- 13 Tháng hai 2018
- 2,356
- 6,278
- 616
- 21
- Hà Nội
- Trường THPT Hoài Đức A
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Hello các mem 2k5
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa sẽ diễn ra kì thi tuyển sinh vào 10.
Các bạn đã ôn tập gì để chuẩn bị cho kì thi quan trọng đó chưa? Các bạn muốn ôn tập, trau dồi thêm kiến thức hay luyện đề để vững vàng hơn khi bước chân vào phòng thi? Và đây sẽ là topic giúp các bạn điều ấy
Mình sẽ tóm tắt lại cấu trúc đề thi và cách làm trước nha
Đề gồm 2 phần: Đọc hiểu và làm văn
Chia làm phần I và phần II: mỗi phần sẽ có 1 văn bản, có thể nằm trong chương trình ngữ văn 9 hoặc không (nhưng vì năm nay chương trình học bị giảm tải, việc học chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 mình nghĩ rằng đề sẽ chỉ ra vào các văn bản đã học thôi)
Phần đọc hiểu
Có các câu từ 1 đến 4 câu hỏi ở phần này
1. Đưa ra đoạn trích, nêu hiểu biết về tác giả, tác phẩm, nhan đề
Các tác phẩm trong chương trình ngữ văn 9
- Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ
- Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh - Phạm Đình Hổ
- Hoàng Lê nhất thống chí (Hồi thứ 14) – Ngô gia văn phái
- Chị em Thúy Kiều - Nguyễn Du
- Cảnh ngày xuân - Nguyễn Du
- Kiều ở lầu Ngưng Bích - Nguyễn Du
- Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga - Nguyễn Đình Chiểu
- Đồng chí – Chính Hữu
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật
- Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận
- Phong cách Hồ Chí Minh – Lê Anh Trà
- Bếp lửa - Bằng Việt
- Làng – Kim Lân
- Lặng lẽ Sapa - Nguyễn Thành Long
- Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng
- Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải
- Viếng lăng Bác - Viễn Phương
- Nói với con – Y Phương
- Sang thu - Hữu Thỉnh
- Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê
- Bến quê - Nguyễn Minh Châu
- Mây và sóng – Ta-go
- Con chó Bấc
- Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của Laphongten
2. Chép tiếp câu thơ, nêu nội dung của đoạn trích
3. Nêu hình ảnh độc đáo, giải thích
4. Tìm và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ
[TBODY]
[/TBODY]6. Các tác phẩm có cùng chủ đề, đề tài
7. Các câu hỏi xoay quanh đoạn trích......
8. Các phép liên kết câu, liên kết đoạn
- Liên kết nội dung
+ Liên kết chủ đề
+ Liên kết logic
- Liên kết hình thức
+ Phép lặp
+ Phép nối
+ Phép thế
+ Đồng nghĩa, trái nghĩa
Phần II: Làm văn
Các dạng đề thường gặp
*) Nghị luận văn học
- Nghị luận về một đoạn trích, tác phẩm
- Nghị luận về một nhân vật
- Qua việc phân tích một tác phẩm, nhân vật, nêu suy nghĩ về một vấn đề xã hội
*) Nghị luận xã hội
- Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
- Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
Phần này các bạn hãy vào đây và tham khảo dàn ý chung nha
https://diendan.hocmai.vn/threads/so-do-tu-duy-phuong-phap-lam-van-nghi-luan.747717/
Những ngày tiếp theo mình sẽ đăng các đề thi thử để mọi người tham khảo nhé, sau đó mới up đáp án. Các bạn nếu muốn cũng có thể làm và đăng tại chính topic này để được nhận xét và góp ý
Tag nè @Mart Hugon , @Lê Uyên Nhii , @Lemon candy , @hoa du , @chocolate cakes , @Bminh_08
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa sẽ diễn ra kì thi tuyển sinh vào 10.
Các bạn đã ôn tập gì để chuẩn bị cho kì thi quan trọng đó chưa? Các bạn muốn ôn tập, trau dồi thêm kiến thức hay luyện đề để vững vàng hơn khi bước chân vào phòng thi? Và đây sẽ là topic giúp các bạn điều ấy
Mình sẽ tóm tắt lại cấu trúc đề thi và cách làm trước nha
Đề gồm 2 phần: Đọc hiểu và làm văn
Chia làm phần I và phần II: mỗi phần sẽ có 1 văn bản, có thể nằm trong chương trình ngữ văn 9 hoặc không (nhưng vì năm nay chương trình học bị giảm tải, việc học chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 mình nghĩ rằng đề sẽ chỉ ra vào các văn bản đã học thôi)
Phần đọc hiểu
Có các câu từ 1 đến 4 câu hỏi ở phần này
1. Đưa ra đoạn trích, nêu hiểu biết về tác giả, tác phẩm, nhan đề
Các tác phẩm trong chương trình ngữ văn 9
- Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ
- Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh - Phạm Đình Hổ
- Hoàng Lê nhất thống chí (Hồi thứ 14) – Ngô gia văn phái
- Chị em Thúy Kiều - Nguyễn Du
- Cảnh ngày xuân - Nguyễn Du
- Kiều ở lầu Ngưng Bích - Nguyễn Du
- Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga - Nguyễn Đình Chiểu
- Đồng chí – Chính Hữu
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật
- Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận
- Phong cách Hồ Chí Minh – Lê Anh Trà
- Bếp lửa - Bằng Việt
- Làng – Kim Lân
- Lặng lẽ Sapa - Nguyễn Thành Long
- Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng
- Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải
- Viếng lăng Bác - Viễn Phương
- Nói với con – Y Phương
- Sang thu - Hữu Thỉnh
- Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê
- Bến quê - Nguyễn Minh Châu
- Mây và sóng – Ta-go
- Con chó Bấc
- Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của Laphongten
2. Chép tiếp câu thơ, nêu nội dung của đoạn trích
3. Nêu hình ảnh độc đáo, giải thích
4. Tìm và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ
Tên bptt | Cách nhận biết | Tác dụng |
1. Nhân hoá | Sử dụng các từ chỉ hoạt động hay tên gọi của con người để chỉ sự vật không phải con người | + làm nổi bật hình ảnh sự vật, sự việc + làm cho sự vật, đồ vật, cây cối trở nên gần gũi, sinh động, thân thiết với con người hơn |
2. So sánh | Nhận biết biện pháp so sánh khi có các từ như: là, như, bao nhiêu…bấy nhiêu. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp từ ngữ so sánh bị ẩn đi | + tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự vật được nhắc tới + khiến cho câu văn thêm phần sinh động, gây hứng thú với người đọc |
3. Liệt kê | Nhiều từ hay cụm từ sắp xếp liền nhau, có ý bổ sung cho nhau | + nhấn mạnh sự việc được nhắc đến trong câu + diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn các khía cạnh của vấn đề |
4. Điệp ngữ | Sử dụng từ ngữ được lặp đi lặp lại nhiều lần trong đoạn văn, đoạn thơ để tạo nhịp điệu, nhấn mạnh một điều gì đó (khác với lỗi lặo từ) | + nhấn mạnh ý nghĩa biểu đạt, tạo ấn tượng + tạo vần, âm điệu cho câu thơ/ câu văn |
5. Đảo ngữ | Trật tự trong câu bị đảo lộn, theo cấu trúc bình thường sẽ là: chủ ngữ+ động từ, tính từ,.... nhưng trong câu đảo ngữ, những động, tính từ ấy được đảo lên trước chủ ngữ | Nhấn mạnh, gây ấn tượng sâu sắc về vấn đề được đảo lên |
6. Nói quá | Sử dụng những từ ngữ cường điệu, phóng đại tính chất sự việc gấp nhiều lần so với thực tế | Nhấn mạnh sự vật, hiện tượng, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm |
7. Nói giảm, nói tránh | Sử dụng các từ ngữ diễn đạt tế nhị, tránh nghĩa thông thường của nó | Tránh gây cảm giác đau thương, ghê sợ nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự |
8. Ẩn dụ | Sử dụng các sự vật dùng để ẩn dụ có nét tương đồng với nhau. Có các cách ẩn dụ: AD hình thức, AD cách thức, AD phẩm chất, AD chuyển đổi cảm giác | Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt |
9. Hoán dụ | Gọi tên sự vật, hiện tượng hay khái niệm này bằng tên sự vật, hiện tượng và khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nhau | Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt |
10. Phép đối | Sử dụng từ ngữ đối lập, tương phản nhau | + tạo nhịp điệu, sự hài hoà, cân đối trong diễn đạt + tăng sức biểu cảm |
11. Chơi chữ | Sử dụng các từ đồng nghĩa, đồng âm, trái nghĩa gần nghĩa, nói lái | Tạo sắc thái dí dỏm, hài hước Làm câu văn thêm hấp dẫn, thú vị |
7. Các câu hỏi xoay quanh đoạn trích......
8. Các phép liên kết câu, liên kết đoạn
- Liên kết nội dung
+ Liên kết chủ đề
+ Liên kết logic
- Liên kết hình thức
+ Phép lặp
+ Phép nối
+ Phép thế
+ Đồng nghĩa, trái nghĩa
Phần II: Làm văn
Các dạng đề thường gặp
*) Nghị luận văn học
- Nghị luận về một đoạn trích, tác phẩm
- Nghị luận về một nhân vật
- Qua việc phân tích một tác phẩm, nhân vật, nêu suy nghĩ về một vấn đề xã hội
*) Nghị luận xã hội
- Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
- Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
Phần này các bạn hãy vào đây và tham khảo dàn ý chung nha
https://diendan.hocmai.vn/threads/so-do-tu-duy-phuong-phap-lam-van-nghi-luan.747717/
Những ngày tiếp theo mình sẽ đăng các đề thi thử để mọi người tham khảo nhé, sau đó mới up đáp án. Các bạn nếu muốn cũng có thể làm và đăng tại chính topic này để được nhận xét và góp ý
Tag nè @Mart Hugon , @Lê Uyên Nhii , @Lemon candy , @hoa du , @chocolate cakes , @Bminh_08
Last edited by a moderator: