrylat (PMM)
nCH2=C(CH3)-COOCH3 → (-CH2-C(CH3)(COOCH3)-)n
upload_2019-10-31_16-26-7.png
PMM dẻo, bền, cứng, trong suốt được dùng làm kính máy bay và kính ô tô
4. Polivinyl clorua (PVC)

nCH2=CHCl → (-CH2-CHCl-)n
upload_2019-10-31_16-26-43.png
Ống dẫn làm từ PVC
5. Polistiren (PS)

nC6H5-CH=CH2 → (-CH2-CH(C6H5)-)n
6. Nhựa phenolfomanđehit (nhựa bakelit) PPF
Gồm ba loại novolac, rezol và rezit. Chúng ta thường quan tâm đến novolac:
upload_2019-10-31_16-26-52.png
upload_2019-10-31_16-27-0.png
Nhựa rezol
upload_2019-10-31_16-27-5.png
Phản ứng điều chế nhựa novolac và rezol
IV. MỘT SỐ LOẠI TƠ TỔNG HỢP THƯỜNG GẶP
1. Nilon-6,6:

nH2N-(CH2)6-NH2 + nHOOC-(CH2)4-COOH → (-NH-(CH2)6-NH-CO-(CH2)4-CO-)n + 2nH2O
(hexametylenđiamin) (axit ađipic)
2. Tơ capron: Trùng hợp caprolactam thu được tơ capron.
3. Tơ enang: nH2N-(CH2)6-COOH → (-NH-(CH2)6-CO-)n + nH2O
4. Tơ lapsan:
nHO-CH2-CH2-OH + nHOOC-C6H4-COOH → -(-O-CH2-CH2-OOC-C6H4-CO-)-n + 2nH2O
(etilenglicol) (axit terephtalic)
5. Tơ nitron hay tơ olon
nCH2=CH-CN → (-CH2-CH(CN)-)n
V. MỘT SỐ LOẠI CAO SU
1. Cao su BuNa

nCH2=CH-CH=CH2 → (-CH2-CH=CH-CH2-)n (Na, t0, p)
2. Cao su isopren
nCH2=C(CH3)-CH=CH2 → (-CH2-C(CH3)=CH-CH2-)n (xt, t0, p)
3. Cao su BuNa - N
nCH2=CH-CH=CH2 + nCH2=CH-CN → (-CH2-CH=CH-CH2-CH2-CH(CN)-)n (xt, t0, p)
4. Cao su BuNa - S
nCH2=CH-CH=CH2 + nC6H5-CH=CH2 → (-CH2-CH=CH-CH2-CH2-CH(C6H5)-)n (xt, t0, p)
5. Cao su cloropren
nCH2=CCl-CH=CH2 → (-CH2-CCl=CH-CH2-)n (xt, t0, p)
6. Cao su thiên nhiên
VI. MỘT SỐ LOẠI KEO DÁN
1. Nhựa vá săm
2. Keo epoxi
3. Keo ure-fomandehit

nNH2-CO-NH2 + nCH2O → nNH2-CO-NH-CH2OH → (-NH-CO-NH-CH2-)n + nH2O
4. Hồ tinh bột
 
  • Like
Reactions: tiểu thiên sứ

Dio Chemistry

Cựu Mod Hóa
Thành viên
26 Tháng chín 2013
1,559
1,379
361
Vĩnh Long
THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Bài 1: PVC là chất rắn vô định hình, cách điện tốt, bền với axit, được dùng làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước, vải che mưa,... PVC được tổng hợp trực tiếp từ monome nào sau đây?
A. Vinyl clorua.
B. Acrilonitrin.
C. Propilen.
D. Vinyl axetat.
Bài 2: Cho dãy các chất: CH=-C-CH=CH2; CH3COOH; CH2=CH-CH2-OH; CH3COOCH=CH2; CH2=CH2. Số chất trong dãy làm mất màu dung dịch brom là:
A. 4.
B. 5.
C. 3.
D. 2.
Bài 3: Quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác (thí dụ H2O) được gọi là phản ứng
A. trùng ngưng
B. trùng hợp.
C. xà phòng hóa.
D. thủy phân.
Bài 4: Tơ nitron dai, bền với nhiệt, giữ nhiệt tốt, thường được dùng để dệt vải và may quần áo ấm. Trùng hợp chất nào sau đây tạo thành polime dùng để sản xuất tơ nitron?
upload_2019-10-31_16-32-26.png
 
  • Like
Reactions: tiểu thiên sứ

Dio Chemistry

Cựu Mod Hóa
Thành viên
26 Tháng chín 2013
1,559
1,379
361
Vĩnh Long
THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
LỜI GIẢI CHI TIẾT
Bài 1: Chọn đáp án A
PVC là viết tắt của từ Poli(vinyl clorua)
Bài 2: Chọn đáp án A
Chất làm mất màu dung dịch brom là những chất chứa liên kết bội không bền (nối đôi, nối ba giữa C với nhau), vòng no 3 cạnh, chất chứa nhóm -CHO, phenol, anilin. Từ đó ta tìm được các chất theo yêu cầu bài ra: CH=-C-CH=CH2; CH2=CH-CH2-OH; CH3COOCH=CH2; CH2=CH2.
Bài 3: Chọn đáp án A
Trùng ngưng:
là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những như tử nhỏ khác (thí dụ H2O).
Trùng hợp: là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) giống nhau hay tương tự nhau thành phân tử lớn polime.
Xà phòng hóa: phản ứng thủy phân este trong dung dịch kiềm.
Thủy phân: SGK không định nghĩa ta có thể hiểu rằng thủy phân là phản ứng của 1 chất trong môi trường nước với xúc tác thích hợp để tạo thành những thành phần ban đầu cấu tạo nên chất đó. Ví dụ: este thủy phân ra axit, ancol.
Bài 4: Chọn đáp án A
Tơ nitron được tổng hợp từ vinyl xianua, cứ thấy xianua thì cái nào có CN thì chọn.
 
  • Like
Reactions: tiểu thiên sứ

Dio Chemistry

Cựu Mod Hóa
Thành viên
26 Tháng chín 2013
1,559
1,379
361
Vĩnh Long
THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Bài 1: Trùng hợp m tấn etilen thu được 1 tấn polietilen (PE) với hiệu suất phản ứng bằng 80%. Giá trị của m là
A. 1,80.
B. 2,00.
C. 0,80.
D. 1,25.
Bài 2: Trong các polime: tơ tằm, sợi bông, tơ visco, tơ nilon-6, tơ nitron, những polime có nguồn gốc từ xenlulozơ là
A. sợi bông, tơ visco và tơ nilon-6.
B. tơ tằm, sợi bông và tơ nitron.
C. sợi bông và tơ visco.
D. tơ visco và tơ nilon-6.
Bài 3: Tơ nilon-6,6 là sản phẩm trùng ngưng của
A. etylen glicol và hexametylenđiamin
B. axit ađipic và glixerol
C. axit ađipic và etylen glicol.
D. axit ađipic và hexametylenđiamin.
Bài 4: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Polietilen và poli (vinyl clorua) là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng.
B. Tơ visco, tơ xenlulozơ axetat đều thuộc loại tơ tổng hợp.
C. Sợi bông, tơ tằm thuộc loại polime thiên nhiên.
D. Tơ nilon-6,6 được điều chế từ hexametylenđiamin và axit axetic.
 
  • Like
Reactions: tiểu thiên sứ
Top Bottom