Hóa 10 Topic ôn thi HKI Hóa 10 (2019 - 2020)

Kayaba Akihiko

Cựu Mod Hóa
Thành viên
17 Tháng năm 2019
2,045
1,881
311
19
Bắc Giang
THCS Tân Dĩnh
CHƯƠNG 3: LIÊN KẾT HÓA HỌC
A – ĐỘ PHÂN CỰC CỦA LIÊN KẾT, HÓA TRỊ CỦA NGUYÊN TỐ
I. Độ phân cực của liên kết hóa học
Để xác định độ phân cực của liên kết hóa học có thể dựa theo 2 cách:
- Định lượng: dựa vào hiệu độ âm điện của 2 nguyên tử tham gia liên kết. Theo cách này, hiệu độ âm điện càng lớn thì liên kết càng phân cực.
76680290_664072294120234_8987922324825047040_n.png

Phân tử NaCl chứa liên kết ion phân cực

- Định tính: độ phân cực của liên kết tăng dần theo dãy: liên kết cộng hóa trị không phân cực < liên kết cộng hóa trị phân cực < liên kết ion.
Chú ý:
- Chỉ dùng cách định lượng khi bài cung cấp giá trị độ âm điện của các nguyên tố.
- Cần phân biệt sự phân cực của liên kết với sự phân cực của các phân tử:
+ Các hợp chất ion là các phân tử có cực.
+ Các hợp chất chỉ có liên kết cộng hóa trị không phân cực là các phân tử không cực.
+ Các hợp chất chứa liên kết cộng hóa trị phân cực có thể là phân tử phân cực hoặc không. Cụ thể là nếu tổng vectơ phân cực bằng vectơ không thì phân tử không phân cực, còn nếu tổng vectơ phân cực khác vectơ không thì phân tử đó là phân tử có cực.
72718207_416464242374988_886047982183514112_n.png

Phân tử CO2 không phân cực
Những phân tử phân cực thì dễ tan trong dung môi phân cực như nước chẳng hạn, còn các phân tử không phân cực thì dễ tan trong dung môi không phân cực như CCl4
II. Hóa trị của nguyên tố trong các loại hợp chất:
Tuỳ loại hợp chất mà một nguyên tố có thể có hoá trị khác nhau.
- Hóa trị của nguyên tố trong hợp chất ion gọi là điện hoá trị được tính bằng điện tích của ion đó (chú ý số trước dấu sau). Ví dụ trong NaCl thì Na có điện hoá trị 1+ còn Cl có điện hoá trị là 1-.
- Trong hợp chất cộng hóa trị, hóa trị của một nguyên tố được xác định bằng số liên kết của nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử và được gọi là cộng hóa trị của nguyên tố đó. Ví dụ trong phân tử HCl thì H và Cl đều có hoá trị là 1. Chú ý rằng các nguyên tố ở chu kỳ 2 chỉ có thể có hoá trị tối đa là 4.
B – KHÁI NIỆM VÀ SỰ HÌNH THÀNH LIÊN KẾT HÓA HỌC
Liên kết hóa học là sự kết hợp giữa các nguyên tử hoặc ion để tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững. Khi tạo thành liên kết hóa học, các nguyên tử thường có xu hướng đạt tới cấu hình e bền vững của khí hiếm với 8e (của He là 2e) ở lớp ngoài cùng.
Có các kiểu liên kết hóa học chủ yếu sau:
I. Liên kết ion
1. Khái niệm và phân loại ion

- Ion là nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử mang điện tích.
- Phân loại ion:
+ Theo điện tích: ion dương (cation) và ion âm (cation).
+ Theo số nguyên tử tạo nên ion: ion đơn nguyên tử (chỉ có 1 nguyên tử) và ion đa nguyên tử (do nhiều nguyên tử tạo nên).
2. Sự hình thành ion từ nguyên tử
- Nguyên tử có xu hướng nhường hoặc nhận e để đạt đến cấu hình e bền vững của khí hiếm (có 8e ở lớp ngoài cùng).
- Phi kim A nhóm nA:
A + (8 – n)e → An-8
- Kim loại M nhóm nA:
M → Mn+ + ne.
3. Liên kết ion
Là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.
4. Tính chất chung của hợp chất ion
- Ở điều kiện thường, các hợp chất ion thường tồn tại ở dạng tinh thể, có tính bền vững, thường có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi khá cao.
- Các hợp chất ion thường tan nhiều trong nước. Khi nóng chảy hoặc khi hòa tan trong nước có khả năng dẫn điện.
74218786_2335186583399175_6087915962244268032_n.png

Tinh thể ion NaCl
II. Liên kết cộng hóa trị
1. Khái niệm và phân loại

- Liên kết cộng hóa trị là liên kết được tạo nên giữa 2 nguyên tử bằng 1 hoặc nhiều cặp e chung.
- Liên kết cộng hóa trị gồm 2 loại:
+ Liên kết cộng hóa trị có cực (liên kết cộng hóa trị phân cực): cặp e chung bị hút lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn.
76610998_2403809969858458_467394468752916480_n.png

Phân tử NH3 chứa liên kết cộng hóa trị phân cực
+ Liên kết cộng hóa trị không cực (liên kết cộng hóa trị không phân cực): cặp e chung không bị hút lệch về phía nguyên tử nào.
74235571_713587402455493_4488309552386670592_n.png

Phân tử O2 chứa liên kết cộng hóa trị không phân cực

2. Đặc điểm của hợp chất cộng hóa trị
- Các phân tử chỉ có liên kết cộng hóa trị có thể tồn tại ở thể rắn, lỏng hoặc khí.
- Các chất có cực tan nhiều trong dung môi có cực. Phần lớn các chất không cực tan trong dung môi không cực.
- Các chất chỉ chứa liên kết cộng hóa trị không cực không dẫn điện ở mọi trạng thái.
3. Cách xác định kiểu liên kết
a. Xác định định tính

- Liên kết giữa hai nguyên tử của cùng một nguyên tố phi kim là liên kết cộng hoá trị. Ví dụ H2, Cl2, O3, S8
- Liên kết giữa hai nguyên tử của hai nguyên tố phi kim khác nhau là liên kết cộng hoá trị có cực, ví dụ như HCl, H2O
- Liên kết giữa nguyên tử kim loại và nguyên tử phi kim là liên kết ion
- Liên kết giữa các nguyên tử kim loại là liên kết kim loại (sẽ học ở phần đại cương kim loại lớp 12)
b. Xác định định lượng
Xác định định lượng dựa vào hiệu số độ âm điện của 2 nguyên tố tham gia liên kết là Δ (lấy giá trị đại số không nhân với hệ số). Dựa vào Δ có thể xác định được loại liên kết theo bảng sau:
74444624_2919693681393175_5046326203292581888_n.png

C – SỐ OXI HÓA
1. Khái niệm

- Số oxi hoá của nguyên tố là điện tích của nguyên tử trong phân tử nếu giả định tất cả các liên kết trong phân tử đều là liên kết ion.
- Như vậy, theo khái niệm này thì số oxi hoá chỉ là một con số giả định.
2. Các quy tắc xác định số oxi hoá
- Trong các đơn chất, số oxi hoá của nguyên tố bằng 0.
- Trong một phân tử, tổng số oxi hoá của các nguyên tử nhân với số nguyên tử của từng nguyên tố bằng 0.
- Trong các ion đơn nguyên tử số oxi hoá của các nguyên tố bằng điện tích của ion đó. Trong ion đa nguyên tử, tổng số oxi hoá của các nguyên tố nhân với số nguyên tử bằng điện tích của các ion.
- Trong hầu hết các hợp chất, số oxi hoá của H là +1 (trừ trong hiđrua kim loại NaH, CaH2...). Số oxi hoá của O bằng -2 (trừ trong OF2 và peoxit H2O2...).
Chú ý:
- Số oxi hoá thường dùng là số oxi hoá trung bình.
- Số oxi hoá trung bình có thể nhận giá trị dương, âm, hoặc bằng 0. Số oxi hoá có thể là số nguyên cũng có thể là số thập phân.
- Đối với các hợp chất hữu cơ, tổng số oxi hoá của các nguyên tử ở 1 nhóm chứa 1 nguyên tử C bằng 0.
- Đối với nguyên tố phi kim nhóm nA: số oxi hoá cao nhất là +n và thấp nhất là (n - 8).
- Đối với nguyên tố kim loại: số oxi hoá thấp nhất là 0; cao nhất là +n (với kim loại nhóm nA).
 

Kayaba Akihiko

Cựu Mod Hóa
Thành viên
17 Tháng năm 2019
2,045
1,881
311
19
Bắc Giang
THCS Tân Dĩnh
Dạng 1: Sự hình thành liên kết ion

A. Phương pháp & Ví dụ

Lý thuyết và Phương pháp giải


- Điều kiện hình thành liên kết ion:
+ Liên kết được hình thành giữa các nguyên tố có tính chất khác hẳn nhau (kim loại điển hình và phi kim điển hình).
+ Quy ước hiệu độ âm điện giữa hai nguyên tử liên kết ≥ 1,7 là liên kết ion (trừ một số trường hợp).
- Dấu hiệu cho thấy phân tử có liên kết ion:
+ Phân tử hợp chất được hình thành từ kim loại điển hình (kim loại nhóm IA, IIA) và phi kim điển hình (phi kim nhóm VIIA và Oxi).
Ví dụ minh họa

Viết cấu hình electron của Cl (Z = 17) và Ca (Z=20). Cho biết vị trí của chúng (chu kì, nhóm) trong bảng tuần hoàn. Liên kết giữa canxi và clo trong hợp chất CaCl2 thuộc loại liên kết gì? Vì sao? Viết sơ đồ hình thành liên kết đó.
Hướng dẫn:
Cl (Z = 17) : 1s22s22p63s23p5
Ca (Z = 20) : 1s22s22p63s23p64s2
Clo nằm ở ô số 17, chu kỳ 3, nhóm VIIA.
Canxi nằm ở ô số 20, chu kỳ 4, nhóm IIA.
Liên kết trong hợp chất CaCl2 là liên kết ion vì Ca là kim loại điển hình, Cl là phi kim điển hình.
Sơ đồ hình thành liên kết:
2Cl + 21e → 2Cl-
Ca → Ca2+ + 2e
Các ion Ca2+và Cl-tạo thành mang điện tích trái dấu, chúng hút nhau bằng lực hút tĩnh điện, tạo thành hợp chất CaCl2:
Ca2+ + 2Cl- → CaCl2
Dạng 2: Sự hình thành liên kết cộng hóa trị

A. Phương pháp & Ví dụ

Lý thuyết và Phương pháp giải


- Liên kết cộng hóa trị được hình thành bằng cặp electron chung
- Khi viết công thức electron, công thức cấu tạo:
Giả sử nguyên tử A có n electron lớp ngoài cùng lúc đó A sẽ đưa ra (8 - n) electron để góp chung, nhằm đạt đến 8 electron ở lớp ngoài cùng, có cấu hình electron bền giống khí hiếm.
Lưu ý:
- Khi hai nguyên tử liên kết mà trong đó có một nguyên tử A đạt cấu hình bền còn nguyên tử B kia chưa thì lúc này A sử dụng cặp electron của nó để cho B dùng chung → hình thành liên kết cho nhận (hay phối trí) biểu diễn bằng → hướng vào nguyên tử nhận cặp electron đó.
- Khi có nhiều nguyên tử đều có thể đưa cặp electron ra cho nguyên tử khác dùng chung thì ưu tiên cho nguyên tử nào có độ âm điện nhỏ hơn.
- Khi viết công thức cấu tạo (CTCT) của:
* Axit có oxi: theo thứ tự
+ Viết có nhóm H – O
+ Cho O của nhóm H – O liên kết với phi kim trung tâm
+ Sau đó cho phi kim trung tâm liên kết với O còn lại nếu có.
* Muối:
+ Viết CTCT của axit tương ứng trước.
+ Sau đó thay H ở axit bằng kim loại.
Ví dụ minh họa

Dựa vào hiệu độ âm điện các nguyên tố, hãy cho biết có loại liên kết nàotrong các chất sau đây :
AlCl3, CaCl2, CaS, Al2S3?
Hướng dẫn:
Hiệu dộ âm điện CaCl2 : 2, 16 → Liên kết ion.
Hiệu độ âm điện AlCl3, CaS, Al2S3lần lượt là : 1,55 ; 1,58 ; 0,97 → Liên kết cộng
hóa trị có cực.
Dạng 3 :Cách viết công thức cấu tạo của các phân tử

A. Phương pháp & Ví dụ

Lý thuyết và Phương pháp giải


- Viết cấu hình e của các nguyên tử tạo hợp chất
- Tính nhẩm số e mỗi nguyên tử góp chung = 8 – số e lớp ngoài cùng
- Biểu diễn các e lớp ngoài cùng và các cặp e chung (bằng các dấu chấm) lên xung quanh kí hiệu nguyên tử ⇒ công thức electron
- Thay mỗi cặp e chung bằng 1 gạch ngang ta được công thức cấu tạo
Lưu ý:
- Khi hai nguyên tử liên kết mà trong đó có một nguyên tử A đạt cấu hình bền còn nguyên tử B kia chưa thì lúc này A sử dụng cặp electron của nó để cho B dùng chung → hình thành liên kết cho nhận (hay phối trí) biểu diễn bằng → hướng vào nguyên tử nhận cặp electron đó.
- Khi có nhiều nguyên tử đều có thể đưa cặp electron ra cho nguyên tử khác dùng chung thì ưu tiên cho nguyên tử nào có độ âm điện nhỏ hơn.
- Khi viết công thức cấu tạo (CTCT) của:
* Axit có oxi: theo thứ tự
+ Viết có nhóm H – O
+ Cho O của nhóm H – O liên kết với phi kim trung tâm
+ Sau đó cho phi km trung tâm liên kết với O còn lại nếu có.
* Muối:
+ Viết CTCT của axit tương ứng trước.
+ Sau đó thay H ở axit bằng kim loại.
Ví dụ minh họa

Trình bày sự hình thành liên kết cho nhận trong các phân tử và sau H3O+, HNO3
Hướng dẫn:
- Xét H3O+ ta có
bai-tap-viet-cong-thuc-cau-tao-cua-cac-phan-tu-1.PNG

- Xét phân tử HNO3
bai-tap-viet-cong-thuc-cau-tao-cua-cac-phan-tu-2.PNG

Sau khi hình thành các liên kết cộng hóa trị, N (chứ không phải O) sẽ cho 1 cặp electron đến nguyên tử O thứ ba (đang thiếu 2e để đạt cấu hình khí trơ) hình thành liên kết cho - nhận .
Chú ý:
- Cấu tạo phân tử và biểu diễn với liên kết cho nhận là để phù hợp với quy tắc bát tử.
- Với nguyên tử cho cặp electron có 3 lớp trở lên, có thể có hóa trị lớn hơn 4 nên còn biểu diễn bằng liên kết cộng hóa trị.
Dạng 4: Bài tập hóa trị và số oxi hóa

Lý thuyết và Phương pháp giải

Đối với hợp chất hữu cơ, số oxi hóa của C trong HCHO được tính là số oxi hóa trung bình; hoặc xem số oxi hóa của C là tổng đại số các số oxi hóa của các nguyên tử khác mà nó liên kết.
Chẳng hạn: Trong CH3 – CH2OH:
Số oxi hóa trung bình của C là: -2
Còn số oxi hóa của C trong CH3 là: -3 và trong CH2OH là -1.
Ví dụ minh họa

Số oxi hóa của nitơ trong NH4+, NO2- , và HNO3 lần lượt là:
A. +5, -3, +3.
B. -3, +3, +5
C. +3, -3, +5
D. +3, +5, -3.
Bài tập :
Bài 1: Chỉ ra nội dung sai khi nói về ion :
A. Ion là phần tử mang điện.
B. Ion âm gọi là cation, ion dương gọi là anion.
C. Ion có thể chia thành ion đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử.
D. Ion được hình thành khi nguyên tử nhường hay nhận electron.


Bài 2: Cho các ion : Na+, Al3+, SO42-, NO3-, Ca2+, NH4+, Cl–. Hỏi có bao nhiêu cation ?
A. 2 B. 3
C. 4 D. 5


Bài 3: Trong các phản ứng hoá học, nguyên tử kim loại có khuynh hướng
A. nhận thêm electron.
B. Nhận hay nhường electron phụ thuộc vào từng phản ứng cụ thể
C. Nhường bớt electron.
D. Nhận hay nhường electron phụ thuộc vào từng kim loại cụ thể.


Bài 4: Cho các phân tử : H2, CO2, HCl, Cl2. Có bao nhiêu phân tử có cực ?
A. 1 B. 2
C. 3 D. 4
Hiển thị đáp án
Bài 5: Liên kết hóa học trong phân tử Br2 thuộc loại liên kết:
A. cộng hoá trị không cực.
B. hiđro.
C. cộng hoá trị có cực.
D. ion


Bài 6: Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử HCl thuộc loại liên kết:
A. cộng hoá trị không cực.
B. hiđro.
C. cộng hoá trị có cực.
D. ion


Bài 7: Liên kết trong hợp chất nào dưới đây thuộc loại liên kết ion (biết độ âm điện của Cl(3,16), Al(1,61), Ca(1), S (2,58)
A. AlCl3
B. CaCl2
C. CaS
D. Al2S3


Bài 8: Số oxi hoá của nguyên tố lưu huỳnh trong các chất : S, H2S, H2SO4, SO2 lần lượt là :
A. 0, +2, +6, +4.
B. 0, –2, +4, –4.
C. 0, –2, –6, +4.
D. 0, –2, +6, +4.


Bài 9: Hợp chất mà nguyên tố clo có số oxi hoá +3 là :
A. NaClO
B. NaClO2
C. NaClO3
D. NaClO4


Bài 10: Chỉ ra nội dung sai :
A. Số oxi hoá của nguyên tố trong các hợp chất bằng hoá trị của nguyên tố đó.
B. Trong một phân tử, tổng số oxi hoá của các nguyên tố bằng không.
C. Số oxi hoá của ion đơn nguyên tử bằng điện tích của ion đó.
D. Tổng số oxi hoá của các nguyên tố trong ion đa nguyên tử bằng điện tích của ion đó.


Bài 11: Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi:
A. Sự góp chung các electron độc thân.
B. Sự cho – nhận cặp electron hoá trị.
C. Lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện trái dấu.
D. Lực hút tĩnh điện giữa các ion dương và electron tự do.

Bài 12: Liên kết được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung, gọi là:
A. Liên kết ion.
B. Liên kết cộng hoá trị.
C. Liên kết kim loại.
D. Liên kết hiđro.

Bài 13: Chỉ ra nội dung sai khi xét phân tử CO2 :
A. Phân tử có cấu tạo góc.
B. Liên kết giữa nguyên tử oxi và cacbon là phân cực.
C. Phân tử CO2 không phân cực.
D. Trong phân tử có hai liên kết đôi.

Bài 14: Hợp chất trong phân tử có liên kết ion là cho biết độ âm điện của H (2,2), O (3,44), N (3,04), Cl (3,16) , Mg(1,31)
A. HCl.
B. NH3.
C. H2O.
D. MgCl2

Bài 15: Liên kết hoá học giữa các nguyên tử trong phân tử H2O là liên kết
A. cộng hoá trị không phân cực.
B. hiđro.
C. cộng hoá trị phân cực.
D. ion

Bài 16: Số oxi hoá của nguyên tố nitơ trong các hợp chất : NH4Cl, HNO3, NO, NO2, N2, N2O lần lượt là :
A. - 4, +6, +2, +4, 0, +1
B. 0, +1,–4, +5, –2, 0
C. -3, +5, +2,+4, 0,+1
D. 0, +1.+3, –5, +2, –4

Bài 17: Chọn nội dung đúng để hoàn thành câu sau : “Trong tất cả các hợp chất,...”
A. Số oxi hoá của hiđro luôn bằng +1.
B. Số oxi hoá của natri luôn bằng +1.
C. Số oxi hoá của oxi luôn bằng –2.
D. Cả A, B, C.

Bài 18: Chỉ ra nội dung sai khi hoàn thành câu sau : “Trong tất cả các hợp chất,...”
A. kim loại kiềm luôn có số oxi hoá +1
B. halogen luôn có số oxi hoá –1.
C. hiđro hầu hết có số oxi hoá +1, trừ một số trường hợp như hiđrua kim loại (NaH, CaH2....).
D. kim loại kiềm thổ luôn có số oxi hoá +2.

Bài 19: Dãy gồm các chất trong phân tử chỉ có liên kết cộng hoá trị phân cực là
A. O2, H2O, NH3
B. H2O, HF, H2S
C. HCl, O3, H2S
D. HF, Cl2, H2O

Bài 20: Các chất mà phân tử không phân cực là:
A. HBr, CO2, CH4
B. Cl2, CO2, C2H2
C. HCl, C2H2, Br2
D. NH3, Br2, C2H4

 

Kayaba Akihiko

Cựu Mod Hóa
Thành viên
17 Tháng năm 2019
2,045
1,881
311
19
Bắc Giang
THCS Tân Dĩnh
Đáp án 20 câu đầu
Bài 1: Chỉ ra nội dung sai khi nói về ion :
A. Ion là phần tử mang điện.
B. Ion âm gọi là cation, ion dương gọi là anion.
C. Ion có thể chia thành ion đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử.
D. Ion được hình thành khi nguyên tử nhường hay nhận electron.

Chọn đáp án: B.
Giải thích: Ion âm gọi là anion, ion dương gọi là cation
Bài 2: Cho các ion : Na+, Al3+, SO42-, NO3-, Ca2+, NH4+, Cl–. Hỏi có bao nhiêu cation ?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5

Chọn đáp án: C
Giải thích: Cation là phần tử mang điện dương, các cation lần lượt là: Na+, Ca2+, Al3+, NH4+
Bài 3: Trong các phản ứng hoá học, nguyên tử kim loại có khuynh hướng
A. nhận thêm electron.
B. Nhận hay nhường electron phụ thuộc vào từng phản ứng cụ thể
C. Nhường bớt electron.
D. Nhận hay nhường electron phụ thuộc vào từng kim loại cụ thể.

Chọn đáp án: C.
Giải thích: Kim loại thường có 1,2,3 electron lớp ngoài cùng nên sẽ có khuynh hướng nhường electron.
Bài 4: Cho các phân tử : H2, CO2, HCl, Cl2. Có bao nhiêu phân tử có cực ?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Chọn đáp án: A
Giải thích:
Có thể dựa vào hiệu độ âm điện của các nguyên tố hoặc công thức cấu tạo của các phân tử.
Các phân tử có cực là HCl.
CTCT của các hợp chất là: H-H (H2), O=C=O (CO2), H-Cl, Cl-Cl (Cl2)
Bài 5: Liên kết hóa học trong phân tử Br2 thuộc loại liên kết:
A. cộng hoá trị không cực.
B. hiđro.
C. cộng hoá trị có cực.
D. ion

Chọn đáp án: A.
Giải thích: Do 2 nguyên tử brom có độ âm điện tương tự nhau.
Bài 6: Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử HCl thuộc loại liên kết:
A. cộng hoá trị không cực.
B. hiđro.
C. cộng hoá trị có cực.
D. ion

Chọn đáp án: C.
Giải thích: Độ âm điện của nguyên tử H = 2,2, của nguyên tử Cl = 3,16, cặp e chung sẽ lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn (Cl)
Bài 7: Liên kết trong hợp chất nào dưới đây thuộc loại liên kết ion (biết độ âm điện của Cl(3,16), Al(1,61), Ca(1), S (2,58)
A. AlCl3
B. CaCl2
C. CaS
D. Al2S3

Chọn đáp án: B
Giải thích: Liên kết ion là liên kết mà hiệu độ âm điện giữa hai nguyên tử tham gia liên kết ≥ 1,7.
Phân tửAlCl3CaCl2CaSAl2S3
Hiệu độ âm điện1,552,161,580,97
[TBODY] [/TBODY]
Bài 8: Số oxi hoá của nguyên tố lưu huỳnh trong các chất : S, H2S, H2SO4, SO2 lần lượt là :
A. 0, +2, +6, +4.
B. 0, –2, +4, –4.
C. 0, –2, –6, +4.
D. 0, –2, +6, +4.

Chọn đáp án: D.
Giải thích: Gọi số oxi hóa của S là x
SH2SH2SO4SO2
0(+1).2 + x = 0
⇒ x = -2
(+1).2 + x + (-2).4 = 0
x = +6
x + (-2).2 = 0
x = +4
[TBODY] [/TBODY]
Bài 9: Hợp chất mà nguyên tố clo có số oxi hoá +3 là :
A. NaClO
B. NaClO2
C. NaClO3
D. NaClO4

Chọn đáp án: B
Giải thích:
Gọi số oxi hóa của Cl là x.
Ta có số oxi hóa của Na = +1, O = - 2
(+1).1 + x.1 + (-2).2 ⇒ x = +3
Bài 10: Chỉ ra nội dung sai :
A. Số oxi hoá của nguyên tố trong các hợp chất bằng hoá trị của nguyên tố đó.
B. Trong một phân tử, tổng số oxi hoá của các nguyên tố bằng không.
C. Số oxi hoá của ion đơn nguyên tử bằng điện tích của ion đó.
D. Tổng số oxi hoá của các nguyên tố trong ion đa nguyên tử bằng điện tích của ion đó.

Chọn đáp án: A
Bài 11: Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi:
A. Sự góp chung các electron độc thân.
B. Sự cho – nhận cặp electron hoá trị.
C. Lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện trái dấu.
D. Lực hút tĩnh điện giữa các ion dương và electron tự do.

Chọn đáp án: C.
Bài 12: Liên kết được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung, gọi là:
A. Liên kết ion.
B. Liên kết cộng hoá trị.
C. Liên kết kim loại.
D. Liên kết hiđro.

Chọn đáp án: B.
Bài 13: Chỉ ra nội dung sai khi xét phân tử CO2 :
A. Phân tử có cấu tạo góc.
B. Liên kết giữa nguyên tử oxi và cacbon là phân cực.
C. Phân tử CO2 không phân cực.
D. Trong phân tử có hai liên kết đôi.

Chọn đáp án: A.
Giải thích: Phân tử CO2 có cấu tạo thẳng: O=C=O
Bài 14: Hợp chất trong phân tử có liên kết ion là cho biết độ âm điện của H (2,2), O (3,44), N (3,04), Cl (3,16) , Mg(1,31)
A. HCl.
B. NH3.
C. H2O.
D. MgCl2

Chọn đáp án: D
Giải thích: Liên kết ion là liên kết mà hiệu độ âm điện giữa hai nguyên tử tham gia liên kết ≥ 1,7.
Phân tửHClNH3.H2OMgCl2
Hiệu độ âm điện0,960,841,241,85
[TBODY] [/TBODY]
Bài 15: Liên kết hoá học giữa các nguyên tử trong phân tử H2O là liên kết
A. cộng hoá trị không phân cực.
B. hiđro.
C. cộng hoá trị phân cực.
D. ion

Chọn đáp án: C.
Giải thích: Nguyên tử oxi có độ âm điện lớn hơn nhiều so với nguyên tử hidro, và hiệu độ âm điện trong phân tử H2O = XO-XH = 1,24 ⇒ Liên kết cộng hóa trị phân cực
Bài 16: Số oxi hoá của nguyên tố nitơ trong các hợp chất : NH4Cl, HNO3, NO, NO2, N2, N2O lần lượt là :
A. - 4, +6, +2, +4, 0, +1
B. 0, +1,–4, +5, –2, 0
C. -3, +5, +2,+4, 0,+1
D. 0, +1.+3, –5, +2, –4

Chọn đáp án: C.
Giải thích: Gọi số oxi hóa của N là x, số oxi hóa trong hợp chất của H =+1, O = -2.
NH4ClHNO3NONO2N2N2O
x + (+1).4 + (-1) = 0
x = -3
(+1) + x + (-2).3 = 0
x = +5
X = +2x = +40x.2 + (-2) = 0
⇒ x = +1
[TBODY] [/TBODY]
Bài 17: Chọn nội dung đúng để hoàn thành câu sau : “Trong tất cả các hợp chất,...”
A. Số oxi hoá của hiđro luôn bằng +1.
B. Số oxi hoá của natri luôn bằng +1.
C. Số oxi hoá của oxi luôn bằng –2.
D. Cả A, B, C.

Chọn đáp án: B.
Giải thích:
Trong NaH, số oxi hóa của H = -1.
Trong H2O2, số oxi hóa của O = -1
Bài 18: Chỉ ra nội dung sai khi hoàn thành câu sau : “Trong tất cả các hợp chất,...”
A. kim loại kiềm luôn có số oxi hoá +1
B. halogen luôn có số oxi hoá –1.
C. hiđro hầu hết có số oxi hoá +1, trừ một số trường hợp như hiđrua kim loại (NaH, CaH2....).
D. kim loại kiềm thổ luôn có số oxi hoá +2.

Chọn đáp án: B.
Giải thích: Ví dụ trong KClO, số oxi hóa của Cl là + 1.
Bài 19: Dãy gồm các chất trong phân tử chỉ có liên kết cộng hoá trị phân cực là
A. O2, H2O, NH3
B. H2O, HF, H2S
C. HCl, O3, H2S
D. HF, Cl2, H2O

Chọn đáp án: B
Giải thích: Đáp án A loại O2, đáp án C loại O3, đáp án D loại Cl2. Đây là các phân tử không phân cực
Bài 20: Các chất mà phân tử không phân cực là:
A. HBr, CO2, CH4
B. Cl2, CO2, C2H2
C. HCl, C2H2, Br2
D. NH3, Br2, C2H4

Chọn đáp án: B
Giải thích: Đáp án A loại HBr (∆X = 0,76, liên kết cộng hóa trị phân cực), đáp án C loại HCl (∆X = 0,96), đáp án D loại NH3 (∆X = 0,84).
 
  • Like
Reactions: dotnatbet

Kayaba Akihiko

Cựu Mod Hóa
Thành viên
17 Tháng năm 2019
2,045
1,881
311
19
Bắc Giang
THCS Tân Dĩnh
Bài 21: Cho giá trị độ âm điện của các nguyên tố: F (3,98), O (3,44), C (2,55), H(2,20), Na(0,93), Hợp chất nào sau đây là hợp chất ion:
A. NaF
B. CH4
C. H2O
D. CO2

Bài 22: Trong phân tử sẽ có liên kết cộng hoá trị phân cực nếu cặp electron chung
A. Ở giữa hai nguyên tử.
B. Lệch về một phía của một nguyên tử.
C. Chuyển hẳn về một nguyên tử.
D. Nhường hẳn về một nguyên tử.

Bài 23: Hoàn thành nội dung sau : “Nói chung, các chất chỉ có …………….. không dẫn điện ở mọi trạng thái”.
A. Liên kết cộng hoá trị
B. Liên kết cộng hoá trị có cực
C. Liên kết cộng hoá trị không có cực
D. Liên kết ion

Bài 24: Liên kết cộng hóa trị là liên kết:
A. Giữa các phi kim với nhau
B. Trong đó cặp electron chung bị lệch về một nguyên tử
C. Được hình thành do sự dùng chung electron của 2 nguyên tử khác nhau
D. Được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung

Bài 25: Chất nào dưới đây chứa ion đa nguyên tử:
A. CaCl2
B. NH4Cl
C. AlCl3
D. HCl

Bài 26: Số electron trong các cation: Na+, Mg2+, Al3+ là:
A. 11
B. 12
C. 10
D. 13

Bài 27: Số oxi hóa của nitơ trong NH4+, NO2- và HNO3 lần lượt là:
A. + 5, -3, + 3
B. +3, -3, +5
C. -3, + 3, +5
D. + 3, +5, -3

Bài 28: Trong phản ứng : 2Na + Cl2 → 2NaCl, có sự hình thành
A. cation natri và clorua.
B. anion natri và clorua.
C. anion natri và cation clorua.
D. anion clorua và cation natri.

Bài 29: Chỉ ra nội dung sai khi nói về tính chất chung của hợp chất ion :
A. Khó nóng chảy, khó bay hơi.
B. Tồn tại dạng tinh thể, tan nhiều trong nước.
C. Trong tinh thể chứa các ion nên dẫn được điện.
D. Các hợp chất ion đều khá rắn.

Bài 30: Phân tử nào phân cực mạnh nhất?
A. NaF
B. NaCl
C. NaBr
D. NaI

Bài 31: Nguyên tử X có 11 electron p, còn nguyên tử Y có 5 electron s. Liên kết giữa X và Y là:
A. Lk ion
B. Lk cộng hóa trị
C. Lk cho- nhận
D. Không xác định được

Bài 32: Cho các nguyên tố A (ns1), B (ns2), X (ns2np5) đều thuộc chu kì nhỏ. Chọn phát biểu sai:
A. Liên kết giữa A và X: liên kết ion
B. A, B đều có xu hướng nhận e
C. X có xu hướng nhận thêm 1e.
D. A và B là kim loại, X là phi kim

Bài 33: Số oxi hóa của Mn, Fe trong Fe3+, S trong SO3, P trong PO43- lần lượt là:
A. 0, +3, +6, +5
B. +3, +5, 0, +6
C. 0, +3, +5, +6
D. + 5, +6, + 3, 0

Bài 34: Số oxi hóa của các nguyên tố Al, Ba, Cl, O, Na trong các hợp chất BaCl2, Al2O3, Na2O lần lượt là:
A. A. +3, + 2, -1, -2, + 1
B. + 1 , + 2 , +3, -1, -2
C. 3+ , 2+ , 1+ , 2- , 1-
D. 3+ , 2+ , 1- , 2- , 1+

Bài 35: Hợp chất nào sau đây nitơ có cộng hóa trị 4:
A. NH4+
B. NH3
C. NO
D. N2

Bài 36: Nguyên tử X có cấu hình electron 1s22s22p63s23p3. Công thức phân tử hợp chất khí của X với hiđro:
A. H2S
B. HCl
C. NH3
D. PH3

Bài 37: Số oxi hóa của Mn trong hợp chất KMnO4 :
A. + 1
B. + 7
C. - 7
D. - 1

Bài 38: Dãy chất nào sau đây đều chứa các chất có đồng thời ion đơn và ion đa nguyên tử:
A. NH4Cl, Na2SO4, H2S
B. KOH, Na2SO3, Ca(NO3)2
C. BaO, K3PO4, Al2(SO4)3
D. K2SO3, NH4NO3, Ca3(PO4)2

Bài 39: Hoàn thành nội dung sau : “Các ……….... thường tan nhiều trong nước. Khi nóng chảy và khi hoà tan trong nước, chúng dẫn điện, còn ở trạng thái rắn thì không dẫn điện”.
A. Hợp chất vô cơ
B. Hợp chất hữu cơ
C. Hợp chất ion
D. Hợp chất cộng hoá trị

Bài 40: Nếu nguyên tử X có 3 e hoá trị và nguyên tử Y có 6 e hoá trị, thì công thức của hợp chất ion đơn giản nhất tạo bởi X và Y là :
A. XY2.
B. X2Y3.
C. X2Y2.
D. X3Y2.
P/s: Chủ nhật mình sẽ đăng đáp án chi tiết nhé :>
 

Kayaba Akihiko

Cựu Mod Hóa
Thành viên
17 Tháng năm 2019
2,045
1,881
311
19
Bắc Giang
THCS Tân Dĩnh
Câu 21. Liên kết trong phân tử HCl là liên kết:
A. Cộng hóa trị phân cực.
B. Cộng hóa trị không phân cực.
C. Cho – nhận.
D. Ion.

Đáp án A
Câu 22. Liên kết trong phân tử NaCl là liên kết:
A. Cộng hóa trị phân cực.
B. Cộng hóa trị không phân cực.
C. Cho – nhận.
D. Ion.

Đáp án D
Câu 23. Trong các hợp chất sau đây, hợp chất nào có liên kết cộng hóa trị:
A. LiCl. B. NaF. C. CaF2. D. CCl4.

Đáp án D
Câu 24. Trong các hợp chất sau đây, hợp chất nào có liên kết ion:
A. HCl. B. H2O. C. NH3. D. NaCl.

Đáp án D
Câu 25. Viết công thức cấu tạo của các chất sau
HClO, HClO2 , Cl2O7.

HClO:
bai-tap-hoa-10-chuong-3-co-dap-an-1.PNG

HClO2:
bai-tap-hoa-10-chuong-3-co-dap-an-2.PNG

Cl2O7:
bai-tap-hoa-10-chuong-3-co-dap-an-3.PNG

Câu 26: Viết công thức cấu tạo các phân tử SO2; SO3; H2SO4.

bai-tap-hoa-10-chuong-3-co-dap-an-4.PNG

Câu 27. Số oxi hóa của Fe trong Fe3+, S trong SO3 , P trong PO43-lần lượt là:
A. 0, +3, +6, +5
B. 0, +3, +5, +6
C. +3, +5, 0, +6
D. +5, +6, +3, 0

Đáp án B
Câu 28: Trong phân tử NaCl, điện hóa trị của Na và Cl lần lượt là
A. +1 và -1 C. -1 và -1
B. +1 và +1 D. -1 và +1

Đáp án A
Câu 29: Nguyên tố R là phi kim thuộc nhóm A. Hợp chất của R với hidro là RH3. Hóa trị với số oxi hóa của R trong oxit tương úng với hóa trị cao nhất lần lượt là
A. 3 và -3 B. 5 và -5
C. 5 và +5 D. 3 và +3

Đáp án C
Câu 30: Nguyên tố R có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np4. Công thức hợp chất của R với H và công thức oxit tương ứng với hóa trị cao nhất của R lần lượt là
A. RH2 và RO
B. RH2 và RO2
C. RH4 và RO2
D. RH2 và RO3

Đáp án D
Câu 31: Hóa trị với số oxi hóa của N trong phân tử HNO3 lần lượt là
A. 3 và -3 B. 5 và -5
C. 4 và +5 D. 3 và +3

Đáp án C
Câu 32: Cho một số hợp chất: H2S, H2SO3, H2SO4, NaHS, Na2SO3, SO3, K2S, SO2. Dãy các chất trong đó lưu huỳnh có cùng số oxi hóa là
A. H2S, H2SO3, H2SO4
B. H2SO3, H2SO4, Na2SO3, SO3
C. H2SO3, H2SO4, Na2SO3, SO2
D. H2S, NaHS, K2S

Đáp án D
Câu 33. Dãy các chất nào dưới đây được sắp xếp theo chiều tăng dần số oxi hóa của nitơ?
A. NO, N2O, NH3, NO3¯
B. NH4+, N2, N2O, NO, NO2, NO3¯
C. NH3, N2, NO2, NO, NO3¯
D. NH3, NO, N2O, NO2, N2O5

Đáp án B
Câu 34. Một hợp chất có công thức XY2 trong đó Y chiếm 50% về khối lượng. Trong hạt nhân của X có n = p và hạt nhân Y có n’ = p’. Tổng số proton trong phân tử XY2là 32. Cấu hình electron của X và Y và liên kết trong phân tử XY2 là
A. 3s23p4, 2s22p4và liên kết cộng hóa trị
B. 3s2, 2s22p5và liên kết ion
C. 3s23p5, 4s2và liên kết ion
D. 3s23p3, 2s22p3và liên kết cộng hóa trị

Đáp án A
(HD: MX = 2 MY
⇒ nX + pY = 2nY + 2pY (1)
nX = pX ; 2nY = 2pY (2)
pX + 2pY =32 (3)
Từ (1), (2) và (3) ⇒ pX =16 (S) , pY =8 (O) ⇒ SO2 liên kết cộng hóa trị.)
35. Nhóm hợp chất nào sau đây có liên kết cho – nhận ?
A. NaCl, CO2. B. HCl, MgCl2.
C. H2S, HCl. D. NH4NO3, HNO3.

Đáp án D
36. Hình dạng của phân tử CH4, H2O, BF3 và BeH3 tương ứng là :
A. Tứ diện, gấp khúc, tam giác, thẳng.
B. Tứ diện, tam giác, gấp khúc, thẳng.
C. Tứ diện, thẳng, gấp khúc, tam giác.
D. Tứ diện, thẳng, tam giác, gấp khúc.

Đáp án A
37. Trong công thức CS2, tổng số các đôi electron tự do chưa tham gia liên kết là :
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Đáp án C
38. Biết rằng tính phi kim giảm dần theo thứ tự F, O, Cl .Trong các phân tử sau, phân tử có liên kết phân cực nhất là :
A. F2O B. Cl2O C. ClF D. O2

Đáp án C
39: Nước có nhiệt độ sôi cao hơn các chất khác có công thức H2X (X là phi kim) là do
A. trong nước tồn tại ion H3O+.
B. phân tử nước có liên kết cộng hóa trị.
C. oxi có độ âm điện lớn hơn X.
D. trong nước có liên kết hiđro.

Đáp án D
40. Trong tinh thể nước đá, ở các nút của mạng tinh thể là :
A. Nguyên tử hiđro và oxi. B. Phân tử nước.
C. Các ion H+ và O2-. D. Các ion H+ và OH-.

Đáp án B
 

Tư Âm Diệp Ẩn

Học sinh gương mẫu
HV CLB Hội họa
Hội viên CLB Ngôn từ
Thành viên
18 Tháng bảy 2018
1,872
2,037
326
20
Vĩnh Phúc
THPT Nguyễn Viết Xuân
Bài 1: Chỉ ra nội dung sai khi nói về ion :
A. Ion là phần tử mang điện.
B. Ion âm gọi là cation, ion dương gọi là anion.
C. Ion có thể chia thành ion đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử.
D. Ion được hình thành khi nguyên tử nhường hay nhận electron.

Bài 2: Cho các ion : Na+, Al3+, SO42-, NO3-, Ca2+, NH4+, Cl–. Hỏi có bao nhiêu cation ?
A. 2 B. 3
C. 4 D. 5

Bài 3: Trong các phản ứng hoá học, nguyên tử kim loại có khuynh hướng
A. nhận thêm electron.
B. Nhận hay nhường electron phụ thuộc vào từng phản ứng cụ thể
C. Nhường bớt electron.
D. Nhận hay nhường electron phụ thuộc vào từng kim loại cụ thể.

Bài 4: Cho các phân tử : H2, CO2, HCl, Cl2. Có bao nhiêu phân tử có cực ?
A. 1 B. 2
C. 3 D. 4

Bài 5: Liên kết hóa học trong phân tử Br2 thuộc loại liên kết:
A. cộng hoá trị không cực.
B. hiđro.
C. cộng hoá trị có cực.
D. ion

Bài 6: Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử HCl thuộc loại liên kết:
A. cộng hoá trị không cực.
B. hiđro.
C. cộng hoá trị có cực.
D. ion

Bài 7: Liên kết trong hợp chất nào dưới đây thuộc loại liên kết ion (biết độ âm điện của Cl(3,16), Al(1,61), Ca(1), S (2,58)
A. AlCl3
B. CaCl2
C. CaS
D. Al2S3

Bài 8: Số oxi hoá của nguyên tố lưu huỳnh trong các chất : S, H2S, H2SO4, SO2 lần lượt là :
A. 0, +2, +6, +4.
B. 0, –2, +4, –4.
C. 0, –2, –6, +4.
D. 0, –2, +6, +4.

Bài 9: Hợp chất mà nguyên tố clo có số oxi hoá +3 là :
A. NaClO
B. NaClO2
C. NaClO3
D. NaClO4

Bài 10: Chỉ ra nội dung sai :
A. Số oxi hoá của nguyên tố trong các hợp chất bằng hoá trị của nguyên tố đó.
B. Trong một phân tử, tổng số oxi hoá của các nguyên tố bằng không.
C. Số oxi hoá của ion đơn nguyên tử bằng điện tích của ion đó.
D. Tổng số oxi hoá của các nguyên tố trong ion đa nguyên tử bằng điện tích của ion đó.

Bài 11: Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi:
A. Sự góp chung các electron độc thân.
B. Sự cho – nhận cặp electron hoá trị.
C. Lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện trái dấu.
D. Lực hút tĩnh điện giữa các ion dương và electron tự do.

Bài 12: Liên kết được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung, gọi là:
A. Liên kết ion.
B. Liên kết cộng hoá trị.
C. Liên kết kim loại.
D. Liên kết hiđro.

Bài 13: Chỉ ra nội dung sai khi xét phân tử CO2 :
A. Phân tử có cấu tạo góc.
B. Liên kết giữa nguyên tử oxi và cacbon là phân cực.
C. Phân tử CO2 không phân cực.
D. Trong phân tử có hai liên kết đôi.

Bài 14: Hợp chất trong phân tử có liên kết ion là cho biết độ âm điện của H (2,2), O (3,44), N (3,04), Cl (3,16) , Mg(1,31)
A. HCl.
B. NH3.
C. H2O.
D. MgCl2

Bài 15: Liên kết hoá học giữa các nguyên tử trong phân tử H2O là liên kết
A. cộng hoá trị không phân cực.
B. hiđro.
C. cộng hoá trị phân cực.
D. ion

Bài 16: Số oxi hoá của nguyên tố nitơ trong các hợp chất : NH4Cl, HNO3, NO, NO2, N2, N2O lần lượt là :
A. - 4, +6, +2, +4, 0, +1
B. 0, +1,–4, +5, –2, 0
C. -3, +5, +2,+4, 0,+1
D. 0, +1.+3, –5, +2, –4

Bài 17: Chọn nội dung đúng để hoàn thành câu sau : “Trong tất cả các hợp chất,...”
A. Số oxi hoá của hiđro luôn bằng +1.
B. Số oxi hoá của natri luôn bằng +1.
C. Số oxi hoá của oxi luôn bằng –2.
D. Cả A, B, C.

Bài 18: Chỉ ra nội dung sai khi hoàn thành câu sau : “Trong tất cả các hợp chất,...”
A. kim loại kiềm luôn có số oxi hoá +1
B. halogen luôn có số oxi hoá –1.
C. hiđro hầu hết có số oxi hoá +1, trừ một số trường hợp như hiđrua kim loại (NaH, CaH2....).
D. kim loại kiềm thổ luôn có số oxi hoá +2.

Bài 19: Dãy gồm các chất trong phân tử chỉ có liên kết cộng hoá trị phân cực là
A. O2, H2O, NH3
B. H2O, HF, H2S
C. HCl, O3, H2S
D. HF, Cl2, H2O

Bài 20: Các chất mà phân tử không phân cực là:
A. HBr, CO2, CH4
B. Cl2, CO2, C2H2
C. HCl, C2H2, Br2
D. NH3, Br2, C2H4

Bài 21: Cho giá trị độ âm điện của các nguyên tố: F (3,98), O (3,44), C (2,55), H(2,20), Na(0,93), Hợp chất nào sau đây là hợp chất ion:
A. NaF
B. CH4
C. H2O
D. CO2

Bài 22: Trong phân tử sẽ có liên kết cộng hoá trị phân cực nếu cặp electron chung
A. Ở giữa hai nguyên tử.
B. Lệch về một phía của một nguyên tử.
C. Chuyển hẳn về một nguyên tử.
D. Nhường hẳn về một nguyên tử.

Bài 23: Hoàn thành nội dung sau : “Nói chung, các chất chỉ có …………….. không dẫn điện ở mọi trạng thái”.
A. Liên kết cộng hoá trị
B. Liên kết cộng hoá trị có cực
C. Liên kết cộng hoá trị không có cực
D. Liên kết ion

Bài 24: Liên kết cộng hóa trị là liên kết:
A. Giữa các phi kim với nhau
B. Trong đó cặp electron chung bị lệch về một nguyên tử
C. Được hình thành do sự dùng chung electron của 2 nguyên tử khác nhau
D. Được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung

Bài 25: Chất nào dưới đây chứa ion đa nguyên tử:
A. CaCl2
B. NH4Cl
C. AlCl3
D. HCl

Bài 26: Số electron trong các cation: Na+, Mg2+, Al3+ là:
A. 11 B. 12
C. 10 D. 13

Bài 27: Số oxi hóa của nitơ trong NH4+, NO2- và HNO3 lần lượt là:
A. + 5, -3, + 3
B. +3, -3, +5
C. -3, + 3, +5
D. + 3, +5, -3

Bài 28: Trong phản ứng : 2Na + Cl2 → 2NaCl, có sự hình thành
A. cation natri và clorua.
B. anion natri và clorua.
C. anion natri và cation clorua.
D. anion clorua và cation natri.

Bài 29: Chỉ ra nội dung sai khi nói về tính chất chung của hợp chất ion :
A. Khó nóng chảy, khó bay hơi.
B. Tồn tại dạng tinh thể, tan nhiều trong nước.
C. Trong tinh thể chứa các ion nên dẫn được điện.
D. Các hợp chất ion đều khá rắn.

Bài 30: Phân tử nào phân cực mạnh nhất?
A. NaF
B. NaCl
C. NaBr
D. NaI

Bài 31: Nguyên tử X có 11 electron p, còn nguyên tử Y có 5 electron s. Liên kết giữa X và Y là:
A. Lk ion
B. Lk cộng hóa trị
C. Lk cho- nhận
D. Không xác định được

Bài 32: Cho các nguyên tố A (ns1), B (ns2), X (ns2np5) đều thuộc chu kì nhỏ. Chọn phát biểu sai:
A. Liên kết giữa A và X: liên kết ion
B. A, B đều có xu hướng nhận e
C. X có xu hướng nhận thêm 1e.
D. A và B là kim loại, X là phi kim

Bài 33: Số oxi hóa của Mn, Fe trong Fe3+, S trong SO3, P trong PO43- lần lượt là:
A. 0, +3, +6, +5
B. +3, +5, 0, +6
C. 0, +3, +5, +6
D. + 5, +6, + 3, 0

Bài 34: Số oxi hóa của các nguyên tố Al, Ba, Cl, O, Na trong các hợp chất BaCl2, Al2O3, Na2O lần lượt là:
A. A. +3, + 2, -1, -2, + 1
B. + 1 , + 2 , +3, -1, -2
C. 3+ , 2+ , 1+ , 2- , 1-
D. 3+ , 2+ , 1- , 2- , 1+

Bài 35: Hợp chất nào sau đây nitơ có cộng hóa trị 4:
A. NH4+
B. NH3
C. NO
D. N2

Bài 36: Nguyên tử X có cấu hình electron 1s22s22p63s23p3. Công thức phân tử hợp chất khí của X với hiđro:
A. H2S
B. HCl
C. NH3
D. PH3

Bài 37: Số oxi hóa của Mn trong hợp chất KMnO4 :
A. + 1
B. + 7
C. - 7
D. - 1

Bài 38: Dãy chất nào sau đây đều chứa các chất có đồng thời ion đơn và ion đa nguyên tử:
A. NH4Cl, Na2SO4, H2S
B. KOH, Na2SO3, Ca(NO3)2
C. BaO, K3PO4, Al2(SO4)3
D. K2SO3, NH4NO3, Ca3(PO4)2

Bài 39: Hoàn thành nội dung sau : “Các ……….... thường tan nhiều trong nước. Khi nóng chảy và khi hoà tan trong nước, chúng dẫn điện, còn ở trạng thái rắn thì không dẫn điện”.
A. Hợp chất vô cơ
B. Hợp chất hữu cơ
C. Hợp chất ion
D. Hợp chất cộng hoá trị

Bài 40: Nếu nguyên tử X có 3 e hoá trị và nguyên tử Y có 6 e hoá trị, thì công thức của hợp chất ion đơn giản nhất tạo bởi X và Y là :
A. XY2.
B. X2Y3.
C. X2Y2.
D. X3Y2.
bài này sao giống bài ở trên thế ak?
 
  • Like
Reactions: Kayaba Akihiko
Top Bottom