Văn 9 Topic ôn tập thi tuyển sinh vào 10 môn Ngữ Văn

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hello các mem 2k5 :rongcon12
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa sẽ diễn ra kì thi tuyển sinh vào 10.
Các bạn đã ôn tập gì để chuẩn bị cho kì thi quan trọng đó chưa? Các bạn muốn ôn tập, trau dồi thêm kiến thức hay luyện đề để vững vàng hơn khi bước chân vào phòng thi? Và đây sẽ là topic giúp các bạn điều ấy

Mình sẽ tóm tắt lại cấu trúc đề thi và cách làm trước nha
Đề gồm 2 phần: Đọc hiểu và làm văn
Chia làm phần I và phần II: mỗi phần sẽ có 1 văn bản, có thể nằm trong chương trình ngữ văn 9 hoặc không (nhưng vì năm nay chương trình học bị giảm tải, việc học chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 mình nghĩ rằng đề sẽ chỉ ra vào các văn bản đã học thôi)

Phần đọc hiểu
Có các câu từ 1 đến 4 câu hỏi ở phần này
1. Đưa ra đoạn trích, nêu hiểu biết về tác giả, tác phẩm, nhan đề
Các tác phẩm trong chương trình ngữ văn 9
- Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ
- Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh - Phạm Đình Hổ
- Hoàng Lê nhất thống chí (Hồi thứ 14) – Ngô gia văn phái
- Chị em Thúy Kiều - Nguyễn Du
- Cảnh ngày xuân - Nguyễn Du
- Kiều ở lầu Ngưng Bích - Nguyễn Du
- Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga - Nguyễn Đình Chiểu
- Đồng chí – Chính Hữu
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật
- Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận
- Phong cách Hồ Chí Minh – Lê Anh Trà
- Bếp lửa - Bằng Việt
- Làng – Kim Lân
- Lặng lẽ Sapa - Nguyễn Thành Long
- Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng
- Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải
- Viếng lăng Bác - Viễn Phương
- Nói với con – Y Phương
- Sang thu - Hữu Thỉnh
- Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê
- Bến quê - Nguyễn Minh Châu
- Mây và sóng – Ta-go
- Con chó Bấc
- Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của Laphongten
2. Chép tiếp câu thơ, nêu nội dung của đoạn trích
3. Nêu hình ảnh độc đáo, giải thích
4. Tìm và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ

Tên bpttCách nhận biếtTác dụng
1. Nhân hoáSử dụng các từ chỉ hoạt động hay tên gọi của con người để chỉ sự vật không phải con người+ làm nổi bật hình ảnh sự vật, sự việc
+ làm cho sự vật, đồ vật, cây cối trở nên gần gũi, sinh động, thân thiết với con người hơn
2. So sánhNhận biết biện pháp so sánh khi có các từ như: là, như, bao nhiêu…bấy nhiêu. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp từ ngữ so sánh bị ẩn đi+ tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự vật được nhắc tới
+ khiến cho câu văn thêm phần sinh động, gây hứng thú với người đọc
3. Liệt kêNhiều từ hay cụm từ sắp xếp liền nhau, có ý bổ sung cho nhau+ nhấn mạnh sự việc được nhắc đến trong câu
+ diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn các khía cạnh của vấn đề
4. Điệp ngữSử dụng từ ngữ được lặp đi lặp lại nhiều lần trong đoạn văn, đoạn thơ để tạo nhịp điệu, nhấn mạnh một điều gì đó (khác với lỗi lặo từ) + nhấn mạnh ý nghĩa biểu đạt, tạo ấn tượng
+ tạo vần, âm điệu cho câu thơ/ câu văn
5. Đảo ngữTrật tự trong câu bị đảo lộn, theo cấu trúc bình thường sẽ là: chủ ngữ+ động từ, tính từ,.... nhưng trong câu đảo ngữ, những động, tính từ ấy được đảo lên trước chủ ngữNhấn mạnh, gây ấn tượng sâu sắc về vấn đề được đảo lên
6. Nói quáSử dụng những từ ngữ cường điệu, phóng đại tính chất sự việc gấp nhiều lần so với thực tếNhấn mạnh sự vật, hiện tượng, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm
7. Nói giảm, nói tránhSử dụng các từ ngữ diễn đạt tế nhị, tránh nghĩa thông thường của nóTránh gây cảm giác đau thương, ghê sợ nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự
8. Ẩn dụSử dụng các sự vật dùng để ẩn dụ có nét tương đồng với nhau. Có các cách ẩn dụ: AD hình thức, AD cách thức, AD phẩm chất, AD chuyển đổi cảm giác Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
9. Hoán dụGọi tên sự vật, hiện tượng hay khái niệm này bằng tên sự vật, hiện tượng và khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nhauLàm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
10. Phép đốiSử dụng từ ngữ đối lập, tương phản nhau+ tạo nhịp điệu, sự hài hoà, cân đối trong diễn đạt
+ tăng sức biểu cảm
11. Chơi chữSử dụng các từ đồng nghĩa, đồng âm, trái nghĩa gần nghĩa, nói lái Tạo sắc thái dí dỏm, hài hước
Làm câu văn thêm hấp dẫn, thú vị
[TBODY] [/TBODY]
6. Các tác phẩm có cùng chủ đề, đề tài
7. Các câu hỏi xoay quanh đoạn trích......
8. Các phép liên kết câu, liên kết đoạn
- Liên kết nội dung
+ Liên kết chủ đề
+ Liên kết logic
- Liên kết hình thức
+ Phép lặp
+ Phép nối
+ Phép thế
+ Đồng nghĩa, trái nghĩa

Phần II: Làm văn
Các dạng đề thường gặp
*) Nghị luận văn học
- Nghị luận về một đoạn trích, tác phẩm
- Nghị luận về một nhân vật
- Qua việc phân tích một tác phẩm, nhân vật, nêu suy nghĩ về một vấn đề xã hội
*) Nghị luận xã hội
- Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
- Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

Phần này các bạn hãy vào đây và tham khảo dàn ý chung nha

https://diendan.hocmai.vn/threads/so-do-tu-duy-phuong-phap-lam-van-nghi-luan.747717/

Những ngày tiếp theo mình sẽ đăng các đề thi thử để mọi người tham khảo nhé, sau đó mới up đáp án. Các bạn nếu muốn cũng có thể làm và đăng tại chính topic này để được nhận xét và góp ý
Tag nè @Mart Hugon , @Lê Uyên Nhii , @Lemon candy , @hoa du , @chocolate cakes , @Bminh_08
 
Last edited by a moderator:

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Trước khi làm đề mình có một vài chú ý để các bạn dễ làm bài hơn và không bị mất điểm oan nha
1. Ghi đầy đủ câu trả lời
Ví dụ: Biện pháp tu từ của đoạn văn là:...
Tuyệt đối không ghi thẳng luôn tên biện pháp tu từ ấy ra
2. Chữ dễ nhìn, trình bày sạch đẹp. Như vậy sẽ dễ gây thiện cảm với người chấm hơn.
3. Đối với đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ: tuyệt đối không viết đoạn văn thành bài văn thu nhỏ. Trong thang điểm chấm của bộ Giáo Dục có quy định giám khảo không cho điểm tuyệt đối nếu bài làm giống như một bài văn thu nhỏ.
Điều này không phải là chỉ viết về một khía cạnh, một ý chính mà là sẽ tập trung vào yêu cầu của đề hơn, được viết theo mạch, không phân thành các đoạn nhỏ giống như bài văn.

Phần I: (6,5 điểm)
Trong một bài thơ đã học có câu:
“Ta làm con chim hót”​
1. Hãy cho biết câu thơ nằm trong bài thơ nào? Ai là tác giả? Hoàn cảnh ra đời của bài thơ có gì đặc biệt?
2. Chép lại theo trí nhớ chính xác 7 câu thơ tiếp theo của dòng thơ trên
3. Trong khổ thơ có một hình ảnh được lấy làm nhan đề của cả bài. Em hiểu ý nghĩa hình ảnh ấy như thế nào?
4. Bằng một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng hợp- phân tích - tổng hợp, em hãy phân tích để làm rõ ước nguyện chân thành, tha thiết mà cao đẹp của nhà thơ thể hiện trong khổ thơ trên, trong đó có sử dụng thành phần khởi ngữ và phép nối (gạch dưới thành phần khởi ngữ và phép nối đó)
Phần II. (3,5 điểm) Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi cho bên dưới:
“Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có ổ khóng? Không thì làm cách nào để chám min lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cần thận, mảnh bom ghim vào tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng.”
1. Đoạn trích nằm trong văn bản nào? Tác giả là ai?
2. Nội dung chính của đoạn trích trên là gì? Nhân vật xưng "tôi" ở đây là ai?
3. Chỉ ra một câu có sử dụng thành phần biệt lập, cho biết tên thành phần biệt lập ấy.
4. Kể tên một văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn 9 (kèm tên tác giả) cũng nói về sự góp sức của người phụ nữ trong công cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước.
5. Đọc những câu văn: "Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cải chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai?", đã có thể thấy được sự dũng cảm và tinh thần trách nhiệm cao với công việc của cô gái. Vì sao lại có thể nhận xét như vậy?

(Đề của trường THCS Sài Sơn- Hà Nội)
 

hoa du

Cựu TMod Cộng đồng
Thành viên
13 Tháng ba 2018
1,636
4,603
486
19
Thái Nguyên
THPT Nguyễn Huệ
Trước khi làm đề mình có một vài chú ý để các bạn dễ làm bài hơn và không bị mất điểm oan nha
1. Ghi đầy đủ câu trả lời
Ví dụ: Biện pháp tu từ của đoạn văn là:...
Tuyệt đối không ghi thẳng luôn tên biện pháp tu từ ấy ra
2. Chữ dễ nhìn, trình bày sạch đẹp. Như vậy sẽ dễ gây thiện cảm với người chấm hơn.
3. Đối với đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ: tuyệt đối không viết đoạn văn thành bài văn thu nhỏ. Trong thang điểm chấm của bộ Giáo Dục có quy định giám khảo không cho điểm tuyệt đối nếu bài làm giống như một bài văn thu nhỏ.
Điều này không phải là chỉ viết về một khía cạnh, một ý chính mà là sẽ tập trung vào yêu cầu của đề hơn, được viết theo mạch, không phân thành các đoạn nhỏ giống như bài văn.

Phần I: (6,5 điểm)
Trong một bài thơ đã học có câu:
“Ta làm con chim hót”​
1. Hãy cho biết câu thơ nằm trong bài thơ nào? Ai là tác giả? Hoàn cảnh ra đời của bài thơ có gì đặc biệt?
2. Chép lại theo trí nhớ chính xác 7 câu thơ tiếp theo của dòng thơ trên
3. Trong khổ thơ có một hình ảnh được lấy làm nhan đề của cả bài. Em hiểu ý nghĩa hình ảnh ấy như thế nào?
4. Bằng một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng hợp- phân tích - tổng hợp, em hãy phân tích để làm rõ ước nguyện chân thành, tha thiết mà cao đẹp của nhà thơ thể hiện trong khổ thơ trên, trong đó có sử dụng thành phần khởi ngữ và phép nối (gạch dưới thành phần khởi ngữ và phép nối đó)
Phần II. (3,5 điểm) Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi cho bên dưới:
“Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có ổ khóng? Không thì làm cách nào để chám min lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cần thận, mảnh bom ghim vào tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng.”
1. Đoạn trích nằm trong văn bản nào? Tác giả là ai?
2. Nội dung chính của đoạn trích trên là gì? Nhân vật xưng "tôi" ở đây là ai?
3. Chỉ ra một câu có sử dụng thành phần biệt lập, cho biết tên thành phần biệt lập ấy.
4. Kể tên một văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn 9 (kèm tên tác giả) cũng nói về sự góp sức của người phụ nữ trong công cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước.
5. Đọc những câu văn: "Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cải chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai?", đã có thể thấy được sự dũng cảm và tinh thần trách nhiệm cao với công việc của cô gái. Vì sao lại có thể nhận xét như vậy?

(Đề của trường THCS Sài Sơn- Hà Nội)
e nộp bài nhaaaa
upload_2020-6-19_11-44-52.png
upload_2020-6-19_11-45-27.png
upload_2020-6-19_11-46-18.png
upload_2020-6-19_11-47-3.png
 

ruthenii

Học sinh
Thành viên
18 Tháng sáu 2020
28
64
41
Bà Rịa - Vũng Tàu
bảo tàng ngây thơ
Phần I.
Trong một bài thơ đã học có câu:
“Ta làm con chim hót”

1. Hãy cho biết câu thơ nằm trong bài thơ nào? Ai là tác giả? Hoàn cảnh ra đời của bài thơ có gì đặc biệt?


- Câu thơ "Ta làm con chim hót" nằm trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ", tác giả là nhà thơ Thanh Hải.
- Hoàn cảnh ra đời của bài thơ: Tháng 11 năm 1980 khi đất nước đã hòa chung niềm vui thống nhất, non sông nối liền một dải cũng là lúc thời gian Thanh Hải còn lại với cuộc đời chỉ còn được tính bằng ngày; điều đặc biệt là mặc dù nằm trên giường bệnh, ông vẫn dành ra tâm sức cuối cùng để viết nên "bản di chúc nghệ thuật" là thi phẩm "Mùa xuân nho nhỏ" với tinh thần lạc quan và niềm ước vọng được dâng hiến tất cả những gì tươi đẹp nhất của cuộc đời mình cho quê hương đất nước nói chung và nền nghệ thuật nước nhà nói riêng.

2. Chép lại theo trí nhớ chính xác 7 câu thơ tiếp theo của dòng thơ trên.

"Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc."

3. Trong khổ thơ có một hình ảnh được lấy làm nhan đề của cả bài. Em hiểu ý nghĩa hình ảnh ấy như thế nào?
(Chị ơi, trên kia là cả một đoạn thơ bao gồm hai khổ mà, không phải là một khổ thơ đâu á ^^)

- Trong đoạn thơ trên, hình ảnh được lấy làm nhan đề của cả bài là hình ảnh "Mùa xuân nho nhỏ".
+ "Mùa xuân": là thời điểm đánh dấu bước khởi đầu trong một năm, thường được biết đến là biểu tượng của những giá trị tốt đẹp, tinh túy nhất; là khởi nguồn, là tín hiệu của sự sống, của sức sống. Đây là một khái niệm trừu tượng.
+ "nho nhỏ": nhỏ bé, bình dị, từ này thường được sử dụng bằng thái độ yêu quý, trân trọng, nâng niu; là một tính từ diễn tả hình dáng, tính chất cụ thể, có thể hình dung được.
-> "Mùa xuân nho nhỏ" là một hình ảnh sáng tạo đầy ẩn ý của Thanh Hải khi sử dụng một tính từ gợi tính chất cụ thể để cụ thể hóa một khái niệm trừu tượng. Hình ảnh này tượng trưng cho sự sống, khát vọng dâng hiến và tình yêu thắm thiết của tác giả dành cho cuộc đời, cho đất nước, quê hương xứ sở - tuy nhỏ bé, giản dị nhưng lại là tất cả những gì tươi thắm đẹp đẽ nhất mà ông có để góp phần vào một "mùa xuân" to lớn hơn: mùa xuân của đất nước. Một hình ảnh gợi khao khát chân thành bình dị nhưng hết sức cao đẹp, thiêng liêng; cũng là một sáng tạo, phát hiện đặc sắc của tác giả.

4. Bằng một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng - phân - hợp, em hãy phân tích để làm rõ ước nguyện chân thành, tha thiết mà cao đẹp của nhà thơ thể hiện trong đoạn thơ trên, trong đó có sử dụng thành phần khởi ngữ và phép nối (gạch dưới thành phần khởi ngữ và phép nối đó).

Dường như không cách nào kìm nén nổi niềm rạo rực thổn thức trước mùa xuân của đất trời và đất nước, Thanh Hải đã bộc lộ ước nguyện được dâng hiến mùa xuân trong tâm tưởng mình một cách chân thành, tha thiết mà cao đẹp trong khổ thơ thứ tư và thứ năm của bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ". Đi dọc theo mạch cảm xúc của bài thơ rồi dừng lại ở câu đầu tiên khổ thứ tư, ta nhận thấy một biến đổi tinh tế về đại từ nhân xưng: "tôi" đã trở thành "ta" - cái dấu ấn cá nhân, cái bóng của con người cá nhân "tôi" đã hóa lu mờ hay chính xác hơn là đã hòa lẫn vào mùa xuân chung của đất nước. Dù được dùng để chỉ số ít nhưng lại mang nghĩa số nhiều, việc thay đổi từ "tôi" thành "ta" vừa để nói lên tâm niệm được cống hiến tha thiết của nhà thơ, vừa để nói hộ tiếng lòng của tất thảy mọi người, đồng thời tạo nên sắc thái trang trọng, thiêng liêng và tỏ rõ sự khiêm nhường, đằm thắm khuất lấp trong cái "tôi" riêng tư, sâu kín. Tiếp đó, điệp ngữ "Ta làm" cùng phép liệt kê "con chim hót", "một cành hoa", "một nốt trầm" đã tạo nên nhịp điệu cho câu thơ, đồng thời tạo nên giọng điệu tha thiết mong muốn được hóa thành những hiện thân của mùa xuân tràn đầy âm thanh và màu sắc. Chuyển sự chú ý vào khao khát được trở thành "một nốt trầm xao xuyến" của nhà thơ, ta nhận thấy "nốt trầm" là nốt có cao độ thấp trong bản nhạc, tạo ra một âm thanh trầm lắng chứ không vút cao rộn rã, thánh thót vang xa song khi "nhập vào hòa ca", chính "nốt trầm" ấy tạo được âm điệu sâu lắng, da diết có khả năng đặc biệt làm lay động, ám ảnh, "xao xuyến" lòng người, để lại những dư âm lan tỏa và thể hiện một ước muốn khiêm nhường đáng quý rằng: dù chỉ cống hiến lặng lẽ nhưng sẽ cống hiến trọn vẹn khả năng của mình, dù chỉ cống hiến nhỏ bé nhưng sẽ cống hiến tận cùng tâm sức của mình để rồi từ đó, ước nguyện ấy đã trở nên hết sức cao đẹp và đáng trân quý. Mở đầu khổ thơ thứ năm, hình ảnh thơ trùng với nhan đề xuất hiện - "Một mùa xuân nho nhỏ": đó là sự sống, tình yêu thắm thiết và ước nguyện của chính nhà thơ, rằng muốn biến cuộc đời của mình thành một "mùa xuân" nhỏ bé để dâng hiến cho cuộc đời chung, cho "mùa xuân" chung to lớn của đất nước, thể hiện một thái độ khiêm nhường, nhỏ nhẹ. Ước nguyện đẹp đẽ đó càng được gây được ấn tượng ở câu thơ tiếp theo nhờ phép đảo ngữ "lặng lẽ", nhấn mạnh sự thầm lặng, chân thành, tự nguyện mà chẳng cần một ai biết đến và có lẽ, sự "lặng lẽ" dâng trọn những giá trị tốt đẹp nhất mà mình có đó chính là ước nguyện cao đẹp nhất của một con người. Hai câu khép lại khổ thơ, ta nhận thấy phép điệp ngữ "dù là" đã thành công tạo ra nhạc điệu cho cả khổ thơ. Song song với đó, phép đối "tuổi hai mươi" - "khi tóc bạc" đã tạo ra mối liên kết cho hai câu thơ, đồng thời dấy lên trong lòng người đọc một cảm giác tương phản thú vị. Cả hai biện pháp điệp ngữ và phép đối kết hợp với nhau đã giúp hai câu thơ trở thành một lời khẳng định mạnh mẽ rằng: ước nguyện cống hiến đó là xuất phát từ sự chân thành, tự nguyện bất kể tuổi tác, bất kể thời gian. Song điều đó không làm mất đi sự nhẹ nhàng, uyển chuyển nhờ vào giọng điệu tâm tình tha thiết đậm chất trữ tình đặc trưng của xứ Huế được sử dụng xuyên suốt toàn bài thơ. Cho cùng, bằng nghệ thuật ngôn từ đặc sắc, hai khổ thơ thứ tư và thứ năm của "Mùa xuân nho nhỏ" đã thể hiện thành công những lời tâm tình của tác giả về ước nguyện dâng hiến cho đời thật chân thành, tha thiết nhưng lại vô cùng cao đẹp.

(*) Chú thích:

- Khởi ngữ (được gạch chân trong câu 6):
« Mở đầu khổ thơ thứ năm, hình ảnh thơ trùng với nhan đề xuất hiện - "Một mùa xuân nho nhỏ": đó là sự sống, tình yêu thắm thiết và ước nguyện dâng hiến của chính nhà thơ dành cho cuộc đời chung, cho mùa xuân chung to lớn của đất nước, thể hiện một thái độ khiêm nhường, nhỏ nhẹ. »

- Phép nối liên kết (từ được gạch chân trong câu 4):

« Tiếp đó, điệp ngữ "Ta làm" cùng phép liệt kê "con chim hót", "một cành hoa", "một nốt trầm" đã tạo nên nhạc tính cho câu văn, đồng thời tạo nên giọng điệu tha thiết, chân phương mong muốn được hóa thành những hiện thân của mùa xuân tràn đầy âm thanh và màu sắc. »

Phần II.

“Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng."

1. Đoạn trích nằm trong văn bản nào? Tác giả là ai?
Đoạn trích nằm trong văn bản truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" của tác giả Lê Minh Khuê.

2. Nội dung chính của đoạn trích trên là gì? Nhân vật xưng "tôi" ở đây là ai?

- Nội dung chính của đoạn trích trên:
+ Tâm sự của Phương Định về công việc phá bom quen thuộc hằng ngày.
+ Những thắc mắc, băn khoăn, trăn trở của người nữ thanh niên xung phong - về nhiệm vụ phá bom hay nói đúng hơn là trách nhiệm của mình - đã lấn át suy nghĩ về cái chết mờ nhạt. Điều đó thể hiện được con người với một tinh thần dũng cảm và hoàn toàn ý thức được trách nhiệm của mình.
- Nhân vật xưng "tôi" ở đây là Phương Định - một trong ba cô gái thanh niên xung phong thuộc tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn.

3. Chỉ ra một câu có sử dụng thành phần biệt lập, cho biết tên thành phần biệt lập ấy.

Em không tìm được nhưng em có 2 băn khoăn chị @Trần Tuyết Khả ơi:
- Thứ nhất - "Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể." : Câu được gạch chân nếu gộp cùng vào câu liền trước để trở thành một câu văn duy nhất thì khi đó, nó sẽ trở thành thành phần phụ chú trong câu. Nhưng khi tách nó ra thành câu riêng biệt như vậy thì nó vẫn còn chức năng chú thích bổ sung cho "cái chết" nhưng không còn đảm bảo hình thức để là thành phần biệt lập trong câu nữa đúng không ạ?

- Thứ hai - "Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền." :
Phương Định nghĩ "thế" (là nghĩ "cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai") và nghĩ "thêm" (là nghĩ "... thì khá là phiền"), em nghĩ cụm c-v "Tôi nghĩ thế" nếu gộp vào câu trước thì sẽ là thành phần phụ chú; còn cụm động từ "nghĩ thêm" thì em không chắc có phải thành phần phụ chú không. Bởi các thành phần biệt lập trong câu chỉ có chức năng duy nhất là bổ sung ý nghĩa, sắc thái cho câu chứ nếu bỏ đi thì câu cũng sẽ không bị thiếu nghĩa hay sai nghĩa. Trong khi đó nếu bỏ "nghĩ thêm" thì sẽ thiếu nghĩa, câu sẽ tối nghĩa.

Vậy nên hy vọng chị đăng đáp án giải thích rõ ràng cặn kẽ và trả lời hai câu hỏi đọc-qua-đã-cảm-thấy-hết-sức-bất-lực của em được không ạ TT^TT Em cảm ưn nhiều lắm á.)

4. Kể tên một văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn 9 (kèm tên tác giả) cũng nói về sự góp sức của người phụ nữ trong công cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước.
Văn bản trong chương trình Ngữ văn 9 cũng nói về sự góp sức của người phụ nữ trong công cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước là bài thơ "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" của Nguyễn Khoa Điềm.

5. Đọc những câu văn: "Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai?", đã có thể thấy được sự dũng cảm và tinh thần trách nhiệm cao với công việc của cô gái. Vì sao lại có thể nhận xét như vậy?

Những câu văn "Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai?" đã cho thấy được sự dũng cảm và tinh thần trách nhiệm cao với công việc của cô gái bởi:
- Ban đầu, cô mường tượng về cái chết, mặc dù nó "mờ nhạt, không cụ thể" nhưng suy nghĩ về cái chết đó thực sự có vụt qua trong tâm trí cô. Khi ấy cô hoàn toàn có thể chọn cách tiếp tục nghiền ngẫm về nó để rồi sợ hãi, trốn tránh nhiệm vụ có thể nói là vốn không dành cho phụ nữ nhưng lại là công việc hằng ngày của cô kia. Nhưng không, cô đã không làm thế. Khi ý nghĩ vừa mới lóe lên cô đã sớm chọn gạt phăng nó đi và chỉ tập trung duy nhất vào trách nhiệm trước mắt: phá bom.
- Dòng suy nghĩ cứ thế chảy theo những băn khoăn trăn trở nối tiếp nhau - đương nhiên là về công việc và mặc dù khi nghĩ đến một giả sử khi mảnh bom ghim vào tay, cô thấy có một chút phiền hà nhưng cô tuyệt nhiên không màng đến cái chết nữa.
-> Đứng giữa trách nhiệm cao cả với sinh mạng cá nhân mà lại ý thức được rõ ràng điều gì là quan trọng và nhất quyết không để cho suy nghĩ tiêu cực làm ý chí lung lay (mặc dù thứ tiêu cực đó hoàn toàn có thể xảy ra và liên quan đến việc sinh tử của bản thân) thì Phương Định, không đơn thuần là một cô thanh niên xung phong dũng cảm, có tinh thần trách nhiệm cao với công việc mà đó chính là bản lĩnh cá nhân rất đáng trân trọng, đáng ngưỡng mộ và noi theo.
 
Last edited:

Mart Hugon

Học sinh gương mẫu
HV CLB Hội họa
Hội viên CLB Ngôn từ
Thành viên
19 Tháng bảy 2018
1,794
2,817
396
Hà Nội
Teitan Tokyo
Em nộp bài ạ :p
104590858_299479391228163_1667523249597973483_n.jpg

104979025_580450965988363_5497531003148772118_n.jpg

104687755_2636982016545409_4274514218298632698_n.jpg

104015053_2707425696249736_5888574356736955878_n.jpg
 

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Chị sẽ nhận xét, góp ý cho bài các bạn trước khi up đáp án nhé
Bài Hương trước tiên nha
- Bài của em gây thiện cảm tới người chấm bởi chữ đẹp, cách trình bày gọn gàng, tuy chỉ mất một vài chỗ em gạch xoá, em hạn chế gạch thì bài làm sẽ dễ nhìn hơn đấy
- Về phần chép thơ, em chép đúng, đủ 7 câu thơ tiếp nhưng lại quên câu thơ mà đề bài cho, nếu đã chép thơ thì em nên chép hết nhé
- Câu 3 phần I thì em quá đủ ý luôn, nhưng em nên gạch đầu dòng, với những câu hỏi như vậy thì em nên gạch ý ra, vừa khiến bài làm gọn hơn mà người chấm cũng dễ tìm ý để cho điểm hơn. Em phải hiểu rằng một giáo viên đi chấm biết bao bài trong số hàng ngàn bài như vậy, chắc chắn họ sẽ mệt mỏi, nếu cứ phải rà để tìm ý như vậy sẽ nản lắm, đôi khi còn sót ý, mình sẽ mất điểm oan
- Câu 4 phần I thì chị thấy em làm chưa ổn. Câu mở đoạn em không nên viết "Những câu thơ trên..." mà phải coi như đó là một câu riêng, và phải có dẫn dắt về tác giả, tác phẩm, đoạn trích nữa. Đây là đoạn văn tổng phân hợp, tuy nhiên câu cuối của em vẫn như chưa đủ mở rộng hơn câu mở, em có thể liên hệ thêm ước nguyện của thế hệ trẻ ngày nay. Phần nội dung (thân đoạn) em viết còn lan man, chưa đi thẳng vào vấn đề, còn thiếu ý, một số câu chưa có liên kết. Hình như phần tiếng Việt được lồng vào đã làm khó em nên câu văn có thành phần khởi ngữ và phép nối không ăn khớp lắm với câu trước, nó gượng gạo quá.
- Câu 1 và 2 phần II thì em làm ổn rồi nè
- Câu 3 phần II em xác định sai thành phần biệt lập mất rồi. Không phải cứ sau dấu hai chấm chính là phụ chú đâu. Mình phải xét xem nó có chú thích thêm nội dung hay ý nghĩa cho thành phần khác hay không
- Câu 4 phần II: em có suy nghĩ sáng tạo, nhận ra ngay trong văn bản "Chiếc lược ngà"
- Câu 5 phần II: em có ý đúng nhưng viết còn dài dòng, và cũng như câu 3 phần I, em nên gạch ý ra
=> Tổng kết lại, bài em có ý nhưng chưa đủ, muốn được 8 khi thi vào 10 thì còn khó, em nắm chắc kiến thức cơ bản, các văn bản, các nghệ thuật nhưng còn yếu phần làm văn, cách trình bày các câu. Hi vọng với những gì chị góp ý em sẽ cải thiện hơn.
Phần I.
Trong một bài thơ đã học có câu:
“Ta làm con chim hót”

1. Hãy cho biết câu thơ nằm trong bài thơ nào? Ai là tác giả? Hoàn cảnh ra đời của bài thơ có gì đặc biệt?


- Câu thơ "Ta làm con chim hót" nằm trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ", tác giả là nhà thơ Thanh Hải.
- Hoàn cảnh ra đời của bài thơ: Tháng 11 năm 1980 khi đất nước đã hòa chung niềm vui thống nhất, non sông nối liền một dải cũng là lúc thời gian Thanh Hải còn lại với cuộc đời chỉ còn được tính bằng ngày; điều đặc biệt là mặc dù nằm trên giường bệnh, ông vẫn dành ra tâm sức cuối cùng để viết nên "bản di chúc nghệ thuật" là thi phẩm "Mùa xuân nho nhỏ" với tinh thần lạc quan và niềm ước vọng được dâng hiến tất cả những gì tươi đẹp nhất của cuộc đời mình cho quê hương đất nước nói chung và nền nghệ thuật nước nhà nói riêng.

2. Chép lại theo trí nhớ chính xác 7 câu thơ tiếp theo của dòng thơ trên.

"Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc."

3. Trong khổ thơ có một hình ảnh được lấy làm nhan đề của cả bài. Em hiểu ý nghĩa hình ảnh ấy như thế nào?
(Chị ơi, trên kia là cả một đoạn thơ bao gồm hai khổ mà, không phải là một khổ thơ đâu á ^^)

- Trong đoạn thơ trên, hình ảnh được lấy làm nhan đề của cả bài là hình ảnh "Mùa xuân nho nhỏ".
+ "Mùa xuân": là thời điểm đánh dấu bước khởi đầu trong một năm, thường được biết đến là biểu tượng của những giá trị tốt đẹp, tinh túy nhất; là khởi nguồn, là tín hiệu của sự sống, của sức sống. Đây là một khái niệm trừu tượng.
+ "nho nhỏ": nhỏ bé, bình dị, từ này thường được sử dụng bằng thái độ yêu quý, trân trọng, nâng niu; là một tính từ diễn tả hình dáng, tính chất cụ thể, có thể hình dung được.
-> "Mùa xuân nho nhỏ" là một hình ảnh sáng tạo đầy ẩn ý của Thanh Hải khi sử dụng một tính từ gợi tính chất cụ thể để cụ thể hóa một khái niệm trừu tượng. Hình ảnh này tượng trưng cho sự sống, khát vọng dâng hiến và tình yêu thắm thiết của tác giả dành cho cuộc đời, cho đất nước, quê hương xứ sở - tuy nhỏ bé, giản dị nhưng lại là tất cả những gì tươi thắm đẹp đẽ nhất mà ông có để góp phần vào một "mùa xuân" to lớn hơn: mùa xuân của đất nước. Một hình ảnh gợi khao khát chân thành bình dị nhưng hết sức cao đẹp, thiêng liêng; cũng là một sáng tạo, phát hiện đặc sắc của tác giả.

4. Bằng một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng - phân - hợp, em hãy phân tích để làm rõ ước nguyện chân thành, tha thiết mà cao đẹp của nhà thơ thể hiện trong đoạn thơ trên, trong đó có sử dụng thành phần khởi ngữ và phép nối (gạch dưới thành phần khởi ngữ và phép nối đó).

Dường như không cách nào kìm nén nổi niềm rạo rực thổn thức trước mùa xuân của đất trời và đất nước, Thanh Hải đã bộc lộ ước nguyện được dâng hiến mùa xuân trong tâm tưởng mình một cách chân thành, tha thiết mà cao đẹp trong khổ thơ thứ tư và thứ năm của bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ". Đi dọc theo mạch cảm xúc của bài thơ rồi dừng lại ở câu đầu tiên khổ thứ tư, ta nhận thấy một biến đổi tinh tế về đại từ nhân xưng: "tôi" đã trở thành "ta" - cái dấu ấn cá nhân, cái bóng của con người cá nhân "tôi" đã hóa lu mờ hay chính xác hơn là đã hòa lẫn vào mùa xuân chung của đất nước. Dù được dùng để chỉ số ít nhưng lại mang nghĩa số nhiều, việc thay đổi từ "tôi" thành "ta" vừa để nói lên tâm niệm được cống hiến tha thiết của nhà thơ, vừa để nói hộ tiếng lòng của tất thảy mọi người, đồng thời tạo nên sắc thái trang trọng, thiêng liêng và tỏ rõ sự khiêm nhường, đằm thắm khuất lấp trong cái "tôi" riêng tư, sâu kín. Tiếp đó, điệp ngữ "Ta làm" cùng phép liệt kê "con chim hót", "một cành hoa", "một nốt trầm" đã tạo nên nhịp điệu cho câu thơ, đồng thời tạo nên giọng điệu tha thiết mong muốn được hóa thành những hiện thân của mùa xuân tràn đầy âm thanh và màu sắc. Chuyển sự chú ý vào khao khát được trở thành "một nốt trầm xao xuyến" của nhà thơ, ta nhận thấy "nốt trầm" là nốt có cao độ thấp trong bản nhạc, tạo ra một âm thanh trầm lắng chứ không vút cao rộn rã, thánh thót vang xa song khi "nhập vào hòa ca", chính "nốt trầm" ấy tạo được âm điệu sâu lắng, da diết có khả năng đặc biệt làm lay động, ám ảnh, "xao xuyến" lòng người, để lại những dư âm lan tỏa và thể hiện một ước muốn khiêm nhường đáng quý rằng: dù chỉ cống hiến lặng lẽ nhưng sẽ cống hiến trọn vẹn khả năng của mình, dù chỉ cống hiến nhỏ bé nhưng sẽ cống hiến tận cùng tâm sức của mình để rồi từ đó, ước nguyện ấy đã trở nên hết sức cao đẹp và đáng trân quý. Mở đầu khổ thơ thứ năm, hình ảnh thơ trùng với nhan đề xuất hiện - "Một mùa xuân nho nhỏ": đó là sự sống, tình yêu thắm thiết và ước nguyện của chính nhà thơ, rằng muốn biến cuộc đời của mình thành một "mùa xuân" nhỏ bé để dâng hiến cho cuộc đời chung, cho "mùa xuân" chung to lớn của đất nước, thể hiện một thái độ khiêm nhường, nhỏ nhẹ. Ước nguyện đẹp đẽ đó càng được gây được ấn tượng ở câu thơ tiếp theo nhờ phép đảo ngữ "lặng lẽ", nhấn mạnh sự thầm lặng, chân thành, tự nguyện mà chẳng cần một ai biết đến và có lẽ, sự "lặng lẽ" dâng trọn những giá trị tốt đẹp nhất mà mình có đó chính là ước nguyện cao đẹp nhất của một con người. Hai câu khép lại khổ thơ, ta nhận thấy phép điệp ngữ "dù là" đã thành công tạo ra nhạc điệu cho cả khổ thơ. Song song với đó, phép đối "tuổi hai mươi" - "khi tóc bạc" đã tạo ra mối liên kết cho hai câu thơ, đồng thời dấy lên trong lòng người đọc một cảm giác tương phản thú vị. Cả hai biện pháp điệp ngữ và phép đối kết hợp với nhau đã giúp hai câu thơ trở thành một lời khẳng định mạnh mẽ rằng: ước nguyện cống hiến đó là xuất phát từ sự chân thành, tự nguyện bất kể tuổi tác, bất kể thời gian. Song điều đó không làm mất đi sự nhẹ nhàng, uyển chuyển nhờ vào giọng điệu tâm tình tha thiết đậm chất trữ tình đặc trưng của xứ Huế được sử dụng xuyên suốt toàn bài thơ. Cho cùng, bằng nghệ thuật ngôn từ đặc sắc, hai khổ thơ thứ tư và thứ năm của "Mùa xuân nho nhỏ" đã thể hiện thành công những lời tâm tình của tác giả về ước nguyện dâng hiến cho đời thật chân thành, tha thiết nhưng lại vô cùng cao đẹp.

(*) Chú thích:

- Khởi ngữ (được gạch chân trong câu 6):
« Mở đầu khổ thơ thứ năm, hình ảnh thơ trùng với nhan đề xuất hiện - "Một mùa xuân nho nhỏ": đó là sự sống, tình yêu thắm thiết và ước nguyện dâng hiến của chính nhà thơ dành cho cuộc đời chung, cho mùa xuân chung to lớn của đất nước, thể hiện một thái độ khiêm nhường, nhỏ nhẹ. »

- Phép nối liên kết (từ được gạch chân trong câu 4):

« Tiếp đó, điệp ngữ "Ta làm" cùng phép liệt kê "con chim hót", "một cành hoa", "một nốt trầm" đã tạo nên nhạc tính cho câu văn, đồng thời tạo nên giọng điệu tha thiết, chân phương mong muốn được hóa thành những hiện thân của mùa xuân tràn đầy âm thanh và màu sắc. »

Phần II.

“Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng."

1. Đoạn trích nằm trong văn bản nào? Tác giả là ai?
Đoạn trích nằm trong văn bản truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" của tác giả Lê Minh Khuê.

2. Nội dung chính của đoạn trích trên là gì? Nhân vật xưng "tôi" ở đây là ai?

- Nội dung chính của đoạn trích trên:
+ Tâm sự của Phương Định về công việc phá bom quen thuộc hằng ngày.
+ Những thắc mắc, băn khoăn, trăn trở của người nữ thanh niên xung phong - về nhiệm vụ phá bom hay nói đúng hơn là trách nhiệm của mình - đã lấn át suy nghĩ về cái chết mờ nhạt. Điều đó thể hiện được con người với một tinh thần dũng cảm và hoàn toàn ý thức được trách nhiệm của mình.
- Nhân vật xưng "tôi" ở đây là Phương Định - một trong ba cô gái thanh niên xung phong thuộc tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn.

3. Chỉ ra một câu có sử dụng thành phần biệt lập, cho biết tên thành phần biệt lập ấy.

Em không tìm được nhưng em có 2 băn khoăn chị @Trần Tuyết Khả ơi:
- Thứ nhất - "Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể." : Câu được gạch chân nếu gộp cùng vào câu liền trước để trở thành một câu văn duy nhất thì khi đó, nó sẽ trở thành thành phần phụ chú trong câu. Nhưng khi tách nó ra thành câu riêng biệt như vậy thì nó vẫn còn chức năng chú thích bổ sung cho "cái chết" nhưng không còn đảm bảo hình thức để là thành phần biệt lập trong câu nữa đúng không ạ?

- Thứ hai - "Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền." :
Phương Định nghĩ "thế" (là nghĩ "cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai") và nghĩ "thêm" (là nghĩ "... thì khá là phiền"), em nghĩ cụm c-v "Tôi nghĩ thế" nếu gộp vào câu trước thì sẽ là thành phần phụ chú; còn cụm động từ "nghĩ thêm" thì em không chắc có phải thành phần phụ chú không. Bởi các thành phần biệt lập trong câu chỉ có chức năng duy nhất là bổ sung ý nghĩa, sắc thái cho câu chứ nếu bỏ đi thì câu cũng sẽ không bị thiếu nghĩa hay sai nghĩa. Trong khi đó nếu bỏ "nghĩ thêm" thì sẽ thiếu nghĩa, câu sẽ tối nghĩa.

Vậy nên hy vọng chị đăng đáp án giải thích rõ ràng cặn kẽ và trả lời hai câu hỏi đọc-qua-đã-cảm-thấy-hết-sức-bất-lực của em được không ạ TT^TT Em cảm ưn nhiều lắm á.)

4. Kể tên một văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn 9 (kèm tên tác giả) cũng nói về sự góp sức của người phụ nữ trong công cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước.
Văn bản trong chương trình Ngữ văn 9 cũng nói về sự góp sức của người phụ nữ trong công cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước là bài thơ "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" của Nguyễn Khoa Điềm.

5. Đọc những câu văn: "Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai?", đã có thể thấy được sự dũng cảm và tinh thần trách nhiệm cao với công việc của cô gái. Vì sao lại có thể nhận xét như vậy?

Những câu văn "Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai?" đã cho thấy được sự dũng cảm và tinh thần trách nhiệm cao với công việc của cô gái bởi:
- Ban đầu, cô mường tượng về cái chết, mặc dù nó "mờ nhạt, không cụ thể" nhưng suy nghĩ về cái chết đó thực sự có vụt qua trong tâm trí cô. Khi ấy cô hoàn toàn có thể chọn cách tiếp tục nghiền ngẫm về nó để rồi sợ hãi, trốn tránh nhiệm vụ có thể nói là vốn không dành cho phụ nữ nhưng lại là công việc hằng ngày của cô kia. Nhưng không, cô đã không làm thế. Khi ý nghĩ vừa mới lóe lên cô đã sớm chọn gạt phăng nó đi và chỉ tập trung duy nhất vào trách nhiệm trước mắt: phá bom.
- Dòng suy nghĩ cứ thế chảy theo những băn khoăn trăn trở nối tiếp nhau - đương nhiên là về công việc và mặc dù khi nghĩ đến một giả sử khi mảnh bom ghim vào tay, cô thấy có một chút phiền hà nhưng cô tuyệt nhiên không màng đến cái chết nữa.
-> Đứng giữa trách nhiệm cao cả với sinh mạng cá nhân mà lại ý thức được rõ ràng điều gì là quan trọng và nhất quyết không để cho suy nghĩ tiêu cực làm ý chí lung lay (mặc dù thứ tiêu cực đó hoàn toàn có thể xảy ra và liên quan đến việc sinh tử của bản thân) thì Phương Định, không đơn thuần là một cô thanh niên xung phong dũng cảm, có tinh thần trách nhiệm cao với công việc mà đó chính là bản lĩnh cá nhân rất đáng trân trọng, đáng ngưỡng mộ và noi theo.
Cho chị nhận xét bài em nha ^^
- Ấn tượng đầu tiên của chị về bài của em là nó sạch, đẹp, có điểm nhấn câu này, câu kia rất dễ nhận ra, hi vọng khi đi thi, viết ra giấy em cũng làm được như vậy
- Bài em hơn nửa đều là đủ ý, ngôn từ đa dạng, phong phú. Điều đó rất có lợi, tuy nhiên, nhiều chỗ em sử dụng quá nhiều gây phản tác dụng. Một số chỗ em không cần phải sử dụng ngôn từ hoa mĩ hay nhiều tính từ thể hiện vẻ đẹp của nhân vật
- Có lẽ em nghĩ đi thi là phải viết dài, nhưng dài mà hay, đủ ý, đủ sức thuyết phục thì mới ăn điểm, nhưng em áp dụng nó vào cả những câu bình thường
+ Câu 1 phần I: em giải thích quá cặn kẽ phần hoàn cảnh ra đời, tuy nhiên câu hỏi này không nhất thiết phải như vậy, em trả lời ngắn gọn giống với @hoa du là đã có điểm tuyệt đối câu này rồi
+ Câu 1 phần II: "văn bản truyện ngắn" hai từ này mình chỉ dùng 1 trong hai thôi em
+ Câu 2 phần II: em lại tiếp tục viết dài dòng, phần này em càng viết dài nó sẽ càng lan man, người chấm lại phải dò, đọc hết phần trả lời của em để xem ý của em có đúng hay không, em nên rút ngắn lại
- Câu 3 phần I: em viết tuy dài nhưng nó lại lan man, đề hỏi "ý nghĩa của hình ảnh" nhưng em lại tập trung vào giải thích từ đó, phần quan trọng nhất em lại chốt ở phần suy ra, vì thế nên em bị thiếu ý phần này
- Câu 4 phần I: bài em hay thực sự, chị đọc mà như cuốn vào đó, câu văn mượt mà, chuyển ý nhẹ nhàng, khéo léo, có đủ yêu cầu của đề bài. Tuy nhiên, chị vẫn thấy em không cần sử dụng từ hoa mĩ nhiều như vậy (chỉ một số chỗ thôi, cái hay của toàn bài đã lấn át cả cái lỗi nhỏ đó rồi)
3. Chỉ ra một câu có sử dụng thành phần biệt lập, cho biết tên thành phần biệt lập ấy.

Em không tìm được nhưng em có 2 băn khoăn chị @Trần Tuyết Khả ơi:
- Thứ nhất - "Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể." : Câu được gạch chân nếu gộp cùng vào câu liền trước để trở thành một câu văn duy nhất thì khi đó, nó sẽ trở thành thành phần phụ chú trong câu. Nhưng khi tách nó ra thành câu riêng biệt như vậy thì nó vẫn còn chức năng chú thích bổ sung cho "cái chết" nhưng không còn đảm bảo hình thức để là thành phần biệt lập trong câu nữa đúng không ạ?

- Thứ hai - "Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền." :
Phương Định nghĩ "thế" (là nghĩ "cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai") và nghĩ "thêm" (là nghĩ "... thì khá là phiền"), em nghĩ cụm c-v "Tôi nghĩ thế" nếu gộp vào câu trước thì sẽ là thành phần phụ chú; còn cụm động từ "nghĩ thêm" thì em không chắc có phải thành phần phụ chú không. Bởi các thành phần biệt lập trong câu chỉ có chức năng duy nhất là bổ sung ý nghĩa, sắc thái cho câu chứ nếu bỏ đi thì câu cũng sẽ không bị thiếu nghĩa hay sai nghĩa. Trong khi đó nếu bỏ "nghĩ thêm" thì sẽ thiếu nghĩa, câu sẽ tối nghĩa.

Vậy nên hy vọng chị đăng đáp án giải thích rõ ràng cặn kẽ và trả lời hai câu hỏi đọc-qua-đã-cảm-thấy-hết-sức-bất-lực của em được không ạ TT^TT Em cảm ưn nhiều lắm á.)
Giống như chị đã giải đáp ở câu hỏi của em trong một topic riêng biệt thì: thành phần phụ chú là thành phần bổ sung cho thành phần khác trong câu vì thế, nếu tách ra một câu riêng biệt thì không thể coi là thành phần phụ chú được

=> Nhìn chung thì em có nắm được kiến thức cơ bản về các tác phẩm, tác giả, nội dung cũng như nghệ thuật của các văn bản. Em có ưu điểm khi viết đoạn văn nghị luận văn học. Tuy nhiên, em quá chú tâm vào làm thế nào để bài viết trở nên dài hơn, câu từ hoa mĩ hơn nên khi vào phòng thi, em sẽ dễ bị thiếu thời gian làm bài, với những câu hỏi ngắn, em không cần phải viết dài dòng, hãy cố gắng rút gọn lại. Chúc em học tốt!!!!!!
Em nộp bài ạ :p
104590858_299479391228163_1667523249597973483_n.jpg

104979025_580450965988363_5497531003148772118_n.jpg

104687755_2636982016545409_4274514218298632698_n.jpg

104015053_2707425696249736_5888574356736955878_n.jpg
Chị nhận xét bài của Hưng nha
- Trước tiên cho chị xin nhận xét chữ của em nha :D Con trai mà sao em viết đẹp vậy? Chị gặp rất ít con trai mà viết đẹp như vậy á. Cố gắng phát huy nha
- Nhìn tổng thể thì bài em ổn, cách trình bày gọn gàng, sạch sẽ, các ý sắp xếp logic, theo trình tự phù hợp
- Câu 2 phần I: em lại mắc lỗi giống Hương, tại sao em lại gạch bỏ câu thơ đầu tiên?
- Câu 3 phần I: em viết các ý theo gạch đầu dòng, xin chúc mừng, em nhận được thiện cảm từ người chấm rồi đấy, tuy nhiên em lại thiếu ý :'((
- Câu 4 phần I: em viết rất đủ ý, có liên hệ với câu thơ của nhà thơ khác, nhưng em cần chú ý hơn về liên kết câu, sử dụng ngôn từ phù hợp hơn, đôi chỗ từ liên kết câu còn chưa phù hợp, chuyển ý một số chỗ hơi nhanh.
- Phần II
+ Câu 1, 2, 3, 4: thực sự em viết không còn chỗ nào để chê, rất đầy đủ, trình bày sạch sẽ, nhất là câu 3, em đã xác định được thành phần phụ chú, câu này thành phần biệt lập "trốn kĩ" ghê á :D
+ Câu 5: chỉ có một lỗi: thiếu ý
=> Em biết cách trình bày bài thi, những câu nào nên ngắn thì em viết ngắn, câu nào cần dài, em viết dài. Em chỉ còn chút khuyết điểm là: còn hơi yếu phần làm văn (câu 4 phần I), thiếu ý ở nhiều câu (em cần nắm rõ hơn kiến thức nhe, chứ thiếu ý như vậy tiếc lắm). Những chỗ còn thiếu em xem ở đáp án tham khảo hoặc xem từ bài các bạn phía trên nha

Và đây là đáp án tham khảo
Phần I
Câu 1:
Câu thơ nằm trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải
Bài thơ ra đời vào tháng 11 năm 1980, khi tác giả đang nằm trên giường bệnh, không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời
Câu 2:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến

Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
Câu 3:
Trong khổ thơ có một hình ảnh được lấy làm nhan đề của bài thơ, đó là hình ảnh: mùa xuân nho nhỏ
Ý nghĩa của hình ảnh ấy là:
+ Là sáng tạo độc đáo, phát hiện mới mẻ của nhà thơ
+ Biểu tượng cho những gì tinh túy nhất cho sự sống và cuộc đời con người
+ Thể hiện quan điểm về sự thống nhất giữa cái chung và riêng
+ Thể hiện ước nguyện của nhà thơ: góp một “mùa xuân nho nhỏ” vào mùa xuân lớn của đất nước, cống hiến cho cuộc đời chung
Câu 4:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích
- Từ mùa xuân của đất nước, nhà thơ Thanh Hải đã bày tỏ ước nguyện của mình qua những hình ảnh tự nhiên, giản dị và thật đẹp :
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến
+ Ước nguyện của tác giả thật nhỏ bé: muốn làm “con chim hót” giữa muôn vàn tiếng chim để cống hiến tiếng góp vui, làm một cành hoa giữa vườn hoa xuân rực rỡ toả ngát hương thơm, và đặc biệt, làm một nốt trầm trong bản hoà ca muôn màu muôn vẻ làm xao xuyến muôn lòng người. Tác giả muốn làm một nốt trầm chứ không phải nốt cao để lặng lẽ dâng cho đời vẻ đẹp.
+ Các hình ảnh “con chim”, “cành hoa” được lặp lại, nếu ở khổ thơ đầu tiên, đây là vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời thì đến với khổ thơ này, hình ảnh ấy trở lại và mang một ý nghĩa mới: niềm mong muốn được sống có ích, cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên .
+ Điệp từ “ta” được lặp lại tới ba lần như một lời khẳng định, một lời tâm niệm thiết tha chân thành của nhà thơ, là khát vọng chung của tất cả mọi người
- Lẽ sống của Thanh Hải còn được thể hiện trong những vần thơ sâu lắng:
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
+ Hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ” là một hình ảnh đẹp. Đây là một phát hiện mới mẻ, sáng tạo, bất ngờ, độc đáo mà hợp lí, tự nhiên của nhà thơ. Đối với ông, làm một mùa xuân nghĩa là nguyện sống đẹp, nguyện đóng góp một phần dù là nhỏ bé của mình vào cuộc đời chung. Có lẽ vì ý nghĩa ấy mà hình ảnh này được đặt làm nhan đề cho cả bài thơ
+ Ước nguyện của nhà thơ mới cao đẹp làm sao “dù là tuổi hai mươi/ dù là khi tóc bạc”, với hai hình ảnh hoán dụ “tuổi hai mươi”, “tóc bạc” cùng biện pháp điệp ngữ “dù là”, tác giả vừa thể hiện một quyết tâm, dứt khoát, một mong muốn tha thiết mãnh liệt vừa như một lời nhắc nhở chúng ta phải biết cống hiến cho cuộc đời chung để tạo nên mùa xuân tươi đẹp, phồn thịnh của đất nước
+ Cái hay của đoạn thơ không chỉ dừng lại ở những hình ảnh sáng tạo mà còn ở chỗ tác giả đã khéo léo chuyển đổi chủ thể trữ tình từ “tôi” sang “ta”. Chữ “tôi” trong câu “tôi đưa tay tôi hứng” ở khổ thơ đầu vừa biểu hiện cái tôi cụ thể rất riêng vừa thể hiện sự nâng niu, trân trọng với vẻ đẹp của cuộc sống. Ở đoạn thơ phía sau, cảm xúc và tư tưởng trong bài thơ có sự chuyển biến, không chỉ đơn thuần của một cá nhân nữa mà trở thành cái “ta” chung, ước nguyện cao đẹp giờ đây không chỉ của riêng nhà thơ mà còn là của mọi người dân trên khắp đất nước Việt Nam.....
Phần II
Câu 1:
Đoạn trích nằm trong văn bản “Những ngôi sao xa xôi” của nhà văn Lê Minh Khuê
Câu 2:
- Nội dung chính của đoạn trích: cảm xúc của Phương Định trong một lần phá bom
- Nhân vật xưng “tôi” ở đây là Phương Định
Câu 3:
Câu có sử dụng thành phần biệt lập: “Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng.”
Thành phần phụ chú “mằn mặn”
Câu 4:
Đọc những câu văn trên, ta có thể thấy được sự dũng cảm và tinh thần trách nhiệm cao với công việc của cô gái. Có thể nhận xét như vậy vì:
+ Công việc của họ là công việc đầy rẫy nguy hiểm, tính mạng có thể bị cướp đi bất cứ lúc nào. Vậy mà, họ lại coi nó như một công việc bình thường đến mức “quen rồi”
+ Đối với họ, công việc luôn là trên hết, để mạch giao thông được thông suốt, các cô luôn trong tâm thế sẵn sàng ra trận địa. Như vậy, ta mới thấy tinh thần dũng cảm, không sợ hi sinh đáng khâm phục ở họ
+ “Tôi có nghĩ tới cái chế.....lần thứ hai”: cái chết đối với họ không đáng sợ, không quan trọng bằng việc có thể hoàn thành nhiệm vụ hay không.
=> Ba cô gái thanh niên xung phong, tiêu biểu là Phương Định là đại diện cho thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ: dũng cảm, không sợ hi sinh, có trách nhiệm cao trong công việc. Tinh thần ấy của các cô thật đáng trân trọng, ngưỡng mộ, khiến thế hệ sau noi theo.
 

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Đề số 2
Phần I (7 điểm)
Cho các câu thơ sau:
“Mùa xuân người cầm súng
......
Cứ đi lên phía trước”
1. Viết tiếp các câu thơ để hoàn thành đoạn thơ? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ? Nhan đề của bài thơ này có ý nghĩa gì? (1 điểm)
2. Chỉ ra mạch cảm xúc của bài thơ trên? Có ý kiến cho rằng khổ cuối bài thơ không nằm trong mạch cảm xúc toàn bài. Em có đồng ý không, vì sao? (1,25 điểm)
3. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn thơ trên (0,75 điểm)
4. Viết đoạn văn trình bày theo cách tổng- phân- hợp khoảng 15 câu làm rõ những cảm nhận và suy ngẫm của tác giả về mùa xuân đất nước ở đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng câu hỏi tu từ và phép nối (chỉ rõ một câu hỏi tu từ và phép nối tiêu biểu) (3 điểm)
5. So sánh bài thơ chứa đoạn thơ trên với văn bản “Mùa xuân của tôi” của Vũ Bằng về phương thức biểu đạt và thể loại (1 điểm)
Phần II (3 điểm)
Đọc kĩ đoạn trích và thực hiện yêu cầu phía dưới:
“Tri thức đúng là sức mạnh. Người ta kể rằng, có một máy phát điện cỡ lớn của công ty Pho bị hỏng. Một hội đồng gồm nhiều kĩ sư họp 3 tháng liền tìm không ra nguyên nhân. Người ta phải tìm đến chuyên gia Xten-mét-xơ. Ông xem xét và làm cho máy hoạt động trở lại. Công ty phải trả cho ông 10 000 đôla. Nhiêu người cho Xten-mét-xơ là tham, bắt bí để lấy tiền. Nhưng trong giấy biên nhận, Xten-mét-xơ ghi: “Tiền vạch một đường thẳng là 1 đôla, tiền tìm ra chỗ để vạch đúng đường ấy giá: 9 999 đôla”. Rõ ràng người có trí thức thâm hậu có thể làm được những việc mà nhiều người khác không làm nổi. Thử hỏi, nếu không biết cách chữa thì cỗ máy kia có thoát khỏi số phận trở thành đống phế liệu được không!?”
1. Xác định câu chủ đề của đoạn văn. Câu chuyện về chuyên gia Xten-mét-xơ chữa cỗ máy đóng vai trò gì trong đoạn văn? (0,5 điểm)
2. Chỉ ra cụ thể một phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn văn? Viết ra lời dẫn trực tiếp có trong đoạn văn và nêu các dấu hiệu giúp em nhận biết về nó? (0,5 điểm)
3. Từ đoạn văn, kết hợp những hiểu biết của bản thân, em hãy viết một đoạn văn khoảng một trang giấy thi trình bày ý kiến của em về vai trò của tri thức trong cuộc sống hiện nay? (2 điểm)


(Đề của trường THCS Sài Sơn- Hà Nội)
 
Last edited:

Lemon candy

Học sinh tiến bộ
Thành viên
28 Tháng tám 2019
472
1,528
156
Hà Nội
そう
Người làm : Lemon candy
Đề số 2
Phần I (7 điểm)
Cho các câu thơ sau:
“Mùa xuân người cầm súng
......
Cứ đi lên phía trước”

1. Viết tiếp các câu thơ để hoàn thành đoạn thơ? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ? Nhan đề của bài thơ này có ý nghĩa gì? (1 điểm)
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao.
- Bài thơ viết vào tháng 11-1980 trong hoàn cảnh đất nước đã thống nhất, đang xây dựng cuộc sống mới nhưng còn vô vàn khó khăn gian khổ, thử thách, không đầy một tháng trước khi nhà thơ qua đời.
-"Mùa xuân nho nhỏ" là một sáng tác độc đáo,một phát hiện mới mẻ,bất ngờ của nhà thơ
- Nhan đề đã thể hiện quan niệm về sự thống nhất giữa cái riêng với cái chung ,giữa cá nhân với cộng đồng,về sự cống hiến của con người cho cuộc đời chung
-Thể hiện ước nguyện của nhà thơ muốn làm một mùa xuân nghĩa là sống đẹp ,sống với tất cả sức sống tươi trẻ của của mình nhưng rất khiêm nhường là một mùa xuân nho nhỏ góp phần vào mùa xuân lớn của thiên nhiên đất nước, của cuộc đời chung và khát vọng chân thành cao đẹp của nhà thơ.Đóchính là chủ đề của bài thơ mà tác giả muốn gửi gắm

2. Chỉ ra mạch cảm xúc của bài thơ trên? Có ý kiến cho rằng khổ cuối bài thơ không nằm trong mạch cảm xúc toàn bài. Em có đồng ý không, vì sao? (1,25 điểm)
-Mạch cảm xúc: được khơi nguồn, nảy nở từ sức sống, vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, mở rộng ra với mùa xuân đất nước, cách mạng. Cảm xúc lắng đọng dần vào suy tư và ước nguyện: nhà thơ muốn nhập vào bản hoà ca vĩ đại của cuộc đời bằng một nốt trầm xao xuyến của riêng mình, góp vào mùa xuân chung lớn lao của đất nước “một mùa xuân nho nhỏ”. Khép lại bài thơ là những cảm xúc thiết tha, tự hào về quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.
- Có ý kiến cho rằng khổ cuối bài thơ không nằm trong mạch cảm xúc toàn bài.Em không đồng ý vì
Khổ cuối bài thơ được bao bọc trong âm điệu khúc Nam ai, Nam bình xứ Huế. Đoạn thơ kết thúc như một khúc hát ca ngợi mùa xuân, để lại dư vị sâu lắng.Có thể nói ,Thanh Hải như muốn hát lên điệu Nam ai, Nam bình, điệu dân ca tha thiết xứ Huế để đón mừng mùa xuân của đất nước. Câu ca như muốn nói lên ước nguyện được hòa làm một vĩnh viễn với quê hương ,với đất trời. “Nước non ngàn dặm mình. Nước non ngàn dặm tình” lời ca như ngân nga mãi mãi trong lòng người đọc.Qua đó có thể thấy,xuyên suốt bài thơ không chỉ là hình tượng mùa xuân mà còn là khúc hát về tình yêu đất nước mãi không dứt.-một bài ca yêu cuộc sống.Yêu mùa xuân vì yêu đất nước.Vì thế không thể nói khổ cuối bài thơ không nằm trong mạch cảm xúc toàn bài

3. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn thơ trên (0,75 điểm)
- Biện pháp tu từ so sánh “Tất cả như hối hả"
-Tác dụng:Qua bptt đó Thanh Hải như khái quát được cả một thời đại của dân tộc.Cả đất nước đang hốn hả, khẩn trương sản xuất và chiến đấu.Tất cả đều náo nức rộn ràng trong mùa xuân tươi đẹp của thiên nhiên ,của đất nước

4. Viết đoạn văn trình bày theo cách tổng- phân- hợp khoảng 15 câu làm rõ những cảm nhận và suy ngẫm của tác giả về mùa xuân đất nước ở đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng câu hỏi tu từ và phép nối (chỉ rõ một câu hỏi tu từ và phép nối tiêu biểu) (3 điểm)
Phải chăng,đoạn thơ trên đã thể hiện niềm xúc động sâu xa và mãnh liệt của Thanh Hải về sức xuân của đất nước?(1)
“Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ.”

Trong bản nhạc rộn ràng của mùa xuân không chỉ bắt gặp hình ảnh tràn đầy sức sống của thiên nhiên mà còn bắt gặp sự trẻ trung,sôi nổi của con người hình ảnh quen thuộc , tiêu biểu của đất nước là người lính và người nông dân.(2)Hình ảnh lộc non là hình ảnh biểu tượng cho sức sống,sức phát triển của mùa xuân, đất nước.(3) Lộc non của người chiến sĩ là chồi non, nhành non lẫn trong những cành lá để ngụy trang trên đường hành quân.(4)Với nghĩa chuyển của từ lộc, ta cảm nhận anh bộ đội như mang trên mình mùa xuân của đất nước : anh cầm súng để bảo vệ mùa xuân tươi đẹp đó , để đổi lấy sự thanh bình cho dân tộc Việt Nam.(5) Khác với lộc non của người lính, lộc non của người nông dân lại mang ý nghĩa khác- đó là những chồi non của bông lúa, những bát gạo ,bát cơm được làm ra từ giọt mồ hôi và sự cần cù làm việc (6)Tuy mang ý nghĩa nào ,những chồi non ấy đều là sự đóng góp miệt mài của những người lính và nông dân dành cho mùa xuân của Tổ Quốc (7)
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao

Nhà thơ Thanh Hải đã cảm nhận mùa xuân đất nước bằng từ láy “hối hả” là vội vã, khẩn trương, liên tục không dừng lại.(8)“Xôn xao” khiến ta nghĩ tới những âm thanh liên tiếp vọng về, hoà lẫn với nhau xao động.(9)Điệp từ “tất cả” đi cùng với các từ láy gợi cảm "hối hả ","xôn xao" như nhấn mạnh nhịp điệu cuộc sống, thể hiện niềm hân hoan trước tinh thần lao động khẩn trương của con người.(10)Và,trong cái nhộn nhịp,náo nức đó tâm hồn tác giả cũng rung động:reo vui náo nức cùng khí thế lao động.(11) Qua khổ thơ trên ta có thể thấy hình ảnh mùa xuân đất nước đã được mở rộng dần:từ bông hoa tím,dòng sông xanh vốn là những gì thân thuộc nhất,đẹp đẽ nhất của xứ Huế lnay đã được gói gọn trong đôi vai người chiến sĩ , mở rộng thành một cánh đồng bao la-bao la trong khí thế hăng say lao động,bao la của những rung động lòng người.(12)
In đỏ : phép nối với từ ngữ nối là từ "và"
in cam:câu hỏi tu từ
5. So sánh bài thơ chứa đoạn thơ trên với văn bản “Mùa xuân của tôi” của Vũ Bằng về phương thức biểu đạt và thể loại (1 điểm)
Cái này e chịu luôn.Hầy
Phần II (3 điểm)
Đọc kĩ đoạn trích và thực hiện yêu cầu phía dưới:
“Tri thức đúng là sức mạnh. Người ta kể rằng, có một máy phát điện cỡ lớn của công ty Pho bị hỏng. Một hội đồng gồm nhiều kĩ sư họp 3 tháng liền tìm không ra nguyên nhân. Người ta phải tìm đến chuyên gia Xten-mét-xơ. Ông xem xét và làm cho máy hoạt động trở lại. Công ty phải trả cho ông 10 000 đôla. Nhiêu người cho Xten-mét-xơ là tham, bắt bí để lấy tiền. Nhưng trong giấy biên nhận, Xten-mét-xơ ghi: “Tiền vạch một đường thẳng là 1 đôla, tiền tìm ra chỗ để vạch đúng đường ấy giá: 9 999 đôla”. Rõ ràng người có trí thức thâm hậu có thể làm được những việc mà nhiều người khác không làm nổi. Thử hỏi, nếu không biết cách chữa thì cỗ máy kia có thoát khỏi số phận trở thành đống phế liệu được không!?”

1. Xác định câu chủ đề của đoạn văn. Câu chuyện về chuyên gia Xten-mét-xơ chữa cỗ máy đóng vai trò gì trong đoạn văn? (0,5 điểm)
-Câu chủ đề :Tri thức đúng là sức mạnh.Qua việc chuyên gia Xten-mét-xơ chữa cỗ máy cho ta thấy người có tri thức thâm hậu có thể làm được những việc mà nhiều người khác không làm nổi. Vì nếu không biết cách chữa cỗ máy kia thì, nó sẽ không thoát khỏi số phận trở thành đống phế liệu .Qua câu chuyện đó,tác giả đang cho mọi người thấy tầm quan trọng của tri thức
2. Chỉ ra cụ thể một phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn văn? Viết ra lời dẫn trực tiếp có trong đoạn văn và nêu các dấu hiệu giúp em nhận biết về nó? (0,5 điểm)
- Phép thế: “chuyên gia Xten-mét-xơ thành ông”.
- Câu viết lời dẫn trực tiếp “Tiền vạch một đường thẳng là 1 đô la. Tiền tìm ra chỗ để vạch đúng đường ấy giá: 9 999 đô la.”
-Dấu hiệu :dấu hai chấm kết hợp với mở,đóng ngoặc kép

3. Từ đoạn văn, kết hợp những hiểu biết của bản thân, em hãy viết một đoạn văn khoảng một trang giấy thi trình bày ý kiến của em về vai trò của tri thức trong cuộc sống hiện nay? (2 điểm)
Alexander Hamilton - một chính trị gia, chuyên gia tài chính người Mỹ đã từng nói rằng: "Trên đời không gì vĩ đại bằng con người, trong con người không gì vĩ đại bằng trí tuệ".Sau khi đọc câu chuyện trên , ta càng khẳng định được sức mạnh to lớn của tri thức, của trí tuệ .Tri thức là hệ thống bao gồm những dữ kiện, thông tin, sự mô tả hay kĩ năng, hiểu biết cũng như kinh nghiệm mà con người có được nhờ trải nghiệm thực tiễn hay thông qua giáo dục.Tri thức của một người có thể biểu hiện qua nhiều cách khác nhau : qua lời nói , hành động,… Trong câu chuyện trên , ta có thể thấy tri thức của Xten-mét-xơ thể hiện ở việc một mình ông có thể nhìn ra lỗi sai để sửa lại chiếc máy phát điện trong khi ‘‘ hội đồng gồm nhiều kĩ sư họp 3 tháng liền tìm không ra nguyên nhân’’Sức mạnh của tri thức là khả năng làm thay đổi cuộc sống , thế giới con người đang sống thông qua sự vận dụng tri thức của con người vào các hoạt động nghiên cứu, lao động và sản xuất. Sức mạnh của tri thức còn có thể được hiểu là khả năng sáng tạo ra cái mới, cái tiến bộ, tạo động lực cho sự phát triển của xã hội. Nhờ biết tích lũy tri thức mà con người có thể hiểu được bản chất của thế giới khách quan, vận dụng tri thức từng bước làm chủ tự nhiên và cuộc sống của mình. Chính vì “sức mạnh” đó mà tri thức là thứ không thể thiếu trong đời sống con người .Trong quá khứ , có biết bao nhiêu vị anh hùng hào kiệt sử dụng tri thức của mình để giúp nước ta đẩy lùi quân xâm lược. Ví dụ điển hình ta có thể thấy là trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ xâm lược nước ta , tuy lực lượng hai bên chênh lệch rõ rệt , vũ khí của ta cũng không hiện đại bằng của chúng; nhưng nhờ sự đồng lòng của người dân , đặc biệt nhờ tri tuệ thâm hậu của nhà lãnh tụ vĩ đại – Bác Hồ Chí Minh, quân- dân ta đã đánh bại được quân xâm lược.Trong thời bình , sức mạnh của trí tuệ được biểu hiện ở những phát minh vĩ đại thay đổi thế giới và sự tiến bộ của loài người. Các nhà khoa học đã sáng chế ra tàu vũ trụ( con tàu Apollo 11 đưa Neil Armstrong và Buzz Aldrin lên mặt trăng ) , đã in đậm dấu chân con người trong việc khám phá và tìm hiểu thế giới bên ngoài Trái Đất . Bên cạnh đó , những hiện tượng trước kia không thể giải thích nay đã được các nhà khoa học làm rõ . Từ đó các định luật về vạn vật hấp dẫn , trọng lực , từ trường ,… cũng nhờ có trí tuệ,tri thức mà được phát hiện ra . Không cần lấy ví dụ xa xôi, trong câu chuyện trên nhờ có tri thức thâm hậu mà Xten-mét-xơ đã sửa được chiếc máy phát điện. Thử hỏi , nếu không biết cách chữa cỗ máy kia thì nó có thoát khỏi số phận trở thành đống phế liệu hay không ?Tuy trí thức quan trọng thật đấy , nhưng nhiều người hiện nay lại không nhận thức được giá trị của nó. Trên thực tế , nhiều bạn trẻ chỉ biết ăn chơi , đua đòi mà không chú tâm vào việc học hành tích lũy tri thức. Bên cạnh đó, một số người có tri thức lại sử dụng nó không đúng cách . Thay vì sử dụng nó để phát triển thế giới, làm cuộc sống của mọi người trở nên hạnh phúc hơn ; họ lại dùng chúng vào việc chế tạo vũ khí, chạy đua vũ trang nhằm thu lợi cho bản thân.Chúng ta là thế hệ trẻ , là tương lai của đất nước , vì vậy chúng ta phải ý thức được tầm quan trọng của tri thức để sử dụng và học đúng cách . Có như thế đất nước ta mới phát triển , con người ta mới tiến bộ . Isaac Newton- một nhà khoa học vĩ đại đã từng nói "Điều ta biết chỉ là giọt nước, điều ta chưa biết là cả một đại dương",... Chính vì thế, chúng ta hãy trau dồi tri thức để mang đến sức mạnh cho chính mình và cũng là cho thế giới
 
Last edited:

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Người làm : Lemon candy
Đề số 2
Phần I (7 điểm)
Cho các câu thơ sau:
“Mùa xuân người cầm súng
......
Cứ đi lên phía trước”

1. Viết tiếp các câu thơ để hoàn thành đoạn thơ? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ? Nhan đề của bài thơ này có ý nghĩa gì? (1 điểm)
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao.
- Bài thơ viết vào tháng 11-1980 trong hoàn cảnh đất nước đã thống nhất, đang xây dựng cuộc sống mới nhưng còn vô vàn khó khăn gian khổ, thử thách, không đầy một tháng trước khi nhà thơ qua đời.
-"Mùa xuân nho nhỏ" là một sáng tác độc đáo,một phát hiện mới mẻ,bất ngờ của nhà thơ
- Nhan đề đã thể hiện quan niệm về sự thống nhất giữa cái riêng với cái chung ,giữa cá nhân với cộng đồng,về sự cống hiến của con người cho cuộc đời chung
-Thể hiện ước nguyện của nhà thơ muốn làm một mùa xuân nghĩa là sống đẹp ,sống với tất cả sức sống tươi trẻ của của mình nhưng rất khiêm nhường là một mùa xuân nho nhỏ góp phần vào mùa xuân lớn của thiên nhiên đất nước, của cuộc đời chung và khát vọng chân thành cao đẹp của nhà thơ.Đóchính là chủ đề của bài thơ mà tác giả muốn gửi gắm

2. Chỉ ra mạch cảm xúc của bài thơ trên? Có ý kiến cho rằng khổ cuối bài thơ không nằm trong mạch cảm xúc toàn bài. Em có đồng ý không, vì sao? (1,25 điểm)
-Mạch cảm xúc: được khơi nguồn, nảy nở từ sức sống, vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, mở rộng ra với mùa xuân đất nước, cách mạng. Cảm xúc lắng đọng dần vào suy tư và ước nguyện: nhà thơ muốn nhập vào bản hoà ca vĩ đại của cuộc đời bằng một nốt trầm xao xuyến của riêng mình, góp vào mùa xuân chung lớn lao của đất nước “một mùa xuân nho nhỏ”. Khép lại bài thơ là những cảm xúc thiết tha, tự hào về quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.
- Có ý kiến cho rằng khổ cuối bài thơ không nằm trong mạch cảm xúc toàn bài.Em không đồng ý vì
Khổ cuối bài thơ được bao bọc trong âm điệu khúc Nam ai, Nam bình xứ Huế. Đoạn thơ kết thúc như một khúc hát ca ngợi mùa xuân, để lại dư vị sâu lắng.Có thể nói ,Thanh Hải như muốn hát lên điệu Nam ai, Nam bình, điệu dân ca tha thiết xứ Huế để đón mừng mùa xuân của đất nước. Câu ca như muốn nói lên ước nguyện được hòa làm một vĩnh viễn với quê hương ,với đất trời. “Nước non ngàn dặm mình. Nước non ngàn dặm tình” lời ca như ngân nga mãi mãi trong lòng người đọc.Qua đó có thể thấy,xuyên suốt bài thơ không chỉ là hình tượng mùa xuân mà còn là khúc hát về tình yêu đất nước mãi không dứt.-một bài ca yêu cuộc sống.Yêu mùa xuân vì yêu đất nước.Vì thế không thể nói khổ cuối bài thơ không nằm trong mạch cảm xúc toàn bài

3. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn thơ trên (0,75 điểm)
- Biện pháp tu từ so sánh “Tất cả như hối hả"
-Tác dụng:Qua bptt đó Thanh Hải như khái quát được cả một thời đại của dân tộc.Cả đất nước đang hốn hả, khẩn trương sản xuất và chiến đấu.Tất cả đều náo nức rộn ràng trong mùa xuân tươi đẹp của thiên nhiên ,của đất nước

4. Viết đoạn văn trình bày theo cách tổng- phân- hợp khoảng 15 câu làm rõ những cảm nhận và suy ngẫm của tác giả về mùa xuân đất nước ở đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng câu hỏi tu từ và phép nối (chỉ rõ một câu hỏi tu từ và phép nối tiêu biểu) (3 điểm)
Phải chăng,đoạn thơ trên đã thể hiện niềm xúc động sâu xa và mãnh liệt của Thanh Hải về sức xuân của đất nước?(1)
“Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ.”

Trong bản nhạc rộn ràng của mùa xuân không chỉ bắt gặp hình ảnh tràn đầy sức sống của thiên nhiên mà còn bắt gặp sự trẻ trung,sôi nổi của con người hình ảnh quen thuộc , tiêu biểu của đất nước là người lính và người nông dân.(2)Hình ảnh lộc non là hình ảnh biểu tượng cho sức sống,sức phát triển của mùa xuân, đất nước.(3) Lộc non của người chiến sĩ là chồi non, nhành non lẫn trong những cành lá để ngụy trang trên đường hành quân.(4)Với nghĩa chuyển của từ lộc, ta cảm nhận anh bộ đội như mang trên mình mùa xuân của đất nước : anh cầm súng để bảo vệ mùa xuân tươi đẹp đó , để đổi lấy sự thanh bình cho dân tộc Việt Nam.(5) Khác với lộc non của người lính, lộc non của người nông dân lại mang ý nghĩa khác- đó là những chồi non của bông lúa, những bát gạo ,bát cơm được làm ra từ giọt mồ hôi và sự cần cù làm việc (6)Tuy mang ý nghĩa nào ,những chồi non ấy đều là sự đóng góp miệt mài của những người lính và nông dân dành cho mùa xuân của Tổ Quốc (7)
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao

Nhà thơ Thanh Hải đã cảm nhận mùa xuân đất nước bằng từ láy “hối hả” là vội vã, khẩn trương, liên tục không dừng lại.(8)“Xôn xao” khiến ta nghĩ tới những âm thanh liên tiếp vọng về, hoà lẫn với nhau xao động.(9)Điệp từ “tất cả” đi cùng với các từ láy gợi cảm "hối hả ","xôn xao" như nhấn mạnh nhịp điệu cuộc sống, thể hiện niềm hân hoan trước tinh thần lao động khẩn trương của con người.(10)Và,trong cái nhộn nhịp,náo nức đó tâm hồn tác giả cũng rung động:reo vui náo nức cùng khí thế lao động.(11) Qua khổ thơ trên ta có thể thấy hình ảnh mùa xuân đất nước đã được mở rộng dần:từ bông hoa tím,dòng sông xanh vốn là những gì thân thuộc nhất,đẹp đẽ nhất của xứ Huế lnay đã được gói gọn trong đôi vai người chiến sĩ , mở rộng thành một cánh đồng bao la-bao la trong khí thế hăng say lao động,bao la của những rung động lòng người.(12)
In đỏ : phép nối với từ ngữ nối là từ "và"
in cam:câu hỏi tu từ
5. So sánh bài thơ chứa đoạn thơ trên với văn bản “Mùa xuân của tôi” của Vũ Bằng về phương thức biểu đạt và thể loại (1 điểm)
Cái này e chịu luôn.Hầy
Phần II (3 điểm)
Đọc kĩ đoạn trích và thực hiện yêu cầu phía dưới:
“Tri thức đúng là sức mạnh. Người ta kể rằng, có một máy phát điện cỡ lớn của công ty Pho bị hỏng. Một hội đồng gồm nhiều kĩ sư họp 3 tháng liền tìm không ra nguyên nhân. Người ta phải tìm đến chuyên gia Xten-mét-xơ. Ông xem xét và làm cho máy hoạt động trở lại. Công ty phải trả cho ông 10 000 đôla. Nhiêu người cho Xten-mét-xơ là tham, bắt bí để lấy tiền. Nhưng trong giấy biên nhận, Xten-mét-xơ ghi: “Tiền vạch một đường thẳng là 1 đôla, tiền tìm ra chỗ để vạch đúng đường ấy giá: 9 999 đôla”. Rõ ràng người có trí thức thâm hậu có thể làm được những việc mà nhiều người khác không làm nổi. Thử hỏi, nếu không biết cách chữa thì cỗ máy kia có thoát khỏi số phận trở thành đống phế liệu được không!?”

1. Xác định câu chủ đề của đoạn văn. Câu chuyện về chuyên gia Xten-mét-xơ chữa cỗ máy đóng vai trò gì trong đoạn văn? (0,5 điểm)
-Câu chủ đề :Tri thức đúng là sức mạnh.Qua việc chuyên gia Xten-mét-xơ chữa cỗ máy cho ta thấy người có tri thức thâm hậu có thể làm được những việc mà nhiều người khác không làm nổi. Vì nếu không biết cách chữa cỗ máy kia thì, nó sẽ không thoát khỏi số phận trở thành đống phế liệu .Qua câu chuyện đó,tác giả đang cho mọi người thấy tầm quan trọng của tri thức
2. Chỉ ra cụ thể một phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn văn? Viết ra lời dẫn trực tiếp có trong đoạn văn và nêu các dấu hiệu giúp em nhận biết về nó? (0,5 điểm)
- Phép thế: “chuyên gia Xten-mét-xơ thành ông”.
- Câu viết lời dẫn trực tiếp “Tiền vạch một đường thẳng là 1 đô la. Tiền tìm ra chỗ để vạch đúng đường ấy giá: 9 999 đô la.”
-Dấu hiệu :dấu hai chấm kết hợp với mở,đóng ngoặc kép

3. Từ đoạn văn, kết hợp những hiểu biết của bản thân, em hãy viết một đoạn văn khoảng một trang giấy thi trình bày ý kiến của em về vai trò của tri thức trong cuộc sống hiện nay? (2 điểm)
Alexander Hamilton - một chính trị gia, chuyên gia tài chính người Mỹ đã từng nói rằng: "Trên đời không gì vĩ đại bằng con người, trong con người không gì vĩ đại bằng trí tuệ".Sau khi đọc câu chuyện trên , ta càng khẳng định được sức mạnh to lớn của tri thức, của trí tuệ .Tri thức là hệ thống bao gồm những dữ kiện, thông tin, sự mô tả hay kĩ năng, hiểu biết cũng như kinh nghiệm mà con người có được nhờ trải nghiệm thực tiễn hay thông qua giáo dục.Tri thức của một người có thể biểu hiện qua nhiều cách khác nhau : qua lời nói , hành động,… Trong câu chuyện trên , ta có thể thấy tri thức của Xten-mét-xơ thể hiện ở việc một mình ông có thể nhìn ra lỗi sai để sửa lại chiếc máy phát điện trong khi ‘‘ hội đồng gồm nhiều kĩ sư họp 3 tháng liền tìm không ra nguyên nhân’’Sức mạnh của tri thức là khả năng làm thay đổi cuộc sống , thế giới con người đang sống thông qua sự vận dụng tri thức của con người vào các hoạt động nghiên cứu, lao động và sản xuất. Sức mạnh của tri thức còn có thể được hiểu là khả năng sáng tạo ra cái mới, cái tiến bộ, tạo động lực cho sự phát triển của xã hội. Nhờ biết tích lũy tri thức mà con người có thể hiểu được bản chất của thế giới khách quan, vận dụng tri thức từng bước làm chủ tự nhiên và cuộc sống của mình. Chính vì “sức mạnh” đó mà tri thức là thứ không thể thiếu trong đời sống con người .Trong quá khứ , có biết bao nhiêu vị anh hùng hào kiệt sử dụng tri thức của mình để giúp nước ta đẩy lùi quân xâm lược. Ví dụ điển hình ta có thể thấy là trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ xâm lược nước ta , tuy lực lượng hai bên chênh lệch rõ rệt , vũ khí của ta cũng không hiện đại bằng của chúng; nhưng nhờ sự đồng lòng của người dân , đặc biệt nhờ tri tuệ thâm hậu của nhà lãnh tụ vĩ đại – Bác Hồ Chí Minh, quân- dân ta đã đánh bại được quân xâm lược.Trong thời bình , sức mạnh của trí tuệ được biểu hiện ở những phát minh vĩ đại thay đổi thế giới và sự tiến bộ của loài người. Các nhà khoa học đã sáng chế ra tàu vũ trụ( con tàu Apollo 11 đưa Neil Armstrong và Buzz Aldrin lên mặt trăng ) , đã in đậm dấu chân con người trong việc khám phá và tìm hiểu thế giới bên ngoài Trái Đất . Bên cạnh đó , những hiện tượng trước kia không thể giải thích nay đã được các nhà khoa học làm rõ . Từ đó các định luật về vạn vật hấp dẫn , trọng lực , từ trường ,… cũng nhờ có trí tuệ,tri thức mà được phát hiện ra . Không cần lấy ví dụ xa xôi, trong câu chuyện trên nhờ có tri thức thâm hậu mà Xten-mét-xơ đã sửa được chiếc máy phát điện. Thử hỏi , nếu không biết cách chữa cỗ máy kia thì nó có thoát khỏi số phận trở thành đống phế liệu hay không ?Tuy trí thức quan trọng thật đấy , nhưng nhiều người hiện nay lại không nhận thức được giá trị của nó. Trên thực tế , nhiều bạn trẻ chỉ biết ăn chơi , đua đòi mà không chú tâm vào việc học hành tích lũy tri thức. Bên cạnh đó, một số người có tri thức lại sử dụng nó không đúng cách . Thay vì sử dụng nó để phát triển thế giới, làm cuộc sống của mọi người trở nên hạnh phúc hơn ; họ lại dùng chúng vào việc chế tạo vũ khí, chạy đua vũ trang nhằm thu lợi cho bản thân.Chúng ta là thế hệ trẻ , là tương lai của đất nước , vì vậy chúng ta phải ý thức được tầm quan trọng của tri thức để sử dụng và học đúng cách . Có như thế đất nước ta mới phát triển , con người ta mới tiến bộ . Isaac Newton- một nhà khoa học vĩ đại đã từng nói "Điều ta biết chỉ là giọt nước, điều ta chưa biết là cả một đại dương",... Chính vì thế, chúng ta hãy trau dồi tri thức để mang đến sức mạnh cho chính mình và cũng là cho thế giới
Cho chị góp ý bài em nha
- Trước tiên, em đã xác định được yêu cầu đề bài. Cố gắng khi đi thi đọc kĩ đề như vậy nha
- Lỗi thứ nhất, em sai ngay cái cơ bản: chép sai thơ
"Lộc giắt đầy quanh lưng"
Lỗi này em mất đi 0,25đ
- Câu 1 phần I: em nên ghi rõ ràng "nhan đề của bài thơ có ý nghĩa là:" rồi hẵng nêu lên ý nghĩa. Và đề số 1 cũng có câu này rồi, chị đã đưa đáp án tham khảo, em vẫn thiếu 1 ý
- Câu 3 phần I: em đã xác định đúng biện pháp tu từ, tuy nhiên phần nêu tác dụng, em trình bày con mơ hồ, chưa chỉ rõ được tác dụng ấy
- Câu 4 phần I: em đã đủ các ý rồi nhưng vẫn mắc một số lỗi
+ Một số câu dài quá, em nên cắt ngắn lại bằng cách lược bỏ một số từ không thật sự cần thiết hoặc tóm gọn ý của câu đó lại
+ Chính vì dài nên câu bị lủng củng, đôi khi không có nghĩa
+ Một số câu chưa có liên kết câu
+ Câu kết đoạn, em không cần phải nêu ra quá nhiều chi tiết như vậy mà hãy tóm gọn lại.
- Câu 1 phần II: em nên tách ý ra để bài dễ nhìn hơn
- Câu 2 phần II: em xác định đúng nhưng cách diễn đạt chưa ổn. Em thử thay đổi như sau nhé

- Phép thế: “chuyên gia Xten-mét-xơ" - "ông”.
- Câu viết lời dẫn trực tiếp: Nhưng trong giấy biên nhận, Xten-mét-xơ ghi: "Tiền vạch một đường thẳng là 1 đô la. Tiền tìm ra chỗ để vạch đúng đường ấy giá: 9 999 đô la.”
-Dấu hiệu là dấu hai chấm kết hợp với mở, đóng ngoặc kép

- Câu phần II
+ Em có rất nhiều dẫn chứng, bài làm càng thêm sức thuyết phục. Nhưng em cố gắng liên hệ những tấm gương dễ nhớ hơn, sau này khi đi thi những cái tên như Neil Armstrong, Buzz Aldrin... rất khó nhớ
+ Phần nêu sức mạnh của tri thức em chưa có liên kết. Vì thế đọc lên cả một đoạn đó bị rời rạc, không ăn khớp với đoạn trước. Từ ngữ có phần hơi khó hiểu, thuộc về phong cách ngôn ngữ khoa học, đọc lên có phần cứng nhắc
+ Câu thứ nhất và thứ 2 chưa có sự liên kết chặt chẽ
=> Tóm lại, em cần chú ý hơn những tiểu tiết, dù nhỏ nhặt nhưng không để ý sẽ gây mất rất nhiều điểm, cách viết đoạn văn của em đã tạm ổn, cố gắng phát huy hơn nhé

Và đây là đáp án tham khảo
(Nếu bạn nào xem mờ thì nhắc mình nhé)
 

Attachments

  • received_630634027806578.jpeg
    received_630634027806578.jpeg
    91.5 KB · Đọc: 98
  • received_575216189833410.jpeg
    received_575216189833410.jpeg
    86.7 KB · Đọc: 103
  • received_286620442381442.jpeg
    received_286620442381442.jpeg
    104.5 KB · Đọc: 117
  • received_310528663286457.jpeg
    received_310528663286457.jpeg
    101.2 KB · Đọc: 129

Bminh_08

Học sinh
Thành viên
19 Tháng bảy 2018
95
123
46
Hà Nội
THCS Đại Nghĩa
upload_2020-7-1_20-50-50.pngư


upload_2020-7-1_20-51-29.png

Mở bài : Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết :
“Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”
Lẽ sống cao đẹp ấy đã trở thành lí tưởng trong bài ca cuộc đời của biết bao thế hệ những con người Việt Nam anh hùng. Và khi bước vào ngưỡng cửa của thi ca thì “Sống là cho và chết cũng là cho” cũng chính là niềm khao khát cháy bỏng trong tâm hồn mỗi thi nhân.Trong số đó, ta không khi nào quên nhắc đến tiếng hát nhẹ nhàng ,sâu lắng ,tha thiết của khát vọng với cuộc đời, với đất nước trong tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải..Và ta cũng bắt gặp ước nguyện tha thiết chân thành được hoá thân, hoà nhập vào những cảnh vật ở bên lăng Bác, ước nguyện sống đẹp, trung thành với lí tưởng của Bác, của dân tộc trong khổ cuối bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.
Thân bài:
*Lẽ sống mà Thanh Hải gửi gắm qua mùa xuân nho nhỏ
-Mùa xuân của thiên nhiên, đất nước thường gợi lên ở mỗi con người niềm khát khao và hi vọng. Với Thanh Hải cũng thế, đây chính là thời điểm mà ông nhìn lại cuộc đời và bộc bạch tâm niệm thiết tha của một nhà cách mạng, một nhà thơ đã gắn bó trọn đời với đất nước, quê hương với một khát vọng chân thành và tha thiết.
"Ta làm con chim hót,
Ta làm một cành hoa.
Ta nhập vào hoà ca,
Một nốt trầm xao xuyến"
-Để bày tỏ lẽ sống của mình, ngay ở câu thơ mở đầu, Thanh Hải đã đem đến cho người đọc cái giai điệu ngọt ngào, êm ái của những thanh bằng liên tiếp : ta- hoa- ca
- Nếu ở khổ thơ đầu, đại từ tôi gắn liền với những cảm xúc của riêng nhà thơ trước mùa xuân thiên nhiên đất nước thì trong khổ thơ này, đại từ "ta" đã ngân lên vang vọng , tha thiết.Nhịp thơ dồn dập và điệp từ "ta làm" diễn tả rõ nét khát vọng cống hiến của nhà thơ. Đó là khát vọng sống hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp, dù nhỏ bé, của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước.
-Nhà thơ đã lựa chọn những hình ảnh đẹp của thiên nhiên, của cuộc sống để bày tỏ ước nguyện: "con chim", "một cành hoa", "một nốt trầm".
. Ước nguyện được làm một tiếng chim, một cành hoa để góp vào vườn hoa muôn hương muôn sắc,
Làm tiếng chim, để đem lại hương sắc, tô điểm cho mùa xuân thêm tươi đẹp.
Nhà thơ nguyện cầu được làm một “nốt trầm xao xuyến” không ồn ào, không cao điệu mà chỉ âm thầm, lặng lẽ để “nhập” vào khúc ca, tiếng hát của nhân dân vui mừng đón xuân về. Một ước mơ nho nhỏ, chân tình, không cao siêu vĩ đại mà khiêm tốn. Hình ảnh nhuần nhị, tự nhiên, chân thành, giọng thơ nhè nhẹ, êm ái, ngọt ngào của những thanh bằng liên tiếp kết hợp với cách cấu tứ lặp lại như vậy đã mang một ý nghĩa mới nhấn mạnh thêm mong ước được sống có ích cho đời, cống hiến cho đất nước như một lẽ tự nhiên. Điệp từ “ta” như một lời khẳng định, vừa như một tiếng lòng, như một lời tâm sự nhỏ nhẹ, chân tình. Ước nguyện đó đã được đẩy lên cao thành một lẽ sống cao đẹp, không chỉ cho riêng nhà thơ mà cho tất cả mọi người, cho thời đại của chúng ta. Đó là lẽ sống cống hiến cho đời lặng lẽ, khiếm tốn, không kể gì đến tuổi tác:
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
-Thái độ sống tích cực, lạc quan của một nhà thơ đã nhiều đóng góp cho nền thơ ca Việt Nam và cho cả cuộc kháng chiến vẫn cho sự cống hiến của mình là lặng lẽ. Dẫu qua cái tuổi xuân của cuộc đời vẫn muốn cồng hiến sức lực của mình.Điệp ngữ “dù là” là lời nhắc nhở bản thân luôn cố gắng để đối đầu với tuổi già, bệnh tật.
-Theo nhà thơ, không chỉ tuổi trẻ mới có nghĩa vụ đóng góp cho xã hội mà đó là nghĩa vụ của tất cả mọi người.Hình ảnh thơ gần gũi, mộc mạc, giọng thơ nhẹ nhàng, ngọt ngào như tiếng lòng thủ thỉ của chính nhà thơ.
- Ước nguyện đó là ước nguyện cao đẹp không cho riêng mình mà dành riêng cho cuộc đời.
Đến với “Viếng lăng Bác”, bài thơ gây một xúc cảm đặc biệt qua những vần thơ do. Viễn Phương viết. một dòng cảm xúc sâu lắng đã diễn tả niềm kính yêu, sự xót thương và lòng biết ơn vô hạn của nhà thơ đối với lãnh tụ. Từ tình cảm thành kính, ngưỡng mộ mà toàn dân tộc Việt Nam dành cho Bác nhà thơ đã truyền cảm xúc của mình đến với người đọc khi nguyện làm tiếng chim hót , làm bông hoa đẹp, làm cây tre trung hiếu và sẵn sàng làm muôn ngàn công việc tốt để kính dâng Người:
Mai về miền Nam, thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng
Muốn làm bông hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
-Mặc dù đang đứng trước hình hài người lãnh tụ nhưng Viễn Phương đã lo sợ khi mai phải lìa xa nơi này. Nỗi thôi thúc trong lòng thành kính và tình cảm vô bờ đối với người lãnh tụ đã khiến nhà thơ bật lên thành tiếng khóc “thương trào nước mắt” ý thơ mộc mạc mà chân thành.-Điệp ngữ “muốn làm” nhấn mạnh khát vọng được hóa thân để ở bên cạnh Người.
Viễn phương muốn làm con chim để hót chào bình minh thức dậy trước lăng và mang tiếng hát say sưa cho Bác ngủ yên bình, muốn làm đóa hoa trước lăng khoe sắc, muốn làm cây tre canh giữ sự thiêng liêng. Hình ảnh cây tre Việt Nam được lặp lại phần đầu thêm vào phẩm chất trung hiếu để hoàn thiện tính cách của người Việt Nam: kiên cường, bất khuất, trung hiếu.
-Viễn Phương sử dụng ngôn ngữ giản dị nhưng giàu sức gợi cảm, tinh tế và khéo léo trong chọn lựa hình ảnh để bày tỏ tấm lòng thành kín của đứa con miền Nam khi đứng trước lăng Bác. Bài thơ truyền cho người đọc tình yêu mến vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân và thái độ sống ơn nghĩa, trung hiếu đối với đất nước
*Điểm giống nhau:
+ Cả hai đoạn thơ đều thể hiện ước nguyện chân thành, tha thiết được hoà nhập, cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước, nhân dân… Ước nguyện khiêm nhường, bình dị muốn được góp phần dù nhỏ bé vào cuộc đời chung.
+Các nhà thơ đều dùng những hình ảnh đẹp của thiên nhiên là biểu tượng thể hiện ước nguyện của mình.
– Khác nhau :
+ Thanh Hải viết về đề tài thiên nhiên đất nước và khát vọng hoà nhập dâng hiến cho cuộc đời.
+ Viễn Phương viết về đề tài lãnh tụ, thể hiện niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết thành kính khi tác giả từ miền Nam vừa được giải phóng ra viếng Bác Hồ.
Kết bài: Dù hai bài thơ được sáng tác ở các thời điểm khác nhau, ở khung cảnh khác nhau nhưng hai nhà thơ đã gặp nhau qua nhữngvần thơ có chung về lẽ sống cống hiến, sống đẹp. Lẽ sống ấy vẫn luôn là những bài học quý giá, trường tồn mãi với thời gian về ý nghĩa cao cả của chúng cho thế hệ trẻ ngày nay học tập và noi theo
Em xin lỗi các bạn, anh chị cực nhiều, giờ em mới nộp lên để chị KHả chấm :< hơi loãng tb một ít mng bỏ qua cho em nhé, em cảm ơn và yêu thương mọi người cực nhiều
 

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Em nộp bài nhaaaaaaaaa
105577755_2533254163652084_4208703746227145312_n.jpg

106006740_1587807608048289_1345225739852363843_n.jpg

105963431_544910919510683_6037542621175873915_n.jpg
Bài Hưng trước nha
- Em trình bày rất đẹp, sạch sẽ nè. Cơ mà em nên lùi đầu dòng để đỡ dài dòng nha. Khi đi thi mà mình lùi vào thế là mất cảm tình với người chấm đấy
- Phần I
+ Câu 1, 2, 3 em làm rất tốt nha, chắc em cũng đã tham khảo qua đáp án trên mạng đúng không nè. Nhưng đáp án của chị có sai khác nha :D
+ Câu 4: em làm dài mất rồi, em cần rút gọn lại. Em có nói lỗi của em là viết dài, không rút gọn được. Chị có cách này, em áp dụng thử nha: tìm key word, vạch ý đơn giản, khi viết vào bài thi mình chỉ thêm từ nối là ổn
Phần II:
Em làm dài quá, đề chỉ giới hạn 15-20 dòng
Tuy dài nhưng các ý thì vẫn còn sơ sài, em tập trung vào một luận điểm nên bị vậy á
Cách sửa:
- Lập dàn ý: phần này em gạch những ý chính ra, ước chừng ý này sẽ dành bao nhiêu câu. Chẳng hạn:
+ Dẫn dắt vấn đề: 1 câu
+ Giải thích: 1~2 câu
+ Hành động: 6 câu
+ Dẫn chứng: 1 câu
+ Kết đoạn: 1 câu
- Cách dễ nhất để nó ngắn lại là em viết chữ nhỏ lại, nhưng như vậy khiến chữ xấu đi, nét chữ khác với đoạn trước, vì vậy, em cố gắng đừng dùng cách này
- Cách nữa đó là em dùng ít dẫn chứng hơn, em chỉ cần kể ra một dẫn chứng tiêu biểu là đã đủ sức thuyết phục rồi
Cố lên nha ^^ Bài em rất ổn đó
Bài Hương nha (lần này không bị muộn đâu nha :D )
Phần I
- Câu 1 và 3 ổn rồi nè
- Câu 2: em thừa phần "vì...", có thì em cũng không bị trừ điểm nhưng nó thực sự không cần thiết, em viết vào bài chỉ làm tốn thời gian mà thôi
- Câu 4: câu này thì em làm gần như là đủ, cơ mà hơi sơ sài, cũng gần ăn điểm tuyệt đối rồi nè
Phần II
- Câu 1: ổn, đủ ý theo yêu cầu đề bài. Nhưng nó còn thiếu thiếu, thiếu dẫn chứng. Với dung lượng bài em và đề bài, em vẫn có thể thêm 1 vài dẫn chứng vào để bài thêm hay, sinh động, có sức thuyết phục hơn
- Câu 2:
+ Phần mở bài của em quá dài, em chỉ cần giới thiệu sơ qua về tác giả, tác phẩm, còn phần trích thơ có thể lùi xuống thân bài, cảm nhận tới đâu trích thơ tới đó. Phần hoàn cảnh sáng tác cũng vậy, nó nên nằm ở phần thân
+ Phần thân bài thì tương đối đủ, khi đi thi e cố gắng phân tích kĩ ra nha
+ Một số câu lủng củng, liên kết câu chưa chặt, bị lặp từ
"Nổi bật trong đó là hai tác phẩm..."
-> Nổi bật trong đó phải kể đến hai thi phẩm đặc sắc của nhà thơ Thanh Hải và Viễn Phương. Đó là "Mùa xuân nho nhỏ" và "Viếng lăng Bác"

Câu "Và đặc biệt hơn nữa..." bị lặp từ "đặc biệt"
-> Hơn nữa,....

"Và với bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ"..."
-> Còn bài thơ...

Phần kết bài
"nhà thơ Thanh Hải hay nhà thơ Viễn Phương" lặp từ "nhà thơ"
-> nhà thơ Thanh Hải hay Viễn Phương
"Bằng nghệ thuật điệp ngữ...."
-> Không dùng ngôn từ hoa mĩ, câu thơ chau chuốt mà chỉ dùng những hình ảnh gần gũi, quen thuộc...

View attachment 159024ư


View attachment 159025

Mở bài : Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết :
“Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”
Lẽ sống cao đẹp ấy đã trở thành lí tưởng trong bài ca cuộc đời của biết bao thế hệ những con người Việt Nam anh hùng. Và khi bước vào ngưỡng cửa của thi ca thì “Sống là cho và chết cũng là cho” cũng chính là niềm khao khát cháy bỏng trong tâm hồn mỗi thi nhân.Trong số đó, ta không khi nào quên nhắc đến tiếng hát nhẹ nhàng ,sâu lắng ,tha thiết của khát vọng với cuộc đời, với đất nước trong tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải..Và ta cũng bắt gặp ước nguyện tha thiết chân thành được hoá thân, hoà nhập vào những cảnh vật ở bên lăng Bác, ước nguyện sống đẹp, trung thành với lí tưởng của Bác, của dân tộc trong khổ cuối bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.
Thân bài:
*Lẽ sống mà Thanh Hải gửi gắm qua mùa xuân nho nhỏ
-Mùa xuân của thiên nhiên, đất nước thường gợi lên ở mỗi con người niềm khát khao và hi vọng. Với Thanh Hải cũng thế, đây chính là thời điểm mà ông nhìn lại cuộc đời và bộc bạch tâm niệm thiết tha của một nhà cách mạng, một nhà thơ đã gắn bó trọn đời với đất nước, quê hương với một khát vọng chân thành và tha thiết.
"Ta làm con chim hót,
Ta làm một cành hoa.
Ta nhập vào hoà ca,
Một nốt trầm xao xuyến"
-Để bày tỏ lẽ sống của mình, ngay ở câu thơ mở đầu, Thanh Hải đã đem đến cho người đọc cái giai điệu ngọt ngào, êm ái của những thanh bằng liên tiếp : ta- hoa- ca
- Nếu ở khổ thơ đầu, đại từ tôi gắn liền với những cảm xúc của riêng nhà thơ trước mùa xuân thiên nhiên đất nước thì trong khổ thơ này, đại từ "ta" đã ngân lên vang vọng , tha thiết.Nhịp thơ dồn dập và điệp từ "ta làm" diễn tả rõ nét khát vọng cống hiến của nhà thơ. Đó là khát vọng sống hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp, dù nhỏ bé, của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước.
-Nhà thơ đã lựa chọn những hình ảnh đẹp của thiên nhiên, của cuộc sống để bày tỏ ước nguyện: "con chim", "một cành hoa", "một nốt trầm".
. Ước nguyện được làm một tiếng chim, một cành hoa để góp vào vườn hoa muôn hương muôn sắc,
Làm tiếng chim, để đem lại hương sắc, tô điểm cho mùa xuân thêm tươi đẹp.
Nhà thơ nguyện cầu được làm một “nốt trầm xao xuyến” không ồn ào, không cao điệu mà chỉ âm thầm, lặng lẽ để “nhập” vào khúc ca, tiếng hát của nhân dân vui mừng đón xuân về. Một ước mơ nho nhỏ, chân tình, không cao siêu vĩ đại mà khiêm tốn. Hình ảnh nhuần nhị, tự nhiên, chân thành, giọng thơ nhè nhẹ, êm ái, ngọt ngào của những thanh bằng liên tiếp kết hợp với cách cấu tứ lặp lại như vậy đã mang một ý nghĩa mới nhấn mạnh thêm mong ước được sống có ích cho đời, cống hiến cho đất nước như một lẽ tự nhiên. Điệp từ “ta” như một lời khẳng định, vừa như một tiếng lòng, như một lời tâm sự nhỏ nhẹ, chân tình. Ước nguyện đó đã được đẩy lên cao thành một lẽ sống cao đẹp, không chỉ cho riêng nhà thơ mà cho tất cả mọi người, cho thời đại của chúng ta. Đó là lẽ sống cống hiến cho đời lặng lẽ, khiếm tốn, không kể gì đến tuổi tác:
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
-Thái độ sống tích cực, lạc quan của một nhà thơ đã nhiều đóng góp cho nền thơ ca Việt Nam và cho cả cuộc kháng chiến vẫn cho sự cống hiến của mình là lặng lẽ. Dẫu qua cái tuổi xuân của cuộc đời vẫn muốn cồng hiến sức lực của mình.Điệp ngữ “dù là” là lời nhắc nhở bản thân luôn cố gắng để đối đầu với tuổi già, bệnh tật.
-Theo nhà thơ, không chỉ tuổi trẻ mới có nghĩa vụ đóng góp cho xã hội mà đó là nghĩa vụ của tất cả mọi người.Hình ảnh thơ gần gũi, mộc mạc, giọng thơ nhẹ nhàng, ngọt ngào như tiếng lòng thủ thỉ của chính nhà thơ.
- Ước nguyện đó là ước nguyện cao đẹp không cho riêng mình mà dành riêng cho cuộc đời.
Đến với “Viếng lăng Bác”, bài thơ gây một xúc cảm đặc biệt qua những vần thơ do. Viễn Phương viết. một dòng cảm xúc sâu lắng đã diễn tả niềm kính yêu, sự xót thương và lòng biết ơn vô hạn của nhà thơ đối với lãnh tụ. Từ tình cảm thành kính, ngưỡng mộ mà toàn dân tộc Việt Nam dành cho Bác nhà thơ đã truyền cảm xúc của mình đến với người đọc khi nguyện làm tiếng chim hót , làm bông hoa đẹp, làm cây tre trung hiếu và sẵn sàng làm muôn ngàn công việc tốt để kính dâng Người:
Mai về miền Nam, thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng
Muốn làm bông hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
-Mặc dù đang đứng trước hình hài người lãnh tụ nhưng Viễn Phương đã lo sợ khi mai phải lìa xa nơi này. Nỗi thôi thúc trong lòng thành kính và tình cảm vô bờ đối với người lãnh tụ đã khiến nhà thơ bật lên thành tiếng khóc “thương trào nước mắt” ý thơ mộc mạc mà chân thành.-Điệp ngữ “muốn làm” nhấn mạnh khát vọng được hóa thân để ở bên cạnh Người.
Viễn phương muốn làm con chim để hót chào bình minh thức dậy trước lăng và mang tiếng hát say sưa cho Bác ngủ yên bình, muốn làm đóa hoa trước lăng khoe sắc, muốn làm cây tre canh giữ sự thiêng liêng. Hình ảnh cây tre Việt Nam được lặp lại phần đầu thêm vào phẩm chất trung hiếu để hoàn thiện tính cách của người Việt Nam: kiên cường, bất khuất, trung hiếu.
-Viễn Phương sử dụng ngôn ngữ giản dị nhưng giàu sức gợi cảm, tinh tế và khéo léo trong chọn lựa hình ảnh để bày tỏ tấm lòng thành kín của đứa con miền Nam khi đứng trước lăng Bác. Bài thơ truyền cho người đọc tình yêu mến vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân và thái độ sống ơn nghĩa, trung hiếu đối với đất nước
*Điểm giống nhau:
+ Cả hai đoạn thơ đều thể hiện ước nguyện chân thành, tha thiết được hoà nhập, cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước, nhân dân… Ước nguyện khiêm nhường, bình dị muốn được góp phần dù nhỏ bé vào cuộc đời chung.
+Các nhà thơ đều dùng những hình ảnh đẹp của thiên nhiên là biểu tượng thể hiện ước nguyện của mình.
– Khác nhau :
+ Thanh Hải viết về đề tài thiên nhiên đất nước và khát vọng hoà nhập dâng hiến cho cuộc đời.
+ Viễn Phương viết về đề tài lãnh tụ, thể hiện niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết thành kính khi tác giả từ miền Nam vừa được giải phóng ra viếng Bác Hồ.
Kết bài: Dù hai bài thơ được sáng tác ở các thời điểm khác nhau, ở khung cảnh khác nhau nhưng hai nhà thơ đã gặp nhau qua nhữngvần thơ có chung về lẽ sống cống hiến, sống đẹp. Lẽ sống ấy vẫn luôn là những bài học quý giá, trường tồn mãi với thời gian về ý nghĩa cao cả của chúng cho thế hệ trẻ ngày nay học tập và noi theo
Em xin lỗi các bạn, anh chị cực nhiều, giờ em mới nộp lên để chị KHả chấm :< hơi loãng tb một ít mng bỏ qua cho em nhé, em cảm ơn và yêu thương mọi người cực nhiều
Cho chị nhận xét bài em nha
- Phần I em làm khá tốt, ngắn gọn, súc tích, nhưng vẫn đủ ý, chỉ có câu 4 vẫn hơi dài, em cố gắng rút ngắn lại một chút để tránh mất điểm oan nha
- Phần II
+ Câu 1: em làm tốt lắm í, cơ mà chị vẫn soi được vài lỗi :D
  • Hơi dài so với yêu cầu đề
  • Lỗi lặp từ: "không những chúng ta phải..."
  • Chưa liên kết, câu từ có phần na ná so với câu trước "Không ngừng học hỏi....." và câu trước nó giống như liệt kê vậy, em có thể bỏ đi một số từ
  • Phép liên kết chưa phù hợp "Nhưng bởi lẽ...." -> Nên bỏ chữ "nhưng"
  • Sau khi em lược bỏ vài từ, câu thù dung lượng sẽ dưới 20 dòng, vì thế em nên cho thêm dẫn chứng (em tham khảo bài của @Mart Hugon nha)
+ Câu 2
  • Phần mở bài đầy đủ yêu cầu đề bài, viết ổn
  • Phần thân bài em nên nói thêm đôi chút về tác giả, tác phẩm (cuộc đời tác giả, hoàn cảnh sáng tác....). Cô chị từng nói nếu phần thân mà mất đi cái này thì sẽ mất điểm, có thể lên đến 0,25~ 0,5 ấy
  • Phần thân bài thì tương đối đầy đủ, nhưng em vẫn thiếu ý, chẳng hạn như chi tiết "mùa xuân nho nhỏ", đây là chi tiết đắt giá em không nên bỏ qua
  • Và một lỗi nữa, lỗi này là lỗi cơ bản: chép thơ. E chép thiếu một từ của bài "Viếng lăng Bác". Theo thang điểm thì cứ chéo sai hoặc thiếu một từ sẽ bị trừ 0,25 điểm
=> Em viết văn rất ổn, cách trình bày, cách làm bài thì miễn chê, lỗi của em là câu văn đôi chỗ còn dài dòng, lặp từ ngữ, phần bài văn em chú ý đừng để mất ý nào nhé, chỉ cần nhắc đến thôi là đã ăn điểm rồi nhưng không có thì chắc chắn mất điểm nhiều lắm đấy

Và đây là đáp án tham khảo (mình có tham khảo ở nguồn khác cũng như trên diễn đàn và có bổ sung)
Phần I:
Câu 1:
Một phép liên kết có trong đoạn văn đó là: phép lặp từ “thất bại” (hoặc từ “bạn”)
Câu 2:
Theo tác giả, khi đối mặt với khó khăn, ta nên:
+ Tự nhủ rằng mọi rắc rối sẽ được giải quyết, từ đó, nỗ lực tìm giải pháp cho vấn đề
+ Nỗ lực hết mình, dù có thất bại
Câu 3:
Nội dung chính của đoạn trích là: Trong cuộc sống cần phải đối mặt với khó khăn, không được run sợ, chùn bước, có như vậy thì khả năng thành công mới cao hơn và thành quả ấy cũng có ý nghĩa hơn
Câu 4:
Có thể đưa ra quan điểm: đồng ý/ không đồng ý/ đồng ý một nửa... miễn sao đưa ra cách giải thích hợp lí, thuyết phục người đọc/ nghe
Một số lí do có thể đưa ra:
- Khi nỗ lực, ta nhận ra được giá trị của bản thân, cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn, vì vậy, cho dù có thất bại thì ý nghĩa của sự nỗ lực vẫn còn nguyên vẹn
- Thất bại là điều khó tránh khỏi, không nên sợ thất bại, điều quan trọng là sau thất bại ấy ta có nhận ra lỗi lầm, bài học để rút kinh nghiệm hay không....
Phần II
Câu 1:
- Dẫn dắt vấn đề
- Giải thích
+ Thành công là gì? Thành công có nghĩa là đạt được mục tiêu, lí tưởng đã đề ra, là khi gặt hái được kết quả, mục đích như mong muốn, có được sự vui vẻ, hạnh phúc
+ Người như thế nào được coi là thành công? Họ là người đạt được thành tựu trong công việc và cuộc sống; người thành công cũng có thể là người có được niềm vui, sự hạnh phúc, kể cả khi vấp ngã
- Những việc có thể làm để dẫn tới thành công
+ Trước tiên, ta phải xác định mục tiêu, ước mơ của bản thân, có xác định được thì mới nỗ lực đạt đến
+ Sau khi đã xác định được mục tiêu, ta cần có ý chí, quyết tâm, vạch ra định hướng cụ thể để hoàn thành nó. Lòng đam mê, nhiệt huyết là yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công
+ Một điều nữa cũng quan trọng không kém, đó là lòng tin, có tin tưởng, dám nghĩ, dám làm thì mới có hi vọng thành công, nếu trước khi làm mà đã nản lòng thì sẽ khó mà thành công
+ Không ngại đối mặt với khó khăn, thử thách để hoàn thiện bản thân, từ thất bại ta sẽ luôn học được bài học quý giá, bởi vậy không nên hối tiếc với thất bại đã qua
- Rút ra bài học
Câu 2:
I. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả của hai đoạn thơ
- Giới thiệu tác phẩm và hai đoạn trích
II. Thân bài:
1. Viếng lăng Bác
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này

- Câu thơ đầu như một lời giã biệt chứa đựng những cảm xúc mãnh liệt, nỗi luyến tiếc bịn rịn không muốn rời xa Bác. Đó là tâm trạng của môn triệu con tim bé nhỏ cùng chung nỗi đau không khác gì tác giả. Được gần bác dù chỉ trong giây phút nhưng không bao giờ muốn rời xa Bác. Bác thật ấm áp, thật rộng lớn!
- Nhịp điệu câu thơ dồn dập cùng điệp ngữ "muốn làm" đứng ở đầu mỗi câu thơ được nhắc đi nhắc lại tới ba lần để nhấn mạnh ước nguyện thiết tha khẩn khoản của tác giả. Muốn làm con chim dâng tiếng hót, làm đóa hoa dâng sắc hương và làm cây tre trung hiếu để mãi bên Bác.
- Tiếng thổn thức cố kìm nén lại trong nỗi đau chia ly giấu vào những hình ảnh ẩn dụ chứa đựng khát khao được gần gũi, bên người mãi mãi.
- Ở đầu bài thơ ta bắt gặp hình ảnh "hàng tre bát ngát trong sương", cuối bài, ta lại bắt gặp hình ảnh "cây tre trung hiếu". Hình ảnh này tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng gây ấn tượng sâu sắc cho bạn đọc và thể hiện trọn vẹn cảm xúc của nhà thơ.
- Chủ thể trữ tình từ chỗ xưng "con" giờ ẩn đi trong câu thơ nói lên những tình cảm không chỉ của riêng ai, cảm xúc vì thế mang ý nghĩa khái quát rộng lớn- cảm xúc của bất cứ ai khi vào viếng lăng Bác.
2. Mùa xuân nho nhỏ
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến

+ Tác giả muốn làm "con chim hót" giữa muôn vàn tiếng chim để cống hiến tiếng góp vui, "làm một cành hoa" để toả hương giữa vườn xuân rực rỡ và làm "nốt trầm xao xuyến" giữa bản hoà ca muôn màu muôn vẻ đủ làm xao xuyến lòng người.
+ Các hình ảnh "con chim", "cành hoa" được lặp lại tạo ra sự đối ứng chặt chẽ, hơn nữa còn mang một ý tưởng mới: niềm mong muốn được sống có ích, cống hiến cho đời là lẽ tự nhiên.
+ Điệp từ "ta" được lặp lại như một lời khẳng định nó không chỉ là lời tâm niệm thiết tha chân thành của nhà thơ mà còn là khát vọng chung của mọi người.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời

+ Hình ảnh ẩn dụ "mùa xuân nho nhỏ" là một hình ảnh đẹp. Đây là một phát hiện mới mẻ, sáng tạo, độc đáo mà rất tự nhiên, hợp lí của Thanh Hải, làm một mùa xuân nghĩa là nguyện sống đẹp nguyện đóng góp một phần dù là nhỏ bé vào cuộc đời chung.
+ Tác giả cho rằng cống hiến là lẽ tự nhiên, cho dù già hay trẻ: "Dù là tuổi hai mươi/Dù là khi tóc bạc". Hai hình ảnh hoán dụ "tuổi hai mươi", "tóc bạc" cùng điệp ngữ "dù là" gợi ra hành động quyết tâm, dứt khoát, mong muốn tha thiết mãnh liệt của tác giả. Ước nguyện ấy của nhà thơ thật cao đẹp, nhắc nhở chúng ta phải biết cống hiến cho cuộc đời chung để tạo nên mùa xuân tươi đẹp, phồn thịnh của đất nước
+ Cái hay của đoạn thơ không chỉ dừng lại ở đó mà còn ở chỗ tác giả đã khéo léo chuyển đổi chủ thể trữ tình từ "tôi" sang "ta". Đây không phải một sự ngẫu nhiên mà là dụng ý nghệ thuật của tác giả, "ta" đã nói lên khát vọng không chỉ của riêng ai mà nói cho nhiều người, nói cho cả một thế hệ, một thời đại.
=> Tâm nguyện được cống hiến, khát vọng được hòa nhập của nhà thơ giản dị, khiêm nhường nhưng là một vấn đề lớn về lẽ sống. Đó là mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng và vai trò ý thức của cá nhân với cộng đồng. Mỗi người hãy góp "mùa xuân nho nhỏ" của mình thì sẽ làm nên mùa xuân lớn của dân tộc. Bởi vậy hai khổ thơ của Thanh Hải không chỉ chứa chan cảm xúc mà còn đậm đà tính triết lý
3. Bình luận
a. Điểm giống:
- Về nội dung:
+ Đều nói về ước nguyện sống đẹp, sống cống hiến của tác giả và của tất cả mọi người...
+ Đều xuất phát từ những cảm xúc chân thành nhất của các tác giả và tình yêu của họ đối với cuộc sống, đất nước với vị lãnh tụ kính yêu...
- Về nghệ thuật:
+ Đều sử dụng những hình ảnh mộc mạc, giản dị trong thiên nhiên và nâng chúng lên thành những khát vọng cống hiến cao đẹp. ...
+ Đều rất tinh tế khi sử dụng thành công những biện pháp tu từ, những hình ảnh ẩn dụ, hoán dụ mới mẻ, sáng tạo độc đáo, làm chúng trở nên thật lôi cuốn, gây nhiều cảm xúc cho ngưòi đọc...
b. Điểm khác:
- Về nội dung: Khác nhau do cảm hứng, hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
+ “Mùa xuân nho nhỏ” sáng tác lúc Thanh Hải đang lâm bệnh, không còn sống được lâu nữa nhưng vẫn rất muốn cống hiến một thứ gì đó cho đời.
+ “Viếng lăng Bác” được Viễn Phương sáng tác sau khi vào Hà Nội thăm lăng Bác, thể hiện cảm xúc, tâm tư của ông sau chuyến đi ấy.
- Về nghệ thuật:
+ Khổ bốn của “Mùa xuân nho nhỏ” được viết theo thể thơ năm chữ, giọng thơ nhẹ nhàng, tha thiết, tâm tình, bộc lộ tấm chân tình của tác giả.
+ Khổ bốn của “Viếng lăng Bác” được viết theo thể thơ tám chữ, giọng thơ trang nghiêm, thành kính, nhịp thơ dồn dập gây cho người đọc nhiều cảm xúc về Bác Hồ.
III. Kết bài:
- Đánh giá: Hai khổ thơ ấy thuộc hai thi phẩm, hai tác giả khác nhau thế nhưng lại có chung một suy nghĩ, chung một ước nguyện cao cả...
- Cảm nghĩ chung về hai tác phẩm


Lịch đăng đề và đáp án sẽ như sau:
+ Sau khi đăng đề 3 ngày sẽ chữa và đăng đáp án
+ Sau đó 1 ngày sẽ tiếp tục ra đề mới
(Ví dụ: hôm nay 1/7, chữa đề số 3 thì vào ngày mai 2/7 sẽ đăng đề số 4, đến ngày 5/7 sẽ chữa đề 4 và tiếp tục)
Nếu bạn nào có thắc mắc gì về kì thi vào 10 cũng như phần kiến thức, kĩ năng làm bài có thể hỏi tại đây
https://diendan.hocmai.vn/threads/dong-hanh-cung-ban-on-thi-tuyen-sinh-vao-10.800520/#post-3960018
 

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Đề số 4
Câu 1 (2,0 điểm). Đọc bài thơ sau và trả lời những câu hỏi ở dưới:
"Lặng rồi cả tiếng con ve
Con ve cũng mệt vì hè nắng oi.
Nhà em vẫn tiếng ạ ời
Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru.
Lời ru có gió mùa thu
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về.
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời."
(Mẹ, Trần Quốc Minh, Theo Thơ chọn với lời bình, NXB Giáo dục, 2002, tr. 28 - 29)
a. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ?
b. Trong bài thơ, những âm thanh nào được tác giả nhắc đến?
c. Chỉ ra các biện pháp tu từ có trong bài thơ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
Câu 2 (3,0 điểm).
Em hãy viết một bài văn (khoảng 300 chữ) bàn về lòng hiếu thảo.
Câu 3 (5,0 điểm). Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong đoạn trích sau:
Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở có, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi:
- Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại …
[...] Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng [...]
Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến vụ chủ nhà.
Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lén đưa nhau ra đầu nhà chơi sặm chơi sụi với nhau. Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu... Ông lão năm chặt hai tay lại mà rít lên:
- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.
Ông lão bỗng ngừng lại, ngơ ngơ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được. Ông kiểm điểm từng người trong óc. Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà. Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy!...
Nhưng sao lại nẩy ra cái tin như vậy được? Mà thằng chánh Bệu thì đích thị là người làng không sai rồi. Không có lửa thì sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước… Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa?…
(Trích Làng, Kim Lân, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo Dục, 2014, tr 165 - 166)
 

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Đề số 4
Câu 1 (2,0 điểm). Đọc bài thơ sau và trả lời những câu hỏi ở dưới:
"Lặng rồi cả tiếng con ve
Con ve cũng mệt vì hè nắng oi.
Nhà em vẫn tiếng ạ ời
Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru.
Lời ru có gió mùa thu
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về.
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời."
(Mẹ, Trần Quốc Minh, Theo Thơ chọn với lời bình, NXB Giáo dục, 2002, tr. 28 - 29)
a. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ?
b. Trong bài thơ, những âm thanh nào được tác giả nhắc đến?
c. Chỉ ra các biện pháp tu từ có trong bài thơ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
Câu 2 (3,0 điểm).
Em hãy viết một bài văn (khoảng 300 chữ) bàn về lòng hiếu thảo.
Câu 3 (5,0 điểm). Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong đoạn trích sau:
Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở có, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi:
- Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại …
[...] Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng [...]
Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến vụ chủ nhà.
Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lén đưa nhau ra đầu nhà chơi sặm chơi sụi với nhau. Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu... Ông lão năm chặt hai tay lại mà rít lên:
- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.
Ông lão bỗng ngừng lại, ngơ ngơ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được. Ông kiểm điểm từng người trong óc. Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà. Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy!...
Nhưng sao lại nẩy ra cái tin như vậy được? Mà thằng chánh Bệu thì đích thị là người làng không sai rồi. Không có lửa thì sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước… Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa?…
(Trích Làng, Kim Lân, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo Dục, 2014, tr 165 - 166)
Đáp án tham khảo

Câu 1:
a.
Phương thức biểu đạt chính là: biểu cảm
b.
Trong bài thơ, những âm thanh được tác giả nhắc đến là: tiếng võng, tiếng ve, tiếng ru
c.
- Các biện pháp tu từ có trong bài là: nhân hoá (con ve cũng mệt vì hè nắng oi, những ngôi sao thức), so sánh (mẹ- ngọn gió), đảo ngữ (Lặng rồi cả tiếng con ve, Kẽo cà tiếng võng), điệp ngữ (con ve)
- Tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ:
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
+ Biện pháp so sánh: mẹ là ngọn gió của con suốt đời. Biện pháp so sánh làm nổi bật công lao, tình yêu của mẹ dành cho con, tấm lòng của mẹ như ngọn gió thổi vào lòng con, mẹ sẽ luôn yêu thương con, bên con đến suốt cuộc đời

Câu 2:
MB: Nêu lên vấn đề cần bàn luận
TB:
- Giải thích
+ Lòng hiếu thảo là gì? Là sự biết ơn, đối xử tốt, kính trọng của con cái dành cho cha mẹ, luôn yêu thương, chăm sóc cho cha mẹ, ông bà khi ốm đau hay khi về già
+ Người có lòng hiếu thảo là người như thế nào? Người hiếu thảo là những người luôn có lòng yêu thương ông bà, cha mẹ, luôn có thái độ kính trọng, nhường nhịn họ. Biết vâng lời ông bà, cha mẹ, giúp đỡ, làm cho cha mẹ vui lòng, yên tâm. Hơn nữa, người có lòng hiếu thảo còn là người biết làm gương tốt, mang lại danh tiếng tốt cho gia đình
- Biểu hiện
+ Biết kính trọng, yêu thương ông bà, cha mẹ
+ Có thái độ cư xử tốt đối với người lớn hơn cũng như anh chị em
+ Chăm sóc cha mẹ khi cha mẹ ốm đau
+ Phụng dưỡng ông bà, cha mẹ khi về già
- Vai trò, ý nghĩa
+ Hiếu thảo là một trong những chuẩn mực đạo đức
+ Cha mẹ là người có công sinh thành đối với ta, vì vậy ta luôn phải ghi nhớ công ơn ấy và biết báo đáp lại
+ Khi bạn thể hiện lòng hiếu thảo, tình cảm gia đình sẽ tăng lên, sự gắn bó, thân thiết giữa bạn và cha mẹ cũng vậy, không những thế, nó còn giúp gắn kết với tất cả thành viên còn lại trong gia đình
+ Người có lòng hiếu thảo sẽ được mọi người yêu quý, kính mến. Khi bạn hiếu thảo với cha mẹ mình thì chính là tấm gương sáng để con cái sau này học tập
- Mở rộng vấn đề
+ Trong cuộc sống vẫn còn đâu đó một số cá nhân không có lòng hiếu thảo, khi còn nhỏ, họ luôn cho rằng bản thân muốn gì cha mẹ cũng phải đáp ứng khiến họ ngày thêm mệt nhọc, lo toan, khi họ về già lại coi họ như gánh nặng mà xa lánh, hắt hủi....
+ Hay ta bắt gặp những trường hợp con cái đánh đập cha mẹ để lấy tiền, để xả cơn giận, bỏ rơi cha mẹ,...
+ Tất cả những hành vi ấy đều đáng lên án, phê phán. Họ cần hiểu rằng cha mẹ là những người yêu thương con cái nhất, là người hi sinh cho con nhiều nhất. Vì vậy, mỗi người chúng ta đều phải yêu thương, kính mến họ, tỏ rõ lòng hiếu thảo của bản thân
KB: Khẳng định lại ý nghĩa của lòng hiếu thảo, liên hệ bản thân
Câu 3:
MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích, nhân vật ông Hai
TB:
- Hoàn cảnh sáng tác: truyện ngắn “Làng” được Kim Lân viết vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng trên tạp chí Văn nghệ lần đầu tiên năm 1948
- Tình huống truyện: ông Hai có thói quen khoe làng, vì thế khi bất ngờ nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, ông mới sững sờ, không tin nó là thật. Tình huống này đẩy câu chuyện lên cao trào, là thử thách của tình yêu làng, yêu nước trong ông Hai. Đến cuối cùng, ông nhận được tin cải chính. Lòng ông vui sướng, náo nức lạ thường đã khẳng định tấm lòng chung thủy với cách mạng, với kháng chiến của ông
- Ông Hai khi mới nghe tin dữ
+ Đoạn trích trên nằm trong tình huống thứ nhất.
+ Khi về đến nhà, ông nằm vật ra giường, nhìn những đứa con và nghĩ chúng cũng là trẻ con làng Việt gian mà "tủi thân", nước mắt ông lão cứ giàn ra "chúng nó cũng là..... Khốn nạn". Ông lo, lo cho những đứa con của mình cũng bị khinh bỉ, cũng bị hắt hủi trong khi “chúng có làm gì đâu”
+ Từ lúc ấy, tin dữ đó hoàn toàn chiếm giữ tâm hồn ông và trở thành nỗi ám ảnh day dứt trong ông.
+ Càng đau khổ, ông càng căm tức chửi rủa những người làng Chợ Dầu theo giặc "chúng bay.... thế này"
+ Nhưng rồi ông ngẫm lại, nghi ngờ là không đúng. Ông lão cố kiểm điểm lại tin dữ song ông lại càng lo lắng, xót xa hơn vì những bằng chứng đều chứng minh làng ông theo giặc
+ Tâm trạng ông lúc này vô cùng day dứt, giằng xé.
+ Bằng việc sử dụng hàng loạt những câu hỏi, ngôn ngữ ngữ độc thoại, độc thoại nội tâm, tác giả đã diễn tả thành công sự dằn vặt đau khổ trong ông Hai.
=> Qua những điều trên, ta thấy ông Hai là một người yêu làng, yêu nước sâu sắc.
KB: Qua nhân vật ông Hai, ta thấy được vẻ đẹp của một người nông dân yêu làng tha thiết, yêu nước mãnh liệt. Đó cũng là tình cảm chung của mọi người dân đất Việt thời kì kháng chiến chống Pháp.
 

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Đề số 5
Phần I (6 điểm)
Trong lời bài hát “Xe ta đi trong đêm Trường Sơn” có đoạn:
“Những đêm Trường Sơn
Đường tiền tuyến uốn quanh co
Mây trời đẹp quá,
Vỡ kính rồi, trăng tràn cả vào xe...”

(Nhạc và lời: Tân Huyền)
Câu 1: Đoạn lời bài hát trên gợi em liên tưởng đến bài thơ nào trong chương trình ngữ văn lớp 9? Nêu tên tác giả và giải thích ý nghĩa nhan đề của bài thơ đó
Câu 2: Tác giả đưa vào bài thơ em vừa gợi nhớ một hình ảnh độc đáo. Theo em đó là hình ảnh nào? Việc sáng tạo hình ảnh đó của tác giả nhằm mục đích gì?
Câu 3: Dựa vào khổ cuối của bài thơ, hãy viết một đoạn văn theo cách lập luận tổng hợp- phân tích- tổng hợp khoảng 12 câu làm rõ ý chí chiến đấu, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của những người lính lái xe Trường Sơn. Trong đoạn có sử dụng một phép nối và một câu có cụm C-V mở rộng thành phần (gạch chân, chú thích rõ)
Câu 4: Kể tên một tác phẩm tho đã học trong chương trình Ngữ Văn 9 cũng viết về đề tài người lính, ghi rõ tên tác giả
Phần II (4 điểm)
Đây là đoạn văn trong văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” (Vũ Khoan):
“... Trong những cái hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò của con người lại càng nổi trội”.
(Theo Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục-2010)
1. Đoạn văn trên được viết theo phép lập luận nào, sử dụng phép lien kết nào là chủ yếu?
2. Em hiểu “nền kinh tế tri thức” là gì? Từ được in đậm trong câu “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất” là thành phần biệt lập gì?
3. Trong văn bản, tác giả đã nêu những điểm mạnh, điểm yếu nào trong tính cách, thói quen của người Việt Nam ta?
4. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới quan trọng nhất là chuẩn bị bản thân con người.
(Đề thi thử của trường THCS Tiền Yên, Hoài Đức, Hà Nội)
 

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Em nộp bài ạ
106942425_2695044737439773_718575500523925601_n.jpg

107662465_1181914082142660_8559950443031797091_n.jpg

107040304_3062437027206762_6980475332935784435_n.jpg

107093063_294067478453446_3429986032274236594_n.jpg

107820481_300482074435834_3272595554433894872_n.jpg

106717375_276684980227534_8112991220534994227_n.jpg
Halo Hưng
Tuy hơi muộn nhưng chắc vẫn kịp. Chị nhận xét chút về bài em nha
Thực sự nó "mờ mờ ảo ảo" nên nhiều chỗ chị phải tự đoán chữ :D
- Về phần trình bày, chị đã từng nhắc em nên lùi đầu dòng kẻo mất điểm oan. Em hãy nhớ kĩ nhé, đừng cách ra như vậy
- Những câu hỏi đọc hiểu về cơ bản là ổn rồi, có thiếu hay sai ở đâu em xem ở đáp án tham khảo nhé
- Đoạn văn ở phần I
+ Các câu có liên kết, mượt mà
+ Câu mở đoạn đầy đủ, em đã ăn trọn vẹn điểm cho câu mở đầu này
+ Em đã khắc phục được lỗi viết quá dài
+ Vẫn mắc một số chỗ, em sử dụng từ ngữ dư thừa, bị sai như "đã tạo nên một sự khẳng định", "khuyết thiếu...", "với một tình cảm"
+ Câu kết đoạn chưa bao quát hơn câu đầu, em nên nói sâu hơn, hoặc liên hệ đến thế hệ trẻ ngày nay
- Đoạn văn ở phần II
+ Em bị mắc lỗi giống phần I: từ ngữ dư thừa. Ngay câu đầu tiên "chiều dài lịch sử bền lâu", hai chữ "lịch sử" đã bao quát nghĩa rồi; "biết bao những tháng ngày" em nên bỏ một trong hai từ "những" hoặc "biết bao"
+ Phần phân tích chứng minh còn hơi sơ sài, em tập trung vào phần dẫn chứng "một chiếc máy..." mà chiếm luôn dung lượng của những ý khác, em nên nhớ khi đi thi người chấm sẽ chấm theo ý, em đưa ra nhiều dẫn chứng mà thiếu ý thì sẽ bị trừ điểm nặng đấy, nhớ nha

Và đây là đáp án tham khảo
Phần I
Câu 1:
- Đoạn văn trên gợi cho em nhớ tới văn bản “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật
- Ý nghĩ nhan đề:
+ Nhan đề khá dài. Xét về logic, hai chữ “bài thơ” không thật cần thiết xuất hiện ở nhân đề vì bản thân tác phẩm đã bao hàm cả nghĩa bài thơ rồi. Tuy nhiên, hai chữ này xuất hiênh là để đảm trách một nhiệm vụ: tạo ra sự tương phản với vế còn lại, nếu vế trước là chất thơ, là nghệ thuật thì vế sau là hiện thực trần trụi
+ Qua nhan đề, nhà thơ nêu ra tuyên ngôn nghệ thuật: khai thác chất thơ từ hiện thực trần trụi
Câu 2:
Tác giả đưa vào bài thơ em vừa gợi nhớ một hình ảnh độc đáo. Theo em đó là hình ảnh những chiếc xe không kính
Việc sáng tạo hình ảnh đó của tác giả nhằm mục đích nhấn mạnh sự gian khổ, hiểm nguy của những người lính lái xe, ngợi ca lòng dũng cảm, ý chí kiên cường và tinh thần lạc quan của người lính
Câu 3:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, ý chí chiến đấu, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của những người lính lái xe Trường Sơn
Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim

- Biện pháp liệt kê và điệp ngữ “không có” được nhắc lại 3 lần nhấn mạnh sự thiếu thốn đến trần trụi của những chiếc xe, đồng thời cho người đọc thấy mức độ ác liệt của chiến trường đã khắc hoạ vô vàn thương tích trên chiếc xe.
- Nhưng điều kì diệu là không gì có thể cản trở nổi sự chuyển động kì diệu của những chiếc xe trơ trụi ấy băng ra chiến trường. Cho dù là đạn, bom của kẻ thù có tàn phá dữ dội tới mức nào, làm chiếc xe biến dạng tới đâu thì cũng không thể làm thay đổi tinh thần người lính
- Điều này được tác giả giải thích bất ngờ và chí lí “Chỉ cần trong xe có một trái tim”
- Xe vẫn chạy ra chiến trường không chỉ vì động cơ máy móc mà còn vì có động cơ tinh thần “vì miền Nam phía trước”
- Đối lập với cái không có ở trên là một cái có ở dưới. Đó là trái tim- sức mạnh của người lính
- Hình ảnh hoán dụ “trái tim” là một hình ảnh đẹp gợi ra biết bao ý nghĩa: đó là trái tim can trường, trái tim yêu nước. Trái tim ấy hội tụ tất cả vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất của người lính lái xem hình ảnh trái tim trở thành nhãn tự của bài thơ, cô đúc ý toàn bài, hội tụ vẻ đẹp của người lính và để lại ấn tượng khó phai trong lòng người đọc
- Dấu hai chấm thực chất là một lời giải thích, khẳng định trong cuộc đọ sức giữa trái tim người lính và bom đạn kẻ thì, trái tim người lính đã thắng
=> Những người lính lái xe với những phẩm chấy cao đẹp đã để lại nhiều ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc về thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ
Phần II:
Câu 1:
Đoạn văn trên được viết theo phép lập luận giải thích, sử dụng phép lặp là chủ yếu
Câu 2:
Kinh tế tri thức là nền kinh tế dựa chủ yếu vào tri thức, đặt tri thức lên hàng đầu, lấy tri thức làm động lực, công cụ phục vụ mọi hoạt động kinh tế xã hội.
Từ được in đậm trong câu “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất” là thành phần tình thái
Câu 3:
Trong văn bản, tác giả đã nêu những điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách, thói quen của người Việt Nam
- Thông minh, nhạy bén với cái mới nhưng thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành
- Cần cù, sáng tạo nhưng thiếu đức tính tỉ mỉ, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, chưa quen với cường độ làm việc khẩn trương
- Có tinh thần đoàn kết, đùm bọc, nhất là trong công cuộc chống giặc ngoại xâm nhưng lại thường đố kị nhau trong làm ăn và trong cuộc sống hàng ngày
- Bản tính thích ứng nhanh nhưng lại có nhiều hạn chế trong thói quen và nếp nghĩ, kì thị kinh doanh, quen với bao cấp, thói sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức, thói “khôn vặt”, ít giữ chữ tín
Câu 4:
- Dẫn dắt vấn đề
- Bàn luận, chứng minh
+ Sự chuẩn bị con người là quan trọng nhất vì con người là động lưch phát triển của lịch sử, trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như vũ bão thì yếu tố con người lại càng được chú trọng. Tác giả Vũ Khoan đã chỉ ra “Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò của con người lại càng nổi trội”.
+ Đất nước ta chưa thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu để theo kịp tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nên rất cần những con người có trình độ, năng lực và sức khoẻ
+ Tác giả Vũ Khoan còn nhấn mạnh con người Việt Nam có nhiều điểm mạnh nhưng bên cạnh đó cũng là những điểm yếu, khắc phục được những điểm yếu đó thì sự nghiệp phát triển đất nước mới vững vàng hơn
+ Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam ảnh hưởng tới quá trình hội nhập với thế giới khi bước sang thế kỉ mới
- Mở rộng vấn đề
+ Bên cạnh nhiều người đã ý thức được tầm quan trọng của bản thân trong công cuộc phát triển đất nước thì vẫn còn nhiều người chưa có tinh thần chuẩn bị.
+ Họ vẫn còn nhiều khuyết điểm nhưng lại không chịu thay đổi
+ Những hành vi như vậy đáng bị phê phán, cần được thay đổi suy nghĩ
- Liên hệ bản thân
+ Nhận thức đúng về vai trò của bản thân
+ Tích cực học tập, rèn luyện đạo đức
+ Biết được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Từ đó biết phát huy điểm mạnh, sửa đổi điểm yếu


Lời cuối mình xin chúc tất cả các bạn 2k5 sẽ ôn tập thật tốt, thi đỗ vào trường mình mong ước :Rabbit10

Hi vọng topic này sẽ mang lại nhiều điều bổ ích cho các bạn :Rabbit32
 

wiwwy1317_

Học sinh
Thành viên
4 Tháng tư 2020
58
26
26
Nghệ An
THCS
Hello các mem 2k5 :rongcon12
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa sẽ diễn ra kì thi tuyển sinh vào 10.
Các bạn đã ôn tập gì để chuẩn bị cho kì thi quan trọng đó chưa? Các bạn muốn ôn tập, trau dồi thêm kiến thức hay luyện đề để vững vàng hơn khi bước chân vào phòng thi? Và đây sẽ là topic giúp các bạn điều ấy

Mình sẽ tóm tắt lại cấu trúc đề thi và cách làm trước nha
Đề gồm 2 phần: Đọc hiểu và làm văn
Chia làm phần I và phần II: mỗi phần sẽ có 1 văn bản, có thể nằm trong chương trình ngữ văn 9 hoặc không (nhưng vì năm nay chương trình học bị giảm tải, việc học chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 mình nghĩ rằng đề sẽ chỉ ra vào các văn bản đã học thôi)

Phần đọc hiểu
Có các câu từ 1 đến 4 câu hỏi ở phần này
1. Đưa ra đoạn trích, nêu hiểu biết về tác giả, tác phẩm, nhan đề
Các tác phẩm trong chương trình ngữ văn 9
- Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ
- Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh - Phạm Đình Hổ
- Hoàng Lê nhất thống chí (Hồi thứ 14) – Ngô gia văn phái
- Chị em Thúy Kiều - Nguyễn Du
- Cảnh ngày xuân - Nguyễn Du
- Kiều ở lầu Ngưng Bích - Nguyễn Du
- Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga - Nguyễn Đình Chiểu
- Đồng chí – Chính Hữu
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật
- Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận
- Phong cách Hồ Chí Minh – Lê Anh Trà
- Bếp lửa - Bằng Việt
- Làng – Kim Lân
- Lặng lẽ Sapa - Nguyễn Thành Long
- Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng
- Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải
- Viếng lăng Bác - Viễn Phương
- Nói với con – Y Phương
- Sang thu - Hữu Thỉnh
- Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê
- Bến quê - Nguyễn Minh Châu
- Mây và sóng – Ta-go
- Con chó Bấc
- Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của Laphongten
2. Chép tiếp câu thơ, nêu nội dung của đoạn trích
3. Nêu hình ảnh độc đáo, giải thích
4. Tìm và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ

Tên bpttCách nhận biếtTác dụng
1. Nhân hoáSử dụng các từ chỉ hoạt động hay tên gọi của con người để chỉ sự vật không phải con người+ làm nổi bật hình ảnh sự vật, sự việc
+ làm cho sự vật, đồ vật, cây cối trở nên gần gũi, sinh động, thân thiết với con người hơn
2. So sánhNhận biết biện pháp so sánh khi có các từ như: là, như, bao nhiêu…bấy nhiêu. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp từ ngữ so sánh bị ẩn đi+ tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự vật được nhắc tới
+ khiến cho câu văn thêm phần sinh động, gây hứng thú với người đọc
3. Liệt kêNhiều từ hay cụm từ sắp xếp liền nhau, có ý bổ sung cho nhau+ nhấn mạnh sự việc được nhắc đến trong câu
+ diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn các khía cạnh của vấn đề
4. Điệp ngữSử dụng từ ngữ được lặp đi lặp lại nhiều lần trong đoạn văn, đoạn thơ để tạo nhịp điệu, nhấn mạnh một điều gì đó (khác với lỗi lặo từ) + nhấn mạnh ý nghĩa biểu đạt, tạo ấn tượng
+ tạo vần, âm điệu cho câu thơ/ câu văn
5. Đảo ngữTrật tự trong câu bị đảo lộn, theo cấu trúc bình thường sẽ là: chủ ngữ+ động từ, tính từ,.... nhưng trong câu đảo ngữ, những động, tính từ ấy được đảo lên trước chủ ngữNhấn mạnh, gây ấn tượng sâu sắc về vấn đề được đảo lên
6. Nói quáSử dụng những từ ngữ cường điệu, phóng đại tính chất sự việc gấp nhiều lần so với thực tếNhấn mạnh sự vật, hiện tượng, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm
7. Nói giảm, nói tránhSử dụng các từ ngữ diễn đạt tế nhị, tránh nghĩa thông thường của nóTránh gây cảm giác đau thương, ghê sợ nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự
8. Ẩn dụSử dụng các sự vật dùng để ẩn dụ có nét tương đồng với nhau. Có các cách ẩn dụ: AD hình thức, AD cách thức, AD phẩm chất, AD chuyển đổi cảm giác Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
9. Hoán dụGọi tên sự vật, hiện tượng hay khái niệm này bằng tên sự vật, hiện tượng và khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nhauLàm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
10. Phép đốiSử dụng từ ngữ đối lập, tương phản nhau+ tạo nhịp điệu, sự hài hoà, cân đối trong diễn đạt
+ tăng sức biểu cảm
11. Chơi chữSử dụng các từ đồng nghĩa, đồng âm, trái nghĩa gần nghĩa, nói lái Tạo sắc thái dí dỏm, hài hước
Làm câu văn thêm hấp dẫn, thú vị
[TBODY] [/TBODY]
6. Các tác phẩm có cùng chủ đề, đề tài
7. Các câu hỏi xoay quanh đoạn trích......
8. Các phép liên kết câu, liên kết đoạn
- Liên kết nội dung
+ Liên kết chủ đề
+ Liên kết logic
- Liên kết hình thức
+ Phép lặp
+ Phép nối
+ Phép thế
+ Đồng nghĩa, trái nghĩa

Phần II: Làm văn
Các dạng đề thường gặp
*) Nghị luận văn học
- Nghị luận về một đoạn trích, tác phẩm
- Nghị luận về một nhân vật
- Qua việc phân tích một tác phẩm, nhân vật, nêu suy nghĩ về một vấn đề xã hội
*) Nghị luận xã hội
- Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
- Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

Phần này các bạn hãy vào đây và tham khảo dàn ý chung nha

https://diendan.hocmai.vn/threads/so-do-tu-duy-phuong-phap-lam-van-nghi-luan.747717/

Những ngày tiếp theo mình sẽ đăng các đề thi thử để mọi người tham khảo nhé, sau đó mới up đáp án. Các bạn nếu muốn cũng có thể làm và đăng tại chính topic này để được nhận xét và góp ý
Tag nè @Mart Hugon , @Lê Uyên Nhii , @Lemon candy , @hoa du , @chocolate cakes , @Bminh_08
cj ơi cj có tài liệu văn 9 hay ko cj, cho e xin với ạ ^^ e là 2k6 nè, e chuyên văn
 
Top Bottom