TOPIC ÔN TẬP LÍ 8 (P2)

Hoàng Long AZ

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
17 Tháng mười hai 2017
2,553
3,576
564
▶️ Hocmai Forum ◀️
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hi, xin chào tất cả các bạn . Chào mừng các bạn quay trở lại với TOPIC ÔN TẬP LÍ 8(P2). Ở TOPIC này mình sẽ đưa ra lí thuyết về các máy cơ đơn giản, Nhiệt họcQuang học. Bạn nào chưa xem phần Lí thuyết của Cơ học thì Click Tại đây nhé.
Các bạn đã sẵn sàng chưa:Rabbit22? Chúng ta cùng bắt đầu thôi !:Tonton7
JFBQ00137070104B TOPIC ÔN TẬP VẬT LÍ 8 (PHẦN 2) JFBQ00137070104B
CHUYÊN ĐỀ 3: MÁY CƠ ĐƠN GIẢN
1) Ròng rọc cố định: ( hình a)
20171108093733bai-c1-trang-50.png

  • Ròng rọc cố định chỉ có tác dụng đổi hướng của lực, không có tác dụng thay đổi độ lớn của lực.
  • Dùng ròng rọc cố định không được lợi về công.
2) Ròng rọc động: (hình b)
  • Dùng ròng rọc động ta lợi 2 lần về lực nhưng thiệt 2 lần về đường đi
  • Dùng ròng rọc động không được lợi về công
3) Đòn bẩy:
(hình file ở dưới)
  • Đòn bẩy cân bằng khi các lực tác dụng tỉ lệ nghịch với các cánh tay đòn:
[tex]\frac{P1}{P2}=\frac{l2}{l1}[/tex]
[tex]l1,l2[/tex] :cánh tay đòn của P1,P2
Cánh tay đòn là khoảng cách từ điểm tựa đến phương của lực
  • Dùng đòn bẩy chỉ có thể lợi về lực hoặc đường đi, không được lợi gì về công
4) Mặt phẳng nghiêng:
upload_2018-8-9_9-26-46.png
  • Nếu ma sát không đáng kể thì dùng mặt phẳng nghiêng lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi, không lợi về công:(
[tex]\frac{F}{P}=\frac{h}{l}[/tex]​
5) Hiệu suất :
[tex]H=\frac{A1}{A2}.100[/tex]​
Trong đó :
  • [tex]A1[/tex]: Công có ích (J)
  • [tex]A2[/tex] : công toàn phần (J)



II, Nhiệt học và Quang học:
:Tuzki32 CHUYÊN ĐỀ 4: NHIỆT HỌC :Tuzki33
1) Sự truyền nhiệt:
a) Công thức tính nhiệt lượng vật thu vào để nóng lên:

[tex]Qthu[/tex] [tex]=m.c.\Delta t[/tex]
Trong đó:
  • [tex]m[/tex] :Khối lượng vật (kg)
  • [tex]c:[/tex] Nhiệt dung riêng của chất (J/kg.k)
  • [tex]\Delta t[/tex] : Độ tăng nhiệt độ ([tex]^{\circ}C[/tex]
Với:[tex]\Delta t =t2-t1[/tex]
Trong đó:
  • [tex]t2[/tex] nhiệt độ sau
  • [tex]t1[/tex] nhiệt độ ban đầu
b) Công thức tính nhiệt lượng tỏa ra để nguội đi:
[tex]Q[/tex]tỏa [tex]=m.c.\Delta t[/tex]​
Trong đó:
  • [tex]m[/tex] :Khối lượng vật (kg)
  • [tex]c:[/tex] Nhiệt dung riêng của chất (J/kg.k)
  • [tex]\Delta t[/tex] : Độ giảm nhiệt độ ([tex]^{\circ}C[/tex]
Với ::[tex]\Delta t =t1-t2[/tex]
Trong đó:
  • [tex]t1[/tex] nhiệt độ ban đầu
  • [tex]t2[/tex] nhiệt độ sau
2) Phương trình cân bằng nhiệt:
Qthu = Q tỏa
3) Nhiệt lượng m(kg) nhiên liệu tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn:
[tex]Q=q.m[/tex]
Trong đó:
  • [tex]q[/tex] :năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu (J/Kg)
  • [tex]m[/tex] : Khối lượng nhiên liệu (kg)
4) Hiệu suất của việc sử dụng nhiệt
[tex]H=\frac{Q1}{Q2}.100[/tex]​
Trong đó:
  • Q1:Nhiệt lượng nhận vào để tăng nhiệt độ (j)
  • Q2: Nhiệt lượng nguồn nhiệt cung cấp hoặc do vật khác tỏa ra (j)
5) Nhiệt lượng vật thu vào để nóng chảy hoàn toàn:
[tex]Q=\lambda .m[/tex]​
Trong đó:
  • [tex]Q[/tex] :Nhiệt lượng vật thu vào để nóng chảy hoàn toàn (J)
  • [tex]\lambda[/tex] : Nhiệt nóng chảy (J/kg)
  • [tex]m[/tex] Khối lượng chất (kg)
6) Nhiệt lượng vật thu vào để hóa hơi hoàn toàn ở nhiệt độ sôi:
[tex]Q=L.m[/tex]​
Trong đó:
  • [tex]Q[/tex] :Nhiệt lượng vật thu vào để hóa hơi hoàn toàn ở nhiệt độ sôi (J)
  • [tex]L[/tex] : Nhiệt hóa hơi (J/kg)
  • [tex]m[/tex] : khối lượng chất lỏng (kg)

:Tuzki32CHUYÊN ĐỀ 5: QUANG HỌC:Tuzki33
1) Gương phẳng là gì?
-Gương phẳng là 1 mặt phẳng nhẵn, có thể soi được:D
2) Định luật phản xạ ánh sáng:
- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương tại điểm tới
- Góc phản xạ bằng góc tới [tex](i'=i)[/tex]


dinh-luat-phan-xa-anh-sang.png

3) Ảnh của 1 vật tạo bởi gương phẳng:
- Là ảnh ảo
- Độ lớn của ảnh bằng độ lớn của vật
- Khoảng cách từ 1 điểm của ảnh đến gương bằng khoảng cách từ 1 điểm của vật đến gương
4) Cách vẽ ảnh của 1 vật tạo bởi gương phẳng:
  • Muốn vẽ ảnh của 1 vật tạo bởi gương phẳng ta vẽ ảnh của các điểm đặc biệt trên gương, sau đó nối các điểm ảnh đó cho ta ảnh muốn vẽ
  • Muốn vẽ ảnh của 1 điểm sáng , ta dựa vào:
+, Dùng định luật phản xạ ánh sáng
+, Các tia sáng từ điểm S tới gương cho tia phản xạ có đường chéo kéo dài đi qua ảnh S' của S (như hình dưới)

untitled.JPG


Bài tập sẽ có tại TOPIC ÔN TẬP LÍ 8 (P3)



 

Attachments

  • upload_2018-8-9_9-10-47.png
    upload_2018-8-9_9-10-47.png
    22 KB · Đọc: 81
Last edited:
Top Bottom