Hóa 10 Topic ôn thi HKI Hóa 10 (2019 - 2020)

Dio Chemistry

Cựu Mod Hóa
Thành viên
26 Tháng chín 2013
1,559
1,380
361
Vĩnh Long
THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Các em lớp 10 ơi, đây sẽ là nơi để các em ôn tập kiến thức để chuẩn bị cho kì thi HK 1 sắp tới. Phần này sẽ do Tmod Hóa @Kayaba Akihiko sẽ giúp đỡ và cùng ôn luyện với các em.
Các chương trình sẽ theo thứ tự và được ôn tập dần như sau:

Chương 1: Nguyên tử
Chương 2: Bảng tuần hoàn và định luật tuần hoàn
Chương 3: Liên kết hóa học
Chương 4: Phản ứng oxi hóa khử


Lịch ôn tập của chúng ta sẽ là 19h30 T3 và CN hàng tuần, các bạn chú ý nhé
 

Kayaba Akihiko

Cựu Mod Hóa
Thành viên
17 Tháng năm 2019
2,045
1,881
311
19
Bắc Giang
THCS Tân Dĩnh
CHUYÊN ĐỀ 1: NGUYÊN TỬ
A – CẤU TẠO CỦA NGUYÊN TỬ
Nguyên tử là các hạt vô cùng nhỏ bé nhưng nó lại có cấu tạo phức tạp.
1. Cấu tạo nguyên tử
Nguyên tử gồm 2 phần:
- Vỏ nguyên tử: gồm các electron (e) chuyển động rất nhanh:
+ me = 9,1094.10-31kg;
+ qe = -1,602.10-19C.
- Hạt nhân nguyên tử: hầu hết đều được tạo thành từ proton và nơtron (trừ nguyên tử 1H trong hạt nhân không có nơtron).
+ Proton (p): mp = 1,6726.10-27kg; qp = 1,602.10-19 C.
+ Nơtron (n): mn = 1,6748.10-27kg; qn = 0.
72564581_447531766111451_3602029173817737216_n.png

Tóm tắt cấu tạo của nguyên tử
2. Kích thước và khối lượng của nguyên tử
- Nguyên tử có kích thước vô cùng nhỏ bé.
- Khối lượng của nguyên tử tập trung chủ yếu ở hạt nhân (vì khối lượng của e rất nhỏ bé). Do đó một cách gần đúng có thể coi khối lượng nguyên tử là khối lượng của hạt nhân.
3. Mối quan hệ giữa các loại hạt trong nguyên tử
- Vì nguyên tử trung hòa về điện nên trong mọi nguyên tử luôn có: số p = số e.
- Với nguyên tử bền: số p ≤ số n ≤ 1,5.số p (các nguyên tử có số p ≥ 82 thì không bền là những chất phóng xạ).
4. Các đại lượng đặc trưng của nguyên tử và cách kí hiệu nguyên tử
- Nguyên tử có 2 đại lượng đặc trưng là số đơn vị điện tích hạt nhân (Z) và số khối (A).
- Số đơn vị điện tích hạt nhân (Z) = số electron (E) = số proton (P) = số hiêu nguyên tử.
- Số khối (A) = Z + N (số nơtron).
Cách kí hiệu đầy đủ của nguyên tử X: ZAX.
5. Nguyên tố hóa học và đông vị
- Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân.
- Đồng vị là hiện tượng các nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron, do đó số khối A của chúng khác nhau.
72290223_515067722386533_2965760709859737600_n.png

- Số khối: A = Z + N.
- Số khối A và số proton (số đơn vị điện tích hạt nhân, số hiệu nguyên tử) Z là 2 đại lượng đặc trưng cho nguyên tử.
B – CẤU HÌNH ELECTRON
1. Sự chuyển động của các electron trong nguyên tử

Electron chuyển động rất nhanh trong khu vực quanh hạt nhân không theo những quỹ đạo xác định tạo nên vỏ nguyên tử.
72424955_397248910913519_2701729029857214464_n.png

2. Lớp và phân lớp electron
- Chia e thành các lớp và các phân lớp dựa theo mức năng lượng của e.
- Từ sát hạt nhân trở ra, năng lượng của các e tăng dần.
a. Lớp e
- Lớp e gồm các e có mức năng lượng gần bằng nhau.
- Từ sát hạt nhân trở ra ta có số thứ tự các lớp e và tên của các lớp tương ứng là:
n = 1, 2, 3, 4, 5… → Tên lớp tương ứng : K, L, M, N, O
b. Phân lớp e
- Phân lớp e gồm các e có mức năng lượng bằng nhau.
- Các phân lớp được kí hiệu là: s, p, d, f.
- Số phân lớp e trong 1 lớp bằng số thứ tự của lớp theo thứ tự xuất hiện s → p → d → f.
3. Số electron tối đa trong một phân lớp, một lớp
- Số e tối đa trong các phân lớp: s (2), p (6), d (10), f (14).
- Số e tối đa trên lớp thứ n là 2n2.
4. Thứ tự các mức năng lượng trong nguyên tử
Cách nhớ: Sáng sớm phải son phấn sau đó phi sang đá PS (1s2s2p3s3p4s3d4p5s4d5p6s)
72069572_2116583911983727_335443418333315072_n.png

5. Cấu hình e nguyên tử
- Cấu hình e nguyên tử biểu diễn sự phân bố e trên các phân lớp thuộc các lớp khác nhau.
- Cách viết cấu hình e:
+ Xác định số e có trong nguyên tử.
+ Điền e vào các phân lớp theo trật tự tăng dần mức năng lượng và bão hòa e vào phân lớp có mức năng lượng thấp mới điền tiếp ra phân lớp có mức năng lượng cao hơn.
+ Nếu đã có phân lớp 3d thì phải đảo lại vị trí các phân lớp theo đúng thứ tự của các lớp:
1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s …
+ Nếu cấu hình dạng (n – 1)d4ns2 → (n – 1)d5ns1; (n – 1)d9ns2 → (n – 1)d10ns1.
6. Đặc điểm của lớp e ngoài cùng
- Lớp e ngoài cùng có tối đa 8e.
- Đặc điểm:
+ Nếu lớp e ngoài cùng có 1 đến 3e: nguyên tử của nguyên tố kim loại (- H, He).
+ Nếu lớp e ngoài cùng có từ 5 đến 7e: nguyên tử của nguyên tố phi kim.
+ Nếu lớp e ngoài cùng có 8e: nguyên tử của nguyên tố khí hiếm (+ He).
+ Nếu lớp e ngoài cùng có 4e: nguyên tố là kim loại nếu có 4 lớp e trở lên còn lại là phi kim.
C – ĐỒNG VỊ
1. Khái niệm đồng vị

- Đồng vị là hiện tượng các nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron, do đó số khối A của chúng khác nhau.
71877442_2623561704373527_889961556383629312_n.png

Đồng vị của nguyên tố Hidro
- Hầu hết các nguyên tố hoá học đều là tập hợp của nhiều đồng vị.
- Công thức tính khối lượng nguyên tử trung bình của các đồng vị:
A = (M1.x1 + M2.x2 + ...)/(x1 + x2 + ...)
Trong đó:
+ M1, M2,... Mn là số khối của các đồng vị.
+ x1, x2,... xn là số mol, % số mol; số nguyên tử; % số nguyên tử; thể tích; % thể tích của khí).
2. Các dạng bài tập cơ bản về đồng vị
Bài tập về đồng vị thường có các dạng cơ bản sau:
- Xác định số phân tử chất được tạo thành từ các đồng vị.
- Tính phần trăm (%) số nguyên tử của mỗi loại đồng vị.
- Tính nguyên tử khối trung bình của các đồng vị.
- Tính số khối của đồng vị chưa biết.
- Tính % khối lượng của 1 đồng vị trong 1 hợp chất.
Bài tập và lời giải mẫu :
Dạng 1: Tìm số p,n,e, số khối A- Viết kí hiệu nguyên tử

VD:Tổng các hạt cơ bản trong 1 nguyên tử X là 155 hạt . Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 33 hạt .Tìm số khối của X
Giải
-Tổng số hạt của X : 2Z+N=155(I)
-Lại có phương trình giữa hiệu số hạt mang điện và không mang điện :2Z-N=33(II)
Giải I,II---->Z=47;N=61 ---->A=Z+N=108 đvC

Dạng 2: Viết cấu hình e của nguyên tử
VD1:Nguyên tử của nguyên tố X có 3 lớp e , lớp ngoài cùng có 1 e. Viết cấu hình e của nguyên tử X.
Giải
[tex]1s^{2}2s^{2}2p^{6}2s^{1}[/tex]
VD2:Viết cấu hình e của nguyên tố N (Z=7) .
Giải
[tex]1s^{2}2s^{2}2p^{3 }[/tex]
Dạng 3: Đồng vị
VD:NTK trung bình của Cl là 35,5. Cl trong tự nhiên có 2 đồng vị là Cl :35 và Cl:37 .Tính % khối lượng của mỗi đồng vị trên .
Giải
Gọi %[tex]_{17}^{37}\textrm{Cl}[/tex]=x ; [tex]_{17}^{35}\textrm{Cl}[/tex]=y
Có PT : x+y=100%(I)
Lại có 1 PT theo NTK trung bình : x%.37+7+y%.35 =35,5 (II)
-Giải I,II--->x=25%;y=75%
 

Kayaba Akihiko

Cựu Mod Hóa
Thành viên
17 Tháng năm 2019
2,045
1,881
311
19
Bắc Giang
THCS Tân Dĩnh
Một số bài tập tự luyện
Bài 1 :Một nguyên tử X có tổng số e ở phân lớp s là 5 . Cho biết X là nguyên tố hóa học nào và viết cấu hình e
Bài 2: Nguyên tử X có 3 lớp e , lớp e ngoài cùng ở phân lớp p có 3 e . Viết cấu hình e của X
Bài 3:Nguyên tử X có số hiệu Z=12 thì có e cuối cùng xếp vào phân lớp nào ?
Bài 4: Trong nguyên tử của nguyên tố A có tổng các hạt là 28 . Biết số hạt p ít hơn số hạt n là 1 hạt . Kí hiệu nguyên tử của A là ?
Bài 5: Nguyên tẻ của nguyên tố X có tổng số hạt là 40 . Tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt . Tìm số khối của X
Bài 6:Oxi có 3 đồng vị là 16O;17O;18O . Số kiểu phân tử O2 có thể tạo thành là ?
Bài 7:Nguyên tử có số hiệu Z=20 có điện tích hạt nhân là ?
Bài 8: Nguyên tố Ar có 3 đồng vị [tex]_{18}^{40}\textrm{Ar}[/tex](99,63%);[tex]_{18}^{36}\textrm{Ar}[/tex]/(0,31%);[tex]_{18}^{38}\textrm{Ar}[/tex]. Tính số NTK trung bình của Ar
Bài 9:Một nguyên tử X có tổng số e ở các phân lớp s là 6 và tổng số e ở lớp ngoài cùng là 8. Cho biết X là nguyên tố nào
Bài 10: Cu có 2 đồng vị bền là [tex]_{29}^{63}\textrm{Cu}[/tex];[tex]_{29}^{65}\textrm{Cu}[/tex] . NTK trung bình của Cu là 63,54 . Tính tỉ lệ % số nguyên tử của 2 đồng vị
 

Tư Âm Diệp Ẩn

Học sinh gương mẫu
HV CLB Hội họa
Hội viên CLB Ngôn từ
Thành viên
18 Tháng bảy 2018
1,872
2,037
326
20
Vĩnh Phúc
THPT Nguyễn Viết Xuân
6
Một số bài tập tự luyện
Bài 1 :Một nguyên tử X có tổng số e ở phân lớp s là 5 . Cho biết X là nguyên tố hóa học nào và viết cấu hình e
Bài 2: Nguyên tử X có 3 lớp e , lớp e ngoài cùng ở phân lớp p có 3 e . Viết cấu hình e của X
Bài 3:Nguyên tử X có số hiệu Z=12 thì có e cuối cùng xếp vào phân lớp nào ?
Bài 4: Trong nguyên tử của nguyên tố A có tổng các hạt là 28 . Biết số hạt p ít hơn số hạt n là 1 hạt . Kí hiệu nguyên tử của A là ?
Bài 5: Nguyên tẻ của nguyên tố X có tổng số hạt là 40 . Tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt . Tìm số khối của X
Bài 6:Oxi có 3 đồng vị là 16O;17O;18O . Số kiểu phân tử O2 có thể tạo thành là ?
Bài 7:Nguyên tử có số hiệu Z=20 có điện tích hạt nhân là ?
Bài 8: Nguyên tố Ar có 3 đồng vị [tex]_{18}^{40}\textrm{Ar}[/tex](99,63%);[tex]_{18}^{36}\textrm{Ar}[/tex]/(0,31%);[tex]_{18}^{38}\textrm{Ar}[/tex]. Tính số NTK trung bình của Ar
Bài 9:Một nguyên tử X có tổng số e ở các phân lớp s là 6 và tổng số e ở lớp ngoài cùng là 8. Cho biết X là nguyên tố nào
Bài 10: Cu có 2 đồng vị bền là [tex]_{29}^{63}\textrm{Cu}[/tex];[tex]_{29}^{65}\textrm{Cu}[/tex] . NTK trung bình của Cu là 63,54 . Tính tỉ lệ % số nguyên tử của 2 đồng vị
Bài 1: X là Na
Cấu hình e: [tex]1s^{2}2s^{2}2p^{6}3s^{1}[/tex]
Bài 2: Cấu hình e của X: [tex]1s^{2}2s^{2}2p^{6}3s^23p^3[/tex]
Bài 3: [tex]1s^22s^22p^63s^2[/tex]=> e cuối cùng xếp vào phân lớp s
Bài 4: [tex]\left\{\begin{matrix} p=e & & \\ p+e+n=28 & & \\ n-1=p& & \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} p=e=9 & \\ n=10 & \end{matrix}\right.[/tex]
=> A là F(Flo)
Bài 5: Ta có: p =e nên:
2p-n=12
2p+n=40
=> n = 14; p = 13 => số khối của X là 27
Bài 6: có 6 kiểu phân tử O2 có thể tạo thành
Bài 7: điện thích hạt nhân là 20+
Bài 8: NTK trung bình của Ar
[tex]M_{Ar}=\tfrac{40*99.63+36*0.31+38*(100-99.63-0.31)}{100}=39.9864[/tex]
Bài 9: Cấu hình e: [tex]1s^22s^22p^63s^23p^6=> Z_{X}=18[/tex]
Vậy X là Argon
Bài 10: Gọi tỉ lệ% số nguyên tử của Cu(65) là x => tỉ lệ phần trăm của Cu(63) là 100-x
Ta có: [tex]63.54=\frac{63.(100-x)+65.x}{100}=>x=27[/tex]
Vậy tỉ lệ % số nguyên tử của hai đồng vị lần lượt là 73 và 27
Nhờ mọi người check giùm ạ. Mong được chỉ bảo thêm :D
#KYB: Đúng hết rồi bạn nhé , trình bày cũng ổn rồi ^^ .
 
Last edited by a moderator:

Kayaba Akihiko

Cựu Mod Hóa
Thành viên
17 Tháng năm 2019
2,045
1,881
311
19
Bắc Giang
THCS Tân Dĩnh
Hôm nay chúng ta tiếp tục với 1 số bài tập ở mức độ vận dụng nha mọi người ^^.
Câu 1: Hợp chất MX3 cs tổng số hạt mang điện là 128 . Trong hợp chất , số P xủa X nhiều hơn số p của M là 38 . Xác định CT của MX3.
Câu 2: Tổng số khối của 2 đồng vị X,Y là 72. Trong đó có 38 hạt không mang điện . X,Y là các đồng vị của nguyên tố nào .
Câu 3:Cation M2+ có cấu hình e phân lớp ngoài cùng là 2p6. Viết cấu hình e của nguyên tử M
 

Tư Âm Diệp Ẩn

Học sinh gương mẫu
HV CLB Hội họa
Hội viên CLB Ngôn từ
Thành viên
18 Tháng bảy 2018
1,872
2,037
326
20
Vĩnh Phúc
THPT Nguyễn Viết Xuân
Hôm nay chúng ta tiếp tục với 1 số bài tập ở mức độ vận dụng nha mọi người ^^.
Câu 1: Hợp chất MX3 cs tổng số hạt mang điện là 128 . Trong hợp chất , số P xủa X nhiều hơn số p của M là 38 . Xác định CT của MX3.
Câu 2: Tổng số khối của 2 đồng vị X,Y là 72. Trong đó có 38 hạt không mang điện . X,Y là các đồng vị của nguyên tố nào .
Câu 3:Cation M2+ có cấu hình e phân lớp ngoài cùng là 2p6. Viết cấu hình e của nguyên tử M
Câu 1:
Ta có:
[tex]\left\{\begin{matrix} 3p(X)-p(M)=38 & \\ [p(X)+e(X)]3+p(M)+e(M)=128& \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} p(X)=e(X)=17 (Cl)& \\ p(M)=e(M)=13(Al)& \end{matrix}\right.\\=>CTHH: AlCl3[/tex]
Câu 2:
Vì X, Y đồng vị nên: p(X) = p(Y)
Ta có:
p(X)+p(Y)+n(X)+n(Y)=72
n(X)+n(Y)=38
=>p = 17. Vậy đó là nguyên tố Cl
Câu 3:
Vì M2+ nên cấu hình e là: [tex]1s^22s^22p^63s^2[/tex]
Nhờ check giùm ak

#Đúng hết rồi nhé ^^
 
Last edited by a moderator:

Toshiro Koyoshi

Bậc thầy Hóa học
Thành viên
30 Tháng chín 2017
3,918
6,124
724
19
Hưng Yên
Sao Hoả

Kayaba Akihiko

Cựu Mod Hóa
Thành viên
17 Tháng năm 2019
2,045
1,881
311
19
Bắc Giang
THCS Tân Dĩnh
Hôm nay chúng ta tiếp tục với 1 số bài khó hơn xíu nha ^^. Rất xin lỗi mọi người vì sự chậm trễ này !
Bài 1 : Cho hợp chất MxRy trong đó M chiếm 52,94% về khối lượng .Biết x+y=5 .Trong nguyên tử M số n nhiều hơn số p là 1 .Trong nguyên tử R số n=p . Tổng số hạt p,n,e trong X là 152. Xác định CT của X
Bài 2: Tổng số hạt p,n,e trong MX là 108 hạt , trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 36 . Số khối của M lớn hơn của X là 8. Tổng số hạt p,n,e trong M2+ nhiều hơn trong X2- là 8 . Xác định CTPT của MX
Bài 3 : Nếu thu gom tất cả Ozon trong khí quyển đủ để phủ bề mặt trái đất 1 lớp dày 0,3 cm ( đktc) . Tính tổng số phân tử Ozon (O3) có trong khí quyển biết bán kính trái đất là 6400 km
 

Nguyễn Đăng Bình

Học sinh gương mẫu
Thành viên
12 Tháng hai 2019
2,154
1,938
321
Hà Nội
Trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam
Tuy không đăng ký nhưng mạn phép góp vui vài bài
Bài 1 : Cho hợp chất MxRy trong đó M chiếm 52,94% về khối lượng .Biết x+y=5 .Trong nguyên tử M số n nhiều hơn số p là 1 .Trong nguyên tử R số n=p . Tổng số hạt p,n,e trong X là 152. Xác định CT của X
Mx/Ry = 9/8
-> 8(2pM + 1).x = 18pR.y
x + y = 5
(2pM + pM + 1)x + (2pR + pR)y = 152
-> 3pM.x + 3pR.y + x = 152
-> x = 2
-> y = 3 -> pM = 13, pR = 8
-> Al2O3
Bài 2: Tổng số hạt p,n,e trong MX là 108 hạt , trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 36 . Số khối của M lớn hơn của X là 8. Tổng số hạt p,n,e trong M2+ nhiều hơn trong X2- là 8 . Xác định CTPT của MX
a, b , c, d
2a + b + 2c + d = 108
2a + 2c - b - d = 36
a + b - c - d = 8
(2a - 2 + b) - (2c + d + 2) = 8
-> a = 20, c = 16
-> CaS
Bài 3 : Nếu thu gom tất cả Ozon trong khí quyển đủ để phủ bề mặt trái đất 1 lớp dày 0,3 cm ( đktc) . Tính tổng số phân tử Ozon (O3) có trong khí quyển biết bán kính trái đất là 6400 km
V O3 = (640000000^3 - 0,3^3).π.4/3 = 2,621.10^26 cm^3 = 2,621.10^23 lít
-> nO3 = 1,17.10^22 mol
 
Last edited:
  • Like
Reactions: Kayaba Akihiko

Tư Âm Diệp Ẩn

Học sinh gương mẫu
HV CLB Hội họa
Hội viên CLB Ngôn từ
Thành viên
18 Tháng bảy 2018
1,872
2,037
326
20
Vĩnh Phúc
THPT Nguyễn Viết Xuân
Hôm nay chúng ta tiếp tục với 1 số bài khó hơn xíu nha ^^. Rất xin lỗi mọi người vì sự chậm trễ này !
Bài 1 : Cho hợp chất MxRy trong đó M chiếm 52,94% về khối lượng .Biết x+y=5 .Trong nguyên tử M số n nhiều hơn số p là 1 .Trong nguyên tử R số n=p . Tổng số hạt p,n,e trong X là 152. Xác định CT của X
Bài 2: Tổng số hạt p,n,e trong MX là 108 hạt , trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 36 . Số khối của M lớn hơn của X là 8. Tổng số hạt p,n,e trong M2+ nhiều hơn trong X2- là 8 . Xác định CTPT của MX
Bài 3 : Nếu thu gom tất cả Ozon trong khí quyển đủ để phủ bề mặt trái đất 1 lớp dày 0,3 cm ( đktc) . Tính tổng số phân tử Ozon (O3) có trong khí quyển biết bán kính trái đất là 6400 km
Bài 1:Gọi n,p,n',p' lần lượt là số notron, proton của M và X
Theo bài: n = p+1; n'=p' nên:
[tex](3p+1)x+3p'(5-x)=152<=>3px+x+15p-3p'x=152\\ <=>3px+15p'-3p'x=152-x[/tex]
VT chia hết cho 3 => VP chia hết cho 3 => x = 2 => y = 3
Khi đó:
[tex]\left\{\begin{matrix} \frac{(2p+1)2}{(2p+1)2+2p'.3}=\frac{52.94}{100} & \\ (3p+1)2+3p'.3=152 & \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} p=13 & \\ p'=8& \end{matrix}\right.\Rightarrow CTPT: Al2O3[/tex]
Bài 2:
p,n,p',n' lần lượt là số proton, notron của M và X
Theo bài:
[tex]\left\{\begin{matrix} 2p+n+2p'+n'=108 & & & \\ 2(p+p')-(n+n')=36 & & & \\ p+n-p'-n'=8& & & \\ (2p+n-2)-(2p'+n'+2)=8& & & \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} p=n=20 & \\ p'=n'=16& \end{matrix}\right.\\\Rightarrow CTPT:CaS[/tex]
Bài 3:
[tex]V_{O3}=\frac{4}{3}*3.14*[(6400*10^4+0.03)^3-(6400*10^4)^3]=1.54*10^{15}\\ =>n_{O3}=1.54*10^{15}:22,4=6.89*10^{13}\\[/tex]
=> số phân tử O3 là: [tex]6.89*10^{13}*6.022*10^{23}=4.15*10^{37}[/tex]
Bài 1 làm vậy có ổn ko ak, mình cứ thấy nó sai sai....
Xin lỗi vì nộp muộn ạ,hai ngày nay máy mình bị liệt mấy nút. Không có lần sau đâu ak ><
#KYB:Đúng hết rồi không sai đâu bạn =))
 
Last edited by a moderator:

Kayaba Akihiko

Cựu Mod Hóa
Thành viên
17 Tháng năm 2019
2,045
1,881
311
19
Bắc Giang
THCS Tân Dĩnh
CHƯƠNG 2: BẢNG TUẦN HOÀN NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN
A – BẢNG TUẦN HOÀN NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
72871437_399538270740077_7320450642802114560_n.png
1. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
- Các nguyên tố trong BTH được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân (từ trái sang phải, từ trên xuống dưới)
- Các nguyên tố có cùng số lớp e xếp vào cùng một hàng (chu kì).
- Các nguyên tố có cấu hình e tương tự nhau được xếp vào cùng một cột (nhóm).
2. Cấu tạo bảng tuần hoàn
a. Ô nguyên tố
74399816_414892679085421_4316444494712012800_n.png
- Mỗi nguyên tố hóa học chiếm một ô trong bảng tuần hoàn được gọi là ô nguyên tố.
- Số thứ tự ô nguyên tố = số hiệu nguyên tử của nguyên tố (= số e = số p = số đơn vị điện tích hạt nhân).
b. Chu kì
- Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp e, được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
- Số thứ tự chu kì = số lớp e.
- Bảng tuần hoàn hiện có 7 chu kì được đánh số từ 1 đến 7:
+ Chu kì 1, 2, 3: chu kì nhỏ.
+ Chu kì 4, 5, 6, 7: chu kì lớn.
Chu kì 7 chưa hoàn thành.
c. Nhóm nguyên tố
- Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình e tương tự nhau do đó có tính chất hóa học gần giống nhau và được xếp thành 1 cột.
- Có 2 loại nhóm nguyên tố là nhóm A và nhóm B:
+ Nhóm A: bao gồm các nguyên tố s và p. Số thứ tự nhóm A = tổng số e lớp ngoài cùng
+ Nhóm B: bao gồm các nguyên tố d và f có cấu hình e nguyên tử tận cùng dạng (n – 1)dxnsy:
* Nếu (x + y) = 3 → 7 thì nguyên tố thuộc nhóm (x + y)B.
* Nếu (x + y) = 8 → 10 thì nguyên tố thuộc nhóm VIIIB.
* Nếu (x + y) > 10 thì nguyên tố thuộc nhóm (x + y – 10)B.
d. Khối nguyên tố
- Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn thuộc 4 khối: khối s, khối p, khối d và khối f.
- e cuối cùng điền vào phân lớp nào (theo thứ tự mức năng lượng) thì nguyên tố thuộc khối đó.
- Đặc biệt nguyên tố H hiện nay được xếp ở hai vị trí là nhóm IA và VIIA đều ở chu kì I. Nguyên tố He mặc dù có 2e lớp ngoài cùng nhưng được xếp ở nhóm VIIIA. Điều này hoàn toàn phù hợp vì H giống kim loại kiềm đều có 1e ở lớp ngoài cùng nhưng nó cũng giống các halogen vì chỉ thiếu 1e nữa là đạt cấu hình bền giống khí hiếm He; còn He mặc dù có 2e ở lớp ngoài cùng nhưng giống các khí hiếm khác là cấu hình e đó là bão hoà.
B – BÀI TOÁN TÌM NGUYÊN TỐ
Bài toán tìm nguyên tố là một bài toán khá phổ biến trong hóa học. Với mỗi nguyên tố có hai đại lượng đặc trưng là:
- Số hiệu nguyên tử của nguyên tố (Z).
- Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố (M).
Bài viết này đề cập đến cách tìm nguyên tố dựa vào nguyên tử khối trung bình của nguyên tố. Theo cách này, có thể gặp các dạng bài tìm nguyên tố như sau:
1. Tìm nguyên tố dựa vào % khối lượng trong oxit cao nhất hoặc hợp chất khí với H
72712600_473590400034826_2182515690483744768_n.png
Bảng hóa trị của các nguyên tố nhóm A
Để tìm nguyên tố theo kiểu này cần nhớ: Nếu nguyên tố R thuộc nhóm nA thì:
- Oxit cao nhất của R là: R2On.
- Hợp chất khí với H của R là RH8-n.
2. Tìm 2 nguyên tố thuộc cùng 1 nhóm A và 2 chu kì kế tiếp (liên tiếp)
Đối với dạng bài này thường dùng phương pháp trung bình (thay 2 nguyên tố cần tìm bằng 1 nguyên tố) rồi giải. Dạng này thường gặp khi học về nhóm IA và IIA.
3. Tìm 1 nguyên tố trong bài toán có phương trình
Với bài toán dạng này chỉ cần giải theo phương trình hóa học thông thường là được.
C – MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC NGUYÊN TÓ TRONG BẢNG TUẦN HOÀN
1. Vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn có mối quan hệ với nhau.


72678150_505402920311687_9158106877760897024_n.png
Cụ thể là:
- Nếu 2 nguyên tố A và B ở cùng 1 chu kì và ở 2 nhóm A liên tiếp thì:
|ZA - ZB| = 1 nếu nguyên tố thuộc chu kì nhỏ
|ZA - ZB| = 11 nếu nguyên tố thuộc chu kì lớn và ở nhóm IIA và IIIA
- Nếu 2 nguyên tố thuộc cùng một nhóm A và ở 2 chu kì liên tiếp thì:
|ZA - ZB| = 8 nếu nguyên tố thuộc chu kì nhỏ
|ZA - ZB| = 18 nếu có nguyên tố thuộc chu kì lớn
- Nếu 2 nguyên tố thuộc 2 chu kì liên tiếp và ở 2 nhóm A liên tiếp thì:
|ZA - ZB| = 7 (9 hoặc 17, 19)
D – SO SÁNH TÍNH CHẤT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ TRONG BẢNG TUẦN HOÀN
Theo định luật tuần hoàn thì tính chất của các đơn chất cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo bởi chúng biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân. Như vậy nhiều tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn biến đổi có quy luật theo chu kì và theo nhóm. Dựa vào vị trí tương đối của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, chúng ta có thể so sánh được tính chất của các nguyên tố đó và hợp chất của chúng. Dưới đây là bảng tóm tắt sự biến đổi tuần hoàn của một số tính chất thường gặp theo chu kì và nhóm A:
73458677_1991833580919047_6409304649857236992_n.png
Chú ý:
Khi cần phải so sánh tính chất của các nguyên tố không cùng chu kì hoặc nhóm A thì phải chọn nguyên tố trung gian rồi đưa về cùng hàng, cột để so sánh hoặc loại trừ.
E – MỐI QUAN HỆ GIỮA CẤU HÌNH ELECTRON VÀ VỊ TRÍ NGUYÊN TỐ
Giữa cấu hình electron nguyên tử và vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn có mối quan hệ qua lại với nhau. Dựa vào cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố có thể xác định được vị trí của nguyên tố đó trong bảng tuần hoàn và ngược lại. Cụ thể như sau:
- Số thứ tự ô nguyên tố = tổng số e của nguyên tử.
- Số thứ tự chu kì = số lớp e.
- Số thứ tự nhóm:
+ Nếu cấu hình e lớp ngoài cùng có dạng nsanpb (a = 1 → 2 và b = 0 → 6): Nguyên tố thuộc nhóm (a + b)A.
+ Nếu cấu hình e kết thúc ở dạng (n - 1)dxnsy (x = 1 → 10; y = 1 → 2): Nguyên tố thuộc nhóm B:
* Nhóm (x + y)B nếu 3 ≤ (x + y) ≤ 7.
* Nhóm VIIIB nếu 8 ≤ (x + y) ≤ 10.
* Nhóm (x + y - 10)B nếu 10 < (x + y).
Các dạng bài tập và đáp án mẫu chương 2
1.Xác định tên nguyên tố khi biết thành phần nguyên tố trong hợp chất
Ví dụ 1. Nguyên tố R có hóa trị cao nhất trong oxit gấp 3 lần hóa trị trong hợp chất với hiđro. Hãy cho biết hóa trị cao nhất của R trong oxit.

Hướng dẫn:

Gọi hóa trị cao nhất của R trong oxit là m, hóa trị trong hợp chất với hiđro là n. Ta có: m + n = 8.
Theo bài: m = 3n. Từ đây tìm được m = 6; n = 2.
Ví dụ 2. Một nguyên tố tạo hợp chất khí với hidro có công thức RH3.Nguyên tố này chiếm 25,93% về khối lượng trong oxit bậc cao nhất. Xác định tên nguyên tố.
Hướng dẫn:
Hợp chất với Hiđro là RH3 ⇒ Chất cao nhất với oxi có công thức là: R2 O5
Ta có : (2.R) / (16.5) = 25,93/74,07
⇒ R= 14 ⇒ R là nguyên tố Nitơ

2.Mối quan hệ giữa cấu hình e và vị trí, cấu tạo
Ví dụ 1. Xác định vị trí (số thứ tự, chu kỳ, nhóm, phân nhóm) các nguyên tố sau đây trong bảng tuần hoàn, cho biết cấu hình electron của nguyên tử các nguyên tố đó như sau:
1. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2

2. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 4s2

Hướng dẫn:
1. Số thứ tự 20, chu kì 4, nhóm IIA.
2. Số thứ tự 25, chu kì 4, nhóm VIIB.
Ví dụ 2. Giả sử nguyên tố M ở ô số 19 trong bảng tuần hoàn chưa được tìm ra và ô này vẫn còn được bỏ trống. Hãy dự đoán những đặc điểm sau về nguyên tố đó:
a. Tính chất đặc trưng.
b. Công thức oxit. Oxit đó là oxit axit hay oxit bazơ?
Hướng dẫn:
a, Cấu hình electron của nguyên tố đó là: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1
⇒ Electron lớp ngoài cùng là 1 nên tính chất đặc trưng của M là tính kim loại.
b, Nguyên tố đó nằm ở nhóm IA nên công thức oxit là M2O. Đây là một oxit bazơ.

3.Bài tập về sự biến thiên tính chất của các nguyên tố hóa học
Ví dụ 1. Dãy các nguyên tố nào dưới đây được sắp xếp theo chiều tăng dần tính kim loại?
A. Li, Be, Na, K.
B. Al, Na, K, Ca.
C. Mg, K, Rb, Cs.
D. Mg, Na, Rb, Sr.
Hướng dẫn:
Trong 1 chu kì, tính kim loại giảm dần (đi từ trái qua phải).
Trong 1 nhóm, tính kim loại tăng dần (đi từ trên xuống dưới).
Do đó dãy sắp xếp tăng dần tính kim loại là: Mg, K, Rb, Cs
⇒ Chọn C
Ví dụ 2. Cho các nguyên tố X, Y, Z với số hiệu nguyên tử lần lượt là 4, 12, 20. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Các nguyên tố này đều là các kim loại mạnh nhất trong chu kì.
B. Các nguyên tố này không cùng thuộc 1 chu kì.
C. Thứ tự tăng dần tính bazo là: X(OH)2, Y(OH) 2, Z(OH) 2
D. Thứ tự tăng dần độ âm điện là: Z < Y < X


Hướng dẫn:
Zx= 4 ⇒ cấu hình e lớp ngoài cùng của X là … 2s2 ⇒ X thuộc nhóm II, chu kì 2
Zy = 12 ⇒ cấu hình e lớp ngoài cùng của Y là ….3s2 ⇒ Y thuộc nhóm II, chu kì 3
Zz = 20 ⇒ cấu hình e lớp ngoài cùng của Z là ….4s2⇒ Z thuộc nhóm II, chu kì 4
A sai vì nguyên tố nhóm IA mới là KL mạnh nhất trong 1 CK
B đúng X thuộc CK 2, Y thuộc CK 3, Z thuộc CK 4.
C đúng Trong cùng 1 nhóm tính bazo tăng dần theo chiều tăng dần của điện tích hạ nhân.
D đúng Trong cùng 1 nhóm độ âm điện giảm dần theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
⇒ Chọn A

4.Xác định nguyên tố thuộc 2 nhóm A liên tiếp trong Bảng HTTH
Ví dụ 1: A và B là hai nguyên tố ở cùng một nhóm và thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử của A và B bằng 32. Hãy viết cấu hình electron của A, B và của các ion mà A và B có thể tạo thành.
Hướng dẫn:
Theo bài ra, tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử của A và B bằng 32 nên ZA + ZB= 32.
Trường hợp 1: ZB - ZA = 8. Ta tìm được ZA = 12; ZB = 20.
Cấu hình electron:
A : 1s22s22p63s2 (chu kỳ 3, nhóm IIA).
và B: 1s22s22p63s23p64s2 (chu kỳ 4, nhóm IIA).
Ion A2+: 1s22s22p6 và B2+: 1s22s22p63s23p6.
Trường hợp 2: ZB - ZA = 18. Ta tìm được ZA = 7; D = 25.
Cấu hình electron:
A : 1s22s22p3 (chu kỳ 2, nhóm VA).
và B: 1s22s22p63s23p63d54s2 (chu kỳ 4, nhóm VIIB).
Trường hợp này A, B không cùng nhóm nên không thỏa mãn.
Ví dụ 2. Cho 8,8 gam một hỗn hợp hai kim loại nằm ở hai chu kì liên tiếp nhau và thuộc nhóm IIIA, tác dụng với HCl dư thì thu được 6,72 lít khí hidro (đktc). Dựa vào bảng tuần hoàn cho biết tên hai kim loại đó.
Hướng dẫn:
Kí hiệu hai kim loại nhóm IIIA là M, nguyên tử khối trung bình là M−
Phương trình hóa học có dạng: 2M + HCl → 2MCl2 + 3H2
nH2 = 6,72/22,4 = 0,3 (mol)
nM = 2/3 nH2 = 0,2 (mol)
theo đầu bài: M− .0,2 = 8,8 → M− = 44
hai kim loại thuộc hai chu kì liên tiếp, một kim loại có nguyên tử khối nhỏ hơn 44 và một kim loại có nguyên tử khối lơn hơn 44.
Dựa vào bảng tuần hoàn, hai kim loại đó là:
Al (M = 27 < 44) và Ga (M = 69,72 > 44).
5. Xác định 2 nguyên tố thuộc 2 chu kì liên tiếp
Ví dụ 1. Hai nguyên tố X và Y đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kì, có tổng số điện tích hạt nhân bằng 25.
a) Hãy viết cấu hình electron của nguyên tử X, Y.
b) Xác định vị trí của X, Y trong bảng tuần hoàn.
c) Viết công thức hợp chất oxit cao nhất của X và Y.
Hướng dẫn:
a) Viết cấu hình electron
Vì X và Y đứng kế tiếp khác nhau trong cùng một chu kì nên hạt nhân của chúng chỉ khác nhau 1 đơn vị.
Giả sử ZX < ZY ⇒ ZY = ZX + 1
Theo đề bài, ta có: ZX + ZY = ZX + ZX + 1 = 25
⇒ ZX = 12 và ZY = 13
Cấu hình electron cùa X: ls22s22p63s2: Magie (Mg)
Cấu hình electron của Y: ls22s22p63s23p1: Nhôm (Al)
b) Vị trí
- Đối với nguyên tử X:
+ X thuộc chu kì 3 vì có 3 lớp electron.
+ X thuộc phần nhóm IIA vì có 2 electron ở lớp ngoài cùng
⇒ X là kim loại.
+ X thuộc ô thứ 12 vì (Z = 12)
- Đối với nguyên tử Y;
+ Y thuộc chu kì 3 vì có 3 electron.
+ Y thuộc phân nhóm IIIA vì có 3 electron ở lớp ngoài cùng
⇒ Y là kim loại.
c) Công thức hợp chất oxit cao nhất của X, Y lần lượt là: MgO và Al2O3

Ví dụ 2.
Hai nguyên tố A và B ở hai nhóm A liên tiếp trong bảng tuần hoàn, B thuộc nhóm VA, ở trạng thái đơn chất A, B không phản ứng với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử của A và B là 23. Viết cấu hình electron nguyên tử của A, B.
Hướng dẫn:
A và B ở hai nhóm A liên tiếp trong bảng tuần hoàn, B thuộc nhóm VA
⇒ A thuộc nhóm IVA hoặc nhóm VIA.
Theo bài:
⇒ A, B thuộc các chu kì nhỏ (chu kỳ 2 và chu kỳ 3).
Mặt khác, A và B không thể cùng chu kỳ vì hai nguyên tố thuộc hai nhóm A kế tiếp trong một chu kỳ hơn kém nhau 1 proton, nghĩa là ở ô số 11 và 12 (tổng số proton bằng 23), không thuộc các nhóm IV và V hay V và VI.
TH1: B thuộc chu kỳ 2 ⇒ ZB = 7 (nitơ).
Vậy ZA = 23 - 7 = 16 (lưu huỳnh).
Trường hợp này thỏa mãn vì ở trạng thái đơn chất nitơ không phản ứng với lưu huỳnh.
TH2: B thuộc chu kỳ 3 ⇒ ZB = 15 (phopho).
Vậy ZA = 23 - 15 = 8 (oxi).
Trường hợp này không thỏa mãn vì ở trạng thái đơn chất oxi phản ứng với phopho.
⇒ Cấu hình electron của A và B là: A: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4 và B: 1s2 2s2 2p3
6.Xác định nguyên tố thông qua nguyên tử khối

Ví dụ 1. Cho 10 gam kim loại A (thuộc nhóm IIA) tác dụng với nước, thu được 6,11 lit khí hiđro (đo ở 25oC và 1 atm).
a. Hãy xác định tên của kim loại M đã dùng.
b. Cho 4 gam kim loại A vào cốc đựng 2,5lit dung dịch HCl 0,06M thu được dung dịch B.
Hướng dẫn:
A + 2H2O → A(OH)2 + H2
a a
Số mol khí H2 = 0,25 (mol) ⇒ a = 0,25
Ta có: MA = 10/0,25 = 40 (Ca).
b. Số mol Ca = 4/40 = 0,1 mol. Các phương trình phản ứng:
Ca + 2HCl → CaCl2 + H2
(mol): 0,075 0,15 0,075
Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2
(mol): 0,025 0,025
Dung dịch B gồm: CaCl2 = 0,075 mol và Ca(OH)2 = 0,025 mol.
Ví dụ 2. Oxit cao nhất của một nguyên tố ứng với công thức RO3. Hợp chất của nó với hidro có 5,88% H về khối lượng. Xác định R.
Hướng dẫn:
Oxit cao nhất là RO3 → R thuộc nhóm VIA.
Hợp chất với hidro có dạng RH2.
xac-dinh-nguyen-to-thong-qua-nguyen-tu-khoi-1.PNG

Đó là nguyên tố lưu huỳnh (S).



 
Last edited:

Kayaba Akihiko

Cựu Mod Hóa
Thành viên
17 Tháng năm 2019
2,045
1,881
311
19
Bắc Giang
THCS Tân Dĩnh
1 số bài tập tự luyện
Bài 1: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố được sắp xếp theo nguyên tắc nào?
A. Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
B. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành 1 hàng.
C. Các nguyên tố có cùng số electron hoá trị trong nguyên tử được xếp thành 1 cột.
D. Cả A, B, C.

Bài 2: Chu kì là:
A. Dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều khối lượng nguyên tử tăng dần.
B. Dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều số khối tăng dần.
C. Dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân nguyên tử tăng dần.
D. Dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều số nơtron tăng dần.

Bài 3: Nhóm nguyên tố là:
A. Tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron giống nhau, được xếp ở cùng một cột.
B. Tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron gần giống nhau, do đó có tính chất hoá học giống nhau và được xếp thành một cột.
C. Tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính chất hoá học gần giống nhau và được xếp thành một cột.
D. Tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có tính chất hoá học giống nhau và được xếp cùng một cột.

Bài 4: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, số chu kì nhỏ và số chu kì lớn:
A. 3 và 3
B. 4 và 3
C. 4 và 4
D. 3 và 4

Bài 5: Trong bảng tuần hoàn, chu kỳ nhỏ là những chu kỳ nào sau đây?
A. 1
B. 2
C. 3
D. Cả 3 chu kỳ 1, 2, 3.

Bài 6: Nguyên tử các nguyên tố thuộc chu kỳ 3 có số lớp electron trong nguyên tử là:
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6.

Bài 7: Số nguyên tố thuộc chu kỳ 3 là
A. 8
B. 18
C. 32
D. 50

Bài 8: Nguyên tử các nguyên tố thuộc nhóm VA có số electron lớp ngoài cùng là:
A. 4
B. 3
C. 5
D. 1

Bài 9: Nguyên tử các nguyên tố thuộc nhóm IIIA có số electron độc thân là:
A. 3
B. 1
C. 2
D. 0

Bài 10: Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Chu kỳ gồm các nguyên tử có số lớp electron bằng nhau.
B. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố được xếp theo chiều tăng của khối lượng nguyên tử.
C. Các nguyên tử có số lớp electron bằng nhau xếp cùng một hàng.
D. Các nguyên tử có số electron hoá trị bằng nhau xếp cùng một cột.

Bài 11: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử Na (Z= 11) là
A. 1s22s22p63s2
B. 1s22s22p53s2
C. 1s22s22p43s1
D. 1s22s22p63s1

Bài 12: Một nguyên tố thuộc nhóm VIA, chu kỳ 3. Điện tích hạt nhân của nguyên tử nguyên tố đó là:
A. 13+
B. 14+
C. 15+
D. 16+

Bài 13: Nguyên tố Se (Z=34). Vị trí của Se là
A. Ô 34, chu kỳ 4, nhóm VIA.
B. Ô 34, chu kỳ 4, nhóm VIB
C. Ô 34, chu kỳ 4, nhóm VA.
D. Ô 34, chu kỳ 4, nhóm VB.

Bài 14: Cho cấu hình electron của Mn [Ar]3d54s2. Mn thuộc nguyên tố nào?
A. Nguyên tố s
B. Nguyên tố p
C. Nguyên tố d
D. Nguyên tố f

Bài 15: Trong một nhóm A, bán kính nguyên tử của các nguyên tố:
A. tăng theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
B. giảm theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
C. tăng theo chiều tăng của tính kim loại.
D. A và C đều đúng.

Bài 16: Nguyên tố ở chu kỳ 4, nhóm VIA có cấu hình electron hóa trị là
A. …4s24p6.
B. …4s24p4.
C. …5s25p5.
D. …5s25p4.

Bài 17: Cho nguyên tố có STT là 17, vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học là:
A. Ô số 17, chu kì 3, nhóm VIIA.
B. Ô số 17, chu kì 3, nhóm IA.
C. Ô số 17, chu kì 4, nhóm IIA.
D. Ô số 17, chu kì 3, nhóm IIA.

Bài 18: Cho nguyên tố có STT là 19 có bao nhiêu electron độc thân
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Bài 19: Nguyên tố R thuộc nhóm VIA. Công thức oxit cao nhất của R và công thức hợp chất với hiđro là
A. R2O5 và RH .
B. RO2 và RH4.
C. R2O7 và RH.
D. RO3 và RH2

Bài 20: Công thức chung của các oxit kim loại nhóm IA là
A. R2O.
B. RO2 .
C. RO.
D. R2O3

Bài 21: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về 3 nguyên tử :
70-cau-trac-nghiem-bang-tuan-hoan-cac-nguyen-to-hoa-hoc-co-ban-00.PNG

A. X và Z có cùng số khối
B. X,Z là 2 đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học
C. X,Y thuộc cùng một nguyên tố hóa học
D. X và Y có cùng số nơtron

Bài 22: Số proton và số nơtron có trong một nguyên tử nhôm
70-cau-trac-nghiem-bang-tuan-hoan-cac-nguyen-to-hoa-hoc-co-ban-01.PNG
lần lượt là
A. 13 và 14
B. 13 và 15
C. 12 và 14
D. 13 và 13

Bài 23: Cation R+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3p6. Vị trí của R trong bảng tuần hoàn là
A. Ô thứ 20, nhóm IIA, chu kỳ 4.
B. Ô thứ 19, nhóm IB, chu kỳ 4
C. Ô thứ 19, nhóm IA, chu kỳ 4.
D. Ô thứ 17, nhóm VIIA, chu kỳ 3

Bài 24: Cấu hình electron ở trạng thái cơ bản của nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron trong các phân lớp p là 8. Nguyên tố X là
A. O (Z=8)
B. Cl (Z=17)
C. Al (Z=13)
D. Si (Z=14)

Bài 25: Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của nguyên tố X có 4 electron ở lớp L ( lớp thứ 2). Số proton có trong nguyên tử X là
A. 7 B. 6
C. 8 D. 5

Bài 26: anion X2- có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p6. Nguyên tử nguyên tố X thuộc
A. Chu kỳ 3 nhóm VIA.
B. Chu kỳ 3 nhóm VIIIA.
C. Chu kỳ 4 nhóm IIA.
D. Chu kỳ 4 nhóm VIA.

Bài 27: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là 3s2. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là
A. 12. B. 13.
C. 11. D. 14.

Bài 28: Nguyên tố hóa học X có Z = 20, chu kì 4 nhóm IIA. Điều khẳng định nào sau đây là sai?
A. Số electron trên lớp vỏ là 20
B. Vỏ nguyên tử có 4 lớp electron và có 2 electron lớp ngoài cùng
C. Hạt nhân nguyên tử có 20 proton
D. Nguyên tố hóa học này là phi kim

Bài 29: Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có khuynh hướng nhường 1 electron trong các phản ứng hóa học?
A. Na ở ô 11 trong bảng tuần hoàn.
B. Mg ở ô 12 trong bảng tuần hoàn.
C. Al ở ô 13 trong bảng tuần hoàn.
D. Si ở ô 14 trong bảng tuần hoàn.

Bài 30: Số hiệu nguyên tử Z của các nguyên tố X, A, M, Q lần lượt là 6, 7, 20, 19. Nhận xét nào sau đây đúng ?
A. Cả 4 nguyên tố trên thuộc 1 chu kì.
B. M, Q thuộc chu kì 4.
C. A, M thuộc chu kì 3.
D. Q thuộc chu kì 3.

Bài 31: Theo quy luật biến đổi tính chất đơn chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn thì
A. phi kim mạnh nhất là iot.
B. kim loại mạnh nhất là liti.
C. phi kim mạnh nhất là flo.
D. kim loại yếu nhất là xesi.

Bài 32: Oxit cao nhất của 1 nguyên tố R ứng với công thức RO2. Nguyên tố R đó là
A. Magie.
B. Nitơ.
C. Cacbon.
D. Photpho.

Bài 33: Các nguyên tố xếp ở chu kì 6 có số lớp electron trong nguyên tử là:
A. 3
B. 5
C. 6
D. 7

Bài 34: Tìm câu sai trong các câu sau đây:
A. Bảng tuần hoàn gồm có các ô nguyên tố, các chu kì và các nhóm.
B. Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhận tăng dần.
C. Bảng tuần hoàn có 7 chu kì. Số thứ tự của chu kì bằng số phân lớp electron trong nguyên tử.
D. Trong 1 nhóm A theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử tăng dần

Bài 35: Nguyên tử X có phân lớp electron ngoài cùng là 3p4. Hãy xác định câu sai trong các câu sau khi nói về nguyên tử X
A. Lớp ngoài cùng của X có 6 electron
B. Hạt nhân nguyên tử X có 16 electron
C. Trong bảng tuần hoàn X nằm ở chu kì 3
D. X nằm ở nhóm VIA
P/s :Trắc nghiệm thì các bạn giải cả tự luận ra nhaa ^^( giải tóm lược ý kiểu của trắc nghiệm thôi nha ) chủ nhật tuần này mình sẽ chữa bài ~~
 
  • Like
Reactions: Tungtom

Kayaba Akihiko

Cựu Mod Hóa
Thành viên
17 Tháng năm 2019
2,045
1,881
311
19
Bắc Giang
THCS Tân Dĩnh
Bài 1: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố được sắp xếp theo nguyên tắc nào?
A. Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
B. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành 1 hàng.
C. Các nguyên tố có cùng số electron hoá trị trong nguyên tử được xếp thành 1 cột.
D. Cả A, B, C.

Bài 2: Chu kì là:
A. Dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều khối lượng nguyên tử tăng dần.
B. Dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều số khối tăng dần.
C. Dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân nguyên tử tăng dần.
D. Dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều số nơtron tăng dần.

Bài 3: Nhóm nguyên tố là:
A. Tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron giống nhau, được xếp ở cùng một cột.
B. Tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron gần giống nhau, do đó có tính chất hoá học giống nhau và được xếp thành một cột.
C. Tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính chất hoá học gần giống nhau và được xếp thành một cột.
D. Tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có tính chất hoá học giống nhau và được xếp cùng một cột.

Bài 4: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, số chu kì nhỏ và số chu kì lớn:
A. 3 và 3
B. 4 và 3
C. 4 và 4
D. 3 và 4

Bài 5: Trong bảng tuần hoàn, chu kỳ nhỏ là những chu kỳ nào sau đây?
A. 1
B. 2
C. 3
D. Cả 3 chu kỳ 1, 2, 3.

Bài 6: Nguyên tử các nguyên tố thuộc chu kỳ 3 có số lớp electron trong nguyên tử là:
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6.

Bài 7: Số nguyên tố thuộc chu kỳ 3 là
A. 8
B. 18
C. 32
D. 50
Giải thích:
Các chu kì 2,3 là chu kì nhỏ, có 8 nguyên tố trong 1 chu kì
Các chu kì 4,5,6 là các chu kì lớn, có 18 nguyên tố trong 1 chu kì.

Bài 8: Nguyên tử các nguyên tố thuộc nhóm VA có số electron lớp ngoài cùng là:
A. 4
B. 3
C. 5
D. 1

Bài 9: Nguyên tử các nguyên tố thuộc nhóm IIIA có số electron độc thân là:
A. 3
B. 1
C. 2
D. 0

Bài 10: Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Chu kỳ gồm các nguyên tử có số lớp electron bằng nhau.
B. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố được xếp theo chiều tăng của khối lượng nguyên tử.
C. Các nguyên tử có số lớp electron bằng nhau xếp cùng một hàng.
D. Các nguyên tử có số electron hoá trị bằng nhau xếp cùng một cột.
Giải thích: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

Bài 11: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử Na (Z= 11) là
A. 1s22s22p63s2
B. 1s22s22p53s2
C. 1s22s22p43s1
D. 1s22s22p63s1
Giải thích: Cấu hình electron của Na(Z=11): 1s22s22p63s1

Bài 12: Một nguyên tố thuộc nhóm VIA, chu kỳ 3. Điện tích hạt nhân của nguyên tử nguyên tố đó là:
A. 13+
B. 14+
C. 15+
D. 16+

Giải thích:
Nhóm VIA ⇒ có 6 electron lớp ngoài cùng
Chu kì 3 ⇒ có 3 lớp eletron
⇒ Cấu hình electrong: 1s22s22p63s2 p4 ⇒ Z=16

Bài 13: Nguyên tố Se (Z=34). Vị trí của Se là
A. Ô 34, chu kỳ 4, nhóm VIA.
B. Ô 34, chu kỳ 4, nhóm VIB
C. Ô 34, chu kỳ 4, nhóm VA.
D. Ô 34, chu kỳ 4, nhóm VB.

Giải thích:
34= 2+8+18+6 ⇒ cấu hình [...]3d104s24p6
⇒ Se thuộc chu kì 4, nhóm VIA

Bài 14: Cho cấu hình electron của Mn [Ar]3d54s2. Mn thuộc nguyên tố nào?
A. Nguyên tố s
B. Nguyên tố p
C. Nguyên tố d
D. Nguyên tố f

Giải thích:
Trật tự các mức năng lượng tăng dần theo trình tự sau:
1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p 6s 4f 5d 6p 7s 5f 6d
Do đó nguyên tử Mn có electron cuối cùng được điền vào phân lớp d nên là nguyên tố d.

Bài 15: Trong một nhóm A, bán kính nguyên tử của các nguyên tố:
A. tăng theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
B. giảm theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
C. tăng theo chiều tăng của tính kim loại.
D. A và C đều đúng.

Bài 16: Nguyên tố ở chu kỳ 4, nhóm VIA có cấu hình electron hóa trị là
A. …4s24p6.
B. …4s24p4.
C. …5s25p5.
D. …5s25p4.
Hiển thị đáp án

Giải thích: Chu kì 4: có 4 lớp electron, nhóm VIA : có 6eletron lớp ngoài cùng.

Bài 17: Cho nguyên tố có STT là 17, vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học là:
A. Ô số 17, chu kì 3, nhóm VIIA.
B. Ô số 17, chu kì 3, nhóm IA.
C. Ô số 17, chu kì 4, nhóm IIA.
D. Ô số 17, chu kì 3, nhóm IIA.

Giải thích:
17=2+8+7 ⇒ [...] 3s23p5
Có 3 lớp electron: thuộc chu kì 3, có 7 electron lớp ngoài cùng nên thuộc nhóm VIIA.

Bài 18: Cho nguyên tố có STT là 19 có bao nhiêu electron độc thân
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Giải thích: 19=2+8+8+1 ⇒ [...]4s1
Lưu ý khi Z > 20, phân lớp 3d xuất hiện có mức năng lượng lớn hơn 4s khi đó ở lớp 3 thay vì có 8electron sẽ có 18electron.

Bài 19: Nguyên tố R thuộc nhóm VIA. Công thức oxit cao nhất của R và công thức hợp chất với hiđro là
A. R2O5 và RH .
B. RO2 và RH4.
C. R2O7 và RH.
D. RO3 và RH2

Giải thích:
Hóa trị cao nhất với oxi là 6, hóa trị thấp nhất với hidro là 8-6=2.
⇒ Công thức: RO3 và RH2
Bài 20: Công thức chung của các oxit kim loại nhóm IA là
A. R2O.
B. RO2 .
C. RO.
D. R2O3

Bài 21: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về 3 nguyên tử :
70-cau-trac-nghiem-bang-tuan-hoan-cac-nguyen-to-hoa-hoc-co-ban-00.PNG

A. X và Z có cùng số khối
B. X,Z là 2 đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học
C. X,Y thuộc cùng một nguyên tố hóa học
D. X và Y có cùng số nơtron

Giải thích:
A đúng vì Ax = Az
B sai vì X và Z không có cùng số proton → không là 2 đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học
C sai vì X và Y không cùng điện tích hạt nhân → không thuộc cùng một nguyên tố hóa học
D vì X và Y khác nhau số nơtron
Bài 22: Số proton và số nơtron có trong một nguyên tử nhôm
70-cau-trac-nghiem-bang-tuan-hoan-cac-nguyen-to-hoa-hoc-co-ban-01.PNG
lần lượt là
A. 13 và 14
B. 13 và 15
C. 12 và 14
D. 13 và 13

Giải thích:
70-cau-trac-nghiem-bang-tuan-hoan-cac-nguyen-to-hoa-hoc-co-ban-02.PNG
→ p=13 , n=27-13=14
Bài 23: Cation R+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3p6. Vị trí của R trong bảng tuần hoàn là
A. Ô thứ 20, nhóm IIA, chu kỳ 4.
B. Ô thứ 19, nhóm IB, chu kỳ 4
C. Ô thứ 19, nhóm IA, chu kỳ 4.
D. Ô thứ 17, nhóm VIIA, chu kỳ 3

Giải thích:
Cấu hình electron của R+ : [...]3p6
⇒ Cấu hình electron của R: [...]3p64s1
Có 19electron: thuộc ô 19,
có 4 lớp electron: thuộc chu kì 4,
có 1 electron lớp ngoài cùng: nhóm IA.

Bài 24: Cấu hình electron ở trạng thái cơ bản của nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron trong các phân lớp p là 8. Nguyên tố X là
A. O (Z=8)
B. Cl (Z=17)
C. Al (Z=13)
D. Si (Z=14)

Giải thích:
Cấu hình electron ở trạng thái cơ bản của nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron trong các phân lớp p là 8
→ X có 6 electron ở phân lớp 2p và 2 electron ở phân lớp 3p
→ Cấu hình electron của X là 1s22s22p63s23p2
→ Z=14 → X là Si
Bài 25: Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của nguyên tố X có 4 electron ở lớp L ( lớp thứ 2). Số proton có trong nguyên tử X là
A. 7
B. 6
C. 8
D. 5

Giải thích:
Nguyên tử nguyên tố X có 4 electron ở lớp L
→ X có 2 electron ở phân lớp 2s và 2 electron ở phân lớp 2p
→ Cấu hình electron của X là 1s22s22p2 → Z=6
Bài 26: anion X2- có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p6. Nguyên tử nguyên tố X thuộc
A. Chu kỳ 3 nhóm VIA.
B. Chu kỳ 3 nhóm VIIIA.
C. Chu kỳ 4 nhóm IIA.
D. Chu kỳ 4 nhóm VIA.

Giải thích:
Cấu hình electron của X: 1s22s22p63s23p4
⇒ X thuộc chu kì 3, nhóm VIA

Bài 27: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là 3s2. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là
A. 12.
B. 13.
C. 11.
D. 14.

Giải thích:
Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là 3s2
Cấu hình e của X là: 1s22s22p63s2
X có 12 e nên có 12 p nên số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là 12.

Bài 28: Nguyên tố hóa học X có Z = 20, chu kì 4 nhóm IIA. Điều khẳng định nào sau đây là sai?
A. Số electron trên lớp vỏ là 20
B. Vỏ nguyên tử có 4 lớp electron và có 2 electron lớp ngoài cùng
C. Hạt nhân nguyên tử có 20 proton
D. Nguyên tố hóa học này là phi kim

Giải thích:
X thuộc nhóm IIA: có 2 e lớp ngoài cùng nên có tính kim loại
(Các nguyên tố có 1,2,3 e lớp ngoài cùng có xu hướng nhường e, có tính kim loại)

Bài 29: Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có khuynh hướng nhường 1 electron trong các phản ứng hóa học?
A. Na ở ô 11 trong bảng tuần hoàn.
B. Mg ở ô 12 trong bảng tuần hoàn.
C. Al ở ô 13 trong bảng tuần hoàn.
D. Si ở ô 14 trong bảng tuần hoàn.

Bài 30: Số hiệu nguyên tử Z của các nguyên tố X, A, M, Q lần lượt là 6, 7, 20, 19. Nhận xét nào sau đây đúng ?
A. Cả 4 nguyên tố trên thuộc 1 chu kì.
B. M, Q thuộc chu kì 4.
C. A, M thuộc chu kì 3.
D. Q thuộc chu kì 3.

Giải thích: Cấu hình e của X, A, M , Q lần lượt là: 1s22s22p2; 1s22s22p3; 1s22s22p63s23p64s2; 1s22s22p63s23p64s1

Bài 31: Theo quy luật biến đổi tính chất đơn chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn thì
A. phi kim mạnh nhất là iot.
B. kim loại mạnh nhất là liti.
C. phi kim mạnh nhất là flo.
D. kim loại yếu nhất là xesi.

Bài 32: Oxit cao nhất của 1 nguyên tố R ứng với công thức RO2. Nguyên tố R đó là
A. Magie.
B. Nitơ.
C. Cacbon.
D. Photpho.

Bài 33: Các nguyên tố xếp ở chu kì 6 có số lớp electron trong nguyên tử là:
A. 3
B. 5
C. 6
D. 7

Bài 34: Tìm câu sai trong các câu sau đây:
A. Bảng tuần hoàn gồm có các ô nguyên tố, các chu kì và các nhóm.
B. Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhận tăng dần.
C. Bảng tuần hoàn có 7 chu kì. Số thứ tự của chu kì bằng số phân lớp electron trong nguyên tử.
D. Trong 1 nhóm A theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử tăng dần

Bài 35: Nguyên tử X có phân lớp electron ngoài cùng là 3p4. Hãy xác định câu sai trong các câu sau khi nói về nguyên tử X
A. Lớp ngoài cùng của X có 6 electron
B. Hạt nhân nguyên tử X có 16 electron
C. Trong bảng tuần hoàn X nằm ở chu kì 3
D. X nằm ở nhóm VIA

Giải thích:
Cấu hình đầy đủ của X: 1s22s22p63s23p4
⇒ Có 16 electron, lớp ngoài cùng có 6 e, có 3 lớp e nên thuộc chu kì 3
B sai vì trong hạt nhân có hạt proton và notron không có electron.

#Đây là đáp án của 35 câu đầu, có câu nào thắc mắc thì các bạn cứ hỏi nha
 

Tư Âm Diệp Ẩn

Học sinh gương mẫu
HV CLB Hội họa
Hội viên CLB Ngôn từ
Thành viên
18 Tháng bảy 2018
1,872
2,037
326
20
Vĩnh Phúc
THPT Nguyễn Viết Xuân
Bài 1: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố được sắp xếp theo nguyên tắc nào?
A. Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
B. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành 1 hàng.
C. Các nguyên tố có cùng số electron hoá trị trong nguyên tử được xếp thành 1 cột.
D. Cả A, B, C.

Bài 2: Chu kì là:
A. Dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều khối lượng nguyên tử tăng dần.
B. Dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều số khối tăng dần.
C. Dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân nguyên tử tăng dần.
D. Dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều số nơtron tăng dần.

Bài 3: Nhóm nguyên tố là:
A. Tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron giống nhau, được xếp ở cùng một cột.
B. Tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron gần giống nhau, do đó có tính chất hoá học giống nhau và được xếp thành một cột.
C. Tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính chất hoá học gần giống nhau và được xếp thành một cột.
D. Tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có tính chất hoá học giống nhau và được xếp cùng một cột.

Bài 4: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, số chu kì nhỏ và số chu kì lớn:
A. 3 và 3
B. 4 và 3
C. 4 và 4
D. 3 và 4

Bài 5: Trong bảng tuần hoàn, chu kỳ nhỏ là những chu kỳ nào sau đây?
A. 1
B. 2
C. 3
D. Cả 3 chu kỳ 1, 2, 3.

Bài 6: Nguyên tử các nguyên tố thuộc chu kỳ 3 có số lớp electron trong nguyên tử là:
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6.

Bài 7: Số nguyên tố thuộc chu kỳ 3 là
A. 8
B. 18
C. 32
D. 50
Giải thích:
Các chu kì 2,3 là chu kì nhỏ, có 8 nguyên tố trong 1 chu kì
Các chu kì 4,5,6 là các chu kì lớn, có 18 nguyên tố trong 1 chu kì.

Bài 8: Nguyên tử các nguyên tố thuộc nhóm VA có số electron lớp ngoài cùng là:
A. 4
B. 3
C. 5
D. 1

Bài 9: Nguyên tử các nguyên tố thuộc nhóm IIIA có số electron độc thân là:
A. 3
B. 1
C. 2
D. 0

Bài 10: Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Chu kỳ gồm các nguyên tử có số lớp electron bằng nhau.
B. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố được xếp theo chiều tăng của khối lượng nguyên tử.
C. Các nguyên tử có số lớp electron bằng nhau xếp cùng một hàng.
D. Các nguyên tử có số electron hoá trị bằng nhau xếp cùng một cột.
Giải thích: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

Bài 11: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử Na (Z= 11) là
A. 1s22s22p63s2
B. 1s22s22p53s2
C. 1s22s22p43s1
D. 1s22s22p63s1
Giải thích: Cấu hình electron của Na(Z=11): 1s22s22p63s1

Bài 12: Một nguyên tố thuộc nhóm VIA, chu kỳ 3. Điện tích hạt nhân của nguyên tử nguyên tố đó là:
A. 13+
B. 14+
C. 15+
D. 16+

Giải thích:
Nhóm VIA ⇒ có 6 electron lớp ngoài cùng
Chu kì 3 ⇒ có 3 lớp eletron
⇒ Cấu hình electrong: 1s22s22p63s2 p4 ⇒ Z=16

Bài 13: Nguyên tố Se (Z=34). Vị trí của Se là
A. Ô 34, chu kỳ 4, nhóm VIA.
B. Ô 34, chu kỳ 4, nhóm VIB
C. Ô 34, chu kỳ 4, nhóm VA.
D. Ô 34, chu kỳ 4, nhóm VB.

Giải thích:
34= 2+8+18+6 ⇒ cấu hình [...]3d104s24p6
⇒ Se thuộc chu kì 4, nhóm VIA

Bài 14: Cho cấu hình electron của Mn [Ar]3d54s2. Mn thuộc nguyên tố nào?
A. Nguyên tố s
B. Nguyên tố p
C. Nguyên tố d
D. Nguyên tố f

Giải thích:
Trật tự các mức năng lượng tăng dần theo trình tự sau:
1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p 6s 4f 5d 6p 7s 5f 6d
Do đó nguyên tử Mn có electron cuối cùng được điền vào phân lớp d nên là nguyên tố d.

Bài 15: Trong một nhóm A, bán kính nguyên tử của các nguyên tố:
A. tăng theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
B. giảm theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
C. tăng theo chiều tăng của tính kim loại.
D. A và C đều đúng.

Bài 16: Nguyên tố ở chu kỳ 4, nhóm VIA có cấu hình electron hóa trị là
A. …4s24p6.
B. …4s24p4.
C. …5s25p5.
D. …5s25p4.
Hiển thị đáp án

Giải thích: Chu kì 4: có 4 lớp electron, nhóm VIA : có 6eletron lớp ngoài cùng.

Bài 17: Cho nguyên tố có STT là 17, vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học là:
A. Ô số 17, chu kì 3, nhóm VIIA.
B. Ô số 17, chu kì 3, nhóm IA.
C. Ô số 17, chu kì 4, nhóm IIA.
D. Ô số 17, chu kì 3, nhóm IIA.

Giải thích:
17=2+8+7 ⇒ [...] 3s23p5
Có 3 lớp electron: thuộc chu kì 3, có 7 electron lớp ngoài cùng nên thuộc nhóm VIIA.

Bài 18: Cho nguyên tố có STT là 19 có bao nhiêu electron độc thân
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Giải thích: 19=2+8+8+1 ⇒ [...]4s1
Lưu ý khi Z > 20, phân lớp 3d xuất hiện có mức năng lượng lớn hơn 4s khi đó ở lớp 3 thay vì có 8electron sẽ có 18electron.

Bài 19: Nguyên tố R thuộc nhóm VIA. Công thức oxit cao nhất của R và công thức hợp chất với hiđro là
A. R2O5 và RH .
B. RO2 và RH4.
C. R2O7 và RH.
D. RO3 và RH2

Giải thích:
Hóa trị cao nhất với oxi là 6, hóa trị thấp nhất với hidro là 8-6=2.
⇒ Công thức: RO3 và RH2
Bài 20: Công thức chung của các oxit kim loại nhóm IA là
A. R2O.
B. RO2 .
C. RO.
D. R2O3

Bài 21: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về 3 nguyên tử :
70-cau-trac-nghiem-bang-tuan-hoan-cac-nguyen-to-hoa-hoc-co-ban-00.PNG

A. X và Z có cùng số khối
B. X,Z là 2 đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học
C. X,Y thuộc cùng một nguyên tố hóa học
D. X và Y có cùng số nơtron

Giải thích:
A đúng vì Ax = Az
B sai vì X và Z không có cùng số proton → không là 2 đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học
C sai vì X và Y không cùng điện tích hạt nhân → không thuộc cùng một nguyên tố hóa học
D vì X và Y khác nhau số nơtron
Bài 22: Số proton và số nơtron có trong một nguyên tử nhôm
70-cau-trac-nghiem-bang-tuan-hoan-cac-nguyen-to-hoa-hoc-co-ban-01.PNG
lần lượt là
A. 13 và 14
B. 13 và 15
C. 12 và 14
D. 13 và 13

Giải thích:
70-cau-trac-nghiem-bang-tuan-hoan-cac-nguyen-to-hoa-hoc-co-ban-02.PNG
→ p=13 , n=27-13=14
Bài 23: Cation R+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3p6. Vị trí của R trong bảng tuần hoàn là
A. Ô thứ 20, nhóm IIA, chu kỳ 4.
B. Ô thứ 19, nhóm IB, chu kỳ 4
C. Ô thứ 19, nhóm IA, chu kỳ 4.
D. Ô thứ 17, nhóm VIIA, chu kỳ 3

Giải thích:
Cấu hình electron của R+ : [...]3p6
⇒ Cấu hình electron của R: [...]3p64s1
Có 19electron: thuộc ô 19,
có 4 lớp electron: thuộc chu kì 4,
có 1 electron lớp ngoài cùng: nhóm IA.

Bài 24: Cấu hình electron ở trạng thái cơ bản của nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron trong các phân lớp p là 8. Nguyên tố X là
A. O (Z=8)
B. Cl (Z=17)
C. Al (Z=13)
D. Si (Z=14)

Giải thích:
Cấu hình electron ở trạng thái cơ bản của nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron trong các phân lớp p là 8
→ X có 6 electron ở phân lớp 2p và 2 electron ở phân lớp 3p
→ Cấu hình electron của X là 1s22s22p63s23p2
→ Z=14 → X là Si
Bài 25: Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của nguyên tố X có 4 electron ở lớp L ( lớp thứ 2). Số proton có trong nguyên tử X là
A. 7
B. 6
C. 8
D. 5

Giải thích:
Nguyên tử nguyên tố X có 4 electron ở lớp L
→ X có 2 electron ở phân lớp 2s và 2 electron ở phân lớp 2p
→ Cấu hình electron của X là 1s22s22p2 → Z=6
Bài 26: anion X2- có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p6. Nguyên tử nguyên tố X thuộc
A. Chu kỳ 3 nhóm VIA.
B. Chu kỳ 3 nhóm VIIIA.
C. Chu kỳ 4 nhóm IIA.
D. Chu kỳ 4 nhóm VIA.

Giải thích:
Cấu hình electron của X: 1s22s22p63s23p4
⇒ X thuộc chu kì 3, nhóm VIA

Bài 27: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là 3s2. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là
A. 12.
B. 13.
C. 11.
D. 14.

Giải thích:
Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là 3s2
Cấu hình e của X là: 1s22s22p63s2
X có 12 e nên có 12 p nên số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là 12.

Bài 28: Nguyên tố hóa học X có Z = 20, chu kì 4 nhóm IIA. Điều khẳng định nào sau đây là sai?
A. Số electron trên lớp vỏ là 20
B. Vỏ nguyên tử có 4 lớp electron và có 2 electron lớp ngoài cùng
C. Hạt nhân nguyên tử có 20 proton
D. Nguyên tố hóa học này là phi kim

Giải thích:
X thuộc nhóm IIA: có 2 e lớp ngoài cùng nên có tính kim loại
(Các nguyên tố có 1,2,3 e lớp ngoài cùng có xu hướng nhường e, có tính kim loại)

Bài 29: Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có khuynh hướng nhường 1 electron trong các phản ứng hóa học?
A. Na ở ô 11 trong bảng tuần hoàn.
B. Mg ở ô 12 trong bảng tuần hoàn.
C. Al ở ô 13 trong bảng tuần hoàn.
D. Si ở ô 14 trong bảng tuần hoàn.

Bài 30: Số hiệu nguyên tử Z của các nguyên tố X, A, M, Q lần lượt là 6, 7, 20, 19. Nhận xét nào sau đây đúng ?
A. Cả 4 nguyên tố trên thuộc 1 chu kì.
B. M, Q thuộc chu kì 4.
C. A, M thuộc chu kì 3.
D. Q thuộc chu kì 3.

Giải thích: Cấu hình e của X, A, M , Q lần lượt là: 1s22s22p2; 1s22s22p3; 1s22s22p63s23p64s2; 1s22s22p63s23p64s1

Bài 31: Theo quy luật biến đổi tính chất đơn chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn thì
A. phi kim mạnh nhất là iot.
B. kim loại mạnh nhất là liti.
C. phi kim mạnh nhất là flo.
D. kim loại yếu nhất là xesi.

Bài 32: Oxit cao nhất của 1 nguyên tố R ứng với công thức RO2. Nguyên tố R đó là
A. Magie.
B. Nitơ.
C. Cacbon.
D. Photpho.

Bài 33: Các nguyên tố xếp ở chu kì 6 có số lớp electron trong nguyên tử là:
A. 3
B. 5
C. 6
D. 7

Bài 34: Tìm câu sai trong các câu sau đây:
A. Bảng tuần hoàn gồm có các ô nguyên tố, các chu kì và các nhóm.
B. Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhận tăng dần.
C. Bảng tuần hoàn có 7 chu kì. Số thứ tự của chu kì bằng số phân lớp electron trong nguyên tử.
D. Trong 1 nhóm A theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử tăng dần

Bài 35: Nguyên tử X có phân lớp electron ngoài cùng là 3p4. Hãy xác định câu sai trong các câu sau khi nói về nguyên tử X
A. Lớp ngoài cùng của X có 6 electron
B. Hạt nhân nguyên tử X có 16 electron
C. Trong bảng tuần hoàn X nằm ở chu kì 3
D. X nằm ở nhóm VIA

Giải thích:
Cấu hình đầy đủ của X: 1s22s22p63s23p4
⇒ Có 16 electron, lớp ngoài cùng có 6 e, có 3 lớp e nên thuộc chu kì 3
B sai vì trong hạt nhân có hạt proton và notron không có electron.

#Đây là đáp án của 35 câu đầu, có câu nào thắc mắc thì các bạn cứ hỏi nha
Đang tính làm mà bạn lại đăng đáp án rồi >.<, cứ tưởng chủ nhật mới chữa cơ.
Hôm nay có đăng bài không ak?
#Mai sẽ có 35 câu tiếp bạn nhé ^^ , hôm nay dành cho các bạn xem lại lỗi ~~
 
Last edited by a moderator:

Kayaba Akihiko

Cựu Mod Hóa
Thành viên
17 Tháng năm 2019
2,045
1,881
311
19
Bắc Giang
THCS Tân Dĩnh
Câu 1: Để sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, người ta dựa vào
A. số proton trong hạt nhân và bán kính nguyên tử.
B. khối lượng nguyên tử và số electron trong nguyên tử.
C. số khối và số electron hóa trị.
D. số điện tích hạt nhân và cấu hình electron nguyên tử.

Câu 2: Một nguyên tố Q có cấu hình electron nguyên tử như sau:
[Xe]4f145d106s26p2.
Có các phát biểu sau về nguyên tố Q:
(1) Q thuộc chu kì lớn của bảng tuần hoàn.
(2) Q là nguyên tố thuộc nhóm A.
(3) Q là phi kim.
(4) Oxit cao nhất của Q có công thức hóa học QO2.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 3: Có những tính chất sau đây của nguyên tố:
(1) Tính kim loại – phi kim;
(2) Độ âm điện;
(3) Khối lượng nguyên tử;
(4) Cấu hình electron nguyên tử;
(5) Nhiệt độ sôi của các đơn chất;
(6) Tính axit – bazơ của hợp chất hidroxit;
(7) Hóa trị của nguyên tố trong hợp chất với oxi.
Trong các tính chất trên, số tính chất biến đổi tuần hoàn trong một chu kì là
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6

Câu 4: Có những tính chất sau đây của nguyên tố:
(1) Hóa trị của nguyên tố trong hợp chất với oxi;
(2) Bán kính nguyên tử;
(3) Tính kim loại – phi kim;
(4) Tính axit – bazơ của hợp chất hidroxit.
Trong các tính chất trên, số tính chất biến đổi tuần hoàn trong một nhóm A là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 5: Một nguyên tố X thuộc chu kì 3 có số electron s bằng số electron p. X ở cùng nhóm với nguyên tố nào sau đây?
A. 30Q B. 38R C. 19T D. 14Y

Câu 6: Cho các ion sau: O2-, Mg2+, Fe2+, Zn2+, Se2-, Br¯. Ion có đặc điểm khác với các ion còn lại là
A. Mg2+ B. Fe2+ C. Zn2+ D. Br¯

Câu 7: Một nguyên tố X đứng ở ô số 16 của bảng tuần hoàn. Ion nào sau đây sinh ra từ X có cấu hình electron của khí hiếm?
A. X4+ B. X2+ C. X4- D. X2-

Câu 8: Oxit của A có công thức hóa học AxOy là hợp chất khí, trong đó oxi chiếm 69,57% về khối lượng. Biết rằng 5,6 lít khí này ở đktc có khối lượng là 11,5 gam. Cho các phát biểu sau:
(1) Nguyên tố A thuộc chu kì 2 của bảng tuần hoàn.
(2) A là phi kim.
(3) A có độ âm điện lớn hơn oxi.
(4) Bán kính nguyên tử của A nhỏ hơn P.
(5) Hợp chất AxOy ở trên là oxit ứng với hóa trị cao nhất của A.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 9: Cho 10,8 gam hỗn hợp hai kim loại thuộc nhóm IIA, thuộc hai chu kì liên tiếp, tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được 7,84 lít khí (đktc). Kim loại có nguyên tử khối nhỏ hơn là
A. Be B. Mg C. Ca D. Sr

Câu 10: Có hai nguyên tố X, Y thuộc cùng một nhóm và ở hai chu kì liên tiếp, tổng số điện tích hạt nhân của X và Y là 58. Biết rằng ZX < ZY. X là
A. 25Mn B. 33As C. 13Al D. 20Ca

Câu 11: Oxit ứng với hóa trị cao nhất của nguyên tố R có công thức R2O5. Trong hợp chất của nó với hidro, R chiếm 82,35% về khối lượng. R là nguyên tố
A. N B. P C. Na D. Mg

Câu 12: Cho 6,08 gam hỗn hợp gồm hai hidroxit của hai kim loại kiềm (thuộc hai chu kì kế tiếp nhau) tác dụng với một lượng dư HCl thu được 8,3 gam muối khan. Thành phần phần tram về khối lượng của hidroxit có khối lượng phân tử nhỏ hơn là
A. 73,68% B. 52,63% C. 36,84% D. 26,32%

Câu 13: Cho 1,9 gam hỗn hợp muối cacbonat và hiđrocacbonat của kim loại kiềm M tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), sinh ra 0,448 lít khí (ở đktc). Kim loại M là:
A. K B.Rb
C. Na D. Li

Câu 14: A và B là hai nguyên tố ở cùng một nhóm và thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử của A và B bằng 32. Cấu hình electron của A và B lần lượt là:
A. 1s22s22p63s2 và 1s22s22p63s23p64s2
B. 1s22s22p63s2 và 1s22s22p63s23p63d2
C. 1s22s22p63s23p2 và 1s22s22p63s23p6
D. 1s22s22p6 và 1s22s22p63s23p63d4

Câu 15: Nguyên tố R ở chu kì 3, nhóm VA trong bảng tuần hoàn. Trong oxit cao nhất của R thì R chiếm 43,66% khối lượng. Số hạt nơtron trong nguyên tử R là:
A. 15 B. 31
C. 16 D. 7
 
  • Like
Reactions: Dio Chemistry

Tư Âm Diệp Ẩn

Học sinh gương mẫu
HV CLB Hội họa
Hội viên CLB Ngôn từ
Thành viên
18 Tháng bảy 2018
1,872
2,037
326
20
Vĩnh Phúc
THPT Nguyễn Viết Xuân
Câu 1: Để sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, người ta dựa vào
A. số proton trong hạt nhân và bán kính nguyên tử.
B. khối lượng nguyên tử và số electron trong nguyên tử.
C. số khối và số electron hóa trị.
D. số điện tích hạt nhân và cấu hình electron nguyên tử.

Câu 2: Một nguyên tố Q có cấu hình electron nguyên tử như sau:
[Xe]4f145d106s26p2.
Có các phát biểu sau về nguyên tố Q:
(1) Q thuộc chu kì lớn của bảng tuần hoàn.
(2) Q là nguyên tố thuộc nhóm A.
(3) Q là phi kim.
(4) Oxit cao nhất của Q có công thức hóa học QO2.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 3: Có những tính chất sau đây của nguyên tố:
(1) Tính kim loại – phi kim;
(2) Độ âm điện;
(3) Khối lượng nguyên tử;
(4) Cấu hình electron nguyên tử;
(5) Nhiệt độ sôi của các đơn chất;
(6) Tính axit – bazơ của hợp chất hidroxit;
(7) Hóa trị của nguyên tố trong hợp chất với oxi.
Trong các tính chất trên, số tính chất biến đổi tuần hoàn trong một chu kì là
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6

Câu 4: Có những tính chất sau đây của nguyên tố:
(1) Hóa trị của nguyên tố trong hợp chất với oxi;
(2) Bán kính nguyên tử;
(3) Tính kim loại – phi kim;
(4) Tính axit – bazơ của hợp chất hidroxit.
Trong các tính chất trên, số tính chất biến đổi tuần hoàn trong một nhóm A là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 5: Một nguyên tố X thuộc chu kì 3 có số electron s bằng số electron p. X ở cùng nhóm với nguyên tố nào sau đây?
A. 30Q B. 38R C. 19T D. 14Y

Câu 6: Cho các ion sau: O2-, Mg2+, Fe2+, Zn2+, Se2-, Br¯. Ion có đặc điểm khác với các ion còn lại là
A. Mg2+ B. Fe2+ C. Zn2+ D. Br¯

Câu 7: Một nguyên tố X đứng ở ô số 16 của bảng tuần hoàn. Ion nào sau đây sinh ra từ X có cấu hình electron của khí hiếm?
A. X4+ B. X2+ C. X4- D. X2-


Câu 8: Oxit của A có công thức hóa học AxOy là hợp chất khí, trong đó oxi chiếm 69,57% về khối lượng. Biết rằng 5,6 lít khí này ở đktc có khối lượng là 11,5 gam. Cho các phát biểu sau:
(1) Nguyên tố A thuộc chu kì 2 của bảng tuần hoàn.
(2) A là phi kim.
(3) A có độ âm điện lớn hơn oxi.
(4) Bán kính nguyên tử của A nhỏ hơn P.
(5) Hợp chất AxOy ở trên là oxit ứng với hóa trị cao nhất của A.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 9: Cho 10,8 gam hỗn hợp hai kim loại thuộc nhóm IIA, thuộc hai chu kì liên tiếp, tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được 7,84 lít khí (đktc). Kim loại có nguyên tử khối nhỏ hơn là
A. Be B. Mg C. Ca D. Sr

Câu 10: Có hai nguyên tố X, Y thuộc cùng một nhóm và ở hai chu kì liên tiếp, tổng số điện tích hạt nhân của X và Y là 58. Biết rằng ZX < ZY. X là
A. 25Mn B. 33As C. 13Al D. 20Ca

Câu 11: Oxit ứng với hóa trị cao nhất của nguyên tố R có công thức R2O5. Trong hợp chất của nó với hidro, R chiếm 82,35% về khối lượng. R là nguyên tố
A. N B. P C. Na D. Mg

Câu 12: Cho 6,08 gam hỗn hợp gồm hai hidroxit của hai kim loại kiềm (thuộc hai chu kì kế tiếp nhau) tác dụng với một lượng dư HCl thu được 8,3 gam muối khan. Thành phần phần tram về khối lượng của hidroxit có khối lượng phân tử nhỏ hơn là
A. 73,68% B. 52,63% C. 36,84% D. 26,32%

Câu 13: Cho 1,9 gam hỗn hợp muối cacbonat và hiđrocacbonat của kim loại kiềm M tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), sinh ra 0,448 lít khí (ở đktc). Kim loại M là:
A. K B.Rb
C. Na D. Li

Câu 14: A và B là hai nguyên tố ở cùng một nhóm và thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử của A và B bằng 32. Cấu hình electron của A và B lần lượt là:
A. 1s22s22p63s2 và 1s22s22p63s23p64s2
B. 1s22s22p63s2 và 1s22s22p63s23p63d2
C. 1s22s22p63s23p2 và 1s22s22p63s23p6
D. 1s22s22p6 và 1s22s22p63s23p63d4
Câu này có ở trên nha :D

Câu 15: Nguyên tố R ở chu kì 3, nhóm VA trong bảng tuần hoàn. Trong oxit cao nhất của R thì R chiếm 43,66% khối lượng. Số hạt nơtron trong nguyên tử R là:
A. 15 B. 31
C. 16 D. 7
R nhóm VA => CT cao nhất với oxi là R2O5
=> 2R : (5.16) = 43.66 : (100-43.66) => R = 31
Lại có: R chu kì 3, nhóm VA => cấu hình: [tex]1s^22s^22p^63s^23p^3=>p=15[/tex]
Vậy n = 31-15 = 16
P/s: Phần này mình còn lơ mơ lắm >.<
 
  • Like
Reactions: Kayaba Akihiko

Kayaba Akihiko

Cựu Mod Hóa
Thành viên
17 Tháng năm 2019
2,045
1,881
311
19
Bắc Giang
THCS Tân Dĩnh
Đáp án :
1.D
2.C
3.C
Các tính chất 1, 2, 4, 6, 7 biến đổi tuần hoàn trong một chu kì.
4.C
Các tính chất 1, 3, 4 biến đổi tuần hoàn trong một nhóm.
5.B
Nguyên tố X ở chu kì 3 có số electron s bằng số electron p.
X có 6 electron s và 6 electron p.
Vậy cấu hình electron của X là 1s22s22p63s2
⇒ X ở trong nhóm IIA, cùng nhóm với 38R .
6.B
Ion Fe2+ có cấu hình electron 1s22s22p63s23p63d6, có phân lớp electron ngoài cùng chưa bão hòa. Tất cả cá ion còn lại đều có các phân lớp electron đã bão hòa.
7.D
8.C
Hợp AxOY là NO2. Các phát biểu 1, 2, 4 đúng.
9.B
10.D
11.B
12.A
13.C
Công thức muối cacbonat và hiđrocacbonat của kim loại kiềm M là M2CO3 và MHCO3.
Phương trình phản ứng hóa học :
M2CO3 + 2HCl → 2MCl + CO2 + H2O
MHCO3 + HCl → MCl + CO2 + H2O
Theo các phản ứng ta thấy: Tổng số mol hỗn hợp muối = số mol của CO2 = 0,02 mol.
Gọi khối lượng mol trung bình của hai muối là M,
ta có: M + 61 < M < 2M + 60 (*)
Mặt khác M = 1,9/0,02 = 95 (**)
Kết hợp giữa (*) và (**) ⇒ 17,5 < M < 34 ⇒ Kim loại M là Na.
14.A
A và B là hai nguyên tố ở cùng một phân nhóm và thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn nên số thứ tự của chúng hơn kém nhau 8 hoặc 18 đơn vị (đúng bằng số nguyên tố trong một chu kỳ).
Theo bài ra, tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử của A và B bằng 32 nên ZA+ ZB = 32.
• Trường hợp 1: ZB - ZA = 8. Ta tìm được ZA = 12; ZB = 20.
Cấu hình electron :
A: 1s22s22p63s2 (chu kỳ 3, nhóm IIA).
và B: 1s22s22p63s23p64s2 (chu kỳ 4, nhóm IIA).
Ion A2+: 1s22s22p6 và B2+: 1s22s22p63s23p6.
• Trường hợp 2: ZB - ZA = 18. Ta tìm được ZA = 7; ZB = 25.
Cấu hình electron :
A: 1s22s22p3 (chu kỳ 2, nhóm VA).
và B: 1s22s22p63s23p63d54s2 (chu kỳ 4, nhóm VIIB).
Trường hợp này A, B không cùng nhóm nên không thỏa mãn.
15.C
R nằm ở chu kỳ 3 nên lớp electron ngoài cùng là lớp thứ 3. Mặt khác, R thuộc phân nhóm chính nhóm VA nên nguyên tử R có 5 electron ở lớp ngoài cùng. Vậy cấu hình lớp electron ngoài cùng của R là 3s23p3.
Cấu hình electron của R là 1s22s22p63s23p3
R thuộc nhóm V nên hóa trị cao nhất của R trong oxit là V. Công thức oxit là R2O5.
Theo giả thiết: %R = 43,66% nên
bai-11-luyen-tap-bang-tuan-hoan-su-bien-doi-tuan-hoan-cau-hinh-electron-nguyen-tu-va-tinh-chat-cua-cac-nguyen-to-hoa-hoc-1.PNG
⇒ R = 31 (photpho).
Tổng số hạt electron = tổng số hạt proton = 15 (dựa vào cấu hình electron).
Tổng số hạt nơtron = 31 -15 = 16.
 
Top Bottom