[Topic]: Ôn tập một số bài thơ Mới trong giới hạn thi Đại học

H

hocmai.nguvan

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào các em!
Như vậy là đến thời điểm hiện tại các em đã định hướng xong việc chọn trường và khối thi cho mình rồi đúng không?
Chỉ còn hơn 2 tháng nữa là chúng ta bước vào kỳ thi ĐH rồi. Đây được xem là thời điểm "nóng" để các em tập trung ôn thi cho khối của mình.
Đối với môn Ngữ văn, ngoài giới hạn chương trình thi ĐH ở lớp 12, thì một số tác phẩm lớp 11 cũng nằm trong "danh sách đỏ". Trong đó Thơ Mới đóng một vị trí quan trọng.
Trong topic này, chúng ta sẽ tập trung trao đổi và làm rõ các vấn đề mà các em còn băn khoăn về các bài thơ trong giai đoạn này.
Để có thể giúp các em nhớ lại, chị sẽ hệ thống các tác phẩm và tác giả đi kèm. Trong quá trình ôn tập phần này, nếu như có thắc mắc gì các em có thể trao đổi tại topic này để chúng ta có thể hỗ trợ cho nhau nhé!
Chúc các em ôn tập và thi tốt!!!!!
Cố lên!!!!
Các tác phẩm, tác giả thơ Mới:
- Vội vàng - Xuân Diệu
- Tràng giang - Huy Cận
- Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử
- Tương tư - Nguyễn Bính
 
D

dohuyen123

Chị ơi, chị cho em hỏi, bài Tương tư của Nguyễn Bính nếu đề bài ra thì có thể ra những dạng đề như thế nào được ạ?
Và bài này cần chú ý những điểm gì?
Em cảm ơn chị ạ!
 
H

hocmai.nguvan

Ừ, không phải là không ôn hết mynguyn79 à, mà vì chị chia nhỏ nội dung ôn tập, chia thành từng phần để chúng ta dễ theo dõi, và có vấn đề gì thắc mắc thì dễ phân vùng nội dung trả lời em à.
:)
 
H

hocmai.nguvan

Em dohuyen123: Với bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính, ngoài việc nắm rõ nội dung, nghệ thuật từng đoạn thơ thì điều cần chú ý với bài thơ này đó là:
+ Về nội dung: chú ý đến tâm trạng của nhân vật trữ tình (chàng trai)
+ Về nghệ thuật: chú ý đến đặc điểm của thơ Nguyễn Bính (chân quê, sử dụng chất liệu dân gian, đậm tính dân tộc...)
 
D

ductran95

Chị ơi, chị có thể nói rõ hơn về tâm trạng trữ tình của chàng trai trong bài Tương tư được không ạ?
Em cảm ơn chị nhiều.
 
D

dohuyen123

Diễn biến tương tư
a)Nỗi nhớ nhung
-Cách nói bóng gió xa xôi:
+ Mượn trời đất nhớ nhau để thổ lộ nỗi nhớ => tạo 2 hiệu quả:
Nỗi nhớ được xác định trong một khoảng không gian => chủ quan hóa đối tượng: khi người ta tương tư, cảnh vật cũng tương tư, không gian cũng ngập tràn nhung nhớ.
=>Thể hiện sự e dè, nhút nhát, ý nhị và sâu sắc của chàng trai quê mùa.
+ Dùng các số từ, thành ngữ “chín nhớ mười mong”: sự tăng cấp về mức độ cảm xúc thế giới tâm hồn cụ thể, tình cảm từ một thứ vô hình trở nên hữu hình, cụ thể.
+ Cấu trúc câu đặc biệt: “Một người…một người” => đẩy hai đối tượng ra xa và nhịp cầu nối giữa 2 người là nỗi nhớ.
-Sự lý giải về nỗi nhớ nhung:
Mô hình: khái quát, cụ thể (chuyện trời đất, chuyện cá nhân) : từ một cái chung chung, mơ hồ, dễ nhận được sự đồng tình của người đọc, đột ngột chuyển sang điều rất riêng tư
NB coi tương tư là một thứ bệnh, cái tôi hiện ra như một tình nhân đắm đuối, vừa như một nạn nhân vừa rước bệnh, rước khổ vào thân.
Tương tư là lẽ dĩ nhiên, là tất yếu của tình yêu.
b)Băn khoăn hờn dỗi
-Câu hỏi tu từ với cặp từ song đôi “hai thôn – một làng”, “bên ấy – bên này” ,không gian xích lại gần nhau.
-Cùng một không gian:
+ Khi kể nỗi lòng mình: dài ra, vô tận.
+ Khi trách móc: thu hẹp khoảng cách đến kệt cùng “Hai thôn chung lại một đàng”
Điều vô lý dễ thương của kẻ tương tư.
-Trái với quy luật thông thường “bên ấy chẳng qua bên này” cái tôi nhút nhát, chân quê.
Không gian không xa mà tình ý lại xa.
c)Than thở
-Nhà thơ kể lể về thời gian “ngày qua ngày lại qua ngày”
+ Nhịp thơ 2/2/2 chuyển thành 3/3, ý và lời vế sau lặp lại vế trước (lặp vế câu) khiến chữ “lại” tạo thanh điểm nhấn.
+ Chữ “ngày” lặp lại 3 lần, nhấn mạnh đơn vị thời gian: chủ thể đang đếm từng ngày.
dòng thời gian trôi qua chậm chạp, chán ngán, vô vọng, lời than thở kể lể ngán ngẩm.
-Nỗi nhớ vàng vọt cả lá xanh
+ Quy luật tình cảm: Thời gian càng chậm, tâm trạng càng nặng nề, tâm trạng càng mòn mỏi, trông ngóng, thời gian càng lê thê.
+ Chữ “nhuộm”
Thể hiện được thời gian chậm chạp: Thời gian dài đến mức đủ để màu lá chuyển hẳn sang màu khác.
Động từ ngoại động + để ngỏ chủ thể: tương tư khiến lòng người héo hon, nhuộm cây héo úa, giữa cây và người có mối tương giao kì lạ cây vừa là nhân chứng của mối tương tư, vừa là đồng minh của kẻ tương tư, cũng là nạn nhân của nỗi tương tư
Cách diễn tả thời gian và tâm trạng thật tinh tế và ý nhị.
d)Hờn trách
-Lời trách móc như quy kết, làm cho đối tượng khó chạy tội “Bảo rằng…xa xôi”
Nhà thơ phủ định tất cả : không xa, không cách trở, vậy mà người ấy không sang, lời buộc tội thật dễ thương.
-Điệp từ phiềm chỉ “ai” tạo âm hưởng trùng điệp, não lòng: trạng thái quen thuộc của tương tư: suy tư, sầu muộn đến không ngủ được, vừa trách nhớ, vừa ngẩn ngơ chờ đợi
-Trách vì yêu: Do quá mong nhớ, tưởng mình bị hờ hững sinh ra hờn ngược trách xuôi, một kiểu bày tỏ tình cảm.
e)Nôn nao mơ tưởng
-Câu hỏi tu từ “bao giờ…” sự nôn nao, mong muốn được gặp gỡ.
-Hình ảnh quen thuộc “bến – đò”, “hoa khuê các – bướm giang hồ” : những hình ảnh vốn ở trạng thái gần gũi, gắn bó Sự gặp gỡ đó chính là niềm mơ ước của tình yêu đôi lứa.
f)Ước vọng xa xôi
-“Có một”, “nhà anh”, “nhà em”: sự lẻ loi đơn chiếc, anh và em vẫn chưa hòa làm một Vẫn luôn ước mong hạnh phúc
-Logic câu thơ khiến người đọc không thể nghĩ khác được “Thôn Đoài…thôn nào” kín đáo mà duyên dáng, tinh tế.
-Bài thơ xuất hiện nhiều cặp đôi tương ứng, nhưng kết thúc là cặp đôi “trầu – cau” khao khát về một nhân duyên lâu bền chất truyền thống, dân quê của NB.
 
T

tiemnguyen

Các bạn giúp mình cảm nhận bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ với!
Mình cảm ơn các bạn nhiều!
Mình không biết cảm nhận khác với phân tích ở điểm nào!
 
D

dohuyen123

Đây bạn nhé: Cảm nhận về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
Cảm nhận thơ trữ tình xét cho cùng là cảm nhận "cái tình" trong thơ và tâm trạng của nhân vật trữ tình trước thiên nhiên, vũ trụ, đất trời. Đến với thơ ca lãng mạn Việt Nam, giai đoạn 1932 -1945 "ta thoát lên trên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng cùng Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu" (Hoài Thanh - Thi nhân Việt Nam). Đúng thế, bạn đọc đương thời và hôm nay yêu thơ của Hàn Mặc Từ bởi chất "điên cuồng" của nó. Chính "chất điên" ấy đã làm nên phong cách nghệ thuật độc đáo, riêng biệt, mới mẻ của Hàn Mặc Tử. "Chất điên" trong thơ ông chính là sự thay đổi của tâm trạng khó lường trước được. Nét phong cách đặc sắc ấy đã hội tụ và phát sáng trong cả bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" của nhà thơ rất tài hoa và cũng rất đỗi bất hạnh này. "Đây thôn Vĩ Dạ" trích từ tập Thơ Điên của Hàn Mặc Tử.

Với lời trách cứ nhẹ nhàng dịu ngọt vừa như một lời mời, Hàn Mặc Tử trở về với thôn Vĩ Dạ trong mộng tưởng:

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ
Nhìn nắng hàng cây nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền”

Cảnh vật ở thôn Vĩ Dạ - một làng kề sát thành phố Huế bên bờ Hương Giang với những vườn cây trái, hoa lá sum suê hiện lên thật nên thơ, tươi mát làm sao. Đó là một hàng cau thẳng tắp đang tắm mình dưới ánh “nắng mới lên” trong lành. Chưa hết, rất xa là hình ảnh “nắng hàng cau nắng mới lên” còn rất gần lại là “vườn ai mướt quá xanh như ngọc”. “Mướt quá” gợi cả cây nhung non tràn trề sức sống xanh tốt. Màu “mướt quá” làm cho lòng người như trẻ hơn và vui tươi hơn. Lời thơ khen cây cối xanh tốt nhưng lại nhu huyền ảo, lấp lánh mới thấy hết cẻ đẹp của “vườn ai”. Trong không gian ấy hiện lên khuôn “mặt chữ điền” phúc hậu, hiền lành vừa quen vừa lạ, vừa gần, vừa xa, vừa thực vừa ảo bởi “lá trúc che ngang”. Câu thơ đẹp vì sự hài hòa giữa cảnh vật và con người. “Trúc xinh” và “ai xinh” bên nhau làm tôn lên vẻ đẹp của con người. Như vậy tâm trạng của nhân vật trữ tình ở đoạn thơ này là niềm vui, vui đến say mê như lạc vào cõi tiên, cõi mộng khi được trở về với cảnh và người thôn Vĩ.

Thế nhưng cũng cùng không gian là thôn Vĩ Dạ nhưng thời gian có sự biến đổi từ “nắng mới lên” sang chiều tà. Tâm trạng của nhân vật trữ tình cũng có sự biến đổi lớn. Trong mắt thi nhân, bầu trời hiện lên “Gió theo lối gió mây đường mây” trong cảnh chia li, uất hận. Biện pháp nhân hóa cho chúng ta thấy điều đó. “Gió theo lối gió” theo không gian riêng của mình và mây cũng thế. Câu thơ tách thành hai vế đối nhau; mở đầu vế thứ nhất là hình ảnh “gió”, khép lại cũng bằng gió; mở đầu vế thứ hai là “mây”, kết thúc cũng là “mây”. Từ đó cho ta thấy “mây” và “gió” như những kẻ xa lạ, quay lưng đối với nhau. Đây thực sự là một điều nghịch lí bởi lẽ có gió thổi thì mây mới bay theo, thế mà lại nói “gió theo lối gió, mây đường mây”. Thế nhưng trong văn chương chấp nhận cách nói phi lí ấy. Tại sao tâm trạng của nhân vật trữ tình vốn rất vui sướng khi về với thôn Vĩ Dạ trong buổi ban mai đột nhiên lại thay đổi đột biến và trở nên buồn như vậy?

Trong mộng tưởng, Hàn Mặc Tử đã trở về với thôn Vĩ nhưng lòng lại buồn chắc có lẽ bởi mối tình đơn phương và những kỉ niệm đẹp với cảnh và người con gái xứ Huế mộng mơ làm nên tâm trạng ấy. Quả thật “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” nên cảnh vật xứ Huế vốn thơ mộng, trữ tình lại bị nhà thơ miêu tả vô tình, xa lạ đến như vậy. Bầu trời buồn, mặt đất cũng chẳng vui gì hơn khi “Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay”.

Dòng Hương Giang vốn đẹp, thơ mộng đã bao đời đi vào thơ ca Việt nam thế mà bây giờ lại “buồn thiu” – một nỗi buồn sâm thẳm, không nói nên lời. Mặt nước buồn hay chính là con sóng lòng "buồn thiu” của thi nhân đang dâng lên không sao giấu nổi. Lòng sông buồn, bãi bờ của nó còn sầu hơn. “Hoa bắp lay” gợi tả những hoa bắp xám khô héo, úa tàn đang “lay” rất khẽ trong gió. Cảnh vật trong thơ buồn đến thế là cùng. Thế nhưng đêm xuống, trăng lên, tâm trạng của nhân vật trữ tình lại thay đổi:

“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay”

Sông Hương “buồn thiu” lúc chiều dưới ánh trăng đã trở thành “sông trăng” thơ mộng. Cắm xào đậu bên trên con sông đó là “thuyền ai đậu bến”, là bức tranh càng trữ tình, lãng mạn. Hình ảnh “thuyền” và “sông trăng” đẹp, hài hòa biết bao. Khách đến thôn Vĩ cất tiếng hỏi xa xăm “Có chở trăng về kịp tối nay?”. Liệu “thuyền ai” đó có chở trăng về kịp nơi bến hẹn, bến đợi hay không? Câu hỏi tu từ vang lên như một nỗi lòng khắc khoải, chờ đợi, ngóng trông được gặp gương mặt sáng như “trăng’ của người thôn Vĩ trong lòng thi nhân. Như thế mới biết nỗi lòng của nhà thơ giành cho cô em gái xứ Huế tha thiết biết nhường nào. Tình cảm ấy quả thật là tình cảm của “Cái thưở ban đầu lưu luyến ấy. Ngàn năm nào dễ mấy ai quên” (Thế Lữ).

Đến đây ta hiểu thêm về lòng “buồn thiu” của nhân vật trữ tình trong buổi chiều. Như vậy diễn biến tâm lí của thi nhân hết sức phức tạp, khó lường trước được. Chất “điên” của một tâm trạng vui với cảnh, buồn với cảnh, trông ngoáng, chờ đợi vẫn được thể hiện ở khổ thơ kết thúc bài thơ này:

“Mơ khách đường xa khách dường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?”

Vẫn là một tâm trạng vui sướng được đón “khách đường xa” - người thôn Vĩ đến với mình, tâm trạng nhân vật trữ tình lại khép lại trong một nỗi đau đớn, hoài nghi “Ai biết tình ai có đậm đà?”. “Ai” ở đây vừa chỉ người thôn Vĩ vừa chỉ chính tác giả. Chẳng biết người thôn Vĩ có còn nặng tình với mình không? Và chẳng biết chính mình còn mặn mà với “áo em trắng quá” hay không? Nỗi đau đớn trong tình yêu chính là sự hoài nghi, không tin tưởng về nhau. Nhân vật trữ tình rơi vào tình trạng ấy và đã bộc bạch lòng mình để mọi người hiểu và thông cảm. Cái mới của thơ ca lãng mạn giai đoạn 1932 - 1945 cũng ở đó.

Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử để lại trong lòng người đọc những tình cảm sâu lắng . Tác phẩm giúp ta hiểu thêm tâm tư của một nhà thơ sắp phải giã từ cuộc đời. Lời thơ vì thế trầm buồn, sâu lắng, đầy suy tư. Bạn đọc đương thời yêu thơ của Hàn Mặc Tử bởi thi nhân đã nói hộ họ những tình cảm sâu lắng nhất, thầm kín nhất của mình trong thời đại cái “tôi”, cái bản ngã đang tự đấu tranh để khẳng định. Tình cảm trong thơ Hàn Mặc tử là tình cảm thực do đó nó sẽ ở mãi trong trái tim bạn đọc. Ấn tượng về một nhà thơ của đất Quảng Bình đầy nắng và gió sẽ không bao giờ phai nhạt trong tâm trí người Việt Nam.

( Sưu tầm )
 
T

tiemnguyen

Mình không biết cảm nhận khác với phân tích ở điểm nào!
các bạn giúp mình nah
thanks
 
Last edited by a moderator:
D

dohuyen123

hi, bài cảm nhận thì có yếu tố biểu cảm và yếu tố chủ quan nhiều hơn bài phân tích cậu ạ. Cái này chị hocmai.nguvan cũng nói rồi mà.
Bài phân tích thì yếu tố phân tích nhiều hơn bài cảm nhận.
Khi phân tích thì nội dung và nghệ thuật ngang nhau nhưng cảm nhận thì nghiêng về nội dung nhiều hơn bạn ạ
 
C

chipkaka94

Năm ngoái có thi ĐH. Chúng ngay bài Tương Tư của Nguyễn Bính. Mình há hốc mồm, vì k học một tý nào bài này. Nhưng vẫn đi chọn làm thơ vì ôn cấp tốc k có học văn. Cuối cùng được 5,5 =.=
 
Top Bottom